Giáo án Mỹ thuật Lớp 7

Giáo án Mỹ thuật Lớp 7

I/- Mục tiêu bài học:

? Kiến thức: HS Quan sát và ước lượng được khung hình chung, khung hình riêng, vị trí, tỉ lệ , hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu, Biết các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu Cái cốc và quả.

? Kỹ năng: HS vẽ được hình cái cốc và quả dạng hình trụ, hình cầu. HS áp dụng vẽ được bố cục, tương quan tỉ lệ, độ đậm nhạt ở mẫu.

? Thái độ: HS nhận ra được vẻ đẹp trên đồ vật thêm yêu quý và có ý thức giữ gìn đồ vật, yêu thích môn học.

II/- Chuẩn bị của GV – HS:

1/ Đồ dùng dạy học: GV mẫu vẽ, một vài bài vẽ tĩnh vật đơn giản.

 Hình minh hoạ các bước tiến hành.

HS: Giấy A4, bút chì, tẩy .

 2/ Phương pháp dạy học: P2 vấn đáp, trực quan, luyện tập, làm việc theo nhóm

III/- Các hoạt động dạy – học.

A/ ổn định tổ chức: 7A / .7B / .7C / .7D / .

B/ Kiểm tra (3’) ĐDHT

 Bài cũ (Nêu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần?)

C/ Bài mới ( giới thiệu bài)

 

doc 94 trang sontrang 8840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 1 Tiết 1
Thường thức MT
Sơ lược về mĩ thuật thời trần
 I/- Mục tiêu bài học:
● Kiến thức : HS biết được khỏi quỏt về quỏ trỡnh xõy dựng và phat triển của mĩ thuật thời trần. HS biết sơ lược về cỏc giai đoạn phat triển và một số cụng trỡnh mĩ thuật tiờu biểu thời trần. 
● Kỹ năng: HS ghi nhớ được sơ lược về NT kiến trúc,điêu khắc và trang trí, đồ gốm thời Trần, phân tích được một số nét đẹp về NT kiến trúc, ĐK, TT .
●Thái độ: HS có nhận thức đúng đắn truyền thống nghệ thuật dân tộc, trân trọng yêu quý vốn cổ của cha ông để lại. 
II/- Chuẩn bị của GV – HS:
1/ Đồ dùng học tập: GV một số tác phẩm mĩ thuật thời Trần 
	Tranh ảnh, tư liệu liên quan mĩ thuật thời Trần. 
HS: Tranh ảnh bài viết về mĩ thuật thời Trần. 
 2/ Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, gợi mở, vấn đáp, trực quan. 
III/- Các hoạt động dạy – học.
A/ ổn định tổ chức: ( 1’) 7A / .7B / 7C / 7D / ...
B/ Kiểm tra ĐDHT (1’)
 C/ Bài mới ( giới thiệu bài) (2’) 
▲ GV treo tranh tháp Phổ Minh (Nam Định) Y/C HS quan sát suy nghĩ trả lời nhanh câu hỏi: 
(?) Tên công trình kiến trúc, công trình KT thuộc MT thời nào ? CTKT đó được xây dựng ở đâu ? 
▲ GV gọi 1 em có câu trả lời nhanh nhất -> HS khác NX, BS 
▲ GV: Chốt lại: - Tranh tháp Phổ Minh (Nam Định)
- Đây là một công trình kiến trúc tháp Phổ Minh (Nam Định) được xây dựng vào thời nhà Trần để tìm hiểu sâu hơn về mĩ thuật thời Trần. Bài học hôm nay chúng ta sẽ làm quen, tìm hiểu rõ bối cảnh xã hội và vài nét về mĩ thuật thời Trần. 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
■ Hoạt động 1: HD HS tỡm
+ Thảo luận: (3 phút)
▲phát phiếu bài tập Y/C HS đọc Sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi ? 
?Nêu vài nét khái quát về bối cảnh xã hội thời Trần?
▲ GV: Chốt kiến thức 
■ Hoạt động 2 (10’)
Trình bày kết quả thảo luận. 
● Nhóm 1: Đại diện nhóm trình bày vài nét về bối cảnh XH thời Trần. 
● HS nhóm khác NX, BS 
▲ GVKL (Dùng máy chiếu)
 ● Nhóm 2: Trình bày vài nét về mĩ thuật thời Trần. 
- Nhóm khác NX, BS 
▲ GVKL (Dùng máy chiếu)
 + Gồm có 3 loại hình nghệ thuật 
 a/ Kiến trúc 
 b/ Điêu khắc và trang trí 
 c/ Đồ gốm 
■ Hoạt động 3: (13’)
● Vận dụng KT khăn trải bàn (2’) 
Trình bày đặc điểm của Mĩ thuật thời Trần? 
● ĐD nhóm trả lời. Nhóm khác NX, BS 
▲ GVKL: (Dùng bảng phụ, máy chiếu)
I/ Vài nét về bối cảnh xã hội: 
- Kế tiếp nhà Lý ( Thay nhà Lý) Nhà Trần có nhiều chính sách tiến bộ để xây dựng đất nước. 
- Vai trò lãnh đạo không có gì thay đổi. 
- Ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông
- Tinh thần tự cường, tự chủ DT ngày càng cao, đất nước giầu mạnh tạo điều kiện cho nên NT phát triển. 
II/- Vài nét về mĩ thuật thời Trần: 
1/ Kiến trúc: 
● Kiến trúc cung đình: Tu bổ thành Thăng Long, XD khu cung điện Thiên Trường (NĐ) khu lăng mộ Trần Thủ Độ (T’Bình) lăng mộ An Sinh (Q’Ninh) 
● Kiến trúc phật giáo: XD chùa yên Tử (Q’N) chùa Bối Khê (H.Tây) tháp Phổ Minh (N.Định) 
2/ Điêu khắc và trang trí: 
- Luôn gắn với công trình kiến trúc 
- Điêu khắc làm bằng chất liệu gỗ đá (tượng và bệ rồng) trang trí ở các chùa 
- Hoạ tiết trang trí: Rồng,hoa sen, hình người múa. 
- Chạm khắc T2 làm tôn thêm vẻ đẹp của các công trình kiến trúc. 
- TP tiêu biểu: Cảnh dâng hoa tấu nhạc (chùa Thái Lạc – Hưng Yên) Rồng (chùa Dâu – Bắc Ninh) 
3/ Đồ gốm: 
- Xương gốm dày thô và nặng, trang trí bằng hoa sen, cúc. 
III/- Đặc điểm của mĩ thuật thời Trần: 
Mĩ thuật thời Trần kế thừa tinh hoa của mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị đôn hậu và chất phác hơn, có vẻ đẹp khoẻ khắn, phóng khoáng biểu hiện được sức mạnh, lòng tự hào, tự tôn của DT Mĩ thuật thời Trần tiếp nhận được 1 số yếu tố NT của các nước láng giềng làm giàu hơn cho nền NT dân tộc.
D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập. (7’)
▲ GV (?) KT thời Trần được thể hiện ở những loại hình NT nào ? 
 (?) Kể tên 1 số TP điều khắc và tr2 
(?) Nêu đặc điểm gốm thời Trần ? 
 ● HS trả lời 
▲ GV tóm tắt ND cơ bản của bài. 
▲ GV cho HS quan sát tranh minh hoạ trong Sgk 
(?) Nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Trần ? 
● HS trả lời, HS khác NX, BS –
▲ GV chốt lại củng cố bài. 
E/ bài tập về nhà: (2’ )
	▲ HS học bài, sưu tầm bài viết, tranh ảnh mĩ thuật thời Trần. 
	- Chuẩn bị bài sau ( mỗi tổ 1 cái cốc 1 quả tròn ) 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Bài 2 Tiết 3 
 Vẽ theo mẫu 
Vẽ cái cốc và quả 
I/- Mục tiêu bài học:
● Kiến thức: HS Quan sát và ước lượng được khung hình chung, khung hình riêng, vị trí, tỉ lệ , hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu, Biết các bước tiến hành bài vẽ theo mẫu Cái cốc và quả. 
● Kỹ năng: HS vẽ được hình cái cốc và quả dạng hình trụ, hình cầu. HS áp dụng vẽ được bố cục, tương quan tỉ lệ, độ đậm nhạt ở mẫu. 
● Thái độ: HS nhận ra được vẻ đẹp trên đồ vật thêm yêu quý và có ý thức giữ gìn đồ vật, yêu thích môn học. 
II/- Chuẩn bị của GV – HS:
1/ Đồ dùng dạy học: GV mẫu vẽ, một vài bài vẽ tĩnh vật đơn giản. 
	Hình minh hoạ các bước tiến hành. 
HS: Giấy A4, bút chì, tẩy ... 
 2/ Phương pháp dạy học: P2 vấn đáp, trực quan, luyện tập, làm việc theo nhóm 
III/- Các hoạt động dạy – học.
A/ ổn định tổ chức: 7A / ................7B / .................7C / ...............7D / .................
B/ Kiểm tra (3’) ĐDHT
	Bài cũ (Nêu vài nét khái quát về mĩ thuật thời Trần?) 
C/ Bài mới ( giới thiệu bài)
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
■ Hoạt động 1: : Hướng dẫn HS tự hình thành kiến thức ( 15’)
1/ Hướng dẫn HS quan sát nhận xét (7’) 
▲ GV GT mẫu vẽ và yêu cầu của bài 
(?) Mẫu vẽ gồm những gì ? 
● HS trả lời – Nhận xét bổ sung 
▲ GVKL -> Hướng dẫn HS cách quan sát bày mẫu, đặt mẫu. 
(?) Chọn mẫu và đặt mẫu vẽ ntn để bài vẽ có bố cục đẹp và hợp lý. 
● HS trả lời –bổ sung ý kiến 
▲ GV chốt lại. 
- Cho HS quan sát một số hình vẽ có bố cục hợp lý và không hợp lý. 
● HS chỉ ra được bố cục hợp lý 
▲ GV hướng dẫn cho HS có thể bày mẫu vẽ theo nhóm - HS bàu mẫu -GV góp ý
▲ GV Y/C HS quan sát nhận xét 
(?) Hình dáng, vị trí, tỉ lệ cốc và quả, độ đậm nhạt. 
● HS quan sát so sánh NX 
▲ GV chốt lại 
2. Hướng dẫn HS cách vẽ 
▲ GVgọi một vài HS nhắc lại theo cách tiến hành 1 bài vẽ mẫu.
 ● HS nhắc lại – bổ sung ý kiến 
▲ GVKL (dùng hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ. 
- Hướng dẫn HS tìm tỉ lệ khung hình chung và riêng. 
- Phác đúng tỉ lệ của mẫu đồng thời vẽ phác lên bảng 2, 3 khung hình để HS NX đúng sai. 
■ Hoạt động 2: (20’)
Hướng dẫn HS làm bài 
● HS vẽ bài. 
▲ GV theo dõi quan sát nhắc nhở HS vẽ bài, động viên khích lệ HS đồng thời góp ý sửa sai cho HS. 
I/ Quan sát nhận xét: 
- Mẫu vẽ gồm 1 cái cốc và 1 quả dạng hình cầu. 
- Mẫu đặt không đẹp: Cốc, quả đặt lệch, không cân đối. 
- Mẫu đặt đẹp: Cốc, quả được sắp xếp cân đối trên tờ giấy 
II/- Cách vẽ: 
- vẽ khung hình chung 
- Vẽ khung hình riêng 
- Tìm tỉ lệ các bộ phận, phác hình 
- Vẽ chi tiết sao cho giống mẫu
- Vẽ đậm nhạt: Đậm, đậm vừa, nhạt, sáng 
* Lưu ý: Không cạo chì, di chì nhẵn bóng
III/- Thực hành: 
- Vẽ theo mẫu: Cái cốc và quả. 
 ( Vẽ bằng chì đen ) 
D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập (5’)
▲ GV yêu cầu HS chuản bị trưng bày bài theo nhóm, phân công HS nhận xét bài của bạn về bố cục, tỉ lệ, đường nét, độ đậm nhạt. 
● HS nhận xét bài của mình và của bạn – tự xếp loại 
▲ GV NX, BS – Xếp loại bài vẽ. 
(?) Qua bài vẽ em hãy nêu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu: Cốc và quả 
 ● HS trả lời – BS ý kiến 
▲ GV KL củng cố bài. 
E/ bài tập về nhà:
	▲ Hoàn thành bài vẽ ( nếu ở lớp chưa xong ) quan sát độ đậm nhạt chai lọ chuẩn bị bài 3 tạo hoạ tiết trang trí. 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 3 Tiết 1
Vẽ trang trí
Tạo hoạ tiết trang trí 
I/- Mục tiêu bài học: 
● Kiến thức: HS nêu được khái niệm thế nào là hoạ tiết TT, hoạ tiết là yếu tố cơ bản của NT trang trí. Biết các bước tiến hành một bài tạo họa tiết trang trí.
● Kỹ năng: HS biết lựa chọn hoạ tiết, đơn giản và cách điệu hoạ tiết vận dụng vào các bài tập trang trí, trang trí trong đời sống hàng ngày. Làm được bài tạo họa tiết trang trí. 
● Thái độ: HS thêm yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc. Thích tạo ra cái đẹp, hứng thú với môn học.
II/- Chuẩn bị của GV – HS: 
1/ Đồ dùng dạy học: GV Phóng to một số hoạ tiết trang trí: Hoa, lá ... 
	- Hình minh hoạ các bước chép hoạ tiết trang trí, tạo hoạ tiết 
trang trí, tranh ảnh hoạ tiết trang trí. 
HS: Sưu tầm 1 số hoạ tiết trang trí. 
 2/ Phương pháp dạy học: P2 vấn đáp, trực quan, TH luyện tập, làm việc theo nhóm... 
III/- Các hoạt động dạy – học. 
A/ ổn định tổ chức: : 
B/ Kiểm tra (3’) 
	(?) Em hãy nêu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu cái cốc và quả ? ) 
C/ Bài mới ( giới thiệu bài) 
 Hoạ tiết trang trí rất phong phú và đa dạng, nó làm sản phẩm đẹp và hấp dẫn hơn: Hoạ tiết trang trí trên đồ gốm, vải vóc, áo, váy ... vậy làm thế nào để tạo được hoà tiết trang trí, bài học ngày hôm nay ... 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
■ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự hình thành kiến thức ( 15’)
1/ Hướng dẫn HS quan sát nhận xét (7’) 
▲ GV giới thiệu 1 số bài T2 Y/C HSQS NX bài T2 hình vuông, tròn, CN, trang trí các đồ vật. 
● HS NX về hoạ tiết là những gì ? hình dáng của hoạ tuyết, màu sắc ? 
● HS quan sát trả lời – HS khác NX, BS 
▲ GV chốt lại. 
(?) Quan sát và so sánh họa tiết trang trí chiếc lá với lá thật tìm ra điểm khác nhau
▲ GV Y/C học sinh so sánh giữa hình chép mẫu thật với hoạ tiết được sử dụng trong trang trí. 
● HS so sánh TL, HS khác NX, BS 
▲ GV (?) Muốn đưa hình ảnh trong tự nhiên: Hoa lá ... thành hoạ tiết được sử dụng trong tráng trí ta phải làm thế nào ? 
● HS TL, HS khác NX, BS 
▲ GVL
2/ Hướng dẫn HS cách vẽ (7’) 
▲ GV PT để HS thấy được việc quan sát và ghi chép từ vật mẫu thật là CS để tạo ra hoạ tiết thông qua việc đơn giản và cách điệu hoạ tiết. 
▲ (?) – Có mấy cách tạo hoạ tiết trang trí 
● HS thảo luận N4 HS (3’) trả lời 
- HS nhóm khác NX, BS 
▲ GV (dùng hình minh hoạ hướng dẫn cách tạo hoạ tiết trang trí ) phân tích để HS nắm được KT. 
▲ Y/C HS quan sát 1 số hoạ tiết trang trí trong Sgk. 
■ Hoạt động 2: (20’)
Hướng dẫn HS làm bài 
● HS vẽ bài. 
▲ GV gợi ý cho HS cách bố cục bài vẽ, vẽ bằng chì trước – vẽ màu khuyến khích học sinh trong khi vẽ bài. 
I/ Quan sát nhận xét: 
-Hoạ tiết TT thường là hoa lá, chim, muông thú, con người cách điệu.
- Đường nét, hình dáng của hoạ tiết thường là đơn giản, cân đối hài hoà so với hình dáng thật. 
- Hình ảnh của hoạ tiết tạo ra phải phù hợp với vị trí đặt hoạ tiết. 
- Khi đưa h/ả trong tự nhiên vào trang trí, phải đơn giản và cách điệu sao đẹp, cân đối, hài hoà hơn. 
II/- Cách tạo hoa tiết trang trí: 
- Lựa chọn ND hoạ tiết (hoa, lá, chim muông thú ...) 
- Quan sát mẫu thuật. 
- Tạo hoạ tiết trang trí. 
III/- Thực hành: 
- Tạo một hoạ tiết trang trí theo ý thích -? tô màu. 
D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập (5’)
▲ GV Y/C HS trưng bày theo nhóm -> NX bài của mình và của bạn
(?) Đường nét, hình dáng hoạ tiết, màu sắc.
● HS Quan sát trả lời – BS
Cách tạo hoa tiết trang trí ? HS hoạt động cá nhân trả - BS
▲ Củng cố – Xl bài vẽ của HS
E/ Dặn dò ra bài tập: (1’)
▲ HS hoàn thiện bài vẽ ( nếu ở lớp vẽ chưa xong )
- Đọc trước bài 4, ôn lại cách vẽ tranh ở lớp 6.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 4 Tiết 4
Vẽ tranh
Đề tài tranh phong cảnh 
I/- Mục tiêu bài học:
● Kiến thức :HS nêu được khái niệm về tranh phong cảnh, biết khai thác nội dung đề tài, tìm được bố cục phù hợp, đường nét sinh động, biết pha trộn một số màu theo ý muốn và sử dụng gam màu phù hợp. 
● Kỹ năng: HS Biết quan sát và chọn góc cảnh để vẽ hoặc nhớ lại để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, thể hiện được bố cục, đường nét hình vẽ hợp lý .
● Thái độ; HS có ý thức bảo vệ và yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước. Hứng thú với môn học.
II/- Chuẩn bị của GV – HS:
1/ Đồ dùng dạy học: GV Bài vẽ quê hương (MT6 ) 
- Tranh minh hoạ các bước tiến hành vẽ tranh
Tranh phong cảnh của HS năm trước. 
HS: Sưu tầm tranh PC (nếu có) ĐDHT 
 2/ Phương pháp dạy học: P2 vấn đáp, gợi mở, TH luyện tập, làm việc theo nhóm . 
III/- Các hoạt động dạy – học.
A/ ổn định tổ chức: : 7A /40 .7B /40 7C /40 7D /40 .
B/ Kiểm tra (3’) 
	(?) Nêu cách tiến hành bài tạo hoạ tiết trang trí ? ) 
C/ Bài mới ( giới thiệu bài) 
Thời gian 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
14’
7’
7’
20’
■ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự hình thành kiến thức
1/ HD HS tìm chọn ND đề tài 
▲ GV cho HS quan sát 1 số tranh phong cảnh đặc trưng của từng miền quê khác nhau. 
● HS quan sát nhận xét. 
(?) Những bức tranh trên thuộc tranh phong cảnh của những vùng miền nào ? hình ảnh nào là đặc trưng của vùng miền đó ? 
(?) Tranh phong cảnh vẽ gì là chủ yếu ? 
(?) Ngoài cảnh vật người ta còn vẽ h/ả gì nữa ? 
● HS quan sát trả lời – HS khác NX, BS 
▲ GV chốt lại. 
- Phân tích thêm về yếu tố hội hoạ: Bố cục màu sắc, hình khối, cảm xúc của người vẽ tạo lên 1 bức tranh PC đẹp. 
- Cho xem 1 số bức tranh PC của hoạ sĩ, của HS năm trước. 
● HS quan sát cảm nhận về vẻ đẹp nội dung HT của tranh PC. 
- Cho HS xem 1 số bức tranh PC của các hoạ sĩ nước ngoài (nếu có) 
 2/ Hướng dẫn HS vẽ tranh.
(?) Để vẽ được một bức tranh phong cảnh đẹp ta phải tiến hành vẽ ntn ? TLN (2’)
● HS trả lời. BS ý kiến 
▲ GV nói: Các em có thể vẽ trực tiếp hoặc vẽ gián tiếp theo trí tưởng tượng. 
- Gọi 1 – 2 em HS nhắc lại cách vẽ tranh PC đã được học từ lớp 6. 
● HS nhắc lại – HS khác NX, BS 
▲GV dùng hình minh hoạ hướng dẫn cụ thể cách vẽ tranh phong cảnh. 
- GV khuyến khích những HS dùng màu nước, màu bột trong vẽ bài -> PC dễ đẹp hơn. 
■ Hoạt động 2:
 HD HS thực hành luyện tập
▲ Y/C HS làm bài theo các bước tiến hành gợi ý cho HS có bố cục, màu sắc PC tốt hơn, đẹp hơn. 
- Động viên khích lệ HS vẽ bài, không gò ép HS khi vẽ bài. 
- Quan sát HS vẽ bài, kịp thời góp ý để HS sửa sai. 
I/ Tìm chọn nội dung đề tài: 
- Phong cảnh miền núi: Có suối, núi đồi nhà sàn, rừng ... 
- Phong cảnh miền biển: Cát, hàng dừa, thuyền, bãi biển ... 
- Phong cảnh miền trung du: Đồi cọ ...
- Phong cảnh nông thôn: Ao, đống rơm, chùa, đình làng .. 
- PC thành thị: Đường phố, xe cộ nhà cao tầng ... 
- Tranh PC vẽ về cảnh vật là chính thể hiện vẻ đẹp của TN bằng cảm xúc và tài năng của người vẽ. Ngoài ra còn có tranh PC điểm người, loài vật ... 
- Tranh PC p/á vẻ đẹp ở các miền quê khác nhau gần gũi với đời sống con người, tạo cảm hứng cho người xem. 
II/- Cách vẽ: 
- Chọn cảnh, cắt cảnh. 
- Vẽ phác hình ( bố cục mảng chính, phụ) 
- Tìm hình ảnh vẽ phác toàn cảnh 
- Vẽ chi tiết toàn cảnh 
- Vẽ màu ( theo cảm nhận hoặc theo sắc màu TN) 
III/- Thực hành: 
- Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích. 
 D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập (5’) 
▲ GV Y/C HS trưng bày bài vẽ của mình, HS dưới lớp QS nhận xét về: 
(?) Chọn cảnh, bố cục, màu sắc ? 
● HS trình bày, đánh giá kết quả bài vẽ của bạn theo cảm nhận riêng. 
▲ GV NX, BS - đánh giá, XL bài vẽ của HS 
(?) Nêu cách tiến hành bài vẽ tranh PC ? 
HS trả lời, HS khác NX, BS – GV chốt lại củng cố bài. 
 E/ Dặn dò ra bài tập: (1’) 
	▲ HS hoàn thiện bài vẽ ( nếu ở lớp vẽ chưa xong ) 
	- Đọc trước bài 5, mỗi nhóm chuẩn bị 1 lọ hoa cho tiết học sau,tìm hiểu cách tạo dáng và trang trí lọ hoa .
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 5 Tiết 2
Vẽ trang trí
Tạo dáng và VẬN DỤNG HỌA T
I/- Mục tiêu bài học: 
● Kiến thức: HS biết cách tìm ra đặc điểm các bộ phận của lọ hoa và tạo được hình dáng lọ hoa đẹp sinh động, độc đáo. Biết tìm chọn họa tiết và màu sắc phù hợp để trang trí lọ hoa. biết cách tạo dáng và trang trí lọ hoa.
●Kĩ năng: Quan sát, nhận xét và phân tích được vẻ đẹp của lọ hoa. Vận dụng được các bước tiến hành tạo dáng và trang trí lọ hoa vào thực hành.
 ●Thái độ: HS biết được vai trò của mĩ thuật trong cuộc sống, có ý thức làm đẹp cho cuộc sống hàng ngày, thích tạo ra cái đẹp. 
II/- Chuẩn bị của GV – HS: 
1/ Đồ dùng dạy học: GV Hình minh hoạ gợi ý cách tạo dáng và trang trí 
1 số lọ hoa có hd và hoạ tiết, màu sắc đẹp 
HS: Lọ hoa, giấy vẽ, chì, tẩy, màu. 
 2/ Phương pháp dạy học: P2 trực quan, vấn đáp, gợi mở, TH luyện tập. 
III/- Các hoạt động dạy – học. 
A/ ổn định tổ chức: : 
B/ Kiểm tra (3’) 
	(?) Nêu cách tiến hành bài vẽ tranh phong cảnh ? Những điểm cần lưu ý khi vẽ tramh phong cảnh? ) 
C/ Bài mới ( giới thiệu bài) 1p
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
14’
7’
7’
20’
■ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự hình thành kiến thức 
1/ Hướng dẫn HS quan sát nhận xét. 
▲GV bày 1 số lọ hoa trên bàn Y/C HS :
? Quan sát lọ hoa trên bàn, hình vẽ lọ hoa trên bảng, trong Sgk và nhận xét về:
Kiểu dáng, kích thước ? 
Hoạ tiết trang trí, vị trí sắp xếp hoạ tiết ?
Màu sắc ? 
Mục đích sử dụng ?
? Hoạ tiết trang trí trên lọ hoa được vẽ theo lối tả thực hay cách điệu ? 
? Màu sắc trên hoạ tiết và màu sắc ở phần nền có gì khác nhau ? 
? Trong thực tế người ta thường làm lọ hoa bằng chất liệu gì ? Kể tên một số nơI sản xuất lọ hoa trong và ngoài nước mà em biết ? 
● HS trả lời (cá nhân) Thực hiện (2p) Trả lời HS khác NX, BS. 
▲ GVKL
2/ Hướng dẫn HS cách tạo dáng và T2
● HS quan sát tranh minh hoạ HD cách tạo dáng và trang trí lọ hoa -> TĐ nhóm 2 (2’) TLCH 
(?) Nêu cách tiến hành bài TD và T2 lọ hoa, các điểm cần lưu ý khi trang trí lọ hoa 
● HS TĐ nhóm - ĐD nhóm TL – HS khác NX, BS 
▲GVKL, nhấn mạnh phần lưu ý khi vẽ (dùng hình minh hoạ HD)
▲GV: Cách thức tạo dáng và trang trí không có tính khuôn mẫu mà cần có sự sáng tạo để tạo nên sự phong phú, đa dạng cho sản phẩm .( chuyển ý)
■ Hoạt động 2: HD HS vẽ bài 
▲GV hướng dẫn nhắc nhở HS về bố cục, tỉ lệ, hình dáng của lọ hoa, HD gợi ý cho HS tìm hoạ tiết phù hợp để T2 động viên khích lệ HS vẽ bài có hiệu quả. 
I/ Quan sát nhận xét: 
- Kiểu dáng: Lọ hoa có rất nhiều kiểudáng, kích thước khác nhau : Cao, thấp, to, nhỏ ..Có cấu tạo cân đối theo trục thẳng đứng
- Hoạ tiết trang trí thường là hoa, lá chim ,muông thú, cảnh vật, nét màu, mảng màu được đặt ở trọng tâm lọ hoa hoặc ở XQ cổ, thân, đáy lọ hay đặt tự do.. 
- Màu sắc: Rực rỡ hoặc hài hoà , êm dịu
II/- Cách vẽ: 
a/ Cách tạo dáng: 
- Tìm kích thước lọ vẽ khung hình. 
- Phác trục giữa cho cân đối. 
- XĐ tỉ lệ chiều cao, ngang, cổ vai, thây đáy lọ cho cân đối, hợp lý.
- Vẽ nét tạo dáng lọ hoa. 
b/ Cách trang trí 
- Chọn hoạ tiết trang trí.( Hoạ tiết đường diềm, hoa lá sao cho phù hợp với kiểu dáng lọ hoa.)
- Sắp xếp hoạ tiết (ở chính giữa lọ hoặc ở cổ, đáy, vai ... )
- Vẽ màu: Chỉ nên vẽ 4-5 màu 
III/- Thực hành: 
- Tạo dáng và trang trí 1 lọ hoa mà em thích 
 D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập (4’)
▲ GV Y/C 10 HS trưng bày trên bảng, HS khác ở dưới lớp NX 
? Hình dáng lọ hoa, hoạ tiết, màu sắc ? 
● HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng -> GV NX, XL 
▲ GV nêu các bước tiến hành bài TD và trang trí lọ hoa 
HS trả lời, HS khác NX, BS 
GV: Chốt lại, củng cố bài 
 E/ Dặn dò ra bài tập: (1’) 
	▲ HS hoàn thiện bài vẽ ( nếu ở lớp vẽ chưa xong ) 
	- Đọc trước bài 6, chuẩn bị 1 lọ hoa, 2 quả/ 1 tổ, HS có đủ ĐDHT cho giờ sau .
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 	
Bài 2 Tiết 5+6
Thường thức MT
Một số công trình MT thời Trần
 (1226 - 1400)
I/- Mục tiêu bài học:
● Kiến thức: HS biết thêm 1 số công trình mĩ thuật thời Trần. Hiểu được giá trị nghệ thuật của các công trình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc chạm khắc trang trí. 
● Kĩ năng: HS nhớ được một số công trình mĩ thuật tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần. Phân tích được một số nét cơ bản về công trình Tháp Bình Sơn, Khu lăng mộ An Sinh, Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ, Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc. 
● Thái độ: HS trân trọng và có ý thức giữ gìn các công trình MT thời Trần nói riêng và NT DT nói chung. 
II/- Chuẩn bị của GV – HS: 
1/ Đồ dùng dạy học: GV Tranh ảnh liên quan đến bài học
HS: Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học. 
 2/ Phương pháp dạy học: P2 vấn đáp, trực quan, thuyết trình, hoạt động nhóm. 
III/- Các hoạt động dạy – học. 
A/ ổn định tổ chức: 
B/ Kiểm tra (3’) 
C/ Bài mới ( giới thiệu bài) 
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
10’
30’
■ Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về KT thời Trần 
▲? Kiến trúc thời Trần gồm ? thể loại ?
● HS trả lời, HS khác NX, BS 
▲ GV chốt lại củng cố KT bài 1
▲ GV Cho HS QS tranh tháp Bình Sơn, Y/c HS thảo luận nhóm 2(2’) trả lời câu hỏi.
? Tháp Bình Sơn thuộc thể loại KT nào? Chất liệu? nghệ thuật xây dựng tháp.(Hình dáng, cấu trúc, nghệ thuật trang trí tháp) 
● HSQSTĐ nhóm trả lời, HS khác NX BS 
▲ GVKL (giảng + kết hợp với tranh ảnh) 
● Tìm hiểu về khu lăng mộ An Sinh
▲ GVy/c HS nghiên cứu SGK-T97 kết hợp quan sát hình ảnh khu lăng mộ An Sinh trả lời câu hỏi:
? Lăng mộ An Sinh thuộc thể loại KT nào 
tìm hiểu Nd, đặc điểm của khu lăng mộ An sinh về kích thước, bố cục, nghệ thuật trang trí ? 
 Vì sao em biết ? 
● HS trả lời, HS khác NX, BS 
▲ GVKL 
■ Hoạt động 2 
Tìm hiểu TP’ điêu khắc và phù điêu T2.
▲ GV: Tranh ảnh về TP điêu khắc 
HD HS tìm hiểu tượng Hổ (lăng TTĐ)
? Trần Thủ Độ là ai ? vai trò của ông đối với vương triều Trần ? 
?Tượng Hổ được XDvào năm nào? kích thước, hình dáng, hình khối, đường nét ntn 
▲ GV Y/C HS TĐ N2 (4’) ĐD nhóm TL 
● HS nhóm khác NX, BS 
▲ GVKL 
MR: TTĐ là thái sư triều Trần, người góp phần XD vương triều Trần có vai trò lớn trong chiến thắng quân XL Mông Cổ (1258) 
● Tìm hiểu NT trạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc 
▲ GV Y/C HS cá nhân tìm hiểu Sgk trả lời câu hỏi (2’)
? Chùa Thái Lạc được XD ở đâu ? Nêu vẻ đẹp về nội dung và hình thức của các bức chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc.
● HS trả lời, HS khác nhận xét, BS 
▲ GVKL giới thiệu thêm TP chạm khắc gỗ “Tiên nữ đầu người mình chim” 
I/ Kiến trúc. 
1/ Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc)
- Thuộc thể loại KT phật giáo, tháp được XD trên ngọn đồi thấp giữa sân chùa Vĩnh Khánh. 
- Tháp làm bằng chất liệu đất nung cao 15m hiện còn 11 tầng có mặt bằng vuông càng lên cao càng nhỏ dần. Các tầng tháp được trang trí bằng hoa văn với kĩ thuật khéo léo, chạm khắc công phu, cách tạo hình chắc chắn, chất liệu bình dị. Tháp Bình Sơn là niềm tự hàocủa kiến trúc cổ Việt Nam. 
2/ Khu lăng mộ An sinh ( Quảng Ninh).
- Thuộc KT cung đình vì đây là nơi thờ các vị vua Trần .
- KT lớn ( lăng Đồng thái) của vua Trần Anh Tông, S 1 quả đồi, bố cục: Đăng đối, quy tụ tại 1 điểm ở giữa. 
- T2: Các pho tượng thường được gắn vào thành bậc ( rồng, sấu ...) 
II/- Một số TP điêu khắc & phù điêu T2
1/Tượng Hổ ở lăng Trần Thủ Độ (Thái Bình).
 Tượng được tạc 1264 tại T. Bình,tượng tạc bằng chất liệu đá, cao 1m43, cao 0m75, rộng 0m64 hình khối đơn giản dứt khoát được chọn lọc sắp xếp chặt chẽ.. NT diễn tả trau chuốt, nuột nà về hình khối và đường nét tạo ra vẻ đẹp hiện thực của con hổ. 
2/ Chạm khắc gỗ ở chùa Thái Lạc (HYên)
* Nội dung chạm khắc:
- Cảnh dâng hoa tấu nhạc với các nhân vật trung tâm là vũ nữ, nhạc công...
* Nghệ thuật cham khắc:
- Bố cục cân đối, không đơn điệu mà rất sinh động, cách tạo khối mịn, độ nông sâu khác nhau. 
- NT chạm khắc gỗ đạt tới đỉnh cao về bố cục và cách diễn tả. 
D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập (5’)
▲ GV đặt câu hỏi KT kiến thsc tiếp thu của HS. 
? Nêu vài nét khái quát về tháp Bình Sơn, khu lăng mộ An sinh 
? Kể tên 1 vài TP điêu khắc, phù điêu T2, nêu vài nét về NT chạm khắc T2 
● HS trả lời, HS khác NX, BS 
▲ GV: Chốt lại, củng cố bài 
E/ Dặn dò ra bài tập: (1’)
▲ HS về học bài, chuẩn bị bài 9, DĐHT, đọc trước bài 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 4 Tiết 5
Vẽ tranh
Đề tài tranh phong cảnh 
I/- Mục tiêu bài học:
● Kiến thức: HS nhận xét và phân tích được vẻ đẹp của màu sắc trong tranh phong cảnh. Biết được ý nghĩa của màu sắc đối với tranh phong cảnh và thấy được vai trò của tranh phong cảnh đối với cuộc sống của con người.
● Kỹ năng: HS biết pha trộn một số màu theo ý muốn và sử dụng gam màu phù hợp. Biết vẽ màu từ bao quát đến chi tiết.
 ● Thái độ; HS có ý thức bảo vệ và yêu mến cảnh đẹp của quê hương đất nước. Hứng thú với môn học.
II/- Chuẩn bị của GV – HS:
1/ Đồ dùng dạy học: GV Bài vẽ quê hương (MT6 ) 
- Tranh minh hoạ các bước tiến hành vẽ tranh
Tranh phong cảnh của HS năm trước. 
HS: Sưu tầm tranh PC (nếu có) ĐDHT 
 2/ Phương pháp dạy học: P2 vấn đáp, gợi mở, TH luyện tập, làm việc theo nhóm . 
III/- Các hoạt động dạy – học.
A/ ổn định tổ chức:1’ : 7A / .7B / 7C / 7D / 7 E .../.....
B/ Kiểm tra (3’) 
	(?) Nêu cách tiến hành bài tạo hoạ tiết trang trí ? ) 
C/ Bài mới 1’ ( giới thiệu bài) 
Thời gian 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
5’
5’
25’
■ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự hình thành kiến thức
1/ HD HS Quan sát nhận xét 
▲ GV cho HS quan sát 1 số tranh phong cảnh đặc trưng của từng miền quê khác nhau. 
● HS quan sát nhận xét. 
(?) Cách thể hiện màu sắc trong những bức tranh trên? 
(?) Tại sao cùng một phong cảnh lại có thể vẽ được nhiều gam màu khác nhau?
● HS quan sát trả lời – HS khác NX, BS 
▲ GV chốt lại. 
- Phân tích thêm về yếu tố hội hoạ: Bố cục màu sắc, hình khối, cảm xúc của người vẽ tạo lên 1 bức tranh PC đẹp. 
- Cho xem 1 số bức tranh PC của hoạ sĩ, của HS năm trước. 
● HS quan sát cảm nhận về vẻ đẹp nội dung HT của tranh PC. 
- Cho HS xem 1 số bức tranh PC của các hoạ sĩ nước ngoài (nếu có) 
 2/ Hướng dẫn HS vẽ tranh.
▲ GV nói: Các em có thể vẽ trực tiếp hoặc vẽ gián tiếp theo trí tưởng tượng. 
- Gọi 1 – 2 em HS nhắc lại cách vẽ tranh PC đã được học từ lớp 6. 
● HS nhắc lại – HS khác NX, BS 
▲GV dùng hình minh hoạ hướng dẫn cụ thể cách vẽ màu tranh phong cảnh. 
- GV khuyến khích những HS dùng màu nước, màu bột trong vẽ bài -> PC dễ đẹp hơn. 
■ Hoạt động 2:
 HD HS thực hành luyện tập
▲ Y/C HS làm bài theo các bước tiến hành gợi ý cho HS có bố cục, màu sắc PC tốt hơn, đẹp hơn. 
- Động viên khích lệ HS vẽ bài, không gò ép HS khi vẽ bài. 
- Quan sát HS vẽ bài, kịp thời góp ý để HS sửa sai. 
I. Quan sát nhận xét 
- Tương quan màu sắc trong tranh không gian và thời gian .
 - Gam màu thể hiện trong tranh phong cảnh.
II/- Cách vẽ: 
- Vẽ màu bao quát toàn cảnh
- Đẩy sâu các sắc độ, tương quan của màu và hoàn thành bài vẽ.
* Lưu ý: Có thể vẽ màu theo gam nóng hoặc lạnh, hoà sắc hoặc theo cảm nhận hoặc theo sắc màu TN) 
III/- Thực hành: 
- Vẽ một bức tranh phong cảnh theo ý thích. 
 D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập (4’) 
▲ GV Y/C HS trưng bày bài vẽ của mình, HS dưới lớp QS nhận xét về: 
(?) Chọn cảnh, bố cục ? 
● HS trình bày, đánh giá kết quả bài vẽ của bạn theo cảm nhận riêng. 
▲ GV NX, BS - đánh giá, XL bài vẽ của HS 
(?) Nêu cách tiến hành bài vẽ tranh PC ? 
HS trả lời, HS khác NX, BS – GV chốt lại củng cố bài. 
 E/ Dặn dò ra bài tập: (1’) 
	▲ HS hoàn thiện bài vẽ ( nếu ở lớp vẽ chưa xong ) hs tỡm hiểu thờm về cỏch vẽ màu để chuẩn bị cho tiết sau vẽ màu
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 8Tiết 8
Vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả (Vẽ hình) 
I/- Mục tiêu bài học:
● Kiến thức: HS biết cách quan sát nhận xét, ước lượng tỉ lệ, khung hình chung, khung hình riêng, vị trí hướng ánh sáng cxhiếu vào vật mẫu. Biết cách vẽ lọ hoa và quả ( quả dạng hình cầu) 
● Kỹ năng: HS biết phân tích, so sánh được vị trí, tỉ lệ của lọ hoa và quả,vẽ được hình gần giống mẫu. 
● Thái độ: HS nhận ra vẻ đẹp của vật mẫu thông qua bố cục, đường nét, hình vẽ. Có ý thức giữ gìn đồ vật khi sử dụng.
II/- Chuẩn bị của GV – HS: 
1/ Đồ dùng dạy học: GV Mẫu vẽ, tranh minh hoạ HD cách vẽ, bài vẽ của HS cũ 
HS: mẫu vẽ, giấy A4, chì, tẩy 
 2/ Phương pháp dạy học: P2 vấn đáp, trực quan, luyện tập. 
III/- Các hoạt động dạy – học. 
A/ ổn định tổ chức: : 7A /40 .7B /40 7C /40 7D /40 ....
B/ Kiểm tra (3’) 
	(?) Nêu các bước tiến hành bài tạo dáng v
à trang trí lọ hoa ? nhưnhx điểm cần lưu ý khi tạo dáng và trang trí lọ hoa ) 
C/ Bài mới ( giới thiệu bài) 
TG
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
14’
 7’
7’
20’
■ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tự hình thành kiến thức
 1/ Hướng dẫn HS QSNX
▲ GV bày mẫu theo 3 phương án khác nhau, Y/C HS chọn 1 phương án đẹp nhất để QS hoặc để HS tự bày mẫu theo nhóm -> GVNX.
(?) QS lọ hoa và quả, NX về: 
Khung hình chung, KH riêng , vị trí, tỉ lệ của lọ hoa và quả ?
 HS thực hiện cá nhân trong thời gian (1’) 
● HS trả lời – HS khác NX, BS 
? Hướng ánh sáng chiếu vào mẫu vẽ từ phía nào ? nét vẽ bên nào đậm, nét vẽ bên nào nhạt?
▲ GV chốt lại, GT thêm về độ đậm nhạt theo hướng ánh sáng chiếu vào mẫu. 
2/ Hướng dẫn HS cách vẽ. 
▲GV cho HS quan sát hình minh hoạ, HD cách vẽ, Y/C HS quan sát trao đổi nhóm 2 (2 phút) trả lời câu hỏi. 
 (?)nêu cách tiến hành bài vẽ lọ hoa và quả - vẽ hình ?
● ĐD nhóm HS trả lời – HS nhóm khác NX, BS 
▲GV chốt lại: Dùng hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ (cụ thể) , và nhấn mạnh phần lưu ý khi vẽ bài.
● HS quan sát, nghe và ghi bài
■ Hoạt động 2
Hướng dẫn HS vẽ bài. 
▲GV gợi ý HS làm bài theo các bước tiến hành (mục II) 
- Gợi ý cho HS yếu tìm ra nét vẽ chưa đúng ở hình vẽ, điều chỉnh về tỉ lệ của lọ hoa và quả sao cho gần giống mẫu. 
- Động viên khích lệ HS vẽ bài. 
I/ Quan sát nhận xét: 
- Mẫu vẽ gồm lọ và quả 
- Lọ hoa gồm: Miệng, cổ, thân, đáy lọ 
- Quả hình cầu 
- Khung hình chung 
- Khung hình của lọ quả 
Quả chiếm 1/4 chiều cao của lọ 
Vị trí của quả gần hơn lọ hoa 
II/- Cách vẽ: 
- Ước lượng tỉ lệ vẽ khung hình chung. 
- Ước lượng tỉ lệ vẽ khung hình riêng của lọ hoa và quả. 
- Kẻ trục, xác định tỉ lệ các bộ phận của lọ hoa và quả, 
-Vẽ phác hình. ( bằng các nét thẳng, mờ)
- Vẽ chi tiết ( bằng các nét cong chi tiết), chỉnh lại hình vẽ sao cho bài vẽ gần giống mẫu. 
III/- Thực hành: 
- Vẽ lọ hoa và quả - vẽ hình ( vẽ bằng bút chì đen) 
D/- Củng cố đánh giá kết quả học tập (5’)
▲ GV Y/C mỗi nhóm 5 HS lên trưng bày bài lên bảng. HS dưới lớp NX. 
? Tỉ lệ lọ hoa và quả, vị trí xa, gần ? đường nét, bố cục trong khổ giấy. 
● HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng -> GV NX, XL cho bài vẽ HS 
? Nêu cách tiến hành bài vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả - vẽ hình 
▲ GV nêu các bước tiến hành bài TD và trang trí lọ hoa 
● HS trả lời, HS khác NX, BS 
▲ GV: Chốt lại, củng cố bài 
E/ Dặn dò ra bài tập: (1’)
	▲ HS về học bài, hoàn thiện bài vẽ ( nếu ở lớp vẽ chưa xong ) 
	- Đọc trước bài 7, chuẩn bị cả lớp 2 mẫu vẽ.( tìm hiểu cách vẽ mầu- bài VTM Lọ hoa và quả- vẽ màu)
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 9 Tiết 9
Vẽ theo mẫu
Lọ hoa và quả (Vẽ màu) 
I/- Mục tiêu bài học:
●Kiến thức: HS quan sát và nhận biết được vị trí, tỉ lệ, hình dáng, đậm nhạt, màu sắc, đặc điểm của lọ hoa và quả, hiểu được hòa sắc chung của mẫu vẽ, biết cách vẽ tranh tĩnh vật màu lọ hoa và quả 
● Kĩ năng: HS so sánh được vị trí, tỉ lệ của từng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_7.doc