Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 5+6, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo

Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 5+6, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng.

- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.

- Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.

- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đổi với xã hội Tây Âu

2. Năng lực:

- Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV

- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.

3. Phẩm chất

 - Khâm phục, ngưỡng mộ sự lao động nghệ thuật và sáng tạo của các nhà văn hoá thời Phục hưng.

 

docx 6 trang phuongtrinh23 27/06/2023 2170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 7 - Tiết 5+6, Bài 3: Phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 5,6
BÀI 3: PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG VÀ CẢI CÁCH TÔN GIÁO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Giới thiệu được sự biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- Nhận biết được ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hoá Phục hưng đối với xã hội Tây Âu.
- Nêu và giải thích được nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo.
- Mô tả khái quát được nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo đổi với xã hội Tây Âu
2. Năng lực:
- Khai thác và sử dụng được một số thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của GV
- Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng.
3. Phẩm chất
 - Khâm phục, ngưỡng mộ sự lao động nghệ thuật và sáng tạo của các nhà văn hoá thời Phục hưng. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: tivi, máy tính. Tranh ảnh tư liệu về thời kì văn hóa Phục hưng.
2. Học liệu:
* Giáo viên
- Giáo án, ppt, một số tư liệu có liên quan .
* Học sinh
 - Tranh, ảnh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động
a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh tham gia vào hoạt động học và tìm hiểu bài mới.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu trò chơi để Hs lựa chọn câu hỏi. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học
- Học sinh giơ tay để lựa chọn câu hỏi trả lời.
Bước 3: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV mời HS tham gia trả lời câu hỏi.
Bước 4: GV đánh giá quá trình làm việc của HS.
Sau khi HS trả lời, GV dẫn dắt vào bài học mới giai cấp tư sản ra đời có thế lực về kinh tế song chưa có địa vị trong xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cái nhân, coi trọng khoa học kĩ thuật để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển dẫn đến phong trào văn hóa phục hưng và cải cách tôn giáo diễn ra, vậy diễn biến của nó như thế nào và kết quả ra sao chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
a) Mục tiêu: Biết được những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm thực hiện yêu cầu sau
Nhóm 1: - Biến đổi về kinh tế Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI?
Nhóm 2: Tìm hiểu những biến đổi về xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ khi HS yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
 Đại diện của các nhóm chia sẻ sản phẩm.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh
1.Những biến đổi về kinh tế - xã hội Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi:
- Biến đổi về kinh tế:
+ Các công trường thủ công, công ti thương mại, các đồn điền ra đời và ngày càng được mở rộng quy mô.
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.
- Biến đổi về xã hội:
+ Giai cấp tư sản ra đời, có thế lực về kinh tế song lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Họ không chấp nhận những giáo lí lỗi thời, muốn xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật, 
+ Giai cấp vô sản (công nhân) làm việc vất vả, đời sống khó khăn, có mâu thuẫn lợi ích đối với giai cấp tư sản.
Hoạt động 2: Phong Trào văn hóa Phục hưng
a) Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân, trình bày được khái niệm nội dung và ý nghĩa của Phong trào Văn hoá Phục hưng..
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia cả lớp thành 5 nhóm 
- Thành viên các nhóm tiến hành thảo luận thực hiện yêu cầu của GV.
- Nhóm 1: Khái niệm: “Phong trào văn hóa Phục hưng?
- Nhóm 2,3: Lập bảng thống kê các thành tựu văn hóa tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng?
- Nhóm 4: Qua các tác phẩm của mình các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?
- Nhóm 5: Ý nghĩa và tác động đến xã hội Tây Âu như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời, HS khác bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2.Phong Trào văn hóa Phục hưng
- “Phong trào văn hóa phục hưng” là phong trào văn hóa mới của giai cấp tư sản Tây Âu thời trung đại trên cơ sở phục hồi những giá trị, thành tựu của nền văn minh Hy Lạp, Rô ma thời cổ đại.
- Nguyên nhân:
 + Hệ tư tưởng của Giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đã trở nên lỗi thời, cản trở sự phát triển của xã hội.
 + Giai cấp tư sản mới hình thành, có thể lực về kinh tế nhưng lại không có thế lực về chính trị.
- Điều kiện:
+ Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế châu Âu.
+ Sự thắng thế của chế độ phong kiến tập quyền.
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân với giai cấp thống trị phong kiến trở nên gay gắt.
Những thành tựu tiêu biểu: 
Lập bảng thống kê thành tựu (sgk)
Ý nghĩa và tác động .
- Nội dung:
 + Lên án Giáo hội Kitô.
 + Đả phá trật tự xã hội phong kiến.
 + Đề cao giá trị con người.
 + Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ
- Ý nghĩa và tác động đến xã hội Tây Âu
- Phát động quần chúng đấu tranh chống phong kiến.
- Mở đường cho sự phát triển của văn hoá châu Âu và nhân loại.
Hoạt động 3: Phong trào cải cách tôn giáo
a) Mục tiêu: Trình bày được Phong trào cải cách tôn giáo.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
- Nguyên nhân:
 + Giáo hội bóc lột nhân dân.
 + Hệ tư tưởng của Giáo hội phong kiến cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.
 + Sự tồn tại của Giáo hội cản trở sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.
- Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu ở Đức và lan sang các nước Tây Âu.
- Đại diện tiêu biểu: Lu-thơ, Can-vanh.
- Nội dung:
- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản
* Tác động:
- Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái:Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo > Bùng lên chiến tranh nông dân Đức.
b) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV chia cả lớp thành 3 nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào cải cách tôn giáo?
- Nhóm 2: Trình bày nội cơ bản của cải cách tôn giáo?
- Nhóm 3: Tác động của phong trào cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS các nhóm thảo luận suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3.Phong trào cải cách tôn giáo
- Nguyên nhân:
 + Giáo hội bóc lột nhân dân.
 + Hệ tư tưởng của Giáo hội phong kiến cản trở sự phát triển của văn hóa, khoa học.
 + Sự tồn tại của Giáo hội cản trở sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.
- Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu ở Đức và lan sang các nước Tây Âu.
- Đại diện tiêu biểu: Lu-thơ, Can-vanh.
- Nội dung:
- Phê phán những hành vi không chuẩn mực của Giáo hoàng.
- Chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội.
- Đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản
* Tác động:
- Đạo Ki-tô bị chia thành hai phái:Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo > Bùng lên chiến tranh nông dân Đức.
3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào văn hóa Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo.
b) Tổ chức thực hiện: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành yêu cầu của GV.
? Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính của phong trào cải cách tôn giáo (nguyên nhân, nội dung, tác động).
c) Sản phẩm: HS hoàn thành yêu cầu của giáo viên
4. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài cũ
- Tìm hiểu bài mới: Bài 4: Trung quốc từ TK VII đến giữa TK XIX và hoàn thành Phiếu học tập sau: 
Phiếu học tập
1/ Lập được sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
2/ Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường.
3/ Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_7_tiet_56_bai_3_phong_trao_van_hoa_phuc.docx