Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ I

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ I

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Sau khi học sinh học xong bài học sẽ nắm được:

- Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến đã tác động đến xã hội phong kiến châu Âu như thế nào?

- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Những biến đổi kinh tế và xã hội do quá trình tích lũy tư bản tạo nên.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng tranh ảnh Lịch sử phục vụ cho bài học.

- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát và sử dụng lược đồ Lịch sử chỉ ra các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lý.

3. Thái độ

- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản ở châu Âu.

- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu

4. Tích hợp: Địa lí, môi trường

5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a. Các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

b. Các năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

c. Các năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:

- Thảo luận nhóm, giảng giải

- Vấn đáp, thuyết trình

- Kể chuyện

2. Kỹ thuật: Động não, giao việc

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Giáo án, Powerpoint

- Bản đồ thế giới.

- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.

2. Học sinh:

- Đọc SGK hoàn tất nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ sổ

 

doc 258 trang sontrang 7670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 1
PHẦN MỘT 
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI 
PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
(Thời sơ-trung kì trung đại)
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Quá trình hình thành XHPK ở Châu Âu, cơ cấu xã hội (lãnh chúa và nông nô)
- Hiểu khái niệm “lãnh địa PK” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa
- Hiểu thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, kinh tế trong thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao.
2. Kĩ năng: 
- Biết xác định vị trí các quốc gia PK Châu âu trên bản đồ
- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu lịch sử
3. Thái độ: Bồi dưỡng nhận thức học sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang XHPK
4. Tích hợp: Mĩ thuật, địa lí, môi trường
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
b. Các năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
c. Các Năng lực chuyên biệt: Tư duy nghiên cứu khoa học lịch sử, tái hiện sự kiện, sử tranh ảnh
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
1. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, giảng giải
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình
- Liên hệ thực tiễn
2. Kỹ thuật: Động não, giao việc
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Giáo án, Powerpoint
- Lược đồ các vương quốc mới
- Tranh ảnh mô tả hoạt động trong lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại H. SGK
2. Học sinh
- Chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định, kiểm tra sỉ số
2. Tổ chức hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 
+ Thời gian: 2 phút
+ Phương pháp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; sử dụng đồ dung trực quan, thuyết trình, liên hệ thực tiễn
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV chiếu cho học sinh quan sát hình ảnh về xã hội phong kiến Châu Âu 
+ Lãnh địa, cuộc sống nông nô, thành thị 
GV đặt câu hỏi
Các hình ảnh này gợi các em về cuộc sống ở đâu? Thời nào?
GV dẫn dắt vào bài học
Trong chương trình lịch sử 6 chúng ta đã được tìm hiểu khái quát lịch sử thế giới cổ đại với những thành tựu văn hoá phương đông và phương tây phát triển khá rực rỡ.trong chương trình lịch sử 7 chúng ta tiếp tục tìm hiểu thời kì tiếp theo đó là thời trung đại.Trong bài học hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu: “Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến Châu Âu”.
HS quan sát hình ảnh
HS quan sát trả lời
HS lắng nghe, viết tên bài
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
+ Thời gian: 20 phút
+ Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan, nhóm, liên hệ thực tiễn
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi, lược đồ các vương quốc mới
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, sử dụng lược đồ lịch sử.
+ Tích hợp: Địa lí, môi trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
GV dẫn dắt vào mục 1 
Bất kì một chế độ nào được xác lập trong lịch sử đều có một quá trình hình thành, phát triển và suy vọng của nó. Lịch sử gọi đó là Quy luật thịnh-suy. Xã hội phong kiến cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó của lịch sử. Vậy để tìm hiểu xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành và phát triển như thế nào.Cô -Trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua mục 1.
GV dẫn dắt vào mục a
Trong nội dung 1 chúng ta sẽ tìm hiểu hai vấn đề:
Một là, hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành xã hội phong kiến Châu. Hai là, sự biến đổi trong xã hội phong kiến Châu Âu diễn ra như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đầu tiên.
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự hình thành của xã hội phong kiến châu Âu
GV giảng vừa cho HS ôn lại vừa cho HS tiếp cận bước đầu kiến thức mới kết hợp sử dụng hình ảnh 
(GV chiếu Lược đồ đế quốc Roma thế kỉ, hình ảnh bộ tộc German)
GV đặt câu hỏi
Đứng trước tình hình đó, người German đã làm gì?
GV nhận xét, chốt ý
GV giảng thêm kết hợp sử dụng hình ảnh (Lược đồ các vương quốc mới của người German)
GV dẫn dắt vào mục b
Sau khi thành lập những vương quốc mới xã hội phong kiến châu Âu có những biến đổi như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua mục b 
GV đặt câu hỏi 
Sau khi thành lập vương quốc mới của riêng mình người German đã làm gì?
GV nhận xét, chốt ý
GV giảng thêm cho HS
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ bị sụp đỗ
+ Xã hội có nhiều biến đổi xuất hiện những tầng lớp mới. 
Laõnh chuùa vaø noâng noâ ñöôïc hình thaønh töø nhöõng taàng lôùp naøo cuûa xaõ hoäi coå ñaïi? Moái quan heä cuûa 02 giai caáp ñoù ntn?
GV nhận xét, chốt ý
GV giảng tiếp cho HS kết hợp chiếu hình ảnh Lãnh Chúa
Đầu tiên đó là tầng lớp Lãnh chúa. Họ là ai các em? Họ xuất thân từ những tướng lĩnh quân sự và giới quý tộc được thủ lĩnh bộ tộc (Vua) chia cho những ruộng đất kèm theo đó là phong những tước vị cao như: Bá tước, Hầu tước, Công tước,... Hiện nay, trên thế giới tước vị trên vẫn còn phổ biến ở một số quốc gia quân chủ ở Châu Âu như Anh, Thụy Điển, Hà Lan, Đan Mạch Với bổng lộc và tước vị đó họ đã trở nên những người có quyền thế và giàu có. Lãnh chúa là những người có thế lực trong xã hội
GV giảng tiếp kết hợp chiếu hình ảnh Nông nô
Bên cạnh đó, những người nô lệ cũng như những người nông dân công xã bị mất đất trong đế quốc Roma trước đây vốn là những lực lượng quan trọng góp phần làm sụp đổ chế độ chiếm hữu nô lệ ở Roma lại không được hưởng chút quyền lợi nào. Họ lại phải sống phụ thuộc vào Lãnh Chúa. Số phận của họ chẳng khác mấy so với vị trí ban đầu: nô lệ->nô lệ mới giải phóng -> nông nô. Thế là họ lại phải tiếp tục chịu đựng một kiếp sống cũ trong một tên gọi mới đó là tầng lớp nông nô. 
Mối quan hệ giữa hai giai cấp đó như thế nào
Quan hệ giưã hai giai cấp đó là quan hệ phụ thuộc mà trước hết là về mặt ruộng đấtàHình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở Châu Âu
GV giảng kết luận
Với những biến đối lớn lao về mặt xã hội cụ thể là sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ, sự xuất hiện những tầng lớp mới trong xã hội đã tác động rất lớn hình thành nên một xã hội mới ở Châu Âu đó là xã hội phong kiến. 
GV dẫn dắt chuyển sang mục 2 
Bên cạnh những biển đổi to lớn về mặt xã hội thì về mặt kinh tế và chính trị ở Châu Âu cũng có những thay đổi lớn lao. Đặc biệt là sự ra đời của các Lãnh địa phong kiến được xem là đặc trưng của chế độ phong kiến Châu Âu. Vậy Lãnh địa phong kiến là gì? Đời sống trong Lãnh địa ra sao? Đặc điểm của nền kinh tế Lãnh địa như thế nào? Cô-Trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu sang mục 2 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm Lãnh địa phong kiến.
GV đặt câu hỏi
* Tích hợp môi trường
Dựa vào SGK, em nào có thể cho Cô biết Lãnh địa phong kiến là gì?
GV nhận xét, chốt ý 
Liên hệ, mở rộng với điền trang, thái ấp ở Việt nam
Đứng đầu lãnh địa là lãnh chúa . Vua có quyền lực như thế nào ?
Vua chỉ là người chỉ huy chung quyền lực của vua bị phân ra, vua chỉ là bù nhìn còn quyền lực thực sự nằm trong tay các lãnh chúa, có nhiều lãnh chúa và mỗi lãnh chúa cai quản 1 lãnh địa và được xem như 1 ông vua con, có quyền đặt ra các lọai thuế, lãnh chúa còn đứng đầu cơ quan pháp luật và thống trị nông nô về mặt tinh thần
GV đặt câu hỏi cho HS kết hợp H. 1/tr.4 (SGK): Em hãy miêu tả về Lãnh địa phong kiến trong H. 1 ở SGK?
GV gợi ý cho HS
+ Kiến trúc bên trong Lãnh địa như thế nào?
GV nhận xét, chốt ý
Rộng lớn, lâu đài, thành quách., hào sâu, đồng cỏ, cối xoay gió.. như một quốc gia thu nhỏ
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đời sống trong Lãnh địa phong kiến. 
GV giảng cho HS
Trong Lãnh địa có thể thấy được đời sống của Lãnh chúa và Nông nô hoàn toàn đối lập nhau. 
GVđặt câu hỏi 
Em hãy cho biết sự đối lập về cuộc sống trong lãnh địa giữa Lãnh chúa và Nông nô được biểu hiện cụ thể như thế nào? Đầu tiên, là Lãnh chúa?
GVnhận xét, chốt ý 
GV giảng thêm kết hợp chiếu hình ảnh cuộc sống xa hoa của Lãnh chúa
Vậy thì cuộc sống của nông nô thì như thế nào các em?
GVnhận xét, chốt ý 
GV giảng thêm kết hợp chiếu hình ảnh cuộc sống đói nghèo cơ cực của nông nô
Với đời sống hoàn toàn đối lập nhau giữa Lãnh chúa và nông nô sẽ dẫn đến hậu quả gì? 
GVnhận xét, chốt ý 
GV giảng thêm kết hợp chiếu hình ảnh cuộc nổi dậy của nông nô chống Lãnh chúa ở Pháp (1358)
 ....Cuộc khởi nghĩa Jacquerie ở miền Bắc nước Pháp (1358), cuộc khởi nghĩa Wat Tyler (1381) ở Anh nhưng kết quả đều thất bại. 
Từ đời sống trong lãnh địa phong kiến mà các em vừa học ở trên, em nào rút ra được đặc điểm của nền kinh tế lãnh địa?
GV nhận xét, chốt ý
Phân biệt sự khác nhau giữa XH cổ đại và XHPK
+ XH cổ đại gồm chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói
+ XHPK gồm lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho lãnh chúa
GV chuyển ý sang mục 3
 Đến thế kỉ thứ XI, ở Châu Âu đã có những bước tiến rất quan trọng góp phần dẫn đến sự ra đời của các thành thị trung đại. Vậy thì cụ thể những bước tiến quan trong đó là gì? Tổ chức thành thị như thế nào? Vai trò của thành thị ra sao? Cô-Trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu mục 3.
GV dẫn dắt vào mục a
Đầu tiên, để lý giải nguyên nhân nào dẫn đến sự xuất hiện của thành thị trung đại . Cô-Trò chúng ta cùng đi vào mục a
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của thành thị trung đại.
GV đặt câu hỏi 
Thành thị trung đại xuất hiện trong thời gian nào? Vì sao nó lại xuất hiện
GV nhận xét, chốt ý
GV mở rộng thêm
diễn ra quá trình chuyên môn hóa 
Vậy thì theo các em nơi đông người mà các thợ thủ công tập trung cụ thể là ở những nơi nào?
GV có thể gợi ý cho HS liên hệ thực tế hiện nay để có thể suy đoán trả lời
GV nhận xét, chốt ý kết hợp sử dụng hình ảnh thành thị trung đại
=>Ngã ba, ngã tư đường, bến sông, bến cảng, chân tường các lâu đài, tu viện, kinh đô, thành lũy nơi có hệ thống phòng vệ có thể bảo đảm an toàn cho tính mạng, tài sản của họ
GV dẫn dắt HS tìm hiểu tiếp tục b: Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về tổ chức của các thành thị trung đại như thế nào qua mục b
Hoạt động 5: Tìm hiểu về tổ chức của thành thị trung đại. 
GV đặt câu hỏi 
 Vậy em nào dựa vào SGK cho Cô và các bạn biết cư dân trong thành thị chủ yếu là ai? Họ làm nghề gì? 
GV nhận xét, chốt ý
GV giảng thêm cho HS kết hợp sử dụng hình ảnh về thợ thủ công và thương nhân
Những người thợ thủ công cùng nghề thường sống tập trung ở một khu vực, do đó tên phố thường đặt theo tên nghề nghiệp. Mỗi một phường hội có một có phường quy riêng quy định chất lượng,,quy cách, giá cả. Khi sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, người thợ thủ công không thể tự bán hàng để làm trung gian giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phậm tầng lớp thương nhân “bao mua” đã xuất hiện. Để độc quyền buôn bán trong thành thị, bảo vệ lợi ích chung cho các thương nhân tổ chức thương hội ra đời. Hoạt đông ở các thành thị sổi nổi đến mức hằng năm các thương nhân Châu Âu còn tổ chức hội chợ để triển lãm, trao đổi, buôn bán sản phẩm. 
GV dẫn dắt HS tìm hiểu tiếp tục b
Vậy thì với sự ra đời và phát triển của thành thị có vai trò như thế nào? Cô-Trò chúng ta cùng đi vào mục c
GV đặt câu hỏi 
 Em có nhận xét gì về vai trò của thành thị trung đại?
GV nhận xét, chốt ý
GV giảng thêm kết hợp sử dụng hình ảnh về một Hội chợ ở Pháp
(Tích hợp môi trường)
GV kết luận bài học
HS lắng nghe
HS quan sát lược đồ
HS trả lời dựa vào SGK
HS quan sát lược đồ
HS trả lời dựa vào SGK
HS quan sát, kết hợp với SGK trả lời
HS quan sát hình ảnh Lãnh chúa
HS quan sát hình ảnh Nông nô
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS kết hợp H. 1miêu tả
HS trả lời
HS quan sát hình ảnh
HS trả lời
HS quan sát hình ảnh
HS trả lời
HS quan sát hình ảnh
HS trả lời
HS suy nghĩ trả lờI
HS trả lời
HS suy nghĩ trả lời liên hệ 
HS trả lời
HS quan sát H. 2 SGK 
- Trả lời
HS trả lời
HS quan sát hình ảnh, lắng nghe
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu 
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Thế kỉ V, người Giéc-man tràn vào lãnh thổ Rô-ma thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-lô Xắc-xông, Phơ-răng, Tây Gốt, Đông Gốt 
b. Biến đổi xã hội: 
- Xuất hiện các tầng lớp mới 
- Lãnh chúa bao gồm: tướng lĩnh, quý tộc người Giéc-man được ban cấp ruộng đất, tước vị. Họ trở nên giàu và có quyền thế.
- Nông nô bao gồm: nô lệ và nông dân. Họ sống phụ thuộc vào Lãnh Chúa. 
àXã hội phong kiến Châu Âu được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến
- Là vùng đất rộng lớn do Lãnh chúa làm chủ.
- Đời sống trong lãnh địa: 
+ Lãnh chúa: xa hoa, đầy đủ, không phải lao động 
+ Nông nô: đói nghèo, cơ cực
à Cuộc nội dậy chống lại Lãnh chúa 
- Đặc điểm kinh tế: tự cung tự túc, không trao đổi với bên ngoài
3. Sự xuất hiện của các thành thị trung đại
a. Nguyên nhân: 
- Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, sản phẩm dư thừa được đưa đi bánàthành thị ra đời.
b. Tổ chức
- Cư dân chủ yếu: thợ thủ công, thương nhâ
- Họ lập phường hội, thương hội, tổ chức Hội chợ để sản xuất, trao đổi, buôn bán hàng hóa và triển lãm
c. Vai trò
- Thuùc ñaåy xaõ hoäi phong kieán Chaâu Aâu phaùt trieån
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập 
+ Thời gian: 5 phút
+ Phương pháp: Phát vấn.
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV đặt câu hỏi
Nền kinh tế trong các thành thị có gì khác so với nền kinh tế lãnh địa.
1. Lãnh địa là nơi như thế nào? àLãnh chúa nắm mọi quyền hành
2. Trong lãnh địa gồm có: à Nông dân và lãnh chúa	 
3. Thành thị trung đại xuất hiện do: àHàng hoá sản xuất ra nhiều; Nhu cầu trao đổi buôn bán
GV theo dõi, nhận xét
HS suy nghĩ trả lời
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng 
+ Thời gian: 5 phút
+ Phương pháp: Đóng vai
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức
+ Tích hợp: Mĩ thuật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
GV cho HS vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước 
Hãy đóng vai người Nông nô và lãnh chúa trong lãnh địa, mô tả lại công việc và cuộc sống của mình
HS về nhà hoàn thành vào vở
HS đóng vai
HOẠT ĐỘNG 5: tìm tòi mở rộng 
+ Thời gian: 2 phút
+ Phương pháp: Dạy học nếu vấn đề
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tranh ảnh về các pháo đài Châu Âu thời phong kiến
+ Tham khảo đọc thêm sách “ Bách khoa tri thức học sinh” Lê Huy Hòa - chủ biên- NXB Lao Động (2007)
HS thực hiện theo yêu cầu
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
1. Bài cũ: Học bài, trả lời câu hỏi sgk
2. Bài mới: Chuẩn bị: Bài 2 
Nhóm 1: Cuộc phát kiến của Vax-xcô đơ Ga-ma
Nhóm 2: Cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô 
Nhóm 3: Cuộc phát kiến của Ma-gien-lan
Nhóm 4: Kết quả của các cuộc phát kiến địa lý
- Sự hình thành CNTB ở Châu âu ?
VI. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 2
Bài 2
SỰ SUY VONG CỦA CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
VÀ SỰ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở CHÂU ÂU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Sau khi học sinh học xong bài học sẽ nắm được:
- Nguyên nhân, hệ quả của các cuộc phát kiến đã tác động đến xã hội phong kiến châu Âu như thế nào?
- Quá trình hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến ở châu Âu.
- Những biến đổi kinh tế và xã hội do quá trình tích lũy tư bản tạo nên.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng khai thác, sử dụng tranh ảnh Lịch sử phục vụ cho bài học. 
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát và sử dụng lược đồ Lịch sử chỉ ra các hướng đi trên biển của các nhà thám hiểm trong các cuộc phát kiến địa lý.
3. Thái độ
- Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản ở châu Âu.
- Mở rộng thị trường, giao lưu buôn bán giữa các nước là tất yếu
4. Tích hợp: Địa lí, môi trường
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
b. Các năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
c. Các năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
1. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm, giảng giải
- Vấn đáp, thuyết trình
- Kể chuyện
2. Kỹ thuật: Động não, giao việc
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, Powerpoint
- Bản đồ thế giới.
- Tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
2. Học sinh:
- Đọc SGK hoàn tất nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu hoặc những câu chuyện về các cuộc phát kiến địa lí.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sỉ sổ
2. Tổ chức hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 
+ Thời gian: 2 phút
+ Phương pháp: Trực quan
+ Kĩ thuật: Động não
+ Phương tiện: Tivi,
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, sử dụng hình ảnh
+ Tích hợp: Môi trường
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV cho HS xem hành trình về các cuộc phát kiến lớn
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:
Thế kỷ XV nền KT hàng hóa phát triển. Đây là nguyên nhân thúc đẩy người phương Tây tiến hành các cuộc phát kiến địa lí để tìm ra những vùng đất mới và con đường mới như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
HS quan sát 
HS lắng nghe, viết tên bài
HOẠT ĐỘNG 3: hình thành kiến thức
+ Thời gian: 20 phút
+ Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, giảng giải, kể chuyện
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhận xét nhân vật lịch sử, sử dụng bản đồ, lược đồ
+ Tích hợp: Địa lí
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
GV dẫn dắt vào mục 1
Từ giữa thế kỉ XV cho đến nữa đầu thế kỉ XVI thì con đường giao lưu buôn bán giữa phương Tây và phương Đông đã được hình thành một cách trực tiếp thông quan những cuộc tham hiểm của những người phương Tây. Người ta gọi đó là những cuộc “phát kiến địa lý”. Vậy “Phát kiến địa lý” là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến hình thành các cuộc phát kiến này? Kết quả đem lại ra sao? Cô-Trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua mục 1
Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện cần và đủ của các cuộc phát kiến địa lý.
* Tích hợp môi trường
Em hiểu thế nào là khái niệm “Phát kiến địa lý”?
GV nhận xét, chốt ý
“Phát kiến địa lý” tức là khám phá, tìm ra những vùng đất mới, xạ lạ, chưa từng được biết tới, có hoặc chưa có người ở. Để làm gì? Để phục vụ cho nhu cầu cá nhân (khoa hoc, kinh tế, văn hóa, chính trị ). 
GV dẫn dắt: Trước tiên Thầy-Trò chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cuộc phát kiến địa lý
Em hãy dựa vào SGK cho biết nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lý.
GV nhận xét, chốt ý
GV giảng 
Theo các em để thực hiện các cuộc thám hiểm xuyên đại dương người châu Âu cần có những điều kiện gì? 
GV gợi ý HS liên hệ tưởng tưởng bản thân khi đi du lịch mạo hiểm xuyên đại dương 
GV nhận xét, chốt ý
GV giảng thêm 
Vào thời gian ấy, khoa học-kĩ thuật đã có những bước tiến bộ đáng kể như những hiểu biết con người về địa lý các đại dương, thành tựu kĩ thuật hàng hải như việc sử dụng la bàn giúp định vị trên biển, kĩ thuật đóng tàu thuyền lớn có khả năng vượt đại dương tiêu biểu là tàu Caravel..10km/h
GV giới thiệu cho HS xem H. 3 SGK về tàu Caravel 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ba cuộc cuộc phát kiến địa lý lớn.
GV dẫn dắt
Trong suốt gần 1 thế kỉ, lịch sử đã chứng kiến hàng loạt các cuộc phát kiến địa lý. Trong nội dung bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu 3 cuộc phát kiến địa lý lớn 
Thuyết trình
GV theo dõi các dõi trình bày
Hỗ trợ phương tiện thông tin: Máy tính
GV nhận xét kết luận
GV mở rộng thêm nếu nhóm HS chưa làm rõ
GV kết luận về những cuộc phát kiến địa lý
GV chuyển ý sang mục 2
Sau các cuộc phát kiến địa lý xã hội châu Âu đã tạo nên tiền đề cho sự hình thành nên chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Vậy để tìm hiểu sự hình thành của chủ nghĩa tư bản như thế nào. Cô-Trò chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua mục 2.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy. 
GV đặt câu hỏi 
Sau các cuộc phát kiến địa lý quý tộc và thương nhân đã làm gì? 
GV nhận xét, chốt ý
GV dẫn dắt
Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu những biến đổi kinh tế-xã hội ở châu Âu sau các cuộc phát kiến địa lý.
GV chia lớp ra làm 2 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi: 
Quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy đã tạo ra những biển đổi gì về kinh tế, xã hội ở Tây Âu?
GV nhận xét, chốt ý 
GV giảng 
Nhờ có nguồn vốn và công nhân làm thuê các nhà tư sản đã mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhờ có quá trình tích lũy nguyên thủy đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Trong công nghiệp, sự xuất hiện của các công trường thủ công thay thế cho phường hội. Quy mô là một xưởng sản xuất nhỏ với số lượng khoảng 100 công nhân, có sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa, năng suất lao động cao. Trong nông nghiệp, sự xuất hiện của đồn điền, trang trại rộng lớn, sản xuất theo quy mô lớn cung cấp cho thị trường, sản xuất nhỏ của nông dân bị xóa bỏ. Trong thương nghiệp, các công ty thương mại ra đời thay thế cho thương hội như công ty Đông Ấn, Tây Ấn của Tây Ban Nha hoạt động trên cơ sở hùn vốn, vừa buôn bán, vừa cướp bóc. 
GV dẫn dắt tiếp: Từ đó, xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi, các giai cấp mới được hình thành đó là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản 
GV giảng thêm
Từ những quý tộc, thương nhân, thợ thủ công khá giả họ đã mở rộng sản xuất kinh doanh để trở nên những chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân giàu có. Họ nắm nhiều của cải trong xã hội và là đại diện cho nền sản xuất tiến bộ. Họ trở thành giai cấp tư sản. Họ dùng đủ mọi cách để bóc lột kiệt quệ sức lao động của công nhân. Đối với giai cấp vô sản họ xuất thân từ những người nông dân mất đất, thợ thủ công phá sản, nô lệ họ trở thành những người làm thuê ăn lương và bị bót lột tàn nhẫn.
GV kết luận về sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu
=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành trong lòng chế độ phong kiến.
HS trả lời
HS trả lời
HS kết hợp kiến thức với H. 3 SGK
HS trả lời
HS quan sát H. 3
(Chuẩn bị ở nhà)
Nhóm 1: Cuộc phát kiến của Vax-xcô đơ Ga-ma
Nhóm 2: Cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô 
Nhóm 3: Cuộc phát kiến của Ma-gien-lan
Nhóm 4: Kết quả của các cuộc phát kiến địa lý
Nội dung yêu cầu: Trình bày rõ nội dung kết hợp bản đồ
- Thuyết trình
- Trao đổi cùng lớp
HS trả lời
HS đại diện nhóm trả lời
1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lý
- Nguyên nhân: Yêu cầu phát triển của sản xuất cần có thị trường, nguyên liệu mới 
- Điều kiện: Tàu lớn, la bàn 
- Các cuộc phát kiến địa: Vax-xcô đơ Ga-ma, Cô-lôm-bô và Ma-gien-lan
- Kết quả: thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại cho giai cấp tư sản những món lợi khổng lồ
2. Sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Sau phát kiến địa lý, giới quý tộc, thương nhân đã có được nguồn vốn ban đầu, nhân công từ việc cướp bóc của cải, cướp đoạt ruộng đất và buôn bán nô lệ àQuá trình tích lũy nguyên thủy
- Biến đổi: 
+ Kinh tế: xuất hiện công trường thủ công, đồn điền, công ty thương mại 
+ Xã hội: Xuất hiện 2 giai cấp Tư sản và Vô sản 
=>Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành
HOẠT ĐỘNG 3: luyện tập 
+ Thời gian: 5 phút
+ Phương pháp: Phát vấn, nhóm
+ Kĩ thuật: Động não
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng 
Câu 1: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến những cuộc phát kiến địa lí?(B)
A. Do khát vọng muốn tìm mãnh đất có vàng.
B. Do yều cầu phát triển của sản xuất.
C. Do muốn tìm những con đường mới.
D. Do nhu cầu của những người dân.
Câu 2: Những nước nào đi đầu trong cuộc phát kiến địa lí?(vdc)
A. Anh, Tây Ban Nha.
B. Pháp, Bồ Đào Nha.
C. Anh, I-ta-li-a.
D. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
Câu 3: Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu được hình thành trên cơ sở nào?(H)
A. Thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông
B. Các thành thị trung đại
C. Vốn và công nhân làm thuê.
D. Sự phá sản của chế độ phong kiến.
Câu 4: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?(H)
A. Ấn Độ và các nước phương Đông
B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
C. Nhật Bản và các nước phương Đông
D. Ấn Độ và các nước phương Tây
Câu 5: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?(H)
A. Công nhân, quý tộc.
B. Thương nhân, quý tộc.
C. Tướng lĩnh, quý tộc.
D. tăng lữ, quý tộc.
Câu 6: Giai cấp vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Nông nô
B. Tư sản
C. Công nhân
D. Địa chủ.
HS suy nghĩ làm bài
HOẠT ĐỘNG 4: vận dụng 
+ Thời gian: 5 phút
+ Phương pháp: Kể chuyện
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV cho HS kể chuyện
Kể chuyện liên quan đến các nhân vật và các cuocj phát kiến địa lí thời đó mà em biết ?
HS kể chuyện
HOẠT ĐỘNG 5: tìm tòi mở rộng 
+ Thời gian: 2 phút
+ Phương pháp: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức
+ Tích hợp: Mĩ thuật
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cuộc phát kiến địa lí.
+ Tham khảo sách: Lịch sử thế giới Trung Đại của tác giả Lương Ninh
HS làm theo yêu cầu của giáo viên
V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ
1. Bài cũ: Học bài cũ
2. Bài mới: 
- Nắm được nguyên nhân xuất hiện và nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa phục hưng.
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo và tác động trực tiếp của phong trào này đến xã hội phong kiến Châu Âu.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết: 3
Bài 3
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN 
THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Sau khi học sinh học xong bài học sẽ nắm được:
- Nguyên nhân xuất hiện và nội dung, ý nghĩa tư tưởng phong trào Văn hóa Phục hưng. 
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào Cải cách tôn giáo và những tác động trực tiếp đến xã hội phong kiến Châu Âu lúc bấy giờ.
2. Kĩ năng: Phân tích cơ cấu giai cấp để chỉ ra những mâu thuẫn xã hội, từ đó thấy được nguyên nhân sâu xa cuộc đấu tranh giai cấp của tư sản chống phong kiến 
 3. Thái độ
 - Tiếp tục bồi dưỡng nhận thức cho hoc sinh về sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người, về vai trò của giai cấp tư sản, đồng thời qua bài này, giúp học sinh thấy được loài người đang đứng trước một bước ngoặt lớn: Sự sụp đỗ của chế độ phong kiến-một chế độ xã hội độc đoán, lạc hậu và lỗi thời.
- Phong trào Văn hóa Phục hưng đã để lại nhiều giá trị to lớn cho nền văn hóa nhân loại.
4. Tích hợp: môi trường, ngữ văn, địa lí
5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
b. Các năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
c. Các năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Phân tích được tác động của phong rào cải cách tôn giáo dếnd xã hội châu Âu thời bây giờ.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
1. Phương pháp
- Thảo luận nhóm, giảng giải, vấn đáp
- Liên hệ thực tiễn, trò chơi
2. Kỹ thuật: Động não, giao việc
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Giáo án, Powerpoint
- Một số tư liệu có liên quan.
2. Học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Tổ chức hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động 
+ Thời gian: 2 phút
+ Phương pháp: Trò chơi, trực quan
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
GV cho HS tham gia trò chơi lật hình
Bức ảnh: Ma-đô-na bên cửa cửa
GV dãn dắt vào bài học
HS tham gia trò chơi
HS lắng nghe, ghi tên bài
HOẠT ĐỘNG 3: hình thành kiến thức
+ Thời gian: 20 phút
+ Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
+ Kĩ thuật: Động não, giao việc
+ Phương tiện: Tivi
+ Hình thành năng lực, phẩm chất: Năng lực tư duy logic, năng lực nhận thức, quan sát tranh ảnh lịch sử, nhậ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_hoc_ky_i.doc