Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Bài 18: Vẽ theo mẫu Kí họa - Năm học 2020-2021

Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Bài 18: Vẽ theo mẫu Kí họa - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái niệm, chất liệu và phương pháp tiến hành ký họa.

 2. Về năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quan sát, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, thực hành

 3. Về phẩm chất: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích việc nắm bắt đặc điểm của những sự vật trong thế giới tự nhiên.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 1. Giáo viên: Một số vật mẫu, bài vẽ của HS năm trước.

 2. Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, màu, giấy A4

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động của GV - HS Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)

1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu bài.

2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs.

4. Tổ chức thực hiện:

GV nêu câu hỏi:

- Nêu tên những hình ảnh dạng động, tĩnh?

- HS trả lời.

- GV dẫn dắt bài mới.

+ Giới thiệu bài: Kí họa là một hình thức vẽ nhanh rất tiện ích trong việc ghi chép lại những nét đặc trưng cơ bản của những hình ảnh có trong tự nhiên giúp cho ta có nhiều tư liệu trong sáng tác nghệ thuật. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm cơ bản và phương pháp vẽ ký họa, hôm nay cô, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTM: Kí họa”

HS chú ý lắng nghe.

doc 4 trang sontrang 5180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mỹ thuật Lớp 7 - Bài 18: Vẽ theo mẫu Kí họa - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Ngày soạn: 11/1/2021
Tiết: 19 Ngày dạy: 23/1/2021 
Bài 18: Vẽ theo mẫu
KÍ HỌA
Môn học: Mỹ thuật; lớp: 7.
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
I. Mục tiêu
	1. Về kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái niệm, chất liệu và phương pháp tiến hành ký họa.
	2. Về năng lực: Năng lực tư duy sáng tạo; năng lực quan sát, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, thực hành 
	3. Về phẩm chất: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích việc nắm bắt đặc điểm của những sự vật trong thế giới tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
	1. Giáo viên: Một số vật mẫu, bài vẽ của HS năm trước.
	2. Học sinh: Đọc trước bài, vật mẫu, chì, tẩy, màu, giấy A4 
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (3 phút)
1. Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu bài.
2. Nội dung: HS hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
GV nêu câu hỏi:
- Nêu tên những hình ảnh dạng động, tĩnh?
- HS trả lời.
- GV dẫn dắt bài mới.
+ Giới thiệu bài: Kí họa là một hình thức vẽ nhanh rất tiện ích trong việc ghi chép lại những nét đặc trưng cơ bản của những hình ảnh có trong tự nhiên giúp cho ta có nhiều tư liệu trong sáng tác nghệ thuật. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm cơ bản và phương pháp vẽ ký họa, hôm nay cô, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTM: Kí họa”
HS chú ý lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới. (10 phút).
Hướng dẫn HS tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của ký họa.
1. Mục tiêu: Biết được khái niệm, đặc điểm của kí họa.
2. Nội dung: HS hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, phiếu học tập.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu.
- GV phân tích một số bài ký họa ở nhiều dạng khác nhau (ký họa chi tiết, ký họa tổng thể, ký họa nhanh, ký họa sâu) làm nổi bật mục đích của ký họa.
- GV yêu cầu HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu. Từ đó gợi ý để các em thấy được chất liệu ký họa rất phong phú, thường là những chất liệu đơn giản, dễ sử dụng và gọn nhẹ.
- HS xem một số bài vẽ ký họa. Yêu cầu HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa ký họa và vẽ theo mẫu.
- Quan sát GV phân tích mục đích của ký họa.
- HS nhận xét về các chất liệu ký họa trên một số bài vẽ mẫu.
Hướng dẫn HS cách ký họa. 
1. Mục tiêu: Biết được cách kí họa.
2. Nội dung: HS hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, phiếu học tập.
4. Tổ chức thực hiện:
+ Quan sát và nhận xét.
- GV sắp xếp một số vật mẫu và yêu cầu HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của đối tượng.
- GV nhắc nhở khi vẽ cần chú ý thật kỹ để diễn tả đúng đặc điểm của vật mình định vẽ.
+ Chọn hình dáng tiêu biểu.
- GV sắp xếp vật mẫu ở nhiều cách khác nhau để HS nêu nhận xét về hình dáng ở cách xếp nào là đẹp và điển hình nhất.
- GV gợi ý và cho HS thực hiện một số động tác để các em thấy được hình dáng đẹp ở một số động tác của con người.
- GV cho HS quan sát tranh để các em hình dung ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất.
+ So sánh tỷ lệ các bộ phận. 
- GV cho HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu.
- GV góp ý về cách xác định tỷ lệ và nhắc nhở HS khi xác định tỷ lệ cần chú ý đến những tỷ lệ chính, tránh sa vào những chi tiết nhỏ, vụn vặt.
+ Vẽ từ bao quát đến chi tiết.
- GV hướng dẫn trên vật mẫu để HS thấy được việc vẽ ký họa cần ghi lại những nét bao quát trước để cố định hình dáng chung của vật, sau đó mới diễn tả đặc điểm chính của vật.
- GV cho HS quan sát một số bài vẽ mẫu để HS thấy được ký họa cũng cần phải thể hiện đường nét có đậm, có nhạt làm cho bài vẽ mềm mại và có dấu ấn riêng.
- HS quan sát và nhận xét kỹ về hình dáng, đường nét, đậm nhạt, tỷ lệ của một số vật mẫu.
- HS quan sát và nhận xét về hình dáng điển hình của vật mẫu ở các cách sắp xếp khác nhau.
- HS làm mẫu một số động tác. Nhận xét về động tác đẹp.
- HS quan sát tranh để nhận ra việc vẽ ký họa cần phải chọn lựa hướng nhìn thuận lợi nhất
- HS nêu nhận xét về tỷ lệ một số vật mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ ký họa.
- HS quan sát một số bài vẽ mẫu để thấy được ký họa cần phải thể hiện đường nét có đậm, nhạt hợp lý.
I. Khái niệm.
- Ký họa là hình thức vẽ nhanh nhằm ghi lại những nét chính, chủ yếu nhất của đối tượng. Đồng thời ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, con người, con vật.
- Chất liệu thường dùng để ký họa: Bút chì, bút dạ, bút sắt, màu nước,sáp màu 
II. Cách ký họa.
1. Quan sát và nhận xét.
2. Chọn hình dáng tiêu biểu.
3. So sánh tỷ lệ các bộ phận.
4. Vẽ từ bao quát đến chi tiết.
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập (20 phút)
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về kí họa.
2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân vẽ sơ đồ tư duy và trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
3. Sản phẩm: Bài vẽ của HS.
4. Tổ chức thực hiện:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV chia nhóm và yêu cầu HS xếp mẫu vẽ theo nhóm.
- GV quan sát và nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng hướng dẫn. 
- Chỉnh sửa, góp ý cho HS về bố cục, chọn hình dáng tiêu biểu và cách dùng nét đậm nhạt thể hiện hình dáng của vật.
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng (5 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
2. Nội dung: Hđ cá nhân.
3. Sản phẩm: Trả lời của hs.
4. Tổ chức thực hiện:
- GV cho các nhóm treo bài lên bảng và yêu cầu các nhóm nhận xét về bố cục, đường nét và hình dáng. Yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ chưa hoàn chỉnh
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm tòi mở rộng, sáng tạo (nếu có) (5 phút)
* Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.
* Nhiệm vụ: Về nhà tìm hiểu.
* Phương thức hoạt động: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân.
* Yêu cầu sản phẩm: Câu trả lời của HS vào trong vở.
* Cách tiến hành: 
1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: 
Sưu tầm những bức tranh kí họa của họa sĩ mà em thích?
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Về nhà suy nghĩ trả lời.
III. BÀI TẬP
- Ký họa một số đồ vật.
IV. Tổng kết và hướng dẫn tự học (2 phút)
1. Tổng kết 
2. Hướng dẫn tự học ở nhà 
- Bài tập về nhà: Học sinh về nhà tập ký họa phong cảnh. 
- Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài 19: “Ký họa ngoài trời”, chuẩn bị chì, tẩy, màu, giấy A4.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_my_thuat_lop_7_bai_18_ve_theo_mau_ki_hoa_nam_hoc_202.doc