Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Mai Thị Hương

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Mai Thị Hương

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

 - Những nét chính về cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ. Thấy đư¬ợc chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc kháng chiến chống Minh đầu thế kỉ XV.

 - Hiểu được nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào dân của nhà Hồ.

 - Vận dụng so sánh với nhà Trần.

2. Thái độ

 - Bồi d¬ưỡng cho HS lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo. Niềm tự hào về truyền thống yêu nư¬ớc, đấu tranh bất khuất của dân tộc.

3. Kĩ năng

 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học

4. Định hướng năng lực hình thành

* Năng lực chung:

 - Năng lực tự học: Phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Khả năng tự sưu tầm, thu thập kiến thức lịch sử

 - Năng lực sáng tạo: Học sinh nhận xét, đánh giỏ khỏi quỏt húa về sự kiện lịch sử.

 - Năng lực giao tiếp: HS có khả năng sử dụng ngôn ngữ để trỡnh bày vấn đề lịch sử

 - Năng lực hợp tác: Có khả năng chia sẻ thông tin về sự kiệnlịch sử thế kỉ X đến thế kỉ XV

 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ:

* Năng lực chuyờn biệt:

 - Năng lực giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng của lịch sử Hải Dương thế kỉ X đến thế kỉ XV

đối với lịch sử dân tộc

B. CHUẨN BỊ

 - GV: lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.

 - HS: sgk, vở ghi. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhà Hồ.

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.

I. Tổ chức: (1p)

II. Kiểm tra : (3p)

Kiểm tra sỏch vở của học sinh.

III. Bài mới

Cuối năm 1406 lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần quân Minh đã huy động một lực lượng lớn ssang xâm lược nướcc ta. Vậy cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã diễn ra như thế nào?

 

doc 101 trang sontrang 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 - Mai Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
 Ngày soạn: 3/12 / 2019
 Ngày dạy: 7A .
 7B ..
 CHỦ ĐỀ CHƯƠNG: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV- ĐẦU THẾ KỈ XVI) 
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng hiện hành:
1.1 Kiến thức
- HS biết được:
+ Cuộc xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ. Biết được chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta.. Diễn biến các cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Trần Ngỗi, khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
+ Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hoá đến chuyển căn cứ vào Nghệ An rồi giải phóng Tân Bình Thuận Hoá, phản công diệt viện và giải phóng đất nước.
+ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. Chính sách kinh tế quân sự thời Lê
HS hiểu:
+ Đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ khiến cho quân Minh đặt ách cai trị ở nước ta.
+ Kế hoạch của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn trong việc xây dựng căn cứ, chuẩn bị lực lượng và tấn công.
+ Các chính sách biện pháp xây dựng đất nước sau khi đ ánh tan quân Minh
- HS vận dụng:
Nhận xét được vai trò của Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
 Nhận xét về tổ chức chính quyền thời Lê sơ.
1.2 Kĩ năng
- Đọc và sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến. 
- Đánh giá ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa .
- Rèn kĩ năng tư duy logic, xâu chuỗi các sự kiện, các vấn đề lịch sử
1.3 Thái độ
- Giáo dục HS thấy được tinh thần hi sinh, vượt qua gian khổ của nghĩa quân Lam Sơn.
 - Giáo dục HS lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước.
 - Bồi dưỡng cho HS tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
2. Bảng mô tả:
Nội dung
Nhận biết
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đầu thế kỉ XV
- Trình bày được cuộc xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ.
- Biết được chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta.
- Trình bày được diễn biến các cuộc khởi nghĩa: khởi nghĩa Trần Ngỗi, khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
- Hiểu được âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta.
- Lí giải được đường lối chống giặc sai lầm của nhà Hồ khiến cho quân Minh đặt ách cai trị ở nước ta.
Phân tích được nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. 
Đánh giá ý nghĩa các cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần.
2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427).
- Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Trình bày được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hoá đến chuyển căn cứ vào Nghệ An rồi giải phóng Tân Bình Thuận Hoá, phản công diệt viện và giải phóng đất nước.
- Hiểu được kế hoạch của bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn trong việc tiến quân ra Bắc sau khi giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá.
- Lí giải đuợc tại sao bộ chỉ huy nghĩa quân chọn Tốt Động- Chúc Động và Chi Lăng- Xương Giang làm nơi quyết chiến với giặc Minh.
- Giải thích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa.
- Phân tích được nghệ thuật sử dụng chiến thuật của bộ chỉ huy nghĩa quân trong việc diệt viện binh giặc.
- Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Nhận xét được vai trò của Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Viết đoạn văn ngắn đánh giá công lao của Nguyễn Trãi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
. 3. Nước Đại Việt thời Lê sơ ( 1428- 1527)
Trình bày được về tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. 
Giải thích được tổ chức chính quyền ở trung ương và địa phương.
- Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ.
- So sánh tổ chức chính quyền thời Lê sơ với thời Trần.
- Nhận xét về tổ chức chính quyền thời Lê sơ.
Biết được về tổ chức quân đội thời Lê sơ
Hiểu được chủ trương của nhà Lê trong việc xây dựng quân đội.
So sánh cách tổ chức quân đội thời Lê sơ với thời Trần.
Liên hệ với chính sách tổ chức quân đội của nhà nước ta hiện nay qua các đợt tuyển quân hang năm. 
Trình bày nội dung luật Hồng Đức.
Hiểu được nét mới về luật pháp thời Lê sơ.
Nhận xét về giá trị của luật Hồng Đức.
Biết được tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lê sơ
Lí giải được những chính sách và biện pháp tích cực của nhà Lê trong việc khôi phục và phát triển kinh tế.
Nêu tên các giai cấp, tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ.
- Hiểu được nét chính về tính chất, đặc điểm của các giai cấp tầng lớp trong xã hội thời Lê sơ.
- Giải thích được tại sao nhà Lê lại ban hành chính sách hạn nô.
- Vẽ sơ đồ phân hoá xã hội thời Lê sơ.
- So sánh sự phân hoá xã hội thời Lê sơ với thời Trần.
- Trình bày được những chính sách của nhà nước và sự phát triển của văn hoá, giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật.
- Biết được những nét chính về một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc.
- Nêu một số đóng góp của các danh nhân văn hóa. 
- Hiểu được các chính sách về văn hoá giáo dục, văn học, khoa học và nghệ thuật tác động đến sự phát triển của xã hội. 
- Phân tích được giá trị của các thành tựu văn hoá khoa học kĩ thuật đối với đời sống xã hội.
- Nhận xét về những đóng góp của các danh nhân văn hoá đối với dân tộc.
- Phát biếu suy nghĩ của mình về việc giữ gìn và phát huy những thành tựu văn hoá nghệ thuật.
Định hướng năng lực cần hình thành:
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sang tạo.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá.
CHƯƠNG IV : ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV - ĐẦU THẾ KỈ XVI)
TIẾT 37. BÀI 18 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO KHỞI NGHĨA CHỐNG QUÂN MINH ĐẦU THẾ KỈ XV
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
 - Những nét chính về cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ. Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc kháng chiến chống Minh đầu thế kỉ XV.
 - Hiểu được nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm không dựa vào dân của nhà Hồ. 
 - Vận dụng so sánh với nhà Trần.
2. Thái độ
 - Bồi dưỡng cho HS lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo. Niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
3. Kĩ năng 
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học
4. Định hướng năng lực hình thành
* Năng lực chung:
 - Năng lực tự học: Phát hiện kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Khả năng tự sưu tầm, thu thập kiến thức lịch sử 
 - Năng lực sáng tạo: Học sinh nhận xét, đánh giỏ khỏi quỏt húa về sự kiện lịch sử.
 - Năng lực giao tiếp: HS có khả năng sử dụng ngôn ngữ để trỡnh bày vấn đề lịch sử
 - Năng lực hợp tác: Có khả năng chia sẻ thông tin về sự kiệnlịch sử thế kỉ X đến thế kỉ XV
 - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: 
* Năng lực chuyờn biệt:
 - Năng lực giải quyết mối quan hệ, ảnh hưởng của lịch sử Hải Dương thế kỉ X đến thế kỉ XV
đối với lịch sử dân tộc
B. CHUẨN BỊ
 - GV: lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV.
 - HS: sgk, vở ghi. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhà Hồ.
C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
I. Tổ chức: (1p)
II. Kiểm tra : (3p)
Kiểm tra sỏch vở của học sinh.
III. Bài mới
Cuối năm 1406 lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần quân Minh đã huy động một lực lượng lớn ssang xâm lược nướcc ta. Vậy cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã diễn ra như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- HS theo dõi SGK.
 ? Có phải quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần?
-HS dựa SGK trả lờ
 ? Quân Minh xâm lợc nước ta từ bao giờ, chúng mượn cớ gì để xâm lược?
-HS dựa SGK trả lời
 ? Quân Minh xâm lược nước ta như thế nào? Nhà Hồ chống lại cuộc xâm lược ra sao?
-HS dựa SGK trả lời
 ? Tại sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ lại thất bại nhanh chóng?
-HS thảo luận nhóm trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận: 
Cuộc kháng chiến của nhà Hồ không thu hút được toàn dân tham gia, không phát huy được sức mạnh của toàn dân vì vậy đã thất bại. Hồ Nguyên Trừng từng nói “ Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ dân không theo”.
 - HS theo dõi SGK.
? Sau khi đánh bại nhà Hồ, nhà Minh đã làm gì?
-HS dựa SGK trả lời
? Em hãy nêu chính sách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta?
-HS dựa SGK trả lời
- GV gọi HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK.
 ? Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Minh đối với đất nước ta?
- HS nhà Minh thâm độc và rất tàn bạo.
- GV có thể nêu dẫn chứng qua những câu thơ của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo để HS thấy rõ hơn về sự thâm độc này.
? Hậu quả của chính sách cai trị trên là gì?
-HS dựa SGK trả lời
? Những chính sách đó nhằm mục đích gì?
- HS trả lời.
-> GVKL: Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh làm cho mâu thuẫn dân tộc lên cao và dẫn đến các cuộc khởi nhĩa của nhân dân ta đầu tiên là khởi nghĩa của quý tộc họ Trần.
- HS theo dõi SGK.
? Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa?
-HS dựa SGK trả lời
- GVBS: Ngay sau khi cha con họ Hồ bị bắt, phong trào đấu tranh của nhân dân ta diễn ra khắp nơi.
- GVsử dụng lược đồ các cuộc khởi nghĩa để giới thiệu về những cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở nhiều nơi.
- GV đi sâu tìm hiểu 2 cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng.
+ Trần Ngỗi là con cháu của Trần Nghệ Tồn được đưa lên làm minh chủ (10- 1407) tự xưng là Giản ĐịnhHoàng đế, sau đó kéo quân vào Nghệ An được Đặng Tờt và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.
+ 12/1408 một trận chiến lớn đã diễn ra ở Bô Cô- Nam Định, nghĩa quân tiêu diệt được 4vạn tên địch.
+ Sau đó Trương Phụ đã huy động 5 vạn quân tấn công đại bẩn doanh của Trần Ngỗi phải bỏ chạy đến Ninh Bình rồi bị bắt.
? Những cuộc khởi nghĩa trên nổ ra có ý nghĩa gì?
-HS dựa SGK trả lời
- GVKL: Tuy các cuộc khởi nghĩa trên thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đó được coi là ngọn lửa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ (12p)
- Tháng 11.1046, quân Minh mượn cớ khôi phục nhà Trần, đã huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cầm đầu tiến vào nước ta.
- Quân Minh lần lượt đánh bại quân nhà Hồ 
- 22.1.1407, quân Minh chiếm được Đông Đô->4.1407, quân Minh tấn công vào Tây Đô
6.1407, Hồ Quý Ly bị bắt=> cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại
* Nguyên nhân 
- Do đường lối đánh giặc sai lầm không đoàn kết toàn dân đánh giặc 
2. Chính sách cai trị của nhà Minh (10p)
Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc.
- Kinh tế: Đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em về Trung Quốc.
- Văn hoá: Đồng hoá, ngu dân, bãi bỏ các phong tục tập quán của nước ta.
-> Muốn dân tộc ta phải lệ thuộc vào chúng.
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần (13p)
* Nguyên nhân:
- Nhà Hồ sụp đổ.
- Giặc Minh xâm lợc và đô hộ nước ta.
* Diễn biến:
- Khởi nghĩa bùng nổ ra ở nhiều nơi.
- Tiêu biểu nhất:
+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407-1409)
+ Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409-1414).
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân ta.
IV. Củng cố bài (5p)
- GV hướng dẫn HS làm một số bài tập sau:
1. Hai câu thơ: 
 “ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”
 Hai câu thơ trên nói về tội ác của quân xâm lược nào?
 A. Quân Tống B. Mông Nguyên C. Minh
2. Hai câu thơ trên trích trong bài nào?
 A. Hịch tướng sĩ B. Bình Ngô Đại Cáo. C. Nam quốc sơn hà.
3. Tác giả nào?
 A. Nguyễn Trãi B. Trần Quốc Tuấn C. Lý Thường Kiệt.
V. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Học thuộc nội dung bài học trong vở ghi và trong SGK.
- Làm bài tập đầy đủ.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 Trong SGK.
- Tìm hiểu những câu thơ tả tội ác của giặc Minh trong bài thơ “ Bình Ngô Đại Cáo” mà Nguyễn Trãi đã viết.
- Chuẩn bị bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tìm hiểu thời kì ở miền tây Thanh Hóa.
 .
TUẦN 20 Ngày soạn : 3o/12/2016
 Ngày day:7A...............
 7B...................
Tiết 38. BÀI 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN(1418 - 1427)
I. THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HOÁ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức
- Biết được những nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến những năm đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn : từ lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh Hoá ( thời kì từ 1418 – 1423 ).
- Hiểu được công lao của Lê Lợi và những người lãnh đạo nghĩa quân.
- Vận dụng đánh giá được nguyên nhân nhân dân ta ủng hộ cuộc khởi nghĩa.
2. Kĩ năng 
- Nhận xét nhân vật, lập niên biểu về các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3. Thái độ
 	- Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
4. Định hướng năng lực cần hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện kiến thức, xác định được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Năng lực nhận xét, đánh giá. Năng lực thực hành, so sánh
B. CHUẨN BỊ
 	- GV: Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- HS: Sưu tầm tư liệu về Nguyễn Trãi, Lê Lợi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
I. Tổ chức: (1p)
II. Kiểm tra : (5p)
	? Trình bày quá trình xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ?
	? Nhà Minh thi hành chính sách cai trị như thế nào?
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu hiểu biết của em về Lê Lợi?
? Lê Lợi có những đóng góp và vai trò gì trong việc chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa?
? Qua câu nói của Lê Lợi cho chúng ta thấy Lê Lợi là người như thế nào?
GV chỉ căn cứ Lam Sơn trên lược đồ.
? Tại sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ khởi nghĩa?
? Khi nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, những người yêu nước đã làm gì?
? Em hãy nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi?
? Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng những người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã làm gì?
? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống Minh từ bao giờ? ở đâu?
? Vì sao hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn?
? Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì?
? Trước tình hình đó nghĩa quân đã làm gì để giải vây?
? Em có suy nghĩ gì trước gương hi sinh của Lê Lai?
? Trước những khó khăn đó Lê Lợi đã làm gì?
? Tại sao Lê Lợi lại đề nghị tạm hoà với quân Minh và quân Minh cũng chấp nhận đề nghị đó?
1. Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa. (13p)
- Lê Lợi(1385 - 1433) là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn, là người yêu nước thương dân. Căm thù quân cướp nước, ông đã dốc hết sản để chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với hào kiệt xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa 
- Nghe tin Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn nhiều người yêu nước từ các địa phương về hội tụ ngày càng đông trong đó có Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi(1380 - 1442) là người học rộng tài cao giàu lòng yêu nước
- Đầu năm 1418, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở Lũng Nhai
- Ngày 7.2.1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) tự xưng là Bình định vương
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn. (20p)
- Những khó khăn: lực lượng còn yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn
- Năm 1418, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh, liên tục phải chống lại những cuộc vây quét của giặc
- Trong gian khổ đã có nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh, dũng cảm tiêu biểu là Lê Lai
- Năm 1421 quân Minh mở cuộc càn quét lớn, làm cho nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn
- Năm 1423, Lê Lợi đền nghị tạm hoà với quân Minh và được chấp nhận
- Năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
 IV. Củng cố: (5p)
? Thời kì đầu nghĩa quân gặp nhiều khó khăn ntn?
? Lê Lợi có vai trò ntn trong việc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? 
?Vì sao nhân dân ta từ khắp nơi đã cùng về Lam Sơn với Lê Lợi chống Minh điều đó thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất của dân tộc ta?
V. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Về nhà học bài, làm bài tập trong SGK và vở bài tập
- Chuẩn bị bài sau: Bài 19-mục II: GIẢI PHÓNG NGHỆ AN , TÂN BÌNH , THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC ( 1424 - 1426).
	+ Tìm hiểu những chiến công tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn.
	+ Ý nghĩa việc tiến quân ra Bắc. 
 Ngày soạn : 3o/12/2016
 Ngày day:7A...............
 7B...................
Tiết 39. Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1427) (Tiếp) 
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN , TÂN BÌNH , THUẬN HOÁ VÀ TIẾN QUÂN 
RA BẮC ( 1424 - 1426) 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1.Kiến thức 
- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến chính của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426. Qua đó thấy được sự lớn mạnh của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong thời kỳ này. 
 - Hiểu được công lao của Lê Lợi và những người lãnh đạo nghĩa quân.
- Vận dụng đánh giá được nguyên nhân nhân dân ta ủng hộ cuộc khởi nghĩa.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ , thuật lại sự kiện lịch sử , nhận xét các sự kiện , nhân vật lịch sử tiêu biểu . 
3.Thái độ
- Giáo dục truyền thống yêu nước , tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng năng lực cần hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện kiến thức, xác định được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Năng lực nhận xét, đánh giá. Năng lực thực hành, so sánh
B. CHUẨN BỊ
 	- GV: Lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
	- HS: Tìm hiểu ý nghĩa việc tiến quân ra Bắc. 
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
I. Tổ chức: (1p)
II. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Trình bày diễn biến giai đoạn 1418 - 1423 của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ? 
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Vì sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển hướng hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An?
? Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Chích? 
? Việc thực hiện kế hoạch đó sẽ đem lại kết quả gì? 
- GV dùng lược đồ chỉ đường tiến quân của nghĩa quân . Trình bày những trận đánh lớn của nghĩa quân . 
- GV liên hệ “Cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi . 
- Em có nhận xét gì về kế hoạch của Nguyễn Chích ?
? Nêu tóm tắt những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối 1425?
 Gv dùng lược đổ chỉ đường tiến quân và những chiến thắng của nghĩa quân giai đoạn này.
? Vì sao nghĩa quân nhanh chóng giành thắng lợi?
? Trình bày kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi?
Gv dùng lược đồ chỉ đường tiến quân của nghĩa quân
? Em có nhận xét gì về kế hoạch đó?
GV: nhận xét, bổ sung hoàn thiện 
? Khi nghĩa quân tiến ra Bắc nhân dân đã ủng hộ như thế nào?
 ? Cuộc tiến quân ra Bắc thắng lợi có ý nghĩa gì ?
1. Giải phóng Nghệ An ( 1424 ) 10p
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An, được Lê Lợi chấp nhận
+ Ngày 12 - 10 - 1424 quân ta bất ngờ tập kích ở đồn Đa Căng, sau đó hạ thành Trà Lân . Trên đà thắng lợi nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, Diễn Châu, Thanh Hoá . 
- Kế hoạch phù hợp nên ta thu được nhiều thắng lợi.
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (1425) 10p
- Tháng 8 - 1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An ® trong 10 tháng nghĩa quân giải phóng từ Thanh Hoá ® đèo Hải Vân. 
- Có sự chỉ huy của hai tướng giỏi và được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng .
3. Tiến quân ra Bắc mở rộng phạm vi hoạt động ( 1426). 13p
- Tháng 9 năm 1426 Lê Lợi chia quân làm 3 đạo tiến ra Bắc .
+ Đạo 1: giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang.
+ Đạo 2: giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị Hà và chặn đường rútcủa giặc từ Nghệ An về Đông Quan.
+ Đạo 3: Tiến thẳng ra Đông Quan.
- Kết quả: quân ta nhiều trận thắng lớn địch buộc phải cố thủ trong thành Đông Quan. 
IV. Củng cố (5p)
? Hãy cho biết vì sao Nguyễn Chích lại đề nghị tiến quân đánh vào Nghệ An, xây dựng căn cứ mới? ( Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng). 
	A. Để thoát khỏi thế bị bao vây tiêu diệt . 
	B. Để có nguồn lương thực dồi dào . 
	C. Để mở rộng địa bàn hoạt động và dễ kiểm soát . 
	D. Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, địa thế hiểm trở.
	? Những thắng lợi của giai đoạn này có ý nghĩa ntn?
V. Hướng dẫn về nhà (1p)
- Về nhà học bài, làm bài tập trong SGK và vở bài tập
- Chuẩn bị bài sau: Bài 19-mục III: Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
+ Những thắng lợi tiêu biểu: Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.
+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
Phê duyệt của tổ trưởng
Phê duyệt của BGH
 TUẦN 21 Ngày soạn : 3 /1 / 2017
 Ngày day:7A...............
 7B...................
TIẾT 40. BÀI 19. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427) -Tiếp theo
III. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG
 (Cuối năm 1426 – cuối năm 1427)
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
- Biết những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: chiến thắng Tốt Động – Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang. Ý nghĩa lịch sử của những sự kiện đó đối với việc kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Hiểu nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lòng yêu nước, đoàn kết của nhân dân, chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo 
- Vận dụng đánh giá được công lao của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
2- Kĩ năng:	
Nhận xét về những nhân vật tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
3- Thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi, Nguyễn Trãi 
4. Định hướng năng lực cần hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện kiến thức, xác định được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử: diễn biến trận Tốt Động-Chúc Động, Chi Lăng-Xương Giang. 
- Năng lực nhận xét, đánh giá: nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Tài liệu tham khảo, lược đồ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Cuốn danh tướng Lam Sơn.
- HS: + Những thắng lợi tiêu biểu: Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang.
+ Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
I- Tổ chức:1p 
.I- Kiểm tra bài cũ:5p 
? Trình bày tóm tắt cuộc KN Lam Sơn từ năm 1424- cuối 1426?
? Nêu dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ năm 1424- cuối 1426?
III- Bài mới:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, sau nhiều năm chiến đấu gian lao, trải qua nhiều thử thách, đã bước vào giai đoạn toàn thắng từ cuối năm 1426 đến cuối năm 1427. Giai đoạn này đã diễn ra như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
? Tại sao ta mở trận đánh quân Minh tại Tốt Động - Chúc Động?
? Kế hoạch của quân ta?
? Hãy trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động?
- GV tường thuật trên lược đồ.
? Kết quả chiến thắng Tốt Động - Chúc Động?
GV: Trận thắng này có ý nghĩa chiến lược.
? Vì sao chiến thắng Tốt Động - Chúc Động có ý nghĩa chiến lược?
+ Làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch.
+ Ý đồ bá chủ, phản công của địch bị thất bại.
? Sau thất bại ở Tốt Động – Chúc Động, quân Minh có từ bỏ ý đồ xâm lược? Chúng đã làm gì?
? Trước tình thế đó bộ chỉ huy nghĩa quân đã làm gì?
? Tại sao ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân Liễu Thăng trước mà không tập trung giải phóng Đông Quan trước?
- Vì sẽ diệt được hơn 10 vạn quân, buộc Vương Thông phải hàng.
? Dựa vào lược đồ em hãy trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang?Kết quả?
- GV cho HS đọc “Bình Ngô dại cáo”- SGK.
- GV đọc 1 đoạn “Bình Ngô đại cáo”
? Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
?Theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất ?
? Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tháng lợi có ý nghĩa gì?
? Hãy đánh giá công lao của Lê Lợi và Nguyễn Trãi?
1- Trận Tốt Động – Chúc Động 
(cuối năm 1426) (10p)
a- Hoàn cảnh:
- Tháng 10/1426 Vương Thông cùng 5 vạn quân viện binh đến Đông Quan.
- Ta đặt quân phục kích ở Tốt Động - Chúc Động.
b- Diễn biến:
- 11/ 1426 quân Minh tiến về Cao Bộ.
- Quân ta từ mọi phía xông vào tiêu diệt quân địch.
c- Kết quả: 5 vạn quân tử thương, bắt sống 1 vạn, Vương Thông chạy về Đông Quan.
2- Trận Chi Lăng – Xương Giang (tháng 10 – 1427). (15p)
a- Sự chuẩn bị:
- Quân Minh: 10/1427, 15 vạn quân viện binh kéo vào nước ta.
- Quân ta: ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân viện binh của Liễu Thăng trước.
b- Diễn biến:
- 8/10/427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.
- Lương Minh lên thay Liễu Thăng, tiến xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát.
- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội vã rút quân về nước.
c- Kết quả:
- Liễu Thăng, Lương Minh tử trận, hàng vạn tên địch bị chết.
- Vương Thông xin hoà, mở hội thề Đông Quan rút quân về nước.
3- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. (8p)
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chống giặc.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng tạo của Bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi.
- Ý nghĩa:
+ Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh
+ Mở ra thời kì phát triển mới cho đất nước.
IV- Củng cố bài học: 5p
? Trình bày diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang trên lược đồ?
? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc KN?
V- Hướng dẫn về nhà:1p
- Học bài nắm chắc những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn cuối của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ý nghĩa lịch sử của những sự kiện đó đối với việc kết thúc cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đọc và chuẩn bị bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ. Tìm hiểu tình hình chính trị, quân sự, pháp luật thời Lê sơ.
......................................................................................................................................Ký duyệt ngày 04/01/2015
Tổ phó 
Nguyễn Thị Hải Yến
.....................................................................................................................................
Tuần 21
 Ngày soạn: 04/ 01 / 2015
 Ngày dạy: / / 2015
TIẾT 41. 
BÀI 20: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (1428-1527) 
I- TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, QUÂN SỰ, PHÁP LUẬT.
A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1- Kiến thức:
- Biết được sơ lược tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ, chính sách về quân đội thời Lê, những điểm chính về bộ luật Hồng Đức.
- Hiểu được điểm khác về tổ chức bộ máy nhà nước, pháp luật của thời Lê so với thời Trần.
- Vân dụng đánh giá sự hoàn thiện của tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến.
2- Kĩ năng:
Phát triển khả năng đánh giá tình hình phát triển về chính trị, quân sự, pháp luật thời Lê.
3- Thái độ:
Giáo dục niềm tự hào về thời thịnh trị của đất nước, có ý thức bảo vệ tổ quốc.
4. Định hướng năng lực cần hình thành:
* Năng lực chung: Năng lực tự học. Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực sáng tạo. Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
*Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực tái hiện kiến thức: tổ chức bộ máy chính quyền, đặc điểm quân đội, pháp luật thời Lê.
- Năng lực nhận xét, đánh giá, so sánh: so sánh với các triều đại trước.
B. CHUẨN BỊ
- GV: Tài liệu tham khảo triều Lê Sơ. 
- HS: Tìm hiểu tình hình chính trị, quân sự, pháp luật thời Lê sơ.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
I- Tổ chức:1p 
 Ngày tháng 01 năm 2016. Lớp 7 .Sĩ số Vắng.
Ngày tháng 01 năm 2016. Lớp 7 .Sĩ số Vắng.
Ngày tháng 01 năm 2016. Lớp 7 .Sĩ số Vắng.
Ngày tháng 01 năm 2016. Lớp 7 .Sĩ số Vắng.
Ngày tháng 01 năm 2016. Lớp 7 .Sĩ số Vắng.
II. Kiểm tra bài cũ : 5p	
? Thuật lại diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang? (Trên lược đồ)
? Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc KN?
III- Bài mới:
Sau khi đánh đuổi quân ngoại xâm ra khỏi biên giới, Lê Lợi lên ngôi vua.Nhà Lê bắt tay ngay vào việc tổ chức bộ máy chính quyền, xây dựng quân đội, luật pháp nhằm ổn định tình hình kinh tế, xã hội.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
? Sau khi đánh tan quân Minh Lê Lợi đã làm gì?
? Bộ máy chính quyền thời Lê sơ được xây dựng như thế nào?
? Đứng đầu là ai?
? Giúp việc vua có những bộ, cơ quan nào?
? Bộ máy chính quyền ở địa phương được tổ chức như thế nào?
? So sánh nhà nước thời Lê với thời Trần, nhiều người cho rằng nó tập quyền hơn, điều này nó được thể hiện như thế nào trong chính sách của nhà Lê?
(Vua nắm mọi quyền hành, bãi bỏ các chức vụ cao cấp: tể tướng, đại tổng quản, hành khiển; vua trực tiếp làm Tổng chỉ huy quân đội)
? Nhìn vào sơ đồ em thấy nước Đại Việt thời Lê có gì khác thời Trần?
(quyền lực nhà vua ngày càng củng cố, các cơ quan giúp việc vua ngày càng sắp xếp quy củ và bổ sung đầy đủ, đất nước chia nhỏ thành các khu vực hành chính- 13 đạo).
? Qua đó em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước thời Lê sơ?
? Nhà Lê tổ chức quân đội như thế nào?
? Tại sao nói hoàn cảnh lúc đó, chế độ “ngụ binh ư nông” là tối ưu?
- Vì thường xuyên có giặc ngoại xâm,vừa kết hợp SX với quốc phòng 
? Nhà Lê quan tâm phát triển quân đội như thế nào?
- GV cho HS đọc đoạn in nghiêng trong SGK.
? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trên?
- Đề cao trách nhiệm bảo vệ tổ quốc đối với người dân, trừng trị thích đáng kẻ bán nước.
? Vì sao thời Lê, nhà nước quan tâm đến luật pháp?
- Để giữ gìn kỉ cương, trật tự XH, ràng buộc ND với chế độ PK để triều đình quản lí chặt chẽ hơn.
? Nội dung chính của luật Hồng Đức?
? Luật Hồng Đức có điểm gì tiến bộ?
+ Bảo vệ người phụ nữ.
1- Tổ chức bộ máy chính quyền. (18p)
- Lê Lợi lên ngôi hoàng đế – Lê Thái Tổ, khôi phục quốc hiệu Đại Việt.
- Xây dựng bộ máy chính quyền và được hoàn chỉnh vào thời Lê Thánh Tông:
 + Đứng đầu triều đình là vua.
 + Trung ương: có 6 bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) và cơ quan chuyên môn (Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài).
 + Địa phương: Đạo (đứng đầu có 3 ti) → Phủ → Châu, Huyện → Xã. 
à Nhận xét: Nhà nước tập quyền chuyên chế hoàn chỉnh.
2- Tổ chức quân đội. (10p)
- Tiếp tục thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
- Quân đội có hai bộ phận:
+ Quân triều đình.
+ Quân ở các địa phương.
- Quân lính thường xuyên luyện tập võ nghệ, chiến trận.
- Bố trí quan đội mạnh phòng thủ các vùng biên giới.
3- Luật pháp. (5p)
- Lê Thánh Tông ban hành luật Hồng Đức.
- Nội dung:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua và hoàng tộc.
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
+ Bảo vệ người phụ nữ.
IV- Củng cố bài học: 5p
Cho HS lên bảng vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê sơ. (3 học sinh)
V- Hướng dẫn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_7_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2017_mai_thi_hu.doc