Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hồ Lam

Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hồ Lam

Tiết 19 VẼ THEO MẪU

KÍ HỌA

I. Mục tiêu.

- HS biết thế nào là kí hoạ và cách kí hoạ.

- Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)

- Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.

II. Chuẩn bị.

- GV: Chuẩn bị một số kí hoạ chân dung, kí hoạ cảnh, cây cối, hoa; Hình minh hoạ cách kí hoạ.

- HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập; Chọn một số mẫu hoa, lá để kí hoạ.

- PP: Vấn đáp, trực quan, thực hành.

III. Tiến trình dạy học

1. ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra.

 - GV gợi ý cho hs nhận xét một số bài trang trí bìa lịch của bạn, đánh giá, xếp loại.

 - Gv nhận xét rút kinh nghiệm đối với bài trang trí bìa lịch.

3. Bài mới. (Giới thiệu bài)

 

doc 35 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mĩ thuật Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Hồ Lam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 19 Vẽ theo mẫu
Kí họa
I. Mục tiêu.
- HS biết thế nào là kí hoạ và cách kí hoạ.
- Kí hoạ được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)
- Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
II. Chuẩn bị.
- GV: Chuẩn bị một số kí hoạ chân dung, kí hoạ cảnh, cây cối, hoa; Hình minh hoạ cách kí hoạ.
- HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập; Chọn một số mẫu hoa, lá để kí hoạ.
- PP: Vấn đáp, trực quan, thực hành.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra.
 - GV gợi ý cho hs nhận xét một số bài trang trí bìa lịch của bạn, đánh giá, xếp loại.
 - Gv nhận xét rút kinh nghiệm đối với bài trang trí bìa lịch.
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí hoạ
 - GV giới thiệu một số kí hoạ đã chuẩn bị sẵn và quan sát tranh kí hoạ ở các trang 119, 120, 121 trong sgk.
 - Theo em thế nào là kí hoạ?
 - Vậy mục đích của kí hoạ là gì?
 - Như vậy kí hoạ giống và khác vẽ theo mẫu ở điểm nào?
 + Giống nhau: Đều phải quan sát mẫu 
 - Phải luôn luôn so sánh ước lượng tỉ lệ vẽ từ bao quát đến chi tiết.
 + Khác nhau: Vẽ theo mẫu cần thời gian lâu hơn để nghiên cứu kĩ hơn. Kí hoạ vẽ hình ảnh trong khoảng thời gian ngắn nên hình chỉ là khái quát, người vẽ phải lưu giữ hình ảnh sau đó vẽ lại theo trí nhớ nếu mẫu không còn ở vị trí, tư thế đó nữa.
 - Thường dùng chất liệu để ký hoạ là gì?
 - GV giới thiệu: đối với kí hoạ có thể dùng bất cứ chất liệu nào để kí hoạ: chì, mực, than, phấn, màu nước, bột màu...
HĐ 2: Hướng dẫn HS cách kí hoạ
 - Vẽ kí hoạ như thế nào?
HĐ 3: Hướng dẫn hs thực hành.
 - GV cho hs quan sát một số kí hoạ người, cảnh vật, để hs hình thành ý tưởng kí hoạ.
 - Có thể tạo sự hấp dẫn cho hs bằng cách ra ngoài trời để kí hoạ cảnh vật xung quanh.
 - Bước đầu tập kí nên vẽ từ đơn giản cho quen tay, sau kí cảnh và dáng động phức tạp. Không nên quá tham hình ảnh để mất nhiều thời gian, cần phải vẽ từ bao quát rồi mới chi tiết.
I. Kí hoạ 
1. Thế nào là kí hoạ?
 - Kí hoạ là hình thức ghi chép nhanh sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên hoặc những HĐ của con người trong thời gian ngắn
 - Kí hoạ nhằm lưu giữ những hình ảnh sự vật đôi khi không lặp lại (dáng con vật đang gãi, ngáp, dáng nằm lạ mắt, dáng người ở tư thế lạ mắt...)
 - Kí hoạ nhằm mục đích lưu giữ hình ảnh phục vụ cho việc vẽ tranh đề tài, sắp xếp bố cục.
2. Chất liệu để ký hoạ
- Thông dụng nhất là bút chì, bút sắt, bút dạ, mực nho, màu nước.
- Các vật liệu này gọn, nhẹ, dễ sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc.
II. Cách kí hoạ
 Bước 1: Quan sát và nhận xét về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, đặc điểm của đối tượng.
 Bước 2: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu để kí hoạ.
 Bước 3: So sánh, đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước các bộ phận của mẫu, quy mẫu về những hình cơ bản nhất
 Bước 4: Vẽ những đường nét chính trước rồi mới vẽ các chi tiết cần thiết sau
III. Thực hành
 - Kí hoạ một vài đồ vật, cây cối hoặc các con vật như gà, mèo...
 - Sắp xếp hình kí hoạ sao cho phù hợp với trang giấy.
4. Củng cố.
- GV chọn một số bài kí hoạ tiêu biểu, gợi ý nhận xét và rút kinh nghiệm
- GV bổ sung và yêu cầu hs tự xếp loại bài vẽ của mình.
5. Dặn dò.
- Tập kí hoạ bất kì dáng người, dáng vật trong mọi tư thế.
- Chuẩn bị cho bài 19
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 20 Vẽ theo mẫu
Kí họa ngoài trời
I. Mục tiêu.
- HS biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và màu sắc của chúng.
- Kí hoạ được một vài dáng cây, dáng người, và con vật.
- Thêm yêu mến thiên nhiên và con người.
II. Chuẩn bị.
- GV: Chuẩn bị một vài kí hoạ đẹp về người, phong cảnh, con vật...
- HS: Tự sưu tầm kí hoạ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập; Có thể chuẩn bị bảng gỗ hoặc bìa cứng để mang ra ngoài trời.
- PP: Phương pháp trực quan, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra.
- Hãy cho biết thế nào là kí hoạ?
- Nêu các bước tiến hành một kí hoạ bất kì?
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
 - Nêu yêu cầu của tiết học: Tập kí hoạ ngoài trời. Tập kí hoạ cảnh ở sân trường, cánh đồng, cảnh làng quê khu vực gần trường.
 - Yêu cầu: chọn cảnh đơn giản, không tham hình ảnh, kí hoạ tập trung vào 2, 3 hình ảnh điển hình.
 - Chọn đối tượng kí hoạ theo ý thích, vẽ cảnh vật hoặc cây, người (các bạn cùng kí hoạ ở các tư thế khác nhau), phương tiện giao thông, ở các dáng động hoặc tĩnh.
 - Trước mắt hãy kí hoạ các dáng ở trạng thái tĩnh: phương tiện đi lại, người, cây, nhà...cho quen tay rồi mới kí dáng động.
 - Chuẩn bị dụng cụ để kí hoạ.
 - Có thể đi theo một nhóm bạn, dùng luôn những dáng bạn để làm mẫu kí hoạ cho mình.
HĐ 2: Hướng dẫn HS cách kí hoạ ngoài trời
 - Chọn đối tượng để vẽ: có thể bắt đầu với dáng tĩnh như xe, đường, nhà, cây, phong cảnh nhưng không tham nhiều hình ảnh mà tập trung vào một vài chi tiết cho quen tay rồi mơí tập kí những dáng động.
 - Phác hình bao quát các dáng chung.
 - ước lượng tỉ lệ của vật định kí nhanh bằng mắt, lưu giữ trong đầu 
 - Định hình bố cục trên giấy cho hợp lí rồi mới bắt đầu vẽ như vẽ theo mẫu.
 - Riêng đối với những dáng người thì cách tốt nhất là xem đường trục cơ thể họ có hướg như thế nào rồi phác người hình que như đã hướng dẫn ở bài trước.
HĐ 3: Hướng dẫn hs thực hành. 
 - Gv theo dõi động viên, khích lệ và gợi ý để hs làm bài, chú ý đến:
 + Cách chọn đối tượng và góc nhìn để vẽ
 + Cách vẽ: chú ý sắp xếp các hình vẽ vào trang giấy
 + Chỉ ra cho hs thấy được vẻ đẹp của hình mảng, đường nét, và các dáng tĩnh, động của đối tượng
I. Quan sát, nhận xét 
 - Thiên nhiên quanh ta từ cỏ cây, hoa trái, đất, trời đến các loài chim, thú, .. đều có vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc.
 - Vẻ đẹp thiên nhiên không cạn kiệt mà còn nhiều bí ẩn.
 - Quan sát, ghi chép, cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên là rất cần thiết cho việc học môn Mỹ thuật.
II. Cách kí hoạ
 Bước 1: Quan sát và nhận xét về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, đặc điểm của đối tượng.
 Bước 2: Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu để kí hoạ.
 Bước 3: So sánh, đối chiếu để ước lượng tỉ lệ, kích thước các bộ phận của mẫu, quy mẫu về những hình cơ bản nhất
 Bước 4: Vẽ những đường nét chính trước rồi mới vẽ các chi tiết cần thiết sau
* Bài này cần lưu ý:
 - Chọn những hình dáng tiêu biểu.
 - Chú ý sắp xếp hình trong trang giấy.
 - Thể hiện dáng động, tĩnh của đối tượng.
III. Thực hành
- Kí hoạ một vài hình ảnh về cây, hoa, gia súc hoặc dáng người ở sân trường, ngoài đường...
- Sắp xếp hình kí hoạ sao cho phù hợp với trang giấy.
- Ký hoạ bằng bút chì, bút dạ hay sáp màu.
4. Củng cố.
 - Chọn một số kí hoạ của một số hs trong lớp và cùng HS nhận xét ngay tại nơi mà hs đã kí hoạ 
 - Yêu cầu hs khác trong lớp nhận xét qua bài, qua mẫu so sánh mức độ nghiên cứu mẫu có sâu hay không? hình vẽ đảm bảo được tỉ lệ, tương quan về bố cục chưa?
 - Gv nhận xét về kq học tập qua tiết kí hoạ, ý thức học tập của hs, tuyên dương những cá nhân có kq tốt
 - Bổ sung và yêu cầu hs tự xếp loại bài 
5. HDVN.
 - Tập kí hoạ hình ảnh dù tĩnh hay động. Tập kí hoạ bất kì dáng người, vật.
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 21 Thường thức mĩ thuật
Mĩ thuật Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
I. Mục tiêu
- HS được củng cố thêm về kiến thức lịch sử, thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hoá dân tộc
- Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quí các tác phẩm hội hoạ phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
II. Chuẩn bị
- GV:Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỷ; Những tác phẩm được giới thiệu trong sgk
- HS: Đọc và sưu tầm tranh, ảnh, có liên quan tới bài học.
- PP: Vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, làm việc theo nhóm
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.Bài tập trang trí chữ
3. Bài mới. (Giới thiệu bài) 
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái quát vài nét về bối cảnh xh Việt Nam giai đoạn này.
- GV yêu cầu hs đọc sgk, nghiên cứu và thảo luận nội dung.
- Bối cảnh xh Việt Nam giai đoạn này như thế nào?
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời có ảnh hưởng gì đến HĐ mỹ thuật?
HĐ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu một số HĐ mĩ thuật
 - Người đi đầu cho nền hội hoạ mới của Việt Nam là hoạ sĩ Lê Văn Miến với 2 tác phẩm đầu tiên bằng sơn dầu: Bình văn, chân dung cụ Tú Mền. Ngoài ra còn có hs Huỳnh Tựu và Nam Sơn cũng là người đầu tiên sáng tác hội hoạ theo phong cách phương Tây.
 - Các hoạ sĩ và các nhà điêu khắc đã tích cực cho cuộc triển lãm mĩ thuật đầu tiên của chế độ mới mừng Quốc khánh 2/9/1945.
 - Ngoài ra một số hoạ sĩ còn có những bức tranh và kí hoạ sáng tác ngay tại thực địa với những người nông dân, những vệ quốc đoàn và phụ nữ các dân tộc
 - Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân làm hiệu trưởng
 - Các hoạ sĩ đã gặp nhau và thành lập các nhóm văn nghệ kháng chiến như nhóm văn nghệ Việt Bắc, nhóm văn nghệ liên khu III, khu IV, khu V, nhóm văn nghệ Nam Bộ...
 - Chú ý: CM T8 thành công các hoạ sĩ như Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Thị Kim được vào Phủ Chủ Tịch vẽ chân dung và nặn tượng BH.
I. Vài nét về bối cảnh xã hội
 - Nước ta bị TDP đô hộ, nhân dân sống dưới hai tầng áp bức: thực dân và phong kiến
 - Với chính sách nô dịch về văn hoá, thực dân Pháp khai thác triệt để truyền thống mĩ nghệ của dân tộc ta để phục vụ cho chính quốc.
 - Với truyền thống hiếu học, các hoạ sĩ Việt Nam nhanh chóng tiếp thu kĩ thuật hội hoạ phương Tây để làm giàu thêm nền NT dân tộc
 - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, các hoạ sĩ hăng hái theo cách mạng, những tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta, tình quân dân, tình cảm với Bác Hồ
 - 1954, chiến dịch ĐBP thắng lợi, miền Bắc giải phóng các hoạ sĩ lại trở về thủ đô, với các tư liệu trong k/c họ đã tạo nên những tác phẩm xứng đáng với tầm vóc của dân tộc.
II. Một số HĐ mĩ thuật.
 - Từ cuối thế kỷ Xĩ đến 1930 là giai đoạn hoàn tất một các công trình kiến trúc, lăng tẩm, đền, miếu và cũng là giai đoạn chịu nhiều ảnh hưởng của nghệ thuật Trung hoa và Pháp. Về hội hoạ chưa có gì đáng kể.
 - Từ năm 1930 đến năm 1945 hình thành những phong cách nghệ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau. Sơn dầu phương Tây đã được chấp nhận và thể hiện nhuần nhị theo phong cách VN.
- Từ năm 1945 đến năm 1954 các hoạ sĩ hăng hái vẽ tranh cổ động, ký hoạ thể hiện không khí của thủ đô, Mở trường Cao đẳng mỹ thuật Việt nam
- Những hoạ sĩ đóng góp lớn cho nền hội hoạ nước nhà giai đoạn này tiêu biểu là: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Mai Trung Thứ, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị...
4. Củng cố 
 - Theo em trong hoàn cảnh đất nước ở thời kì này có ảnh hưởng như thế nào tới nền hội hoạ Việt Nam?
 - Chủ đề sáng tác và lý tưởng của các hoạ sĩ thời kì này như thế nào?
5. Dặn dò.
 - Sưu tầm tranh ảnh về đề tài chiến tranh cách mạng 
 - Vẽ tranh về đề tài anh bộ đội
 - Chuẩn bị cho bài 15
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 22 Thường thức mĩ thuật
một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật việt nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954
I. Mục tiêu.
- Hs biết được vài nét về thân thế và sự nghiệp cùng những đóng góp to lớn của 1 số họa sĩ đối với nền VHNT VN
- Hs hiểu biết thêm một số chất liệu thông qua 1 vài tác phẩm tiêu biểu
II. Chuẩn bị.
- GV: Lược sử MT và MT học; MTVN thời hiện đại; Sưu tầm các bài viết về thân thế, sự nghiệp của 1 số hoạ sĩ; Sưu tầm thêm các tác phẩm khác để giới thiệu trong bài
- HS: Đọc và nghiên cứu bài, xem các bức tranh được giới thiệu trong bài
- PP: thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra.
- GV chọn một số bài vẽ ở nhà của hs nhận xét và đánh giá .
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Phan Chánh
 - Thảo luận về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh
 - Thảo luận tranh lụa, chơi ô ăn quan 
 + Chất liệu:tranh được vẽ trên lụa bằng màu nước
 + Nội dung: Diễn tả trò chơi dân gian quen thuộc của trẻ em với trang phục truyền thống thời kỳ trước CMT8
 + Bố cục:chia làm hai nhóm cách sắp xếp hình ảnh chặt chẽ với các độ đậm nhạt vừa phải
 + Gam màu nâu hồng
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Tô Ngọc Vân
 - Thảo luận về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Tô Ngọc Vân
 - Thảo luận tranh sơn mài “Nghỉ chân bên suối” 
 + ND: diễn tả những phút nghỉ ngơi, thư thái trên đường hành quân đi chiến dịch, những chiến sĩ dừng chân bên sườn đồi trung du (có những tàu lá cọ, nhữg cây cọ) là minh chứng cho tình quân dân 
 + Tuy có 3 nhân vật nhưng tranh diễn tả được không khí kháng chiến có đầy đủ các thành phần: anh vệ quốc đoàn, bác nông dân, cô gái Thái.
 + Nét vẽ với cách diễn tả khoẻ khoắn, mạch lạc, các chi tiết như nét mặt, nếp quần áo được diễn tả kĩ làm bức tranh sinh động, súc tích
 + Tranh mang nét trang trí, đơn giản về đường nét, màu sắc.
HĐ 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Nguyễn Đỗ Cung
 - Thảo luận về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung
 - Thảo luận tranh màu bột Du kích tập bắn
 + Là bức tranh được hoạ sĩ trực tiếp quan sát và vẽ bằng bột màu năm 1947 tại vùng La Hai - Phú Yên.
 + ND: tranh ghi lại buổi tập bắn của một tổ du kích, con người và thiên nhiên hoà quện trong cái nắng chói chang rực rỡ của vùng nam TB
 + Bố cục : năm nhân vật được diễn tả ở các tư thế khác nhau (bò, trườn, núp) trên một bờ mương đầy nắng tạo nên sự sinh động tự nhiên cho bức tranh
 + Bức tranh lột tả được không khí kháng chiến sôi sục của nhân dân, dù trong lửa đạn con người và thiên nhiên vẫn luôn hoà quện, con người vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên, bình dị.
HĐ 4: Hướng dẫn HS tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp Diệp Minh Châu
 - Thảo luận về cuộc đời, sự nghiệp của họa sĩ Nhà điêu khắc Diệp Minh Châu
 - Thảo luận tranh lụa “Bác Hồ với thiếu nhi 3 miền Bắc – Trung – Nam”
 + Đây là một tác phẩm có giá trị tình cảm lớn vì được hoạ sĩ vẽ bằng chính máu của mình
 + ND: tranh tượng trưng cho tình cảm yêu thương của thiếu nhi cả nước với BH, là tình cảm của tác giả với BH
 + Tác giả miêu tả nét mặt đôn hậu của Bác bên cạnh khuôn mặt của các cháu thiếu nhi, mỗi em một vẻ nhưng đều biểu lộ được tình cảm mến yêu của thiếu nhi nói chung và 3 em nói riêng với Bác
1. Hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh 
(1892-1984)
 - Sinh ngày 21/7/1892 tại xã Trung Tiết - Thạch Hà - Hà Tĩnh
 - Sinh viên khoá đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương
 - Chuyên vẽ tranh lụa. 
 - Tranh của ông rung động lòng người bởi tình cảm chân thật, giản dị, giàu lòng nhân ái và biểu hiện rất rõ phong cách VN
 - Những tác phẩm đầu tay: Chơi ô ăn quan; Em cho chim ăn; Rửa rau cầu ao; Lên đồng... đã đạt được thành công rực rỡ.
 - Năm 1996 nhà nước truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - Nghệ thuật
2. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân (1906 - 1954)
 - Sinh năm 1906 tại Hà Nội; Quê làng Xuân Cầu - Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên.
 - Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương năm 1931
 - Là hiệu trưởng đầu tiên của trường Mỹ thuật kháng chiến mở ở khu vực phía bắc; là hoạ sĩ nổi tiếng của nền Mỹ thuật VN
 - Một số tác phẩm: Thiếu nữ bên hoa huệ; Hai thiếu nữ và em bé; Nghỉ chân bên đồi...
 - Năm 1996 nhà nước truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật
3. Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung (1912-1977)
 - Sinh năm 1912, quê làng Xuân Thảo - Từ Liêm - Hà Nội
 - Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương năm 1934
 - Là Viện trưởng đầu tiên của Viện nghiên cứu Mỹ thuật VN, có công trong việc xây dựng bảo tàng MTVN
 - Một số tác phẩm: Du kích tập bắn; Làm kíp lựu đạn; Khai hội...
 - Năm 1996 nhà nước truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật
4. Nhà điêu khắc-h/s Diệp Minh Châu 
 (1919 - 2002)
 - Sinh năm 1919 tại Nhơn Thạch - Bến Tre
 - Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông dương năm 1945
 - Là người tiêu biểu cho thế hệ trẻ Miền nam đi theo kháng chiến
 - Tác phẩm tiêu biểu tranh vẽ bằng máu trên lụa: Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam, Bắc; Tượng Võ Thị Sáu; Hương sen, Bác Hồ với thiếu nhi...
 - Năm 1996 nhà nước truy tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật
4. Củng cố.
- Qua tìm hiểu về tiểu sử, HĐ giữa các hoạ sĩ đó?
- Hãy kể tên những tác phẩm của các hoạ sĩ trên? 
5. HDVN.
	- Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới những tác giả đã họa sĩ trong bài, hãy tìm những điểm giống và khác nhau của các hoạ sỹ trong thời kỳ này
- Chuẩn bị cho bài 22.
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 23 Vẽ trang trí
trang trí đĩa tròn
I. Mục tiêu.
- HS biết sắp xếp hoạ tiết trong trang trí hình tròn
- Biết lựa chọn hoạ tiết và trang trí được một đĩa dạng hình tròn
II. Chuẩn bị.
- GV: Mẫu hình tròn được trang trí đẹp (đĩa tròn, thảm thêu hình tròn..); Bài vẽ của hs lớp trước.
- HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập
- PP: Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra.
 - Hãy kể tên một số tg, tp MT VN tiêu biểu từ cuối TK XIX đến 1954?
 - Hãy nêu những suy nghĩ của em về bức tranh “ Chơi ô ăn quan” của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh?
 - Hãy kể tên một vài bức tranh tiêu biểu trong thời kỳ này? Ngoài các tác giả, tác phẩm đã học, em còn biết tác giả, tác phẩm nào khác?
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
 - GV giới thiệu một số mẫu đĩa trang trí dạng hình tròn
 - Em có nhận xét gì về hình dáng và màu sắc các hoạ tiết?
 - Kích thước các hoạ tiết và các khoảng trống?
 - Màu sắc tổng thể của đĩa?
HĐ 2: Hướng dẫn HS cách vẽ
 - Có 2 cách phác mảng đặt hoạ tiết, gv minh hoạ lên bảng.
 + C1: Đặt hoạ tiết đối xứng, xen kẽ, nhắc lại, dùng các đường trục, đường cong, đừơng tròn để chia mảng
 + C2: Đặt hoạ tiết tự do: phác chu vi các mảng định đặt hoạ tiết cho cân đối với tổng thể hình tròn, ở trường hợp này có thể dùng cảnh hoặc các con vật làm hình trang trí (cảnh sinh hoạt trong một bức tranh, nhưng phải chọn nội dung cho phù hợp với hình thức đĩa)
 - Màu sắc nên chọn những màu êm dịu, dùng ít màu
HĐ 3: Hướng dẫn hs thực hành. 
 - GV động viên, theo dõi, khích lệ các em tự tin thể hiện ý tưởng của mình
 - Gợi ý để các em điều chỉnh, tạo hoạ tiết
 - Hướng dẫn, sửa sai cho HS
I. Quan sát, nhận xét 
 - Trang trí bằng các hoạ tiết đơn giản hay phức tạp, với màu sắc khác nhau
 - Hoạ tiết đa dạng, phong phú: hoa, lá, phong cảnh...
 - Đĩa được sử dụng với nhiều mục đích: để đựng hoặc chỉ để bày trang trí
II. Cách trang trí
 - Chọn hoạ tiết vẽ trên đĩa: hoa, lá, tôm, cua, sóng nước, phong cảnh...
 - Chọn cách trang trí: đối xứng, nhắc lại, xen kẽ thì nên phác các trục để dễ đặt hoạ tiết cho cân xứng. Có thể đặt những đường diềm vòng quanh thành, trong lòng đĩa hoặc đặt hình vẽ trang trí tự do nhưng phải biết điều chỉnh sao cho cân đối
 - Vận dụng tổng hợp các nguyên tắc trang trí cơ bản: linh hoạt, khéo léo, phân chia mảng to, mảng nhỏ khác nhau; tạo được trọng tâm của hình trang trí
 - Vẽ màu theo ý thích sao cho phù hợp với hoạ tiết
III. Thực hành
 - Trang trí một đĩa tròn có đường kính khoảng 16cm 
 - Vẽ bằng màu tuỳ chọn.
 - Có thể dùng hình thức cắt, dán giấy màu 
4. Củng cố.
 - Đánh giá kết quả học tập của HS
 - Chọn một số bài làm của hs đã hoàn thành, đạt kq tốt về hình thức, hoạ tiết, cách sx gợi ý để hs khác nhận xét, đánh giá kq về bài của bạn, từ đó nhận xét và tự rút kinh nghiệm bài mình.
 - Khen ngợi những hs tích cực làm bài, nhắc nhở hs chưa tập trung.
5. HDVN.
 - Hoàn thành bài nếu chưa xong
 - Có thể làm bài khác bằng hình thức cắt dán nếu muốn.
 - Chuẩn bị cho bài 23.
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 24 Vẽ theo mẫu 
Lọ hoa và quả (tiết 1)
I. Mục tiêu
- HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết qua so sánh tương quan tỉ lệ.
- Vẽ được lọ hoa, quả gần giống với mẫu về hình và đậm nhạt
- Nhận thức được vẻ đẹp của bài tĩnh vật 
II. Chuẩn bị
- GV: Chuẩn bị mẫu vẽ: gồm lọ, hoa cúc (đồng tiền), Cà chua, táo; Các bước vẽ
- HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập; Sưu tầm tranh vẽ 
- PP: Trực quan, quan sát, gợi mở thực hành nhóm
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra.
- Đánh giá xếp loại bài về nhà của hs
- Kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ học tập của hs
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn hs quan sát nhận xét.
 - Gọi hs lên bày mẫu rồi gọi hs khác nhận xét cách bày mẫu của bạn
 - Gv có thể điều chỉnh cách bày mẫu sao cho có xa , gần, lớp trước , sau.
 - Gv giới thiệu một số tranh vẽ tĩnh vật của hoạ sĩ, HS vẽ về tĩnh vật màu để hs thấy đựơc:
 - Tranh tĩnh vật là tranh vẽ những vật ở dạng tĩnh có thể là đồ vật hoặc quả
 - Tranh tĩnh vật có thể vẽ bằng nhiều chất liệu như : chì , màu, than
 - Bài này khó hơn bài 6-7 vì có cắm hoa nên hình vẽ và độ đậm nhạt phức tạp hơn.
 - Hãy cho biết khung hình chung có dạng hình gì?
 - Hãy cho biết tỉ lệ của lọ- hoa- quả?
 - So sánh độ đậm nhạt của lọ, hoa, quả?
HĐ 2: Hướng dẫn cách vẽ
 -Yêu cầu trong tiết này chỉ so sánh tỉ lệ và vẽ hình cho tốt.
 - Đúng dáng, đúng đặc điểm của lọ, hoa, quả
HĐ 3: Hướng dẫn hs thực hành
 - Gv quan sát, nhận xét và gợi ý cho những hs còn yếu về hình vẽ so sánh tỉ lệ và dựng khung hình, vẽ hình.
 - Khuyến khích HS vẽ đúng
I. Quan sát nhận xét
 - Chiều cao, chiều ngang của mẫu.
 - Tỷ lệ của phần hoa, phần lọ.
 - Vị trí của quả, lọ.
 - Độ đậm, nhạt của lọ.
II. Cách vẽ
 - Xác định khung hình mẫu
 - Vẽ phác hình theo hướng dẫn ở các bài đă học.
 - Vẽ phác các hình có mảng đậm nhạt lớn.
 - So sánh các độ đậm nhạt của lọ, hoa, quả với nhau để diến tả hình khối.
 - Vẽ đậm, nhạt của nền để bài vẽ có không gian. Tìm tỉ lệ của lọ, hoa, quả vẽ phác hình
 - Vẽ nét chi tiết, tuy nhiên vẽhoa không cần vẽ quá chi tiết vì còn vẽ màu.
III. Thực hành
 - Vẽ lọ, hoa và quả.
 - Vẽ bằng bút chì đen.
4. Củng cố.
 - Gợi ý để hs nhận xét bài bạn, bài mình, nhận ra những hạn chế cần điều chỉnh cho giống mẫu.
 - Gv nhận xét ý thức thực hành của cả lớp, khuyến khích động viên cho những hs có ý thức tốt trong giờ, nhắc nhở hs ko vẽ thêm ở nhà khi ko có mẫu
5. Dặn dò.
 - Dặn hs mang mẫu về nhà, giờ sau mang bài ở tiết này đi vẽ tiếp.
 - Mang mẫu cho giờ sau.
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 25 Vẽ theo mẫu 
Lọ hoa và quả (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu.
- Vẽ được tranh tĩnh vật màu lọ, hoa, quả
- Nhận ra vẻ đẹp của tranh tĩnh vật màu, thêm yêu mến thiên nhiên tươi đẹp
II. Chuẩn bị
- GV: Chuẩn bị mẫu vẽ như ở bài 1; Một vài tranh tĩnh vật màu của hoạ sĩ, HS đã vẽ; Có thể chuẩn bị giấy màu để hướng dẫn hs xé dán tranh tĩnh vật .
- HS: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành; Bài vẽ giờ trước
- PP: Trực quan, quan sát, gợi mở, thực hành theo nhóm.
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra bài vẽ ở tiết trước của hs
- Kiểm tra dụng cụ học tập 
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn hs quan sát nhận xét
 - GV giới thiệu một vài tranh tĩnh vật màu đẹp bằng cách treo trên bảng nhằm tạo hứng thú cho hs trước khi vẽ.
 - Hãy cho biết cảm nhận của em về màu sắc ở những bức tranh này?
 - Gv giới thiệu về tranh tĩnh vật :
 - Tranh tĩnh vật thường vẽ những vật ở dạng tĩnh: đồ vật, hoa, quả...
 - Tranh tĩnh vật thường treo ở trong phòng , nơi làm việc tạo cho căn phòng thêm trang trọng, lịch sự
 - Gv bày mẫu như ở tiết trước và yêu cầu hs nhận xét về độ đậm nhạt của màu 
- Dựa vào mẫu và hình vẽ ở tiết trước hãy phác trên bài các mảng sáng tối để định hướng cho mầu đậm, nhạt, sáng, tối
HĐ 2: Hướng dẫn cách vẽ 
 - GV nhắc nhở hs cách vẽ giống như các bài vẽ theo mẫu trước đây
 - GV có thể vẽ phác bằng màu nước một bài ở một góc độ bất kì để hs định hướng được cách vẽ màu
HĐ 3: Hướng dẫn hs thực hành
 - GV theo dõi từng hs làm bài.
 - Gợi ý riêng chỉ ra ở trên mẫu để hs đối chiếu với bài vẽ của mình rồi điều chỉnh màu trên bài. 
 - Chú ý tới đậm, nhạt, nền
I. Quan sát nhận xét
 - Chiều cao, chiều ngang rộng nhất của mẫu.
 - Tỷ lệ của phần hoa, phần lọ.
 - Vị trí của quả và lọ
 - Màu sắc của lọ, hoa và quả.
 - Độ đậm, nhạt của màu.
II. Cách vẽ màu
 1. Vẽ hình.
 - Xác định khung hình chung của mẫu.
 - Phác hình vừa với trang giấy.
 - Phác hình và phác các mảng đậm trước, nhạt của màu ở lọ, hoa, quả như đã hướng dẫn ở bài 11 
 2. Vẽ màu
 - Nhìn mẫu để tìm hoà sắc chung và các độ đậm, nhạt.
 - Tìm và vẽ các mảng màu
 - Tìm tương quan giữa các màu để màu sắc không rời rạc, tách biệt nhau, điều chỉnh độ đậm nhạt của màu cho giống mẫu.
 -Vẽ màu nền tạo không gian cho bài
III. Bài tập
 - Vẽ lọ hoa và quả
 - Vẽ màu 
4. Củng cố.
 - Gv gợi ý để hs tự nhận xét bài của mình, của bạn về :
 - Bố cục, màu sắc, các mảng đậm, nhạt
 - Có thể tự đánh giá, xếp loại bài của mình và bài của bạn.
5. Dặn dò.
 - Xé dán tranh tĩnh vật màu bằng giấy màu
 - Chuẩn bị cho bài học 13
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 26 Thường thức mĩ thuật
vài nét về mĩ thuật ý thời kỳ phục hưng
I. Mục tiêu.
- Tìm hiểu một vài nét về sự ra đời của nền văn hoá thời kì Phục hưng ở ý
- Hs có thái độ và ý thức trân trọng, yêu quý các thành tựu văn hoá của nhân loại.
- Những bài viết trên báo, tạp chí về các nền văn hoá của thế giới, mĩ thuật với cuộc sống...
II. Chuẩn bị.
- GV: Lược sử MT và MThọc - NXBGD; Lịch sử mĩ thuật thế giới; Tranh trong bộ đồ dùng mĩ thuật 7, sgk, sgv
- HS: Đọc trước và nghiên cứu sgk về nội dung bài học; Sưu tầm những bài viết, tranh ảnh về những công trình mĩ thuật ý thời PH.
- PP: Thảo luận nhóm, trực quan, gợi mở, vấn đáp
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra.
 - Nhận xét về bài kiểm tra 45’ về cách tìm nội dung trò chơi, cách sắp xếp hình ảnh, vẽ màu
 - Tuyên dương những bài làm của hs có cách thể hiện tốt, động viên các em trong việc sáng tạo trong cách vẽ hình ảnh, tránh sao chép.
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu một vài nét khái quát về thời kì Phụ hưng ở ý
 - Do ảnh hưởng từ vị trí địa lí và cộng với nền văn hoá có những nét tương đồng do quá trình chinh phục lẫn nhau.
 - Dưới sự thống trị hà khắc độc đoán của giáo hoàng và chế độ nhà thờ thiên chúa giáo trong gần 10 tkỉ (từ tkV-XV), những giá trị văn hoá nhân văn bị cấm đoán triệt để, hình tượng con người ít được xhiện trong các tác phẩm mĩ thuật, hình vẽ trong tranh khô cứng vì những qui định ngặt nghèo của nhà thờ.
 ? Theo em hiểu thời kì PH là thời kì như thế nào?
 ? Những tác phẩm nổi tiếng nào ra đời trong thời kỳ này?
 - GV để hs tự nghiên cứu và trả lời theo ý hiểu của mình rồi Gv kết luận.
 - Lưu ý: ở thời kì này mĩ thuật phát triển dựa trên cơ sở những phát minh khoa học, người ta say mê cái đẹp của con người, sự kì vĩ của thiên nhiên, say mê nghiên cứu, khám phá khoa học và có nhiều thành công trên mọi lĩnh vực cuộc sống.
HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của Mỹ thuật thời kỳ Phục hưng
 - Thời kì này mĩ thuật phát triển dựa trên cơ sở những phát minh khoa học, tìm ra luật xa gần, chất liệu mới là sơn dầu các ý tưởng sáng tạo được phát huy cao độ và triệt để.
 - Hình ảnh con người cân đối về tỉ lệ, có nội tâm.
 - Các hoạ sĩ là những nhà khoa học, uyên bác, đa tài, 
 - Xu hướng hiện thực ra đời đạt tới đỉnh cao trong sáng mẫu mực
? Tóm lại những vấn đề trên hãy nhận xét về mĩ thuật thời kì này có đặc điểm gì nổi bật?
I. Các giai đoạn phát triển của Mỹ thuật ý thời kỳ Phục hưng
 - Giai đoạn đầu tiên (thế kỷ XIV): 
 + Đánh dấu những bước đi chập chững tìm đường cho xu thế hiện thực mới; Hoạ sĩ Xi-ma-buy; Hoạ sĩ Giốt-tô là người đầu tiên của ý sáng tác theo xu hướng hiện thực với các bức bích hoạ vẽ theo các sự tích trong Kinh thánh
 - Giai đoạn thứ hai (thế kỷ XV còn gọi là giai đoạn tiền Phục hưng): 
 + Trung tâm nghệ thuật lớn Phơ-lô-răng-xơ được coi như là trường học lớn
 + Giai đoạn này là dùng chủ đề tôn giáo và các nhân vật trong Kinh thánh, trong thần thoại để tái tạo nên khung cảnh hiện thực và con người lúc bấy giờ
 - Giai đoạn thứ ba (thế kỷ XVI còn gọi là giai đoạn phục hưng cực thịnh)
 + Nghệ thuật đã phát triển đến đỉnh cao của sáng tạo cề sự cân bằng, trong sáng và hài hoà.
 + Trung tâm lớn nhất của giai đoạn này là Rô-ma (thủ đô nước ý) nơi đã đóng góp cho lịch sử mỹ thuật thế giới những hoạ sĩ tài năng
 + Hoạ sĩ Lê-ô-na đơ Vanh-xi; Mi-ken-lăng-giơ; Ra-pha-en; Gióc-giôn; Ti-xiêng; Tanh-tô-rê...
II. Một vài đặc điểm của Mỹ thuật ý thời kỳ Phục hưng
 - Thường lấy đề tài sáng tác trong tôn giáo, thần thoại, nhân vật lịch sử, để tái tạo cuộc sốngvà khung cảnh con người đương thời
 - Văn hóa phục hưng thực chất là một phong trào đấu tranh chống lại chế độ phong kiến và giáo hội nhà thờ Thiên chúa giáo trên mặt trận văn hoá, tư tưởng.
 - Mục tiêu:đấu tranh giải phóng con người, sự nghèo đói, dốt nát
 - Lí tưởng thẩm mĩ: hướng về một cuộc sống hạnh phúc, con người làm chủ cuộc sống, thiên nhiên, vươn tới cái đẹp cả về ngoại hình lẫn nội tâm, một vẻ đẹp hoàn mĩ
 - Bên cạnh hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, tranh tường cũng phát triển mạnh mẽ.
4. Củng cố.
 - Thời kì Văn hoá PH có đặc điểm gì, nội dung, tính chất của nó?
 - Đặc điểm của mĩ thuật Phục hưng?
 - Hãy kể một số trung tâm lớn mĩ thuật thời kì này và một số hoạ sĩ tiêu biểu mà em biết?
 - Gv tóm tắt ý kiến của HS phát biểu và củng cố nội dung bài học.
5. HDVN.
 - Học và trả lời các câu hỏi trong sgk.
 - Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới những tác giả đã học
 - Chuẩn bị bài 27
Soạn: ..
Dạy: ...
Tiết 27 Thường thức mĩ thuật
một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật ý
thời kỳ phục hưng
I. Mục tiêu.
- HS hiểu biết thêm về cuộc đời sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của các hoạ sĩ thời kỳ phục hưng.
- Hiểu được ý nghĩa và cảm thụ vẻ đẹp chuẩn mực của những tp được giới thiệu trong bài
II. Chuẩn bị.
- GV: NT thời kỳ phục hưng - NXB mỹ thuật; Lược sử MT - MT học
- HS: Sưu tập tranh thời kỳ phục hưng....
- PP: trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận nhóm
III. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra. Nhận xét bài tập ở nhà của HS
3. Bài mới. (Giới thiệu bài)
GV
HS
HĐ 1: Tìm hiểu về một số tác giả thời kỳ phục hưng
 ? Trình bày những hiểu biết cuả em về hoạ sỹ Lê-ô-nađơ Vanh-xi?
 ? Nêu đặc điểm trong phong cách sáng tác của ông?
 ? Kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của ông mà em biết?
 ? Trình bày những hiểu biết về cuộc đời và đặc điểm sáng tác nghệ thuật của hoạ sỹ nhà điêu khắc Mi-ken-lăn-giơ? 
 ? Hãy trình bày

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mi_thuat_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2009_2010_nguyen_ho.doc