Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 14: Ba lần khán chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiên thức: Sau bài học, Hs sẽ:
- Lập được sơ đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
- Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên; nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đại Việt
- Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực đặc thù :
+ Trình bày diễn biến bằng lược đồ
+Phân tích vấn đề lịch sử, đánh giá các nhân vật lịch sử
+Vận dụng kiến thức thực hành
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, trách nhiệm
BÀI 14 BA LẦN KHÁN CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiên thức: Sau bài học, Hs sẽ: - Lập được sơ đồ diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên - Phân tích được nguyên nhân thắng lợi, nêu được ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên; nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đại Việt - Đánh giá được vai trò của các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác. - Năng lực đặc thù : + Trình bày diễn biến bằng lược đồ +Phân tích vấn đề lịch sử, đánh giá các nhân vật lịch sử +Vận dụng kiến thức thực hành 3. Phẩm chất - Bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Lược đồ 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên - Phiếu học tập -Một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, Tivi( hoặc máy chiếu) 2. Đối với học sinh - Đọc SGK và trả lời các câu hỏi cuối mỗi mục - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b. Nội dung: HS đọc và thảo luận tìm ra ý nghĩa của câu nói : “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv cho HS đọc câu nói sau: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo” Em hãy cho biết câu nói này của ai, câu nói trên nói lên điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi Bước 3: Hs báo cáo kết quả - HS trả lời câu hỏi và nhận xét Bước 4: Gv kết luận Câu nói trên của Trần Thủ Độ, lúc bấy giờ quân Nguyên vào nước ta, quân giặc quá mạnh vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ, nói lên niềm tin chiến thắng của quân và dân ta. -GV dẫn dắt vào bài học B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258 a. Mục tiêu: Hs trình bày được diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ năm 1258 b. Nội dung: Sự chuẩn bị của nhà Trần trước âm mưu xâm lược của quân Mông cổ, diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ năm 1258 c. Sản phẩm: Câu trả lời của Hs d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và quan sát Hình 1. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ năm 1258 - Chia lớp thành 3 nhóm , phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. Mỗi phiếu gồm 3 câu hỏi: 1. Khi được tin quân Mông Cổ xâm lược nước ta, vua Trần đã làm gì? 2. Trình bày những nét chính của cuộc kháng chống quân Mông Cổ năm 1258?. 3. Vì sao quân ta đánh bại quân Mông Cổ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi Bước 3: Hs báo cáo kết quả - HS trả lời câu hỏi và nhận xét Bước 4: Gv đánh giá và chốt kiến thức *Sự chuẩn bị của nhà Trần - Chủ động đề ra kế hoạch đối phó: tăng cường phòng thủ ở biên giới, chuẩn bị lực lượng, vũ khí * Diễn biến - Tháng 1/1258, 3 vạn quân Mông Cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên và bị chặn lại, sau đó tiến vào Thăng Long. - Ta thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” đẩy giặc vào tình thế khó khăn - Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long, chạy về nước. àKq: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ năm 1258 kết thúc thắng lợi. *Nguyên nhân thắng lợi của cuộc k/c năm 1258(Gv có thể phân tích, lấy dẫn chứng từ 2 nội dung trên) - Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần - Có chiến thuật t đúng đắn, sáng tạo - Quân dân có quyết tâm đánh giặc 2. Hoạt động 2. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 a) Mục tiêu: HS trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 trên lược đồ b) Nội dung: Dựa vào nội dung SGK, kết hợp khai thác các lược đồ Hình 2 (SGK) về cuộc kháng chiến, GV hướng dẫn HS trình bày diễn biến chính trên lược đồ c) Sản phẩm học tập: Phần trình bày của học sinh d) Tổ chức thực hiện: *Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và quan sát Hình 2. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Mông cổ năm 1258 - Chia lớp thành 2 nhóm , phát phiếu học tập cho mỗi nhóm. Mỗi phiếu gồm 2 câu hỏi: 1.Trình bày tóm tắt những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 trên lược đồ? 2. Khai thác tư liệu 2,3 và chỉ ra điểm chung trong tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi * Bước 3: Hs báo cáo kết quả Hs báo cáo và nhận xét, bổ sung cho nhau * Bước 4: Gv đánh giá và chốt kiến thức 1. Những nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 1/1285: hơn 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt. Trần Quốc Tuấn cho lui quân về đóng ở Vạn Kiếp. Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống", rút từ Thăng Long về Thiên Trường. Phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại Thiên Trường → Quân Nguyên rút về Thăng Long chờ tiếp viện. 5/1285: quân Trần tổ chức phản công, đánh bại giặc ở nhiều nơi và tiến quân giải phóng Thăng Long. Quân giặc rút chạy về nước → Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. 2. Điểm chung trong tinh thần chiến đấu của vua tôi nhà Trần - Đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. - Tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, quyết không khoan nhượng. Sự dũng cảm, gan dạ, ý chí sắt đá và lòng tự tôn, tự chủ mạnh mẽ. 3. Hoạt động 3. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 a) Mục tiêu: HS trình bày diễn biến chính cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 b) Nội dung: Dựa vào nội dung SGK, kết hợp khai thác các lược đồ Hình 3 (SGK) về cuộc kháng chiến, GV hướng dẫn HS trình bày diễn biến chính trên lược đồ c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: *Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia nhóm lớn: 2 nhóm -Yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 và quan sát Hình 3. Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 và trả lời câu hỏi ? Trình bày tóm tắt diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi *Bước 3: Hs báo cáo kết quả: Hs các nhóm báo cáo(2HS) *Bước 4: Gv đánh giá và chốt kiến thức Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 Cuối năm 1287, quân Nguyên ồ ạt tiến vào nước ta → Bị quân dân nhà Trần chặn đường tiến quân đến Thăng Long. Trần Khánh Dư chỉ huy quân phục kích đoàn thuyền quân của địch và giành thắng lợi. Đầu năm 1288: quân Nguyên chiếm Thăng Long, trúng kế "vườn không nhà trống". Thoát Hoa kéo quân sang Vạn Kiếp, theo hai đường thuỷ - bộ để về nước. Nhà Trần tổ chức phản công, Trần Quốc Tuấn chỉ huy bố trí trận địa mai phục tại cửa sông Bạch Đằng. + Đầu 4/1288: đoàn thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy tiến gần khu vực sông Bạch Đằng, bị tấn công bất ngờ → Rút theo đường dẫn đến bãi cọc. + Quân địch lọt vào trận địa mai phục bị quân ta đổ ra đánh quyết liệt → Thuyền địch tháo chạy, liên tiếp bị vỡ, đắm, mắc kẹt. + Quân ta thực hiện kế hoả công → Quân Nguyên bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trận Bạch Đằng đại thắng. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 kết thúc thắng lợi. 4. Hoạt động 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên: a) Nguyên nhân thắng lợi: - Mục tiêu: HS phân tích được nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên - Nội dung: + Gv định hướng để HS phân tích được nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên; nhận thức được sâu sắc tinh thần đoàn kết và quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân và dân Đại Việt. + Trong khi phân tích kết hợp đưa ra thêm dẫn chứng về những anh hung có công lớn trong 3 cuộc kháng chiến đặc biệt là vai trò của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Sản phẩm học tập: HS trình bày - Tổ chức thực hiện: *Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv nêu câu hỏi: ? Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên? *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi *Bước 3: Hs báo cáo kết quả Gv gọi 1-2 Hs trình bày *Bước 4: Gv đánh giá và chốt kiến thức Nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên: Do lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ và quyết tâm đánh giặc của quân dân Đại Việt. Kế sách đánh giặc đúng đắn sáng tạo của nhà Trần. Sự lãnh đạo, chỉ huy tài ba của các vị tướng nhà Trần, đặc biệt là Trần Quốc Tuấn b) Ý nghĩa lịch sử: - Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên và bài học kinh nghiệm quý giá của cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. - Nội dung: + Gv định hướng để HS nêu được ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên; nhận thức được bài học kinh nghiệm quý giá của cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên. - Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS - Tổ chức thực hiện: *Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Hs hoạt động cá nhân. Gv nêu câu hỏi: ? Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên? *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi *Bước 3: Hs báo cáo kết quả Gv gọi 1-2 Hs trình bày *Bước 4: Gv đánh giá và chốt kiến thức Ý nghĩa lịch sử : Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông-Nguyên, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Đánh bại đế chế hung mạnh nhất thế giới thời bấy giờ; viết tiếp trang sử chống ngoại xâm hào hung của dân tộc, đóng góp vào truyền thống và nghệ thuật quân sự Việt Nam. - Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước ở Đông Nam Á, góp phần làm suy yếu đế chế Mông-Nguyên. Bài học kinh nghiệm: Chăm lo sức dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Luyện tập-Vận dụng. 1. Bài tập 1 a)Mục tiêu: Củng cố kiến thức cơ bản của toàn bài, khắc sâu nét cơ bản về diễn biến 3 lần kháng chiến. b)Nội dung: Sơ lược nét chính về 3 lần kháng chiến c) Sản phẩm: Bài làm của HS d)Tổ chức thực hiện *Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Hs hoạt động nhóm(4 nhóm). Gv phát phiếu học tập cho các nhóm Hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây về ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên? Cuộc kháng chiến Kế hoạch kháng chiến của nhà Trần Những chiến thắng tiêu biểu Kết quả *Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện yêu cầu *Bước 3: Hs báo cáo kết quả: Đại diện 4 nhóm trưng bày Kq lên bảng và trình bày *Bước 4: Gv đánh giá và chốt kiến thức Cuộc kháng chiến Kế hoạch kháng chiến của nhà Trần Những chiến thắng tiêu biểu Kết quả Cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258 Thi hành kế sách “vườn không nhà trống”. Chiến thắng Đông Bộ Đầu. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 Thực hiện kế sách "vườn không nhà trống". Phá vỡ kế hoạch hội quân của Toa Đô và Thoát Hoan tại Thiên Trường. - Phản công giải phóng Thăng Long. - Quân giặc rút chạy về nước. - Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288 - Tiếp tục sử dụng kế “vườn không nhà trống”. - Bố trí trận địa mai phục tại cửa sông Bạch Đằng. - Thực hiện kế hoả công. Chiến thắng Bạch Đằng. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. 2. Bài tập 3. Bt vận dụng Chiến thắng của ba lần chống quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại cho chúng ta bài học gì đối với công cuộc bào vệ tổ quốc hiện nay? - Hs thảo luận nhóm nhỏ, báo cáo kq – Gv đưa ra một vài ý về bài học kinh nghiệm... Phải biết chăm lo cho đời sống nhân dân. Không ngừng củng cố khối đại đoàn kết dân tộc. Phát huy sức mạnh toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc D. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 1.Gv giao BTVN Bài tập 2: Từ kiến thức đã học ở bài 13 và bài 14, em hãy đánh giá ngắn gọn về vai trò của các nhân vật lịch sử: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với nhà Trần và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. * Hs sưu tầm tư liệu giờ sau học báo cáo * Dự kiến sp: Trần Thủ Độ: Là người có công dựng nước, có tài trị nước và thao lược hơn người. Là người đã đưa ra những kế sách tài tình, giữ vai trò chỉ huy chính trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên năm 1258. Góp phần cổ vũ, khích lệ, giữ vững tinh thần đấu tranh quyết chiến, quyết thắng của quân dân Đại Việt. Trần Quốc Tuấn: Giữ vai trò tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến. Đưa ra những chủ trương đúng đắn dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến. Là người khích lệ tinh thần chiến đấu của quân dân Đại Việt thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ". Trần Nhân Tông: Thể hiện trong chính sách dùng người: Cho Hưng Đạo vương chỉ huy trực tiếp toàn quân. Trọng dụng các tướng tài không phân biệt tuổi tác, xuất thân: Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,... Là nhà ngoại giao xuất sắc, có cách vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn trước, trong và sau chiến tranh. Có sự sáng suốt trong việc nắm bắt tình hình và đánh giá tương quan lực lượng để vừa hoạch định kế sách, vừa đốc binh ngoài mặt trận. 2. Chuẩn bị bài mới: Yêu cầu Hs đọc và trả lời trưpức các câu hỏi ở mỗi mục trong bài 15.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_bai_14_ba_lan_khan_chien_chong_quan_xa.doc