Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm được các mốc niên đại gắn với hoạt động của khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê- chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

bản đồ.

 2. Kỹ năng:

- Bồi d¬¬ưỡng kĩ năng lập biểu đồ, sử dụng bản đồ.Dựa vào lược đồ SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1786-1788)

3. Phẩm chất: Giáo dục lòng tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế.

4. Phát triển năng lực:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, quan sát, nhận xét, đánh giá.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử, trình bày lược đồ, vẽ sơ đồ.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: kế hoạch bài dạy, máy chiếu, loa.

- Học sinh: học bài, soạn bài, bảng phụ.

 

docx 6 trang sontrang 10230
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG MÔN LỊCH SỬ
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
III - Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
- HS nắm được các mốc niên đại gắn với hoạt động của khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ chính quyền vua Lê- chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
bản đồ...
 2. Kỹ năng: 
- Bồi dưỡng kĩ năng lập biểu đồ, sử dụng bản đồ...Dựa vào lược đồ SGK, xác định những địa danh đã diễn ra các chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn (1786-1788)
3. Phẩm chất: Giáo dục lòng tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế...
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, quan sát, nhận xét, đánh giá.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực đánh giá, nhận xét nhân vật lịch sử, trình bày lược đồ, vẽ sơ đồ.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: kế hoạch bài dạy, máy chiếu, loa... 
- Học sinh: học bài, soạn bài, bảng phụ.
HS xem vi deo: Quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân tiến ra Đàng Ngoài
III. PHƯƠNG PHÁP
- Trực quan, thuyết trình, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút ?
Theo em, chiến thắng RG- XM có ý nghĩa như thế nào?
3. Bài mới
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT.
1. Mục tiêu: GV cho HS xem lược đồ Tây Sơn chống các thế lực phong kiến 
- Qua các hình ảnh trên kích thích cho học sinh tìm hiểu bài mới.
2. Phương thức:
GV cho học sinh quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
 - Em hãy cho biết nội dung của lược đồ trên
 - Lược đồ trên gợi cho em suy nghĩ gì về quá trình đấu tranh chống chính quyền phong kiến .
3. Dự kiến sản phẩm:
- Học sinh quan sát hình ảnh và trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
3.1- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: 
Sự mục nát,suy yếu của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẫn tới những cuộc đấu tranh của nhân dân.sau khi tiêu diệt họ Nguyễn ở Đàng Trong,đánh tan 5 vạn quân Xiêm, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ra Bắc tiêu diệt chúa Trịnh .Vậy cuộc tiến quân ra Bắc của Nguyễn Huệ diễn ra như thế nào ? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu phần III. 
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
Hoạt động 1
* Mục tiêu: HS nắm được : Thái độ của quân Trịnh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt họ Trịnh 
* Phương thức:Hoạt động cá nhân(12 phút).
*Tổ chức hoạt động 
B1: GV giao nhiệm vụ học sinh thực hiện yêu cầu 
GV dùng lược đồ => HS xác định vùng kiểm soát của Tây Sơn. 
-Quân Trịnh ở thành Phú Xuân có thái độ và hành động như thế nào? (Kiêu căng, sách nhiễu khiến dân chúng rất căm giận ) 
Vậy các thủ lĩnh Tây Sơn có kế sách gì. Cô mời các em xem video và trả lời câu hỏi nhé!
-Hs xem video. 1p12’’? Kế sách của quân Tây Sơn là gì?
Hạ thành Phú Xuân, Tiêu diệt họ Trịnh, giành lấy toàn bộ Đàng Trong .
GV: Dùng lược đồ tường thuật diễn biến cuộc tiến quân của Tây Sơn: Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh tiến quân ra Bắc đánh thành Phú Xuân. Thủy quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thủy triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến. Nội bộ các tướng Trịnh lủng củng, Phạm Ngô Cầu kéo cờ trắng xin hàng. Chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ đất Đàng Trong, đồng thời tạo thanh thế để tiến ra Đàng Ngoài. 
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày diễn biến quân Tây Sơn đánh thành Phú Xuân lại bằng lược đồ.
-GV: Từ đây, Nguyễn Huệ quyết định tiến ra Đàng Ngoài nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” và kêu gọi nhân dân hưởng ứng.
- Thảo luận nhóm : 4 phút GV chia lớp thành 6 nhóm. Chủ động phân công nhóm trưởng, thư kí, nội dung.
+Tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến quân ra Bắc Hà lần thứ nhất ? + Tại sao Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” khi tiến quân ra Bắc ? 
Nhóm nhanh nhất báo cáo và trình bày trên lược đồ. 
GV: nhận xét và chốt.
? Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy ?
- Nhân dân chán ghét họ Trịnh,ủng hộ Tây Sơn. Thế lực quân Tây Sơn đang mạnh .
? Hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa gì? 
- Tạo ra những điều kiện cơ bản cho sự thống nhất đất nước
- Đáp ứng nguyện vọng nhân dân của cả nước
Hoạt động 2
* Mục tiêu: HS nắm được : Thái độ của quân Trịnh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà diệt họ Trịnh 
* Phương thức: Hoạt động cá nhân, nhóm (12 phút).
*Tổ chức hoạt động :
GV chỉ lược đồ sự phân chia cai quản của 3 anh em Tây Sơn. 
? Sau khi Nguyễn Huệ trở vào Nam tình hình Bắc Hà như thế nào? 
-Bắc Hà rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan họ Trịnh. 
-Nguyễn Hữu Chỉnh có thái độ ra sao sau khi giúp vua Lê dẹp họ Trịnh?
“ Đường trời mở rộng thênh thênh
Ta đây cũng 1 triều đình như ai”
(Slide đôi điều về Nguyễn Hữu Chỉnh)
? Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã có biện pháp gì?
- Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh
? Sau khi diệt Chỉnh thì thái độ của Nhậm ra sao ? 
- Nhậm kiêu căng, có mưu đồ riêng
? Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã làm như thế nào?
 Giữa năn 1788, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm .Lúc bấy giờ vua Lê chiêu Thống đã chạy trốn sang Kinh Bắc( Bắc Ninh- Bác Giang )Sau khi diệt Nhậm do vua Lê đã bỏ kinh đô, lại được sự ủng hộ của dân chúng, Nguyễn Huệ quyết định sáp nhập Bắc Hà vào vùng lãnh thổ do mình cai quản.
? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà. 
Cả 3 lần tiến quân ra Bắc, Nguyễn Huệ đều được nhân dân hưởng ứng và các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích ... hết lòng giúp sức trong việc xây dựngchính quyền ở Bắc Hà. Nguyễn Huệ đã biết trọng dụng họ phong chức tước cho họ . 
? Tại sao Tây Sơn lại lật đổ các chính quyền một cách nhanh chóng. ? 
+ Được nhân dân, nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ.
+ Chính quyền phong kiến Trịnh-Lê quá thối nát. 
+ Lực lượng nghĩa quân Tây Sơn lớn mạnh.
+ Sự lãnh đạo tài tình của BCH nghĩa quân đứng đầu là Nguyễn Huệ .
? Việc lật đổ chính quyền phong kiến có ý nghĩa như thế nào đối với đất nước ta ? 
- Quân Tây Sơn đã lật đổ được các chính quyền pk Nguyễn -Trịnh - Lê.
- Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho việc thống nhất đất nước, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Nguyễn Huệ có vai trò như thế nào đối với những thắng lợi của quân Tây Sơn từ năm 1786 đến 1788?
* Liên hệ: Là HS em phải làm gì để phát huy tinh thần đoàn kết? 
Hạ thành Phú Xuân, tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. 
Tháng 6 -1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh , nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ được thành Phú Xuân rồi giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong 
 -Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh” , Tây Sơn tiến quân ra Bắc
- Giữa 1786 Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long chúa Trịnh bị bắt. Nguyễn Huệ giao chính quyền cho vua Lê, rồi trở vào nam.
*/ Ý nghĩa : 
- Lật đổ các tập đoàn pk T- N.
- Xóa bỏ sự chia cắt ĐT – ĐN
- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ. 
2./ Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà. 
-Bắc Hà rối loạn. Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan họ Trịnh. 
- Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn.
- Nguyễn Huệ cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, nhưng sau đó Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm. 
- Các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích , Nguyễn Thiếp hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền. 
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP:
 Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở nội dung bài học 
2.Phương thức: 
- Cho Hs lập niên biểu tiến trình phát triển của Phong trào Tây Sơn từ 1786- đến 1788 là gì ? ( Thời gian- Sự kiện tiêu biểu )
3. Dự kiến sản phẩm
 GV chuẩn bị đáp án đúng. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
Thời gian
Hoạt động chính
Kết quả, ý nghĩa
Tháng 6 - 1786
Quân Tây Sơn đánh thành Phú Xuân
Hạ được thành
21-7-2786
Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long
Lật đổ chính quyền họ Trịnh. Tạo những điều kiện cơ bản thống nhất đất nước.
Giữa năm 1788
Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long tiêu diệt Vũ Văn Nhậm
Xây dựng chính quyền mới ở Bắc Hà. 
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG:
 1. Mục tiêu:
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm 
2. Phương thức: 
- Kể một giai thoại về Nguyễn Huệ khi ông tiến quân ra Bắc Hà mà em sưu tầm được?
HS kể chuyện: "Khi đã thắng trận ở Vị Hoàng, Nguyễn Huệ vào bái yết Nhà vua ở điện Vạn Thọ. Vua sai người mời vào, sai đặt một cái sập khác, ở bên cạnh sập ngự của Nhà vua để mời (Nguyễn) Văn Huệ ngồi. Ông ngồi mé mé bên chiếc chiếu trải trên sập mới đặt ở cạnh sập ngự của vua Lê, nhưng bóng ông sừng sững, che khuất cả triều đình nhà Lê đương thời. Nguyễn Huệ bày tỏ ý tôn phò, Nhà vua bội phần an ủi và vo cùng cảm kích. Nhà vua, đem Ngọc Hân Công chúa gả cho (Nguyễn Văn Huệ). (Nguyễn) Văn Huệ rất vừa ý. cuộc hôn nhân giữa Ngọc Hân Công chúa và Nguyễn Huệ là một trang đẹp của lịch sử thế kỉ XVIII.
3.5. GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi 
3. Dự kiến sản phẩm:
 - Bộ sưu tập hình ảnh, tư liệu về anh em nhà Tây Sơn
 - Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.
**************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_bai_25_phong_trao_tay_son.docx