Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 23: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 23: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Em thử vận dụng kiến thức Hán

 Việt để giải thích nghĩa của các

yếu tố: Nhu, cầu, biểu, cảm ?

Nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình ra bên ngoài

ppt 19 trang bachkq715 6710
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 23: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ:CÂU 1: EM HÃY ĐỌC THUỘC LÒNG BÀI PHÒ GIÁ VỀ KINH CỦA TRẦN QUANG KHẢI?CÂU 2: TẠI SAO TÁC GIẢ TRẦN QUANG KHẢI LẠI SÁNG TÁC BÀI THƠ NÀY?TÁC GIẢ XÚC ĐỘNG, TỰ HÀO VỀ NHỮNG CHIẾN THẮNG LẪY LỪNG CỦA DÂN TỘC TA. NHU CẦU BIỂU CẢM CỦA TÁC GIẢ.從駕還京 奪槊章陽渡, 擒胡菡子關。 太平須努力, 萬古此江山TIẾT 23: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢMI – Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm:1.Nhu cầu biểu cảm của con người: Em thử vận dụng kiến thức Hán Việt để giải thích nghĩa của các yếu tố: Nhu, cầu, biểu, cảm ?- Nhu :- Cầu: Nhu cầu: mong muốn cóCần phải cóMong muốn- Biểu:Rung động và mến phụcThể hiện ra bên ngoài- Cảm : Biểu cảm : Rung động được thể hiện ra bên ngoài Nhu cầu biểu cảm là mong muốn được bày tỏ những rung động của mình ra bên ngoài TIẾT 23: 	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢMQUAN SÁT HÌNH ẢNH Mỗi câu ca dao sau thổ lộ tình cảm gì? Người ta thổ lộ tình cảm để làm gì? Tình cảm cảm xúc được bày tỏ ra bên ngoài bằng văn thơ TIẾT 23: 	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM Trong cuộc sống hàng ngày em xúc động trước một cảnh đẹp hoặc một cử chỉ cao thượng của bạn bè, người thân hay một sốphận bất hạnh nào đó không? Nếu có em thường bộc lộ bằng cách nào ?I – Nhu cầu về văn biểu cảm: 1, Nhu cầu biểu cảm của con người: TIẾT 23: 	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM- > Khơi gợi niềm xót xa thông cảm với người dân thấp cổ bé họng trong xã hội phong kiến xưa. Thương thay con cuốc giữa trời Dầu kêu ra máu có người nào nghe.- > Niềm thương cảm đối với con chim cuốc ( những kiếp người thấp cổ bé họng) không được ai đoái hoài.I – Nhu cầu về văn biểu cảm: 1, Nhu cầu biểu cảm của con người:2, Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai- > Niềm vui hồn nhiên trong trẻo của cô thôn nữ trước vẻ đẹp của cánh đồng quê hương.- > Gợi lên trong lòng người đọc tình yêu đối với quê hương đất nước.- > Văn biểu cảm Là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Còn gọi là văn trữ tình; bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút TIẾT 20 	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢMI – Nhu cầu về văn biểu cảm1, Nhu cầu biểu cảm của con người: Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là Văn bản biểu cảm ? TiÕt 23: t×m hiÓu chung vÒ v¨n biÓu c¶m 2. Đặc điểm văn biểu cảm: THẢO LUẬN NHÓM NHỎ* Đọc hai đoạn văn và trả lời câu hỏi :Nhóm 1,2: Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì? Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc của hai đoạn văn có gì khác nhau ? Nhóm 3,4 : Có ý kiến cho rằng : Tình cảm , cảm xúc trong văn biểu cảm phải thấm nhuần tư tưởng nhân văn . Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành với ý kiến đó không? I – Nhu cầu về văn biểu cảm: 1, Nhu cầu biểu cảm của con người:(1) Thảo thương nhớ ơi ! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình?	(Bài làm của học sinh) (2)Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi và chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời,có lúc rụt rè, e thẹn như khóe mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thuở ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.	 (Nguyên Ngọc, Đường chúng ta đi)TIẾT 23: 	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM TiÕt 23: t×m hiÓu chung vÒ v¨n biÓu c¶m §o¹n v¨n 1 §o¹n v¨n 2- > Biểu đạt nỗi nhớ bạn , nỗi nhớ gắn với những kỉ niệm.- > Biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương đất nước.= > Biểu đạt trực tiếp- Thông qua việc kể, miêu tả tiếng hát trên đài trong đêm khuya.= > Biểu đạt gián tiếp- Thông qua các từ ngữ biểu cảm: thương nhớ , xiết bao mong nhớ. TiÕt 20 t×m hiÓu chung vÒ v¨n biÓu c¶m  Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác ) Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.I – Nhu cầu về văn biểu cảm: 1.Nhu cầu biểu cảm của con người: 2. Đặc điểm văn biểu cảm:II. Luyện tập: Bài tập 1: So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy. a. Hải đường: loài cây nhỡ, họ chè, lá dày. Mặt trên bóng, mép có nhiều răng, cưa. Hoa mọc từ 1 đến 3 đoá ở gần ngọn cây, ngọn cành, có cuống dài, tràng hoa màu đỏ tía, nhị đực rất nhiều. Hoa nở ở Việt Nam vào dịp tết âm lịch, đẹp, không thơm. Thường trồng làm cảnh.	 (Theo từ điển Bách Khoa nông nghiệp) PTBĐ: Thuyết minh, giới thiệu cây hoa hải đường Bài tập 1: So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy. b. Từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường trong mùa hoa của nó, hai cây đứng đối nhau trước tấm bình phong cổ, rộ lên hàng trăm đoá ở đầu cành phơi phới như một lời chào hạnh phúc. Nhìn gần, hải đường có một màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm. Tôi vốn không thích cái lối văn hoa của các nhà nho cứ muốn tôn xưng hoa hải đường bằng hình ảnh của những người đẹp vương giả. sự thực ở nước ta hải đường đâu phải chỉ mọc nơi sân nhà quyền quý, nó sống khắp các vườn dân, cả đình, chùa, nhà thờ họ. Dáng cây cũng vậy, lá to thật khỏe, sống lâu nên cội cành thường sần lên những lớp rêu da rắn màu gỉ đồng, trông dân dã như cây chè đất đỏ. Hoa hải đường rạng rỡ, nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má lúm đồng tiền. Bỗng nhớ năm xưa, lần đầu từ miền Nam ra Bắc lên Đền Hùng, tôi ngẩn ngơ đứng ngắm hoa hải đường nở đỏ núi Nghĩa Lĩnh.	(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoa trái quanh tôi)Đoạn b là văn biểu cảm vì đoạn văn tả hoa để bộc lộ cảm xúcHình ảnh hoa hải đườngBài tập 2:Bài Nội dung biểu cảmSông núi nước NamKhẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ tổ quốc trước mọi kẻ thù xâm lượcPhò giá về kinhthể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộcBài tập 4:Bài tập củng cốBài tập 1: Văn bản“ Cổng trường mở ra” thuộc phương thức biểu đạt nào?	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm 	D. Nghị luậnBài tập 2: Vì sao em biết văn bản“ Cổng trường mở ra” thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn?A. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật con ngườiB. Vì truyện trình bày diễn biến sự việcC. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá bàn luậnD. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúcHướng dẫn học bài ở nhà:* Học thuộc lòng ghi nhớ SGK/ 78.* Soạn bài tiết 24: + Chuẩn bị tự học văn bản “Bài ca Côn Sơn”. Đọc chú thích và trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản trang 78-79-80.+ Chuẩn bị tự học văn bản: “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” .Đọc phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích và trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản trang 75-76-77.+ Chuẩn bị tự học bài “ Sau phút chia ly”. Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản trang 91.Bài học đến đây kết thúc !

Tài liệu đính kèm:

  • pptgiao_an_ngu_van_khoi_7_tiet_23_tim_hieu_chung_ve_van_bieu_ca.ppt