Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình học cả năm - Năm học 2016-2017 - Lê Trường Sơn

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình học cả năm - Năm học 2016-2017 - Lê Trường Sơn

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Thấy được những việc làm của Quang Trung( về chính trị, kinh tế, văn hóa) đã góp phần tích cực ổn

 định trật tự xã hội, bảo vệ tổ quốc.

2. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng ý thức ủng hộ cái mới(bài này là những chính sách của Quang Trung phù hợp với yêu cầu lịch sử và xu thế thời đại) biết ơn người anh hùng áo vải Quang Trung.

3. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật lịch sử.

II. Phương tiện dạy học

- ảnh tượng đài quang Trung

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện về người anh hùng Quang Trung

III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 189 trang bachkq715 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình học cả năm - Năm học 2016-2017 - Lê Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 21/8/2016
 PHẦN I: KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
 Tiết1. Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 
 CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 - Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu, cơ cấu xã hội (gồm 2 giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô) 
- Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến, đặt trưng của nền kinh tế lãnh địa.
- Hiểu thành thị Trung đại xuất hiện như thế nào? Sự khác nhau giữa kinh tế lãnh địa và kinh tế thành thị .
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến .
3. Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp qui luật của loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến
II. Phương tiện dạy học
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong thành thị trung đại.
- Tư liệu đề cập tới chế độ chính trị, kinh tế xã hội trong các lãnh địa phong kiến
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại sơ qua kiến thức cũ để chuyển sang kiến thức mới
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1 
GV: Giới thiệu sơ lược sự phát triển của các quốc gia cổ đại phương Tây, tồn tại đến TK V, sự xâm nhập của bộ tộc Giéc- man làm sụp đổ các quốc gia này và cho ra đời nhiều vương quốc mới (nhấn mạnh: Đây là yếu tố bên ngoài)
? Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giec-man đã làm gì?(chiếm ruộng...)
? Những việc làm đó, làm cho xã hội phong kiến biến đổi như thế nào?( HS dựa vào SGK để trả lời)
? Lãnh chúa phong kiến và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại? 
- GV: Chuẩn xác kiến thức và chốt ý bằng sơ đồ 
 ? Em hãy cho biết mối quan hệ giữa nông nô và lãnh chúa? (Nông nô phụ thuộc vào lãnh chúa)
- GV: kết luận: Quan hệ sản xuất mới ra đời thay thế cho quan hệ sản xuất cũ( quan hệ sản xuất giữa chủ nô và nô lệ) đó là quan hệ sản xuất phong kiến và xã hội phong kiến hình thành.
* Hoạt động 2 
? Em hiểu thế nào là lãnh địa phong kiến ?
 ? Lãnh địa được tổ chức như thế nào?( bao gồm nhà cửa, đất đai,...)
- GV: Liên hệ với điền trang, thái ấp ở Việt Nam.
? Đời sống trong lãnh địa như thế nào? (lãnh chúa, nông nô ) ? Đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa (đóng kín)
- GV: Đặc trưng của xã hội phong kiến phương Tây là hình thành nền kinh tế lãnh địa →sự hình thành chế độ phong kiến phân quyền (đây là điểm khác biệt so với các quốc gia phong kiến phương Đông)
* Hoạt đông 3: 
 - HS Nhắc lại đặc điểm kinh tế của lãnh địa.
? Đặc điểm của thành thị(trong thực tế các em nhìn thấy) là gì? (đông dân, buôn bán tấp nập ...)
? Thành thị trung đại xuất hiện như thế nào?
- HS Dựa vào SGK trả lời GV: Chốt ý và ghi bảng.
- Quan sát H2 SGK và cho biết ? Cư dân trong thành thị gồm những ai, họ làm nghề gì?
+ Nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập: Lập bảng so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại vào phiếu bài tập in sẵn theo mẫu sau:
Lãnh địa Phong kiến
Thành thị Trung đại
Kinh tế
Tự túc, tự cấp
Trao đổi mua bán hàng hoá
Hình thức sản xuất
Nôngnghiệp,thợ thủ công
Thủcông nghiệp, thương nghiệp
Xã hội
Lãnhchúa, nông nô
Thợ thủ công, thương nhân
? Thành thị trung đại ra đời có vai trò như thế nào?
Nội dung KT cần dạt
1. Sự hình thành xã hội phong kiến 
ở châu Âu
-Hoàn cảnh: Cuối TK V người Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại.
- Biến đổi trong xã hội
 Lãnh chúa
Tướng lĩnh
quí tộc
Nô lệ
Nông dân
Nông nô
* Quan hệ sản xuất phong kiến ra đời → xã hội phong kiến hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến:
- Những vùng đất đai rộng lớn mà quí tộc chiếm được biến thành khu đất riêng của mình gọi là lãnh địa phong kiến 
- Đứng đầu một lãnh địa là một lãnh chúa: sống xa hoa, đầy đủ.
- Đặc điểm nền kinh tế lãnh địa: 
Mang tính tự cung, tự cấp, đóng kín của một lãnh chúa.
3. Sự xuất hiện các thành thị trung đại:
- Nguyên nhân: cuối TKXI sản xuất phát triển → hàng hoá thừa được đưa đi bán ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán,lập xưởng sản xuất→ thị trấn ra đời và thành thị trung đại xuất hiện.
- Tổ chức: 2 tầng lớp cơ bản:
+ Thợ thủ công.
+ Thương nhân.
- Vai trò: Thành thị trung đại ra đời thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến châu Âu phát triển.
4.Củng cố:
- Sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu là hợp qui luật.
- Đặc trưng cơ bản của lãnh địa: là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập → biểu hiện sự phân quyền của xã hội phong kiến châu Âu
- Sự xhiện của thành thị trung đại là yếu tố cơ bản thúc đẩy nền ktế hàng hóa C.Âu phát triển
5. Dặn dò: 
- Học bài cũ, làm bài tập và đọc trước bài mới 
 Ngày soạn: 21/8/2016
 Tiết 2. Bài 2: SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ 
 SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 - Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, như là một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiền đề cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội pk ở châu Âu.
2. Tư tưởng: 
 - HS thấy được tính tất yếu, qui luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản chủ nghĩa.
3. Kĩ năng: 
 - Sử dụng bản đồ thế giới để xác định đường đi của 3 cuộc phát kiến địa lí nói trong bài.
 - Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
II. Phương tiện dạy học:
- Bản đồ thế giới, tư liệu, mẫu chuỵên về các cuộc phát kiến địa lí. 
- Tranh ảnh về các con tàu, thuỷ thủ tham gia cuộc phát kiến địa lí.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức: .Điểm danh, kiểm tra vệ sinh lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
? Xã hội phong kiến châu Âu đã hình thành như thế nào?
? Vì sao xuất hiện các thành thị Trung đại? Nền kinh tế có gì khác nhau cơ bản so với kinh tế lãnh địa ?
3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung KT cần đạt
* Hoạt động 1 
HS đọc SGK và tìm hiểu mục I
? Vì sao có các cuộc phát kiến địa lí? HS đọc sách và trả lời 
 GV: chuẩn xác kiến thức và ghi bảng.
- HS quan sát tranh con tàu Caraven – mô tả.
? Các cuộc phát kiến địa lí thực hiện được nhờ những điều kiện nào? ( khoa học kĩ thuật phát triển đóng được tàu lớn, có la bàn,...)
? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí và nêu sơ lược hành trình đường đi trên lược đồ.
- GV: Giới thiệu thêm về các cuộc phát kiến địa lí.
? Hệ quả của cuộc phát kiến là gì? (đem lại nhiều nguồn lợi cho giai cấp tư sản)
? Các cuộc phát kiến địa lí tác động như thế nào đến xã hội châu Âu? ( thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển...)
* Hoạt động 2 
- GV: Các cuộc phát kiến địa lí giúp cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá được đẩy mạnh. Quá trình tích luỹ tư bản cũng dần dần hình thành. Đó là quá trình tạo ra vốn ban đầu và những người lao động làm thuê.
? Quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm cách nào để có được tiền vốn và đội ngũ làm thuê? (cướp bóc tài nguyên...)
? Nhờ có tiền vốn, đội ngũ làm thuê quí tộc và thương nhân châu Âu đã làm gì? ( lập các xưởng, công ty, đồn điền...)
- GV: Nhấn mạnh đó là hình thức kinh doanh tư bản, thay thế cho chế độ tự sản, tự tiêu.
- Nhóm thảo luận: ? Những việc làm trên có tác động gì đối với xã hội?(các giai cấp mới được hình thành...)
? Quan hệ giữa giai cấp tư sản với vô sản như thế nào?( giai cấp tư sản bóc lột kiệt quệ giai cấp vô sản)
- GV: Nhấn mạnh đó là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa → nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời ngay trong lòng xã hội phong kiến. 
I. Những cuộc phát kiến lớn 
về địa lí:
1. Nguyên nhân:
- Sản xuất phát triển, cần nguyên liệu, thị trường.
2. Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: 
+ Va-xcôđơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ (1498)
+ Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ (1492)
+ Ma-gien-lan đi vòng quanh trái đất ( 1519-1522)
3. Kết quả:
- Tìm ra những vùng đất mới. 
- Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
II. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu:
+ Kinh tế: Hình thức kinh doanh tư bản ra đời, các công trường thủ công dần đần thay thế các phường hội.
+ Xã hội: Hình thành hai giai cấp mới: Tư sản và vô sản
* Tư sản bóc lột kiệt quệ giai cấp vô sản và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.
4.Củng cố:* Bài tập: 
a. Em hãy đánh dấu x vào ô trống về nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí:
£ Quí tộc, nhà vua muốn tìm vùng đất mới để du lịch, phục vụ cho cuộc sống xa hoa.
£ Do yêu cầu phát triển của sản xuất, các thương nhân châu Âu cần nguyên liệu, thị trường mới.
£ Do mạo hiểm, muốn khám phá của các nhà thám hiểm.
b. Bảng dưới đây ghi các cuộc phát kiến lớn về địa lí. Em hãy ghi thời gian của các cuộc phát kiến địa lí đó vào cột còn lại của bảng:
Thời gian
Các cuộc phát kiến lớn về địa lý.
B.Đi-a-xơ đi vòng qua điểm cực Nam châu Phi.
Va-xcô-đơ Ga-ma cập bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.
Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái đất.
5. Dặn dò: - Học bài cũ, làm bài tậpSGK. 
 - Chuẩn bị bài sau: Soạn bài 3.
 Duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày .. tháng .năm 2016
 Ngày soạn: 28/8/2016
 Tiết 3. Bài 3: 
 CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN 
 CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
 HS nắm được các ý cơ bản sau:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.
2. Tư tưởng: 
- Tiếp tục bồi dưỡng cho học sinh nhận thức về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản, đồng thời qua bài này giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặc lớn: Sự sụp đổ của chế độ phong kiến - một chế độ xã hội độc đoán, lỗi thời.
3. Kĩ năng: Biết cách phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến. 
II. Phương tiện dạy học: 
- Tranh ảnh tư liệu thời kì Văn hoá Phục hưng, phiếu thảo luận cho từng nhóm.
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành như thế nào?
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung KT cần đạt
* Hoạt động 1
? Phục hưng là gì? (khôi phục lại giá trị của nền văn hoá Hi Lạp-Rô-ma cổ đại; sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản)
? Nhóm thảo luận: ? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?(chế độ phong kiến đã kìm hãm sự phát triển của xã hội. Toàn xã hội chỉ có trường học để đào tạo giáo sĩ. Những di sản của nền văn hóa cổ đại bị phá hủy hoàn toàn, trừ nhà thờ và tu viện)
Từng nhóm cử đại diện trả lời, các nhóm nhận xét
- GV: Chốt ý và ghi bảng.
? Tại sao giai cấp tư sản chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?( những giá trị của văn hoá cổ đại là tinh hoa của nhân loại, việc khôi phục nó sẽ tập hợp đông đảo dân chúng chống lại phong kiến)
? Kể tên những nhà văn hoá tiêu biểu?
- GV: Giới thiệu tranh ảnh, tư liệu thời Văn hoá Phục hưng.
? Thành tựu nổi bật của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì? 
( khoa học kĩ thuật tiến bộ vượt bật, sự phong phú về văn học và sự nở rộ tài năng, thành công trong các lĩnh vực nghệ thuật có giá trị đến ngày nay)
? Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì? ( phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người )
* Hoạt động 2
-Học sinh đọc mục II SGK 
? Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào Cải cách tôn giáo? (Giáo hội cản trở bước tiến của giai cấp tư sản)
? Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là ai? 
? Trình bày nội dung Cải cách tôn giáo của Lu thơ và Can vanh? (phủ nhận vai trò của Giáo hội)
- GV: Giai cấp phong kiến Châu Âu dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Giáo hội có thế lực kinh tế hùng hậu, nhiều ruộng đất bóc lột nông dân như các lãnh chúa phong kiến. Giáo hội còn ngăn cấm sự phát triển của khoa học tự nhiên. Mọi tư tưởng tiến bộ đều bị cấm đoán...( kể chuyện về gương hy sinh của Ga-li-lê) 
? Phong trào cải cách tôn giáo phát triển như thế nào? ( lan rộng)
? Nó tác động đến xã hội như thế nào?
1. Phong trào Văn hoá Phục hưng TK XIV – TK XVII:
a, Nguyên nhân:
- Chế độ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
- Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế nhưng không có địa vị xã hội → đấu tranh giành địa vị xã hội → phong trào Văn hoá Phục hưng.
b, Nội dung của văn hoá Phục hưng:
- Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội
- Đề cao giá trị con người. 
2. Phong trào Cải cách tôn giáo:
* Nguyên nhân: Giáo hội bóc lột nhân dân, cản trở bước tiến của giai cấp tư sản.
* Nội dung: 
- Phủ nhận vai trò của Giáo hội.
- Bãi bỏ những lễ nghi phiền toái.
- Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
* Tác động: 
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân.
- Đạo Ki-tô bị phân hoá.
4.Củng cố:
? Nguyên nhân dẫn đến phong trào Văn hoá Phục hưng?
* Bài tập: Phong trào Văn hoá Phục hưng có nội dung rất phong phú. Em hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu mà em cho là đúng.
£ Lên án Giáo hội, đã phá trật tự xã hội phong kiến.
£ Coi thần thánh là nhân vật trung tâm, kinh thánh là chân lí.
£ Đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên.
£ Con người phải được tự do phát triển.
? Phong trào cải cách tôn giáo, tác động trực tiếp đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ như thế nào?
5. Dặn dò: 
+ Học bài cũ, tìm hiểu thêm về phong trào Văn hoá Phục hưng, cải cách tôn giáo.
+ Chuẩn bị bài sau: “ Trung Quốc thời phong kiến”
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK; Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu thời kì này.
 Ngày soạn: 28/8/2016 
 Tiết 4. Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN 
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
- Tên gọi và các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Tổ chức bộ máy chính quyền Trung Quốc. Những đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội TQ. 
2. Tư tưởng:
 Giúp học sinh hiểu Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở Phương Đông, đồng thời là một nước láng giềng gần gũi của Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam.
3. Kĩ năng:
- Lập niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Bước đầu biết phân tích và hiểu giá trị các chính sách xã hội của mỗi triều đại , những thành tựu văn hoá.
II. Phương tiện dạy học: 
 Bảng phụ, phiếu thảo luận, bản đồ Trung Quốc thời phong kiến, tranh ảnh một số công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến...
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ ? Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hoá Phục hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào là gì?
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung KT cần đạt
* Hoạt động 1 
- GV: Dùng bản đồ giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành nhà nước phong kiến Trung Quốc bên lưu vực sông Hoàng Hà, với những thành tựu văn minh rực rỡ thời cổ đại phong kiến Trung Quốc đóng góp lớn cho sự phát triển của nhân loại.
? Đến thời Xuân Thu - Chiến quốc sản xuất có gì tiến bộ (công cụ sắt...)
? Những tiến bộ trong sản xuất có tác động như thế nào đến xã hội?( giai cấp địa chủ ra đời, nông dân bị phân hoá)
? Giai cấp địa chủ ra đời từ tầng lớp nào của xã hội? Địa vị như thế nào?( quí tộc cũ, nông dân giàu họ là giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến)
GV: Giảng thêm về sự hình thành của quan hệ sản xuất phong kiến: Đây là sự thay thế trong quan hệ bóc lột ( trước đây thời cổ đại là quan hệ bóc lột giữa quí tộc với nông dân công xã, nay được thay thế bởi sự bóc lột của địa chủ với nông dân lĩnh canh.)
* Hoạt động 2 
? Ai là người thống nhất TQ lập ra nhà Tần?
? Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng đã thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại như thế nào?
- GV: Những chính sách đó tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, xã hội ổn định, thế nước vững vàng.
? Em biết gì về Tần Thuỷ Hoàng? 
 ? Kể những công trình mà Tần Thuỷ Hoàng bắt nhân dân xây dựng? ( Vạn Lí Tường Thành, Cung A Phòng...)
- HS quan sát H 8 SGK
? Em có nhận xét gì về những tượng gốm trong hình đó? (cầu kì, số lượng lớn, giống người thật, hàng ngũ chỉnh tề... thể hiện uy quyền của Tần Thuỷ Hoàng.)
- GV: Chính sách đối ngoại, sự tàn bạo của Tần Thuỷ Hoàng → nông dân nổi dậy lật đổ nhà Tần lập nên nhà Hán.
? Về chính sách đối nội của nhà Hán có gì khác với nhà Tần ?(giảm thuế,lao dịch...)
? Tác dụng của chính sách đó? ( kinh tế phát triển, xã hội ổn định.ÒThời gian tồn tại lâu hơn nhà Tần (trên 400 năm)
* Sơ kết: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc thời Tần- Hán(được thiết lập từ trung ương đến địa phương) Quan hệ đối ngoại(bành trướng lãnh thổ)
* Hoạt đông 3: Tìm hiểu: Vì sao TQ dưới thời Đường lại phát triển thịnh vượng?(thi hành chính sách đối nội tích cực, đối ngoại mạnh)
? Chính sách đối nội của nhà Đường có gì đáng chú ý? (bộ máy nhà nước được củng cố, hoàn thiện, khuyến khích sản xuất...)
- GV giải thích chế độ quân điền: lấy ruộng công, ruộng bỏ hoang chia cho người dân. Chia ruộng theo khẩu phần mỗi hộ dân, khoảng vài năm chia lại một lần. Người nhận ruộng phải chăm lo sản xuất, không được để ruộng hoang và có nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước.
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc:
- Những biến đổi trong sản xuất: Công cụ bằng sắt xuất hiện → diện tích gieo trồng được mở rộng, năng suất lao động tăng.
- Biến đổi trong xã hội:
Địa chủ
Quan lại
Nông dân giàu
Nhiều ruộng đất
Có quyền lực
Nông dân nghèo
Tá điền
Nông dân bị phân hóa
* Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành. Sự bóc lột được thay thế bởi địa chủ với ta điền. Ò xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành.
2. Xã hội Trung Quốc thời Tần – Hán:
a. Thời Tần:
- Chia đất nước thành các quận huyện.
- Ban hành chế độ đo lường tiền tệ.
- Chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
b. Thời Hán:
- Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc.
- Giảm tô thuế, sưu dịch cho nông dân, khuyến khích sản xuất → kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
- Chiến tranh mở rộng lãnh thổ.
3. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Chính sách đối nội:
- Củng cố, hoàn thiện bộ máy nhà nước.
- Mở khoa thi, chọn nhân tài.
- Giảm thuế, chia ruộng đất cho nhân dân.[kinh tế phát triển, xã hội ổn định
b. Chính sách đối ngoại:
- Chiến tranh xâm lược → mở rộng bờ cỏi trở thành nước cường thịnh nhất châu Á.
4.Củng cố:
* Bài tập: Do sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng làm cho xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc. Em hãy điền tiếp vào sơ đồ sau để làm rõ sự biến đổi giai cấp và sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.
Quan lại, quí tộc,
Nông dân giàu
 Chiếm nhiều ruộng đất
Nông dân
 Bị mất ruộng đất
 Nhận ruộng cày thuê, nộp tô
? Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng những chính sách gì?
5. Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài “ Trung Quốc thời phong kiến ( tt)”
 Duyệt của tổ chuyên môn
 Ngày .. tháng .năm 2016
 Ngày soạn: 04/9/2016 
 Tiết 5. Bài 4: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (TT)
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Thứ tự, tên gọi các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Tổ chức bộ máy chính quyền.
- Quá trình suy thoái của chế độ phong kiến Trung Quốc, chủ yếu là sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới triều Minh. 
2. Tư tưởng: 
- Hiểu được Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông. 
- Đồng thời là nước láng giềng, gần gũi ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình lịch sử VN.
3. Kĩ năng: 
- Lập niên biểu, vận dụng phương pháp lịch sử để phân tích .
- Hiểu giá trị của các chính sách xã hội, những thành tựu văn hoá.
II. Phương tiện dạy học: 
- Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến, tranh ảnh, tư liệu liên quan...
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
? Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
3. Bài mới 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung KT cần đạt
* Hoạt động 1 
- GV: Giới thiệu sơ lược về tình hình Trung Quốc sau thời Đường.Ònhà Tống thống nhất đất nước.
? Nhà Tống thi hành những chính sách gì để ổn định và phát triển kinh tế đất nước?( xoá bỏ, miễn giảm...)
? Những chính sách đó có tác dụng như thế nào?
( ổn định đời sống nhân dân...) 
? Nhà Nguyên ở Trung Quốc được thành lập như thế nào?
- GV: Giảng thêm về sức mạnh quân Mông Cổ: làm chủ nhiều vùng rộng lớn, lãnh thổ không ngừng được mở rộng...
N thảo luận: ? Chính sách cai trị của nhà Nguyên có gì khác so với nhà Tống ? Tại sao có sự khác nhau đó?( phân biệt đối xử, vì nhà Nguyên là người ngoại bang đến xâm lược)
- GV: nhân dân nhiều lần nổi dậy đấu tranh.
* Hoạt động 2 
- GV:Giảng về diễn biến chính trị ở Trung Quốc từ sau thời Nguyên đến cuối thời Thanh.
-GV: Giảng thêm về nguồn gốc và các chính sách bóc lột của nhà Thanh.
? Xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh có gì thay đổi?
-GV: Đó là biểu hiện của sự suy yêú cuả xã hội phong kiến Trung Quốc.
? Cuối triều Minh về kinh tế Trung Quốc có gì biến đổi ?
(xuất hiện các cơ sở sản xuất, các công trưòng thủ công với qui mô lớn...)
GV: Đó là biểu hiện của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.
* Hoạt đông 3: 
 Mục tiêu: Học sinh nắm được văn hoá, khoa học, kĩ thuật Trung Quốc thời Phong kiến
- GV: Thời Minh - Thanh tồn tại khoảng 500 năm ở Trung Quốc → nhiều thành tựu.
? Trình bày những thành tựu nổi bật về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến?
- GV: Giảng thêm về tư tưởng Nho giáo
? Kể tên các tác phẩm văn học mà em biết? 
- HS quan sát H 9 SGK
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc? (đạt trình độ cao)
? Về khoa học người Trung Quốc thời phong kiến có những phát minh nào?( tứ đại phát minh)
4. Trung Quốc thời Tống -Nguyên:
a. Thời Tống:
- Nhà Tống đã thi hành nhiều chính sách để ổn định đất nước như: xóa bỏ sưu thuế nặng nề của thời trước.
- Mở mang thuỷ lợi, khuyến khích phát triển một số nghề thủ công.
b. Thời Nguyên:
- Thi hành nhiều biện pháp phân biệt, đối xử giữa người Mông Cổ và ngưòi Hán
+ Người Mông có địa vị cao, hưởng mọi đặc quyền
+ Người Hán ở địa vị thấp kém và bị cấm đoán đủ thứ. 
5. Trung Quốc thời Minh -Thanh:
a. Thay đổi về chính trị:
- Năm 1368 Chu Nguyên Chương lập ra nhà Minh.
- Lí Tự Thành lật đổ nhà Minh.
- Năm 1644 quân Mãn Thanh chiếm Trung Quốc lập nhà Thanh.
b. Biến đổi trong xã hội: 
- Cuối thời Minh – Thanh vua quan ăn chơi sa đoạ, nông dân đói khổ.Ònhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra Òchính quyền phong kiến suy yếu.
c. Biến đổi về kinh tế: mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện.
6 Văn hoá, khoa học, kĩ thuật Trung Quốc thời phong kiến:
a. Văn hoá:
- Tư tưởng: Nho giáo.
- Văn học: thơ ca phát triển đặc biệt là thơ Đường.
- Sử học: Bộ sử kí của Tư Mã Thiên.
- Nghệ thuật hội hoạ, kiến trúc điêu khắc đạt trình độ cao.
b. Khoa học, kĩ thuật:
- Có nhiều phát minh như: nghề in, thuốc súng, la bàn, đóng tàu, khai mỏ, luyện kim.
4.Củng cố:
a) Chính sách cai trị của của nhà Tống có gì khác so với nhà Nguyên? 
 ? Vì sao nhân dân Trung Quốc nhiều lần nổi dậy chống Nguyên?
 ? Mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa được hình thành như thế nào ở Trung Quốc?
b) Về khoa học người Trung Quốc thời phong kiến có những phát minh nào quan trọng sau đây?
£ Kĩ thuật làm giấy. £ Chế tạo máy hơi nước £ Kĩ thuật in.
£ Làm thuốc súng. £ Làm la bàn.
5. Dặn dò: 
+ Học bài cũ, chuẩn bị bài sau ( nghiên cứu trả lời các câu hỏi bài Ấn Độ thời phong kiến)
+ Sưu tầm tư liệu về các triều đại ở Ấn Độ
+ Một số tranh ảnh về các công trình văn hoá ở Ấn Độ
 Ngày soạn: 04/9/2016
 Tiết 6. Bài 5: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN 
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Các giai đoạn lớn của lịch sử Ấn Độ từ thời PK.
- Những chính sách cai trị của các vương triều và những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến.
- Một số thành tựu văn hoá Ấn Độ thời cổ, trung đại.
2. Tư tưởng: 
- Lịch sử Ấn Độ thời phong kiến gắn sự hưng thịnh, li hợp dân tộc và đấu tranh tôn giáo.
- Nhận thức được Ấn Độ là một trong những trung tâm của văn minh nhân loại, có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
3. Kĩ năng: 
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát bản đồ.
- Tổng hợp những kiến thức trong bài để đạt được mục tiêu bài học.
II. Phương tiện dạy học: 
- Bản đồ Ấn Độ thời phong kiến, tư liệu về các triều đại phong kiến Ấn độ, một số tranh ảnh về các công trình văn hoá... 
III.Tiến trình dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học - kĩ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến?
3. Bài mới
 Ấn Độ - một trong những trung tâm văn minh lớn nhất của nhân loại cũng được hình thành từ rất sớm. Với một bề dày lịch sử và những thành tựu văn hoá vĩ đại, Ấn Độ đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử nhân loại.Để hiểu rõ hơn cô và các em tìm hiểu bài 5 
" Ấn Độ thời phong kiến"
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 
- GV: Quá trình hình thành và phát triển của xã hội PK Ấn Độ với ba triều đại tiêu biểu:... 
? Kinh tế, văn hoá, xã hội Ấn Độ dưới vương triều Gúp-ta như thế nào?(phát triển) Học sinh đọc tư liệu.
? Nêu những biểu hiện của sự phát triển đó?( công cụ sắt được sử dụng rộng rãi...) xem tranh. ?Vương triều Gúp-ta tồn tại đến thời gian nào? 
( thời kì hưng thịnh chỉ kéo dài đến TK V - đầu TK VI đến TK XII người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi thôn tính miền Bắc Ấn...)
? Người Hồi Giáo Đê-li đã thi hành những chính sách gì?
( chiếm ruộng, cấm đạo Hin đu...)
? Vương triều Đê-li tồn tại trong bao lâu? ( từ TK XII đến TK XVI bị người Mông Cổ tấn công và lập nên vương triều Ấn Độ Mô-gôn.
? Vương triều Ấn Độ Mô-gôn tồn tại trong thời gian nào? Ông vua kiệt xuất là ai?
- GV: giới thiệu thêm về vua A-cơ-ba.
? Vị vua kiệt xuất đã thi hành những chính sách gì để ổn định và phát triển đất nước? (xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền của Hồi giáo...)
* Hoạt đông 2: 
 - GV: Ấn Độ là nước có nền văn hóa lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người. Nguời Ấn Độ có chữ viết riêng từ rất sớm.
? Chữ viết đầu tiên được người Ấn Độ sáng tạo là loại chữ gì? Dùng để làm gì?(chữ Phạn → sáng tác văn học, sử thi...)
? Tôn giáo nào là phổ biến ở Ấn Độ?(Hin-đu, Phật giáo.)
GV liên hệ: nhân dân ta tiếp thu đạo Phật từ rất sớm.
? Văn học cổ đại Ấn Độ phát triển với nhiều thể loại đó là những thể loại nào?(giáo lí:trong các bộ kinh; pháp luật: luật ma-nu, luật na-ra-đa; sử thi:Ma-ha-bha-ra-ta; kịch thơ:Sơ-kun-tơ-la)
? Kể các tác phẩm văn học nổi tiếng ở Ấn Độ thời bấy giờ? (2 bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na)
? Kiến trúc Ấn Độ có gì đặc sắc? Liên hệ với một số kiến trúc ở khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của kiến trúc Ấn Độ.
- Nhóm thảo luận: ? Vì sao Ấn Độ được coi là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?(được hình thành sớm; có một nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện.Trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay...Hầu hết các nước Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ: Các nước đều tiếp thu đạo Phật, đạo Hin-đu.
I. Ấn Độ thời phong kiến:
1. Vương triều Gúp-ta (TK IV - TK VI):
Thời kỳ này cả kinh tế, văn hoá, xã hội đều phát triển.
2. Vương triều Hồi giáo Đê li (TK XII –TK XVI)
- Chiếm ruộng đất
- Cấm đạo Hin đu → mâu thuẫn dân tộc gay gắt.
3.Vương triều Mô-gôn(TK XVI - TK XIX)
- Xoá bỏ kì thị tôn giáo.
- Khôi phục kinh tế.
- Phát triển văn hoá.
ðXHPK phát triển thịnh vượng
II. Văn hoá Ấn Độ: 
- Chữ viết: Chữ Phạn
- Tôn giáo: Hin-đu, Phật giáo.
- Văn học: với nhiều thể loại: Sử thi, kịch, thơ ca...phát triển.
- Kiến trúc: 
Kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo.
4.Củng cố: GV có thể tổ chức HS làm
* Bài tập: Người Ấn Độ đạt được những thành tựu gì về văn hoá:
£ Chữ viết: Chữ Phạn ra đời sớm (khoảng 1500 năm TCN)
£ Các bộ kinh khổng lồ: kinh Vê đa, kinh Phật
£ Văn học: với nhiều thể loại như sử thi, kịch thơ.
£ Nghệ thuật kiến trúc.
? Nhân dân ta tiếp thu tôn giáo nào từ Ấn Độ?(Phật giáo)
5. Dặn dò: Học bài cũ. Làm bài tập (câu hỏi 1 SGK trang 17)
- Chuẩn bị bài sau: Soạn bài các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. 
 Duyệt của tổ chuyên môn 
 Ngày .. tháng .năm 2016
 Ngày soạn: 11/9/2016
 Tiết 7. Bài 6: CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM Á
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tên gọi các quốc gia khu vực Đông Nam Á, những đặt điểm tương đồng về vị trí địa lí của các quốc gia đó.
- Các giai đoạn lịch sử quan trọng của khu vực Đông Nam Á.
2. Tư tưởng:
- Nhận thức được quá trình lìch sử, sự gắn bó lâu đời của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử các quốc gia Đông Nam Á cũng có nhiều thành tựu đóng góp cho nền văn minh nhân loại.
3. Kĩ năng:
- Biết xác định vị trí các quốc gia cổ và phong kiến Đông Nam Ấ trên bản đồ.
- Lập niên biểu các giai đoạn phát triển chủ yếu của lịch sử khu vực Đông Nam Á.
II. Phương tiện dạy học:
 Lược đồ khu vực Đông Nam Á, tranh ảnh, tư liệu liên quan, phiếu thảo luận,...
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức:.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Ấn độ đã đạt được những thành tựu gì về văn hoá?
3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần dạt
* Hoạt động 1 
 GV: Giới thiệu lược đồ khu vực Đông Nam Á.
? Kể tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á hiện nay xác định vị trí trên lược đồ?(11 nước)
- GV:Cho HS biết thêm nước Đông- ti-mo vừa mới tách ra từ In- đô- nê -xi -a từ tháng 5 – 2002.
? Em hãy chỉ ra đặt điểm chung về điều kiện tự nhiên các nước đó? (ảnh hưởng của gió mùa)
? Điều kiện tự nhiên đó có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển nông nghiệp?
- GV: Điều kiện tự nhiên đó → con nguời cổ đại ở đây sớm biết trồng lúa nước, lúa trở thành cây lương thực chính... xã hội phân hoá → nhà nước ra đời.
? Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á xuất hiện từ bao giờ?
- GV: Những quốc gia này được gọi là vương quốc cổ. Mỗi vương quốc đều chưa có ranh giới rõ ràng và chưa gắn với tộc người nhất định. Ở một số vương quốc, người ta chỉ biết tới tên gọi và địa điểm trung tâm của vương quốc đó mà thôi.
? Hãy xác định và kể tên các quốc gia đó? ( dùng lược đồ)
* Hoạt động 2 
 - GV: Vào giữa thiên niên kỉ I các quốc gia cổ Đông Nam Á suy yếu dần và tan rã → các quốc gia phong kiến dân tộc được hình thành, sở dĩ gọi như vậy là vì mỗi quốc gia được hình thành dựa trên cơ sở phát triển của một tộc người nhất định chiếm đa số và phát trển nhất ( như Đại Việt của người Việt; Cham-pa của người Chăm...)
? Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?
? Trình bày sự hình thành của quốc gia phong kiến In-đô-nê-xi-a?
? Kể tên một số quốc gia phong kiến khác và thời điểm hình 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_chuong_trinh_hoc_ca_nam_nam_hoc_2016_2.doc