Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 3+4, Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở tây âu - Năm học 2022-2023
I. MỤC TIÊU
Sau bài học này, giúp HS hiểu:
1. Về kiến thức
- Sử dụng lược đổ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính vế hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.
- Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.
- Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
- Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu.
2. Về năng lực
- Kĩ năng chỉ lược đổ, đọc thông tin trên lược đồ, trình bày trên lược đồ về những nội dung chính của phần hoặc của bài.
- Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV.
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Về phẩm chất
Khâm phục tấm gương làm việc khoa học, tinh thần quả cảm, hi sinh của các nhà hàng hải thời trung đại, trân trọng những giá trị họ để lại cho thời đại.
Ngày soạn: 18/9/2022 Ngày dạy: Tiết 3+4 BÀI 2. CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ VÀ SỰ HÌNH THÀNH QUAN HỆ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Ở TÃY ÂU I. MỤC TIÊU Sau bài học này, giúp HS hiểu: 1. Về kiến thức - Sử dụng lược đổ hoặc bản đồ, giới thiệu được những nét chính vế hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. - Nêu được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí. - Trình bày được sự nảy sinh phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. - Xác định được những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu. 2. Về năng lực - Kĩ năng chỉ lược đổ, đọc thông tin trên lược đồ, trình bày trên lược đồ về những nội dung chính của phần hoặc của bài. - Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Về phẩm chất Khâm phục tấm gương làm việc khoa học, tinh thần quả cảm, hi sinh của các nhà hàng hải thời trung đại, trân trọng những giá trị họ để lại cho thời đại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên: - Phiếu học tập. - Tranh, ảnh, lược đồ, hình ảnh vế một số nội dung trong bài học. 2 .Học sinh: Tranh, ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cẩu của GV III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Tổ chức thực hiện: Cách 1: GV chiếu các hình ảnh vế các nhà thám hiểm để khởi động bài học. Cho HS quan sát hình và hỏi: ? Trong các nhà thám hiểm này em ấn tượng nhất là nhà thám hiểm nào,cho biết về vai trò của nhà thám hiểm đó? (Gợi ý trả lời: Đó là Cô-lôm-bô, nhà phát kiến vĩ đại, người đã tìm ra chầu lục mới - chầu Mỹ). Sau khi HS phát biểu, GV có thể dẫn dắt thêm: Từ năm 1792, ngày Cô-lôm-bô (12 - 10) được ăn mừng ở nhiều nơi trên khắp nước Mỹ và trở thành ngày kỉ niệm cho đến tận bầy giờ. Vậy Cô-lôm-bô đã có những đóng góp gì cho lịch sử mà được tôn vinh như vậy? Những nhà phát kiến địa lí khác, với tinh thần quả cảm và lòng kiên trung, đã khám phá ra những con đường hàng hải mới, những đại dương mới, tạo ra bước ngoặt trong lịch sử nhân loại. Vậy những phát kiến đó là gì? Hệ quả của nó ra sao? Chủ nghĩa tư bản đã được hình thành trong lòng xã hội phong kiến như thế nào? 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Mục 1. Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới a) Mục tiêu: HS hiểu Các cuộc phát kiến và hệ quả địa lí tiêu biểu: b) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ 1 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV cho HS quan sát hình 1 và đọc thông tin trong SGK, thực hiện yêu cẩu: Giới thiệu những nét chính về hành trình của một sô cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới. ( Gv chú thích lược đồ) + B. Đi-a-xơ: đường mũi tên màu tím đậm. + c. Cô-lôm-bô: đường mũi tên màu tím nhạt. + V Ga-ma: đường mũi tên màu xanh lá cây. + Ph. Ma-gien-lăng: đường mũi tên màu hổng. + GV có thể gọi một số HS lên bảng, trình bày những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn dựa vào lược đổ treo tường. GV: Chia lớp thành 4 nhóm Phân công mỗi nhóm tìm hiểu một nội dung trên lược đồ Hoạt động nhóm (5’) Quan sát H1, đọc thông tin trong sgk + Nhóm 1: Tìm hiểu về B. Đi-a-xơ: + Nhóm 2: Tìm hiểu về c. Cô-lôm-bô: đường mũi tên màu tím nhạt. + Nhóm 3: Tìm hiểu về V Ga-ma: đường mũi tên màu xanh lá cây. + Nhóm 4: Tìm hiểu về Ph. Ma-gien-lăng: đường mũi tên màu hổng. iBước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả sau khi bàn bạc với các bạn . Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới (B. Đi-a-xơ, c. Cô-lôm-bô, V. Ga-ma, Ph. Ma-gien-lăng). GV; Yêu cầu HS quan sát hình 2,3 Em có nhận xét gì Hình 2. Đài tưởng niệm những nhà phát kiến địa lí Bồ Đào Nha ở thành phố Li-xbon: Đài tưởng niệm là một bảo tàng, phòng triển lãm và nhiếu phòng rộng khác. Ngày nay, Đài tưởng niệm này đã trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. GV chốt lại nội dung chính và kể thêm một số câu chuyện minh hoạ sinh động vẽ hành trình khó khăn, lòng quả cảm và sự hi sinh của thuỷ thủ trên những con tàu đi khám phá miền đất mới. sNhiệm vụ 2 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK quan sát Hình 3. Mô phỏng hình ảnh con tàu buôn bán nô lệ thời trung đại: Gv: Những con tàu này mang lại lợi nhuận khổng lổ cho các thương nhân. Các nô lệ bị xích chân và trói tay rồi bị xếp ngổi chật cứng trong các khoang tàu đến nỗi không thể nhúc nhích được, thậm chí không đủ không khí để thở. Các khoang tàu ẩm mốc, hôi hám, mất vệ sinh, do đó tỉ lệ nô lệ bị chết vì dịch bệnh trước khi đến được đất liến là khá cao (khoảng 15% - 20%). HS làm việc cặp đôi để trả lời cầu hỏi Câu hỏi Yêu cầu Sản phẩm Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả sau khi bàn bạc với các bạn . Yêu cầu Sản phẩm Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí . - Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đát mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển - Đem về cho châu Âu khối lượng vàng, bạc, nguyên liệu , thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển - làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm , cướp bóc thuộc địa Bước 4: GV đánh giá, chốt kiến thức GV chốt lại ý chính. GV có thể sử dụng tư liệu minh hoạ thêm về chế độ buôn bán nô lệ da đen để HS hiểu đó là một chế độ “người bóc lột người” dã man, đáng lên án 1, Các cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới a, Sơ lược về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn - Các cuộc phát kiến địa lí tiêu biểu: + Năm 1487: B. Đi-a-xơ đến được mũi Hảo Vọng (mũi cực Nam chầu Phi). + Năm 1492: c. Cô-lôm-bô đi về phía tầy, vượt Đại Tầy Dương tìm ra chầu lục mới (hiểu nhầm đó là Tầy Ấn Độ). + Năm 1497: V Ga-ma cũng đi vòng qua điểm cực Nam chầu Phi, cập bến Ca-li-cút (Ấn Độ). + Từ năm 1519 đến năm 1522: Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. b, Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí - Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đát mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển - Đem về cho châu Âu khối lượng vàng, bạc, nguyên liệu , thúc đẩy nền sản xuất và thương nghiệp phát triển - làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm , cướp bọc thuộc địa Hoạt động 2: Mục 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu a) Mục tiêu: HS hiểu được sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu b) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1 Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS đọc tư liệu và thông tin trong SGK, yêu cầu hoạt động nhóm đôi: Yêu cầu Sản phẩm Câu 1. Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu? Câu 2. Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả sau khi đã trao đổi với bạn cùng bàn. Yêu cầu Sản phẩm Câu 1. Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu? - Quá trình tích lũy vốn: + Thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu. + Ở trong nước: dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công, - Quá trình tập trung nhân công: + Hàng triệu người da đen ở châu Phi bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mỹ làm nhân công. + Thực hiện phong trào “rào đất cướp ruộng”, tước đoạt ruộng đất của nông nô và biến họ trở thành người làm thuê cho các công xưởng của tư bản. Câu 2. Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. - Xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ chủ - thợ được hình thành giữa chủ công trường thủ công, chủ đồn điền,... với những người lao động làm thuê => + Quan hệ bóc lột giai cấp. + Hình thức bóc lột: bóc lột giá trị thặng dư. Người lao động không được sở hữu bất cứ tài sản nào trong xã hội. Toàn bộ nhà xưởng, ruộng đất, công cụ và nguyên liệu,... đều là của chủ, công nhân phải bán sức lao động của mình và nhận về đồng lương ít ỏi. - Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: Trong công nghiệp: xuất hiện các công trường thủ công dưới nhiều hình thức (công trường thủ công phân tán, công trường thủ công tập trung và công trường thủ công hỗn hợp). Trong nông nghiệp: xuất hiện các trang trại của phú nông, nông trang của địa chủ phong kiến, trại ấp của tư sản nông nghiệp. Bước 4: GV đánh giá, chốt kiến thức Quá trình tích luỹ vốn và nhân công của giai cấp tư sản: đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên; dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất, tư liệu sản xuất; buôn bán nô lệ da đen;... + GV có thể cung cấp thêm đoạn tư liệu để HS hiểu rõ hơn: “Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ việc tuyệt diệt những người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hẩm mỏ; việc bắt đẩu đi chinh phục và cướp bóc miền Đông Ân; việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa”. (Theo C. Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập III, NXB Sự thật, 1975, tr. 330). Đoạn tư liệu trên là khái quát của C. Mác vế những hình thức tích luỹ ban đầu để tạo ra vốn và nhân công nhiều nhất, nhanh nhất, đưa đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản. Mác có viết thêm: “Chủ nghĩa tư bản ngay từ khi mới ra đời, khắp mọi lỗ chần lông của nó đã đầm đìa những máu và bùn nhơ”. Nhiệm vụ 2: Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập GV tổ chức cho HS đọc, phần tích thông tin từ sơ đồ hình 4 để hoạt động nhóm thực hiện câu hỏi sau: ( gv chia lớp làm 3 nhóm, sau đó điền vào phiếu học tập sau) Yêu cầu Sản phẩm N1: Câu 1: Những giai cấp mới nào được hình thành trong xã hội Tây Âu ? N2: Câu 2: Những giai cấp đó trước đây xuất thân từ giai cấp, tầng lớp nào? N3: Câu 3: Địa vị của họ trong xã hội phong kiến như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả sau khi đã trao đổi với bạn cùng bàn. Yêu cầu Sản phẩm Câu 1: Những giai cấp mới nào được hình thành trong xã hội Tây Âu ? Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Câu 2: Những giai cấp đó trước đây xuất thân từ giai cấp, tầng lớp nào? Giai cấp tư sản vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,..giai cấp vô sản vốn là những người lao động làm thuê, bị bóc lột thậm tệ Câu 3: Địa vị của họ trong xã hội phong kiến như thế nào? Giai cấp tư sản dù nắm giữ nhiều của cải nhưng chưa có địa vị chinh trị trong xã hội phong kiến, bị quý tộc phong kiến khinh miệt; giai cấp vô sản không có của cải, địa vị trong xã hội Bước 4: GV đánh giá, chốt kiến thức Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu chính là sự thay đổi giai cấp trong lòng xã hội phong kiến, xuất hiện giai cấp mới: tư sản và vô sản. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp này sẽ ngày càng tăng lên khi sản xuất phát triển. 2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản và những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu a. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản Quá trình tích luỹ vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tầy Âu được tiến hành thông qua các hình thức: + Đây mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa chầu Á, chầu Phi, chầu Mỹ đem về chầu Âu. + Dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công,... như “rào đất cướp ruộng”. + Bán nô lệ da đen từ chầu Phi cho các chủ đổn điển, hầm mỏ ở chầu Âu, chầu Mỹ làm nhân công. Biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tầy Âu: + Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điển quy mô lớn và cả các công ti thương mại. + Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ bóc lột giữa chủ (giai cấp tư sản) với thợ (giai cấp vô sản). b. Sự biến đổi của xã hội Tây Âu - Hình thành các giai cấp mới trong xã hội: + Giai cấp tư sản: Vốn là những người thợ cả đứng đầu phường hội, những thương nhân hoặc thị dân giàu có,... trở thành chủ công trường thủ công, chủ đồn điển hoặc nhà buôn lớn,... Nắm giữ nhiều của cải, có thế lực kinh tế, nhưng chưa có địa vị chính trị trong xã hội. + Giai cấp vô sản: Gổm những người lao động làm thuê cho chủ tư bản. Trong thời gian đầu, họ đi theo giai cấp tư sản để làm cách mạng chống chế độ phong kiến lỗi thời. - Mối quan hệ: tư sản bóc lột vô sản. 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội ở Hoạt động Hình thành kiến thức mới vào việc làm bài tập cụ thể. b) Tổ chức thực hiện: Câu 1. Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, theo em, hệ quả cuộc phát kiến địa lí nào là quan trọng nhất? Vì sao? HS nêu các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí và lí giải được hệ quả nào là quan trọng nhất. GV cho HS thảo luận và phân tích cùng HS. TL: * Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, hệ quả quan trọng nhất là "Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,..." vì: - Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu. - Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, tăng cường giao lưu giữa các châu lục,... => Đáp ứng đúng mục tiêu đã đặt ra. Câu hỏi 2. Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì? GV gọi ý: HS có thể trả lời xoay quanh những biến đổi sau: Sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới tư bản chủ nghĩa; sự xuất hiện những giai cấp mới trong lòng xã hội phong kiến; sự mở rộng thị trường và giao lưu buôn bán, văn hoá với các vùng đất mới sau phát kiến địa lí. Điếu quan trọng là HS lí giải được vì sao đó là biến đổi lớn nhất của xã hội Tầy Âu thời kì này. Dự kiến TL: Biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là sự xuất hiện của hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Phát triển năng lực của HS thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. b) Tổ chức thực hiện: Câu hỏi. Một hệ quả của phát kiến địa lí là dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. Em hãy tìm hiểu thêm và cho biết Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của nước nào? GV hướng dẫn, gợi ý để HS liên hệ với sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam vào giữa thế ki XIX và lịch sử dân tộc đã phải trải qua gần một thế kỉ dưới ách xâm lược của thực dân. GV có thể mở rộng thêm về những câu chuyện mà thực dân Pháp gây ra đối với lịch sử Việt Nam, từ đó gợi lên cho HS thái độ phê phán chủ nghĩa thực dân áp bức, bóc lột. TL: Việt Nam đã từng bị xâm lược và trở thành thuộc địa của Pháp (1858) do hậu quả của các cuộc phát kiến địa lí, dẫn đến làn sóng xâm lược thuộc địa và cướp bóc thực dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tư liệu về những cuộc phát kiến địa lí lớn: + Năm 1486, nhà hàng hải B. Đi-a-xơ đi xuống phía nam nhưng bị bão đánh đi thật xa rồi dạt vào cực Nam chầu Phi. Ông đặt tên là mũi Bão Táp. Sau đó ông nhìn thấy bờ biển phía đông và được một số hoa tiêu Hồi giáo hứa sẽ đưa ông sang Ấn Độ nên ông đổi tên mũi Bão Táp thành mũi Hảo Vọng. Nhưng vì hết lương thực nên đoàn thuyến phải quay về. + Tháng 7 - 1497, V. Ga-ma - một chàng thuỷ thủ 28 tuổi với cá tính quả quyết, dũng cảm và đam mê với những hoạt động hàng hải, từng học tại trường hàng hải của Hoàng tử Hen-ri, chỉ huy ba tàu với 160 người (gồm cả chỉ huy, thuỷ thủ, các loại thợ, giáo sĩ, phiên dịch và 12 tử tù) men theo bờ biển châu Phi đi về hướng đông. Đoàn thuyền bị đánh dạt sang Bra-xin. Sau đó, họ trở lại mũi Hảo Vọng, được hoa tiêu người Mã Lai dẫn đường đã vượt Ấn Độ Dương đến được Ca-li-cút (tây nam Ấn Độ). Như vậy, V. Ga-ma đã mở được con đường biển từ châu Âu đi sang châu Á, cho phép giao thương thay cho các con đường. IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_7_tiet_34_bai_2_cac_cuoc_phat_kien_dia_l.docx