Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiếng gà trưa (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiếng gà trưa (Chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh

_ Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

- Vân dụng bài học để viết văn biểu cảm.

- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học: thực hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy những năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác .)

3. Tình cảm

- Bồi đắp tình yêu thương, kính trọng bà, tình yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Soạn bài, phiếu bài tập.

- Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để vẽ tranh, sưu tầm hình ảnh minh họa, cho bài học.

2. Học sinh:

- Soạn bài Tiếng gà trưa

- Vẽ tranh minh họa cho bài học, sưu tầm hình ảnh về đề tài tình yêu thương kính trọng bà, yêu quê hương, đất nước.

 

docx 6 trang bachkq715 7500
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiếng gà trưa (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng gà trưa
I. Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh
_ Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
- Vân dụng bài học để viết văn biểu cảm.
- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học: thực hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy những năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác ...)
3. Tình cảm 
- Bồi đắp tình yêu thương, kính trọng bà, tình yêu quê hương, đất nước. 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
- Soạn bài, phiếu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh làm việc nhóm để vẽ tranh, sưu tầm hình ảnh minh họa, cho bài học.
2. Học sinh:
- Soạn bài Tiếng gà trưa
- Vẽ tranh minh họa cho bài học, sưu tầm hình ảnh về đề tài tình yêu thương kính trọng bà, yêu quê hương, đất nước. 
GV chuyển dẫn từ tiết học trước từ hình ảnh của học sinh 
 Tiết trước tìm hiểu P1: trên đường hành quân giữa chiến trường ác liệt, tiếng gà nhảy ổ "cục tác.. cục ta... '' đã làm xao động nắng trưa, âm thanh bình dị ấy đã thức dậy kí ức tuổi thơ trong veo trong tâm hồn người chiến sĩ. 
2.Tiếng gà trưa thức dậy kí ức tuổi thơ.
? Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn nhưng có một câu thơ không phải là năm chữ đó là câu thơ nào?
? Câu thơ ấy được lặp đi lặp lại trong bài mấy lần.
Điệp ngữ tiếng gà trưa lặp lại 4 lần.
? Đó chính là biện pháp nghệ thuật đắc sắc gì trong bài thơ?
GV câu thơ ấy chính là tiêu đề của bài thơ Tiếng gà trưa, cũng là câu thơ mở đầu cho mỗi khổ thơ ở phần 2, 3. Cả bài thơ âm vang tiếng gà trưa như một niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả, mỗi lần tiếng gà trưa vang lên lại mở ra một hình ảnh mới với bao cảm xúc. 
Trình chiếu p2,p3 bài thơ.
? Âm thanh ấy vang lên lần thứ nhất gợi lên hình ảnh thân thương nào?
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
a. Hình ảnh ổ trứng và đàn gà
? Em có nhận xét gì về từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong những câu thơ này?
- Nhiều tính từ chỉ màu sắc: hồng, trắng, vàng
- Điệp ngữ, liệt kê “ này con gà”
- So sánh.
? Các biện pháp nghệ thuật ấy giúp cho hình ảnh đàn gà hiện lên như thế nào?
=> Đàn gà chân thực,đông đúc, sống động, đẹp như một bức tranh nhiều màu sắc tươi sáng.
GVB Với những lời thơ giàu chất tạo hình và các biện pháp nghệ thuật nhà thơ XQ đã vẽ lên một bức tranh gà thật đẹp với những gam màu tươi sáng của hội họa dân gian: màu vàng của rơm, màu hồng của trứng, màu trắng đốm hoa của con gà mái mơ, màu vàng óng của con gà mái vàng. Tất cả màu sắc ấy tạo lên một bức họa. Bức họa lung linh trong ve, ấm áp sống động như một bức tranh Đông Hồ.
"Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong 
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp".(Hoàng Cầm)
Cuộc sống nơi làng quê bình dị, đầm ấm, hiền hòa bởi nơi ấy còn có một người mà tác giả vô cùng yêu thương- Đó là người bà của mình .
HS LÀM BÀI TẬP NỐI KHỔ THƠ VÀ NỘI DUNG 
?Trong hồi ức của cháu, người bà hiện lên qua những kỷ niệm gần gũi yêu thương nào
- Lời bà mắng.
- Cách bà chăm chút từng quả trứng
- Nỗi lo của bà
- Và niềm vui của cháu
? Trong kí ức của cháu, kỉ niệm đầu tiên là những lời bà mắng yêu. Đọc khổ thơ thứ 3 và giải thích theo em vì sao bà lại mắng cháu?
.. Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
- Bà sợ cháu bị lang mặt
b. Lời bà mắng
GV: Trong dân gian lưu truyền quan niệm khi nhìn gà đẻ sẽ bị lang mặt, sẽ xấu đi. 
? Đằng sau lời mắng, em cảm nhận được tình cảm gì bà dành cho cháu?
Bà luôn quan tâm, lo lắng, mong muốn cho cháu những điều tốt đẹp!
GV: Bà muốn những đứa cháu yêu của mình sau này lớn lên luôn xinh đẹp và hạnh phúc. Bà luôn lo lắng, quan tâm khuyên bảo cháu, tình yêu bà dành cho cháu giản dị mà sâu sắc.
? Bức tranh trong bài thơ gợi cho em liên tưởng đến những khổ thơ nào?
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp
c. hình ảnh bà
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
? Đôi bàn tay soi trứng, sự chắt chiu dành dụm từng quả trứng của bà gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nỗi lo lắng và niềm mong mỏi của bà nói lên điều gì?
- Bà chịu thương chịu khó, tần tảo, tiết kiệm. Chắt chiu từng niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn nhiều vất vả lo toan
- Bà tần tảo, chắt chiu trong cảnh nghèo
- Tình yêu thương giản dị, thầm lặng của bà.
-GV bà lo: mùa đông đến, trời giăng sương muối, đàn gà đổ bệnh.
- Mong: mong thời tiết thuận hòa,đàn gà khỏe mạnh, để cháu có niềm vui hạnh phúc được mặc quần áo mới vào mỗi độ tết đến xuân sang.
Cứ hàng năm hằng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
? Cụm từ “cứ hàng năm, hàng năm” còn nói cho em biết điều gì về nỗi lo của bà?
- Là nỗi lo vì niềm vui của cháu.
- Đó là nỗi lo thường trực, kéo dài, lặp đi lặp lại 
- Nỗi lo ấy là biểu hiện tình yêu thương giản dị, thầm lặng của bà. 
? Niềm vui ấy được thể hiện qua những câu thơ nào? Đọc rõ cho các bạn cùng nghe.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
d. niềm vui của cháu
 GV: Đó là bộ quần áo được may bằng thứ vải rẻ tiền, được diện khi tết đến xuân sang. Nhưng hơn cả đó còn là bộ quần áo được may bằng cả tấm lòng của bà chắt chiu, dành dụm. Qua đây ta cảm nhận được niềm vui của tuổi thơ của trẻ em nông thôn ngày xưa thật đơn sơ giản dị cảm động biết bao
? Niềm vui ấy được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp? qua từ nào trong khổ thơ?
Đó không chỉ là niềm vui trong qúa khứ của đứa cháu nhỏ được quà mà còn là niềm xúc động rưng rưng trong hiện tại của người chiến sĩ.
? Tóm lại trong kí ức tuổi thơ của cháu, hình ảnh bà hiện lên với những đức tính cao quý nào?
Trực tiếp, qua thán từ “Ôi!”
Niềm vui sướng bật lên thành lời .
=> Bà rất mực thương cháu, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.
?Qua đó, em thấy tình cảm của người cháu đối với bà như thế nào?
? Tình cảm của em với ông bà của mình như thế nào?
Bộc lộ
=> Cháu yêu quý, kính trọng, biết ơn bà sâu sắc. 
GV bình: Xuân Quỳnh - mồ côi mẹ từ rất nhỏ, cha đi bước nữa, cả tuổi ấu thơ lớn lên trong sự yêu thương chăm chút của bà nội. Vì thế, với XQ, hình ảnh người bà vô cùng thiêng liêng, cao cả. Bởi vậy, khi chuyển sang những dòng thơ viết về bà giọng thơ trở nên da diết, chứa chan cảm xúc.Với XQ, có lẽ mối tình sâu nặng và ân nghĩa nhất là tình bà cháu. 
 Tình bà cháu là một đề tài hết sức quen thuộc mà các em sẽ được gặp lại một lần nữa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt – Chương trình Ngữ Văn 9
Chuyển ý: Từ dòng hoài niệm về những kỉ niệm tuổi thơ, tình bà cháu, tiếng gà trưa vang lên lần thứ tư đưa mạch cảm xúc trở về với hiện tại gợi lên những suy tư của người chiến sĩ. 
? Theo dõi khổ thơ cuối và cho biết tiếng gà trưa gợi lên những suy tư gì của người cháu? 
- Suy tư về hạnh phúc
- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay
3. Tiếng gà trưa gợi những suy tư
BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Vì sao với cháu :
 “Tiếng gà trưa 
 Mang bao nhiêu hạnh phúc”?
- Tiếng gà trưa và những ổ trứng hồng là những hình ảnh của cuộc sống chân thực, bình yên, no ấm.
- Tiếng gà trưa thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương.
- Đó là âm thanh bình dị của làng quê, đem lại những niềm yêu thương cho con người.
Hs CHON ĐÁP ÁN
GV: Giấc mơ rất giản dị, rất trẻ con: mơ thấy những quả trứng hồng cũng có nghĩa là cháu sẽ có nhiều quần áo mới. Đó chính là giấc mơ được sống hạnh phúc, ấm no. Một mơ ước nhỏ bé, giản dị của trẻ em thời chiến.
- > Hạnh phúc bắt nguồn từ những gì đơn sơ, bình dị nhất.
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
? Biện pháp nghệ thuật ấy khẳng định điều gì?
* Suy tư về hiện tại.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
-> - Điệp từ “ vì”
 - Liệt kê từ khái quát đến cụ thể :Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng.
Trong những năm tháng chiến tranh chống Mĩ gian khổ ở ngoài mặt trận con người khát khao một cuộc sống hòa bình, thèm được nghe một âm thanh tiếng gà của cuộc sống bình yên.
Trình chiếu video về cuộc chiến ở MNVN
? Vậy người chiến sĩ chiến đấu vì những mục đích gì?
CẢM NGHĨ CỦA EM VỀ MỰC ĐÍCH CHIẾN ĐẤU CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ?
- Mục đích chiến đấu vì: 
+Tổ quốc 
+Xóm làng
+ Bà, 
+Tiếng gà, ổ trứng tuổi thơ.
 Khẳng định mục đích chiến đấu cao đẹp của người lính
 Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu những gì bình dị, gần gũi nhất..
Khổ thơ này khiến ta liên tưởng đến câu văn của Ê-ren-bua: "Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc." Tình yêu nước thật thiêng liêng cao đẹp nhưng lại xuất phát những gì bình dị, nhỏ bé đời thường. Kỉ niệm riêng tư của nhà thơ đã hòa điệu cùng kí ức của cả thế hệ, cái tôi cá nhân nghệ sĩ thống nhất cùng cái ta của dân tộc, cái bình dị cộng hưởng với cái cao đẹp, lớn lao.
Từ những kỉ niệm tuổi thơ thấm đẫm tình bà cháu, cảm hứng thơ mở rộng hướng tới tình yêu đất nước.
? Qua phân tích bài thơ, một bạn hãy khái quát thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
III.Tổng kết
1. Nghệ thuật.
- Thể thơ năm tiếng nhưng rất sáng tạo và linh hoạt. Nhiều hình ảnh thơ bình dị chân thực.
2. Nội dung.
- Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. 
- Thể thơ năm tiếng nhưng rất sáng tạo và linh hoạt. Giọng điệu kể chuyện , tâm tình, nhẹ nhàng thủ thỉ tự sự miêu tả xen lẫn biểu cảm .Nhiều hình ảnh thơ bình dị chân thực với phép điệp từ, điệp ngữ Đặc biệt điệp ngữ “tiếng gà trưa”đã trở thành điệp câu.Phép điệp này không chỉ nhấn mạnh ấn tượng tiếng gà trưa vang lên trở thành ám ảnh, khởi động cảm xúc của nhà thơ mà còn như chất keo, như sợi dây nối liền mạch cảm xúc qua các khổ thơ, các đoạn. Bởi vậy tiếng gà trưa còn được đặt làm nhan đề của bài thơ.
Tìm tòi mở rộng : tìm dộc nhuwnngx bài tho về bà?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tieng_ga_trua_chuan_kien_thuc.docx
  • pptdiep ngu.ppt
  • pptTieng ga trua lop 7- 20.11 V thuy.ppt
  • ppttiet 59 choi chu ngu van 7.ppt
  • mp4Trận chiến Mậu thân nhìn từ hai phía tham gia chiến tranh.mp4