Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Chương trình học cả năm - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Văn Linh
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rõ :
- Nguyên nhân và hệ qủa của các cuộc phát kiến địa lý => một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiên để cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu.
2/ Kỹ năng.
- Biết sử dụng bản đồ thế giới.
- Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử.
3/ Tư tưởng.
- Qua các sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến sang TBCN.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ,HỌC SINH
1/ Giáo viên:
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu và câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
- Tranh ảnh về những con tàu và đoàn thủy thủ tham gia các cuộc phát kiến địa lí.
2/ Học sinh:
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1/Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Nêu đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ?
- Vì sao thành thị trung đại xuất hiện ? Nền kinh tế thành htị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ?
Tuần : 01 Bài 1 : SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU (Thời sơ – trung kỳ trung đại ) Tiết : 01 NS :19/8/2019 ND: 22/8/2019 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được : Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu, cơ cấu xã hội gồm có 2 giai cấp cơ bản là : lãnh chúa và nông nô. Khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa. Thành thị trung đại xuất hiện trong hoàn cảnh nào ? nền kinh tế thành thị trung đại có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ? 2/ Kỹ năng . Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí của các quốc gia phong kiến. Vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. 3/ Tư tưởng. Thông qua những sự kiệc cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ,HỌC SINH 1/ Giáo viên: Bản đồ Châu Âu thời phong kiến. Sưu tầm một số tranh ảnh mô tả họat động của thành thị trung đại. 2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu khái quát chương trình lịch sử 7 2/Giới thiệu bài : Như chúng ta đã biết, xã hội loài người trải qua 5 giai đoạn phát triển. Trong chương trình lịch sử 6 các em đã tìm hiểu được 2 giai đoạn ( công xã nguyên thủy và CHNL ). Sang chương trình lịch sử 7 và các lớp học khác chúng ta sẽ tìm hiểu những giai đọan cò lại. Vậy xã hội phong kiến châu Âu đã hình thành như thế nào ? => bài hôm nay sẽ rõ. 3/ Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học. Hoạt động 1: Tìm hiểu sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu. GV giới thiệu : Khi đế quốc Rôma còn cường thịnh , người Giéc man sống lệ thuộc và chịu sự thống trị của chủ nô Rôma. ? Khi đế quốc Rôma bị suy yếu, người Giéc man đã làm gì ? HS thảo luận nhóm 3’: Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giéc man đã làm gì ? Nó có tác động như thế nào đến sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu ? ? Lãnh chúa và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào của xã hội cổ đại ? + Nô lệ được giải phóng, nông dân bị mất đất, không có ruộng phụ thuộc vào lãnh chúa => nông nô. + Các thủ lĩnh quân sự người Giéc man được ban cấp ruộng đất => lãnh chúa, bóc lột nông nô => quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu. GV: sử dụng bản đồ để chỉ các vương quốc, những nước có chế độ phong kiến ra đời sớm( Anh, Pháp, TBN, Ý ). Hoạt động 2: Tìm hiểu về Lãnh địa phong kiến GV: cho học sinh quan sát hình 1 – Sgk trang 4. ? Em hãy miêu tả lãnh địa phong kiến ? HS: trả lời theo chữ in nghiêng Sgk trang 4.. GV nhấn mạnh: mỗi lãnh chúa có một vùng đất riêng bao gồm đất trồng trọt, trồng cỏ, rừng núi, ao hồ => là một đơn vị độc lập. ? Lãnh địa phong kiến là gì ? GV: Như một nước nhỏ, một pháo đài bất khả xâm phạm => quyền lực của nhà vua rất yếu . ? Cuộc sống trong lãnh địa như thế nào ? HS: Khác biệt nhau rõ rệt . + Lãnh chúa : giàu sang, đầy đủ, xa hoa. + Nông nô :Sống phụ thuộc, khổ cực và đói nghèo. ? Từ những điểm trên, em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế ? Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện của các thành thị trung đại. HS: đọc phần chữ nhỏ Sgk trang 4, 5 . ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện thành thị thời trung đại ? HS: Quan sát hình 2 – Sgk trang 5. ? Em có nhận xét gì về hội chợ ở Đức và tổ chức thành thị ở đây ? ? Những ai sống trong thành thị ? họ làm những nghề gì ? ? Nền kinh tế trong thành thị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ? HS: nền kinh tế hàng hoá, mọi người trao đổi , mua bán với nhau . ? Sự ra đời của thành thị trung đại có vai trò như thế nào trong xã hội phong kiến ở Châu Âu ? 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu. - Cuối thế kỷ V, người Giécman tràn vào lãnh thổ Rôma. + Họ thành lập nhiều vương quốc mới. + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma chia cho các tướng lĩnh, qúy tộc và phong tước vị => Xã hội xuất hiện 2 giai cấp mới : Lãnh chúa và Nông nô. Hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu. 2. Lãnh địa phong kiến. *Khái niệm : là một vùng đất rộng lớn, do qúy tộc chiếm được và biến thành khu đất riêng của mình. *Đặc điểm kinh tế : Là một đơn vị kinh tế riêng biệt, đóng kín ( tự cung, tự cấp ), nông nô bị phụ thuộc vào lãnh chúa . 3. Sự xuất hiện của thành thị trung đại. * Nguyên nhân : Cuối thế kỷ XI, sản xuất phát triển nhanh, xuất hiện nhu cầu trao đổi, buôn bán => thành thị trung đại ra đời. *Cư dân: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân ( thị dân ) => Là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá ở Châu Âu . Sơ kết bài học. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu là hoàn toàn hợp quy luật lịch sử. Lãnh địa phong kiến là một đơn vị chính tri độc lập, có nền kinh tế riêng biệt. Sự ra đời của thành thị trung đại => sự suy vong của chế độ phong kiến ở Châu Âu. 4/ Củng cố * Bài tập 1.Khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rôma, người Giécman đã làm gì ? a. Tiêu diệt các vương quốc cổ trên đất Rôma. b. Thành lập nhiều vương quốc mới. c. Chiếm ruộng đất rồi chia cho các tướng lĩnh, qúy tộc. d. Phong tước vị cao thấp cho các tướng lĩnh và quý tộc. 2.Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội phong kiến Tây Âu là: a.Qúy tộc người Giécman, nông dân công xã. b.Lãnh chúa, nông nô. c.Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giécman. d.Thủ lĩnh quân sự, nô lệ. 3. Sắp xếp các sự kiện dưới đây cho hợp lí về nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại? a. Một số thợ thủ công mang bán sản phẩm và lập xưởng sản xuất. b. Thị trấn xuất hiện. c. Cuối thế kỷ XI, sản phẩm thủ công ngày càng nhiều. d. Thành thị xuất hiện. 5/ Hướng dẫn học tập: Học bài theo các câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 5. Nghiên cứu bài mới, xem trước lược đồ hình 5. Bài 2 : SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHÂU ÂU Tuần : 01 Tiết : 02 NS :21/08/2019 ND:23/08/2019 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu rõ : Nguyên nhân và hệ qủa của các cuộc phát kiến địa lý => một trong những nhân tố quan trọng, tạo tiên để cho sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu. 2/ Kỹ năng. Biết sử dụng bản đồ thế giới. Sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử. 3/ Tư tưởng. Qua các sự kiện lịch sử, giúp học sinh thấy được tính tất yếu, tính quy luật của quá trình phát triển từ xã hội phong kiến sang TBCN. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ,HỌC SINH 1/ Giáo viên: - Bản đồ thế giới. - Tư liệu và câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí. - Tranh ảnh về những con tàu và đoàn thủy thủ tham gia các cuộc phát kiến địa lí. 2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/Kiểm tra bài cũ. Thế nào là lãnh địa phong kiến ? Nêu đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa ? Vì sao thành thị trung đại xuất hiện ? Nền kinh tế thành htị có điểm gì khác so với nền kinh tế lãnh địa ? 2/ Giới thiệu bài mới : Ở bài trước chúng ta đã biết, vào thế kỷ thứ XI do sản xuất phát triển nhanh , làm cho nhu cầu về nguyên liệu, thị trường ngày một tăng hơn.Thêm vào đó, là những tiến bộ vượt bậc về KHKT đã thúc đẩy các thương nhân tìm con đường đi sang các nước phương Đông => phát kiến địa lí => bài mới. 3/ Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu những cuộc phát kiến địa lí. GV: gọi học sinh đọc mục 1 Sgk. ? Vì sao các thương nhân châu âu cần thiết phải tìm con đường buôn bán với các nước Phương Đông ? GV nhấn mạnh: + Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, vàng bạc. + Cơn sốt vàng của những người tham gia thám hiểm.Trong khi đó, con đường buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kỳ nắm độc quyền => nảy sinh nhu cầu tìm đường mới. ? Em hãy kể tên các cuộc phát kiến địa lí mà em biết? GV: cho học sinh quan sát hình 5 Sgk trang 7 => Giới thiệu con đường đi của các nhà thám hiểm. + Vaxcô đơgama: Nhà thám hiểm người BĐN( 6 – 7 – 1497 => 1498 – tìm ra được Ấn Độ). + Côlômbô :Người ITALIA sống ở BDN ( 3 -8 -1492 => 3 – 1493 – Châu Mĩ ). + Magien lăng : 20 – 9 – 1519 => 15 – 4 – 1522 (đi vòng quanh trái đất, tìm ra Philíppin ). ? Để có thể tìm ra con đường mới cần có những điều kiện gì? la bàn , kỹ thuật đóng tàu Caraven HS: quan sát hình 3 sgk. ? Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại kết quả gì ? nó có tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu ? ? Thế nào là phát kiến địa lí ? HS: ( tìm ra những vùng đất mới, con đường mới để giao lưu, trao đổi, buôn bán ) GV nhấn mạnh: tiền đề dẫn tới sự hình thành CNTB ở Châu Âu. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu. GV: cho học sinh nhắc lại hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. ? Sau các cuộc phát kiến địa lí , điều gì đã xảy ra ? ? Quá trình tích lũy tư bản được hình thành bởi những yếu tố nào ? ? Để có đội ngũ công nhân làm thuê và tiền vốn, qúy tộc và tư sản Châu Âu đã làm gì ? GV phân tích: + vốn : cướp bóc của cải, tài nguyên, lừa gạt, buôn bán ngừoi da đen. + Người làm thuê : dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa – tước đoạt tư liệu sản xuất => bị bần cùng hóa phải đi làm thuê. HS thảo luận nhóm 3’: Hậu quả của quá trình tích lũy tư bản là gì ? GV gợi mở thêm: ? Công trường thủ công khác với các xưởng thủ công ở những điểm nào ? GV: ( Quy mô sản xuất lớn hơn, chuyên môn hoá lao động, mối quan hệ chính là giữa chủ và thợ, công nhân là người làm thuê ăn lương ). ? Giai cấp tư sản và vô sản đã được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến Châu Âu? + Chủ xưởng , chủ đồn điền và những thương nhân giàu có => Tư sản. + Những người lao động làm thuê , bị bóc lột => gc Vô sản. GV giảng :Trong xã hội phong kiến , giai cấp qúi tộc đứng đầu, đại diện cho phương thúc sản xuất phong kiến lạc hậu. - Sản xuất phát triển,=> nền kinh tế phát triển – giai cấp tư sản đại diện nhưng bị qúi tộc kìm hãm. => mâu thuẫn giữa phong kiến và tư sản óGiai cấp vô sản đứng về phía GCTS, để chống lại tầng lớp qúi tộc phong kiến => chế độ phong kiến bị sụp đổ => chủ nghĩa tư bản hình thành ở Châu Âu. 1. Những cuộc phát kiến địa lí. a/ Nguyên nhân. - Thế kỷ XV, sản xuất phát triển => nhu cầu nguyên liệu, thị trường, vàng bạc. b/Các cuộc phát kiến lớn : Vaxcôđơgama, Côlômbô, Magienlan c/ Điều kiện thực hiện : khoa học, kỹ thuật đi biển có nhiều tiến bộ( tàu đi biển lớn, la bàn ). d/ Kết quả : mở ra con đường buôn bán mới, thúc đẩy công thương nghiệp Châu Âu phát triển mạnh, đem về cho giai cấp tư sản những món lợi khổng lồ. 2.Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu. - Sau phát kiến địa lí, quá trình tích lũy tư bản được hình thành bởi 2 yếu tố : + Vốn. + Người làm thuê. * Hậu quả. - Về kinh tế :Tư sản mở rộng kinh doanh, lập xưởng sản xuất , các công ti thương mại lớn => công trường thủ công ra đời. - Về xã hội : Hình thành 2 giai cấp mới : Tư sản và Vô sản. - Về chính trị : Giai cấpTư sản mâu thuẫn với Qúi tộc => quan hệ sản xuất TBCN hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Kết luận . Phát kiến địa lí là tìm ra những vùng đất mới, con đường mới. Quá trình tích lũy tư bản => hình thành quan hệ sản xuất TBCN. 4/ Củng cố * Bài tập 1. Phát kiến địa lí là : a. Quá trình tìm ra những con đường mới của người Châu âu. b. Quá trình tìm ra những vùng đất mới. c. Quá trình tìm ra những dân tộc mới. d. Cả ba câu trên đều đúng. 2. Điền vào chỗ trống bằng những từ cho sẵn : Số vố đầu tiên, tích luỹ, làm thuê. Sau các cuộc phát kiến địa lí, ở các nước Châu Au đã diễn ra quá trình ..tư bản nguyên thuỷ. Đó là quá trình tạo ra và những người lao động . 3.Lập bảng tóm tắt các cuộc phát kiến địa lí ( Theo mẫu ) Thời gian Tên nhân vật Các phát kiến Kết quả 1847 B. Điaxơ - Đi vòng qua điểm cực Nam Châu Phi - Tìm ra con đường biển từ Châu Âu tới Viễn Đông 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học bài theo các câu hỏi Sgk trang 8. Lập bảng thống kê về các cuộc phát kiến địa lí lớn theo thời gian, tên, kết qủa. Chuẩn bị bài tiếp theo : bài 3 , Sgk trang 8,9 . Tuần : 02 Bài 3 : CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU Tiết : 03 NS :26/8/2019 ND :29/8/2019 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu được: Nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hoá phục hưng. Nguyên nhân dẫn tới phong trào cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu thời bấy giờ. 2/ Kỹ năng . - Rèn kỹ năng phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra mâu thuẫn xã hội => nguyên nhân sâu xa của cuộc đấu tranh của GCTS chống phong kiến. 3/ Tư tưởng. - Bồi dưỡng nhận thức về sự phát triển hợp quy luật của xã hội lòai người, vai trò của GCTS. - Giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn : sự sụp đổ của chế độ phong kiến. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ,HỌC SINH 1. Giáo viên: Bản đồ Châu Âu thời phong kiến. Sưu tầm tranh ảnh về thời kỳ văn hoá phục hưng. Một số tư liệu về những nhân vật lịch sử và danh nhân văn hoá thời phục hưng. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/Kiểm tra bài cũ: - Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành như thế nào ? 2/Giới thiệu bài : Như chúng ta đã biết, với quá trình tích lũy vốn => xã hội Châu Âu xuất hiện hai giai cấp mới Tư sản và Vô sản. GCTS đại diện cho nền sản xuất tiến bộ nhưng bị phong kiến kìm hãm => mâu thuẫn. Do đó, họ phải đấu tranh để giành địa vị xã hội tương ứng => bài mới. 3/ Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học. Hoạt động 1 : Tìm hiểu Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỷ XIV- XVII ) ? Vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến ? Giáo viên giải thích: “Văn hoá phục hưng GV:Mở đầu cho phong trào văn hóa phục hưng là ở Ý => lan nhanh ra các nước Tây Âu. HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 8. GV: nhấn mạnh những gương mặt điển hình của phong trào văn hóa phục hưng như Rabơle, Sếchxpia, Xécvantéc, Lêônađơvanhxi, Đêcáctơ . ? Qua các tác phẩm của mình, các tác giả phục hưng muốn nói lên điều gì ? GV: Thần thánh không còn là nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học ? Phong trào văn hóa phục hưng có vai trò như thế nào đối với xã hội Châu Âu ? Hoạt động 2: Tìm hiểu Phong trào cải cách tôn giáo. ? Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo ? HS: trả lời theo Sgk. GV nhấn mạnh: sự phản động, thối nát của giáo hội. Giáo viên giới thiệu : Đứng đầu phong trào cải cách tôn giáo là Máctinluthơ. HS:Gọi học sinh đọc phần in nghiêng Sgk trang 9. ? Qua đó, nêu nội dung tư tưởng của phong trào cải cách tôn giáo ? GV: Lan nhanh sang các nước khác, tại Thụy Sĩ đạo tin lành đo Canvanh sáng lập. HS thảo luận nhóm 3’: Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu thời bấy giờ? Hoạt động 3: Tìm hiểu về chiến tranh nông dân Đức. ? Nguyên nhân nổ ra chiến tranh? GV: gợi mở HS: Dựa vào mục 1 trả lời. GV: Trình bày diễn biến. HS: Trình bày lại GV: Đây cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên dưới ngọn cờ tư sản chống phong kiến. 1 Phong trào văn hoá phục hưng (thế kỷ XIV- XVII ) a. Nguyên nhân : Do giai cấp tư sản có thế lực kinh tế, không có địa vị xã hội => đấu tranh. b. Khái niệm: Văn hóa phục hưng là khôi phục những tinh hoa văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, đồng thời phát triển nó ở tầm cao mới. c. Nội dung . - Lên án, đã phá xã hội phong kiến và giáo hội. - Đề cao giá trị con người và khoa hoc. - Đòi tự do cá nhân. d. Ý nghĩa: Là cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại chống chế độ phong kiến suy tàn. 2. Phong trào cải cách tôn giáo. a. Nguyên nhân : Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân. + Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của GCTS. b. Nội dung : + Phủ nhận vai trò của giáo hội. + Đòi bỏ những lễ nghi phiền toái. + Quay về với giáo lí Kitô nguyên thủy. c. Hệ quả: - Đạo Kitô bị phân chia thành hai phái : cựu giáo và tân giáo ( đạo tin lành ). - Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. 3. Chiến tranh nông dân Đức: a. Nguyên nhân: - Tầng lớp thị dân có thế lực kinh tế nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm. - Ảnh hưởng của cải cách tôn giáo. b. Diễn biến: - Lãnh đạo là Tô-mat Muyn-xe, trong giai đoạn đầu phong trào nông dân chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức. - Bọn phong kiến tập trung đàn áp, phong trào thất bại. c. Ý nghĩa: - Đây là cuộc chiến tranh nông dân vĩ đại nhất ở châu Âu. - Phản ánh lòng căm thù của nông dân bị áp bức. - Góp phần vào trận chiến chống chế độ phong kiến. 4/ Củng cố - Phong trào văn hóa phục hưng : lên án giáo hội và chế độ phong kiến, đề cao giá trị con ngừoi. - Cải cách tôn giáo châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa của nhân dân dưới ngọn cờ của giai cấp tư sản. 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài theo câu hỏi 1, 2 Sgk trang 10. Chuẩn bị bài mới : bài 4 phần 1,2,3, ------------------------------------------- Bài 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN ( Tiết 1 ) Tuần : 02 Tiết : 04 NS :28/8/2019 ND :30/8/2019 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được. - Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ? - Tên gọi và thứ tự của các triều đại phong kiến ở Trung Quốc . - Tổ chức bộ máy chính quyền phong kiến . - Những đặc điểm kinh tế, văn hoá của xã hội phong kiến Trung Quốc 2/ Kỹ năng . - Rèn kỹ năng lập bảng niên biểuthể thứ các triều đại Trung Quốc. - Bước đầu biết vận dụng phương pháp lịch sử và phân tích, hiểu giá trị của các chính sách xã hội của mỗi triều đại cùng những thành tựu văn hoá. 3/ Tư tưởng. - Giúp học sinh hiểu : Trung Quốc là một quốc gia phong kiến lớn, điển hình ở phương Đông. Là một nước láng giềng gần gũi Việt Nam, có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt nam. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ,HỌC SINH. 1. Giáo viên: - Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến. - Sưu tầm tranh ảnh về một số công trình kiến trúc thời phong kiến. Bảng niên biểu lịch sử Trung Quốc thời cổ - trung đại. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học. Kẻ bảng niên biểu lịch sử Trung Quốc thời cổ - trung đại vào vở. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/Kiểm tra bài cũ: - Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo ? Nó có tác động như thế nào đố với xã hội Châu Âu thời bấy giờ ? - Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hoá Phục Hưng ? Nội dung tư tưởng của phong trào đó ? 2/ Giới thiệu bài : Ở các tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu và biết được xã hội phong kiến Châu Au ?Ở các tiết học tiếp theo này,chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu về xã hội phong kiến Phương Đông . Bài học hôm nay, sẽ tìm hiểu về đất nước Trung Quốc. 3/ Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc HS: nhắc lại phần lịch sử lớp 6: Nền văn minh của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành như từ đâu ? ( Trên lưu vực các con sông lớn ) GV Giảng :Ở phía bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng rộng lớn người Trung Quốc xây đựng nền căn minh rực rỡ. ? Thời Xuân Thu - Chiến Quốc đất nước Trung Quốc có gì thay đổi ? ? Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền đã được hình thành như thế nào ở trung Quốc ? + Quan lại và những nông dân giàu cộng cướp đoạt ruộng đất công => địa chủ. + Nông dân giữ được ruộng đất để cày cấy-> tự canh . Nhân dân công xã không có ruộng đất-> nông dân lĩnh canh hay tá điền. Giáo viên nhấn mạnh : Đây là sự thay đổi trong quan hệ bóc lột. + Thời cố đại : Sự bóc lột của quý tộc đối với nộng dân công xã. + Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành : Sự bóc lột của địa chủ với nông dân. Hoạt động 2: Tìm hiểu Xã hội Trung Quốc thời Tần Hán. Giáo viên: kể chuyện về việc thành lập nhà Tần -> khẳng định là công cuộc thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc -> lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Tần Thuỷ Hoàng. ? Em hãy nêu những chính sách đối nội của nhà Tần ? HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 11. Giáo viên nhấn mạnh: sự chuyên quyền của Tần Thuỷ Hoàng ó Mâu thuẫn xã hội lên gay gắt, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra dẫn tới sự ra đời nhà Tây Hán (Hán Cao Tổ ) ? Em hãy nêu các chính sách của nhà Tây Hán lúc này? HS thảo luận nhóm 2’: Những chính sách của nhà Tần – Hán đã có tác động như thế nào đối với xã hội phong kiến Trung Quốc ? Hoạt động 3:Tìm hiểu Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Giáo viên: giới thiệu sự ra đời của nhà Đường. ? Em hãy nêu những chính sách đối nội của nhà Đường ? HS: Chọn quan lại bằng thi cử thể hiện chính sách coi trọng người tài, mở cữa cho các từng lớp khác có thể tham gia vào bộ máy chính trị . ? Thế nào là chế độ quân điền ? GV: (Lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân ) + Đàn ông 18 tuổi trở lên : 100 mẫu. + người già cả , bệnh tật : 40 mẫu . + Đàn bà goá : 30 mẫu . Giáo viên giải thích : Khi nhận ruộng, nông dân phải thực hiện nghĩa vụ tô, dung, điệu . + Tô : Thuế ruộng ( nộp bằng lúa ) + Dung : Thuế thân ( lao dịch ) + Điệu : Thuế hộ khẩu ( vải lụa) ? Những chính sách trên có tác dụng gì ? ? Chính sách đối ngoạu của nhà Đường dẫn đến điều gì ? 1: Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc - Sự xuất hiện của công cụ sắt -> những tiến bộ trong sản xuất :Diện tích được mở rộng , năng suất tăng. - Xã hội có sự biến đổi : . Địa chủ xuất hiện. . Nông dân bị phân hoá : Nông dân tự canh và nông dân lĩnh canh ( tá điền ) => Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành. 2 :Xã hội Trung Quốc thời Tần Hán. * Nhà Tần. - Chia đất nước thành các quận huyện. - Ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất. - Bành trướng lãnh thổ xuống phía bắc và nam. * Nhà Hán - Xoá bỏ pháp luật của nhà Tần - Giảm tô thuế, sưu dịch - Khuyến khích phát triển nông nghiệp ó Chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xây dựng. 3: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. * Đối nội. - Bộ máy nhà nước được củng cố từ trung ương đến địa phương . - Tuyển dụng quan lại bằng thi cử. - Giảm tô thuế và thực hiện chế độ quân điền. => Tạo điều kiện cho sản xuất phát triển , xã hội ổn định. * Đối ngoại . - Thực hiện chiến tranh xâm lược -> lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng. Sơ kết bài học . Nhờ có công cụ bằng sắt , sản xuất phát triển , xã hội có nhiều biến đổi -> chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành . Dưới thời Đường , kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh, xã hội ổn định . 4/ Củng cố 1. Hoàn thành sơ đồ sau để làm rõ sự biến đổi giai cấp và sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc ? Quan lại Qúy tộc Chiếm nhiều ruộng đất Nông dân Bị mất ruộng đất nhận ruộng cày thuê, nộp tô 2. Nhà Đường củng cố bộ máy nhà nước bằng các biện pháp nào sau đây? a. Cử người thân đi cai quản các địa phương b. Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài c. Giảm tô thuế. d. Phát triển thủ công nghiệp, thương mại với các nước 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài theo câu hỏi 1 ,2 Sgk trang 12. Soạn tiếp bài 4 phần 4 , 5 , 6 . Tuần : 03 Bài 4 : TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN (Tiết 2) Tiết : 05 NS : 02/09/2019 ND : 03/9/2019 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh nắm được. Tiến trình ra đời của nhà Tống và công lao thống nhất lại đất nước sau hơn nữa thế kỷloạn lạc .Tóm lược sự hình thành đế quốc Mông Cổ với sự ra đời nhà Nguyên ở Trung Quốc . Sự suy yếu của xã hội phong kiến Trung Quốc thời Minh Thanh được biểu hiện như thế nào ? Những thành tựu lớn về văn hoá , khao học kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến 2/ Kỹ năng . Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích , tự rút ra kết luận . Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê . 3/ Tư tưởng. Hiểu được mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc – Việt Nam , từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ hiện nay . Hiểu rõ các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ,HỌC SINH 1. Giáo viên: Bản đồ Trung Quốc thời phong kiến . Một số tranh ảnh về các công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến . Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các thời đại. 2. Học sinh: Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/Kiểm tra bài cũ: - Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ? - Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào ? 2/ Giới thiệu bài : Sau thời nhà Đường , các triều đại Tống – Nguyên , Minh – Thanh tiếp tục trị vì nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước .Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những nét chính của bốn triều đại này và những thành tựu chính về văn hoá , khoa học kỹ thuật của Trung Quốc . 3/ Bài mới. Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1:Tìm hiểu Trung Quốc thời Tống – Nguyên. Giáo viên giới thiệu : Sau thời Đường, TQ rơi vào cảnh loạn lạc -> nhà Tống thống nhất lại . ? Em hãy nêu những chích sách cơ bản của nhà Tống ? + Ví dụ : Khai mỏ, luyện kim, dệt tơ lụa, rèn đúc vũ khí ? Những chích sách trên của nhà Tống có tác dụng gì ? Giáo viên giới thiệu : Nhà Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt -> nhà Nguyên ra đời. ? Em hãy nêu những chính sách cơ bản của nhà Nguyên ? ? Những chính sách của nhà Nguyên đã có tác động như thế nào đến xã hội TQ? HS thảo luận nhóm 3’:Vì sao nhà Nguyên lại thi hành chính sách phân biệt, đối xử giữa các dân tộc ? GV nhấn mạnh: ( Là người ngoại bang đến xâm lược nên nhà Nguyên sợ người hán sẽ nỗi dậy chống lại ) Hoạt động 2:Tìm hiểu Trung Quốc thời Minh – Thanh. Giáo viên: giới thiệu sự ra đời của nhà Minh: Cuối triều Nguyên, mâu thuẫn xã hội gay gắt, đời sống nhân dân cơ cực => 8 – 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên -> Lên ngôi hòang đế , lập ra nhà Minh. * Nhà Minh bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của Lí Tự Thành. Sau đó một bộ tộc người Mãn ở phía Bắc đánh bạu Lí Tự Thành , lập ra nhà Thanh. ? Em có nhận xét gì về xã hội Trung Quốc thời Minh – Thanh ? HS: quan sát hình 9 Sgk trang 14. GV: khái quát cho học sinh biết về tử cấm thành. ? Về kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh ? ? Những mầm mống kinh tế TBCN được xuất hiện như thế nào ? HS: + Nhiều xưởng dệt lớn, thuê nhiều nhân công, chuyên môn hoá cao + Quảng Châu là thương cảng lớn Hoạt động 3: Tìm hiểu về Văn hoá, khoa học kỷ thuật TQ thời phong kiến. HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 14. Học sinh chia nhóm thảo luận: Em hãy nêu những thành tựu chính của văn hoá, khoa học kỷ thuật của nhân dân TQ thời phong kiến ? Nhận xét về những thành tựu đó ? + Nho giáo : Mạnh Tử, Khổng Tử, Đổng Trọng Thư, + Văn học : Thi Nại Am, La Quán Trung, Lí Bạch, Đỗ Phủ + Sử học : Hán thư, Đường thư, Minh sử. Nỗi tiếng là sử kí Tư Mã Thiên. + Nghệ thuật : Hội họa ( Lí Bạch ), nhiều công trình lớn như Cố Cung ở Bắc Kinh. GV: giới thiệu về những phát minh lớn của TQ thời phong kiến => Sự phát triển của khkt thể hiện trình độ cao của người Trung Quốc 4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên. a.Nhà Tống. - Xoá bỏ, miễn giảm thuế và sưu dịch. - Mở mang các công trình thủy lợi. - Khuyến khích phát triển một số ngành sản xuất. => Đời sống nhân dân ổn định, xã hội phát triển. b. Nhà Nguyên. - Phân biệt đối xử giữa các dân tộc : + Người Mông Cổ có địa vị cao. + Người Hán có địa vị thấp kém. => Nhân dân đói khổ, nhiều lần khởi nghĩa. 5. Trung Quốc thời Minh - Thanh. - Xã hội suy thoái: + Vua quan đục khoét nhân dân. + Nông dân, thợ thủ công nộp tô thuế nặng nề, đi lính, đi phu => khổ cực. - Kinh tế : công thương nghiệp phát triển kéo theo sự xuất hiện của mầm mống kinh tế TBCN. 6. Văn hoá, khoa học kỷ thuật TQ thời phong kiến. a.Văn hóa: Đạt được nhiều thành tựu lớn và rực rỡ. Tư tưởng : nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của Gc Pk. Văn học : Có nhiều tác phẩm và tác giả lớn, đặc biệt là thơ đường. Sử học : Có nhiều bộ sử lớn như sử kí Tư Mã Thiên. Nghệ thuật : Lâu đời, độc đáo và trình độ cao. b. Khoa học kỷ thuật. - Có nhiều phát minh lớn : Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng => Thể hiện sự tiến bộ của nhân dân TQ thời phong kiến Sơ kết bài học. Sự khác nhau về cách thống trị của nhà Tống và nhà Nguyên Dưới thời Minh Thanh, những mầm mống kinh tế TBCN đã nảy sinh. Dưới chế độ phong kiến, nhân dân Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu quan trọng về văn hóa, khoa học kỷ thuật. 4/ Củng cố * Bài tập 1. Lập bảng tóm tắt những thành tựu về văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến? 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài theo các câu hỏi 1,2,3 Sgk trang 15. Lập bảng thóng kê các triều đại phong kiến TQ gắn với các sự kiện chính. Chuẩn bị bài 5 : An Độ thời phong kiến. ----------------------------------------------- Tuần : 03 Bài 5 : ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN Tiết : 06 NS : 05/9/2019 ND : 06/9/2019 I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1/ Kiến thức : Giúp học sinh hiểu: Các giai đoạn lịch sử của Ấn Độ từ thời cổ đại đến giữa thế kỷ XIX. Những chính sách cơ bản của các vương triều và những biểu hiện về sự phát triển thịnh đạt của Ấn Độ thời phong kiến. Một số thành tựu văn hoá Ấn Độ thời cổ , trung đại. 3/ Kỹ năng. Rèn kỹ năng tổng hợp những kiến thức ở trong bài 2/ Tư tưởng. Giúp học sinh thấy được Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại và có ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển lịch sử và văn hoá của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á. II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN ,HỌC SINH 1/ Giáo viên: Bản đồ Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số tranh ảnh về công trình kiến trúc của Ấn Độ và Đông Nam Á. Một số tư liệu về đất nước Ấn Độ. 2/ Học sinh Sách giáo khoa. Vở bài soạn, vở bài học. III/ TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1/Kiểm tra 15 phút. Câu 1:Vì sao nói dưới thời Đường Trung Quốc Trở thành quốc gia cường thịnh nhất châu Á?(6đ) Câu 2: Vì sao nhà Tần đã từng có công thống nhất Trung Quốc, xây dựng nhiều công trình có giá trị để lại cho đời sau nhưng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn? (4đ) Đáp án Câu 1:Học sinh trả lời các ý cơ bản sau (6đ) Nhà Đường có nhiều chính sách tiến bộ - Đối nội: Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương . - Chọn nhân tài qua thi cử. - Kinh tế : Giảm thuế, thực hiện chế độ quân điền. ® Nông dân có ruộng cày, sản xuất phát tr
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_chuong_trinh_hoc_ca_nam_nam_hoc_2019_2.doc