Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Thực hiện tính toán trên trang tính - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Thực hiện tính toán trên trang tính - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức:

+ Biết được cách sử dụng công thức để tính toán, cách nhập công thức.

+ Biết được sự giống và khác nhau giữa dữ liệu trong ô tính so với dữ liệu trong hộp tên và trên thanh công thức.

+ Biết cách sử dụng địa chỉ vào trong công thức. Từ đó rút ra được ưu điểm khi sử dụng địa chỉ vào trong công thức.

b./ Kĩ năng:

+ Có kỹ năng sử dụng công thức để tính toán, cũng như cách nhập công thức vào ô.

+ Có kỹ năng nhập công thức bằng địa chỉ vào trong ô tính.

c./ Thái độ:

-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.

-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.

-Chuyên cần, chăm chỉ, hợp tác trong học tập

2. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:

+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:

+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.

- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin.

 

docx 10 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3590
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 7 - Chủ đề: Thực hiện tính toán trên trang tính - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 10/2021
Chủ đề: THỰC HIỆN TÍNH TOÁN TRÊN TRANG TÍNH
Tổng số tiết:4 ; từ tiết: 9 đến tiết: 12
Giới thiệu chung chủ đề: 
Với chủ đề này giúp các em tìm hiểu:
+ Thực hiện các tính toán đơn giản trên trang tính
+ Sử dụng địa chỉ các ô tính trong công thức.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức:
+ Biết được cách sử dụng công thức để tính toán, cách nhập công thức. 
+ Biết được sự giống và khác nhau giữa dữ liệu trong ô tính so với dữ liệu trong hộp tên và trên thanh công thức.
+ Biết cách sử dụng địa chỉ vào trong công thức. Từ đó rút ra được ưu điểm khi sử dụng địa chỉ vào trong công thức.
b./ Kĩ năng:
+ Có kỹ năng sử dụng công thức để tính toán, cũng như cách nhập công thức vào ô.
+ Có kỹ năng nhập công thức bằng địa chỉ vào trong ô tính.
c./ Thái độ:
-Học tập nghiêm túc, chuyên cần, hợp tác, phối hợp cùng giáo viên, bạn bè nâng cao trình độ kiến thức, rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo.
-Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
-Chuyên cần, chăm chỉ, hợp tác trong học tập
2. Định hướng phát triển năng lực học sinh: 
- Phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề:
+ Biết cách nghiên cứu các tình huống gợi vấn đề, từ đó học sinh phát hiện vấn đề, tìm cách giải quyết vấn đề. 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin:
+Biết cách vận dụng kiến thức đã học và các nhu cầu cần thiết cho cuộc sống.
- Năng lực hợp tác và năng lực về đạo đức hành vi phù hợp khi sử dụng công nghệ thông tin..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi, bài tập.
- Phòng máy, Tivi,... phục vụ cho dạy và học lý thuyết và thực hành.
 2. Học sinh:
- Hệ thống kiến thức cũ có liên quan.
- Bảng nhóm: dùng để mô tả ngắn gọn sản phẩm của nhóm.
- Chuẩn bị nội dung chủ đề mới.
- Đồ dùng học tập, tập vở, bút, sách giáo khoa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động (Dự kiến thời lượng 5’)
- Mục tiêu hoạt động: Giới thiệu chung các nội dung cần tìm hiểu, khơi gợi hứng thú, tìm hiểu, khám phá kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Trình bày các hình ảnh minh họa
Để tính trung bình tiền điện, tiền nước hằng tháng em phải làm gì?
Giới thiệu các thành phần của chủ đề:
-1. Sử dụng công thức để tính toán
-2. Nhập công thức
-3. Sử dụng địa chỉ trong công thức
Các thành phần chính của chủ đề:
-1. Sử dụng công thức để tính toán
-2. Nhập công thức
-3. Sử dụng địa chỉ trong công thức 
Hoạt động II: Hình thành kiến thức (Dự kiến thời lượng 85)
1. Nội dung 1 (Dự kiến thời lượng 25’)
Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu sử dụng công thức để tính toán.
Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1. Sử dụng công thức để tính toán:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Trong toán học ta thường có các biểu thức toán như:
1./ 5+2-4;	
2./ (3+54);
3./ (34+(25:3))
Em hãy cho biết chúng ta sử dụng những phép toán nào để thực hiện tính toán?
VD 1: Chuyển các phép toán sau:
a. 23 + 5 . 2 - 6
Sang biểu thức Excel.
VD 2: Chuyển các phép toán sau sang biểu thức Excel.
a. ( 3 – 2 ) . 6 - 22
b. (12 + 8):22 +5 . 6
c. 15 . 6 – (3+2):2
d. 52 . 33 + (4+2) . 2%
Quan sát và cho biết các phép toán được thực hiện theo trình tự như thế nào?
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) 
1. Sử dụng công thức để tính toán:
Các kí hiệu phép toán trong Excel như bảng trên.
Thứ tự ưu tiên các phép toán:
1. Dấu ngoặc ( )
2. Luỹ thừa ( ^ )
3. Phép nhân ( * ), phép chia ( /), phép phần trăm (%)
4. Phép cộng ( + ), phép trừ ( - )
Chú ý: Với chương trình bảng tính chỉ được sử dụng dấu ngoặc tròn () trong các công thức.
2. Nội dung 2 (Dự kiến thời lượng 35’)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu nhập công thức.
-Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
b.Nội dung 2. Nhập công thức:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp:
Em hãy nêu các bước để nhập công thức vào ô tính?
Ví dụ nhập công thức tại ô B2 ta thực hiện như thế nào ?
VD2. Nhập công thức (5 + 7) / 2 tại ô B2.
? Tìm lỗi trong công thức sau?
5*6+3^2
-Hướng dẫn cách sửa công thức khi nhập sai.
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
*Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động:
GV:Thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho từng nhóm) 
Luyện tập:
Học sinh thảo luận nhóm, giải đáp câu hỏi bài tập củng cố.
GV. Nhận xét ,đánh giá.
2. Nhập công thức:
Các bước nhập công thức:
B1. Chọn ô cần nhập công thức.
B2. Gõ dấu =
B3. Nhập công thức
B4. Nhấn Enter hoặc nháy chuột vào nút ü trên thanh công thức để kết thúc.
Lưu ý: 
- Dấu = là ký tự đầu tiên cần gõ khi nhập công thức
- Khi gõ công thức không nên sử dụng dấu cách.
- Trong công thức chỉ sử dụng dấu ngoặc tròn ( )
Cách sửa công thức:
Cách 1. Nháy đúp chuột vào ô chứa công thức và sửa
Cách 2. Nháy chuột vào công thức hiển thị trên thanh công thức và sửa
Cách 3. Tại ô chứa công thức nhấn phím F2 trên bàn phím và sửa
3. Nội dung 3 (Dự kiến thời lượng 25)
- Mục tiêu hoạt động: Giúp học sinh khám phá và tìm hiểu sử dụng địa chỉ trong công thức
. Thảo luận, nguyên cứu, đúc kết kiến thức, kĩ năng cần thiết
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
c.Nội dung: 3. Sử dụng địa chỉ trong công thức:
Trình bày các hình ảnh minh họa, đặt các vấn đề, tình huống cần tìm hiểu, khám phá, giải đáp 
Em hãy cho biết địa chỉ của ô tính là gì?
Phân tích ví dụ:
Trong các công thức tính toán ta có thể sử dụng các địa chỉ ô tính để lấy dữ liệu trong ô đó.
Các bước sử dụng công thức có địa chỉ?
Viêc sử dụng địa chỉ của ô tính có lợi ích gì?
* Hoạt động:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận, trình bày
*Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Quan sát, theo dõi các nhóm hoạt động.
*Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV:Thông báo hết giờ thảo luận, yêu cầu đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. Yêu cầu các nhóm nhận xét, đánh giá các nhóm còn lại (nhóm 1 đánh giá nhóm 3, nhóm 2 đánh giá nhóm 4... hoặc cho các nhóm tự đánh giá, chấm điểm chéo nhau)
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. Chốt nội dung kiến thức chính.
Luyện tập:
Học sinh thảo luận nhóm, giải đáp câu hỏi bài tập củng cố.
GV. Nhận xét, đánh giá.
3. Sử dụng địa chỉ trong công thức:
- B1./ Chọn ô cần nhập công thức.
- B2./ Gõ dấu =
- B3./ Nhập công thức sử dụng địa chỉ ô tính.
- B4./ Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào nút để kết thúc.
*Lợi ích của việc sử dụng công thức chứa địa chỉ ô tính:
 - Giúp thực hiện nhanh và chính xác 
 - Khi thay đổi giá trị dữ liệu trong ô tính thì kết quả tự động cập nhật.
Hoạt động III: Luyện tập (Dự kiến thời lượng 65’)
- Mục tiêu hoạt động: Hướng dẫn học sinh giải đáp các yêu cầu bài tập, thực hành
-Đúc kết kinh nghiệm, kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung 1: Bài tập 1: Nhập công thức:
Khởi động Excel. Sử dụng công thức để tính các giá trị sau:
a./ 20+15 ; 20-15 ; 20 x 5 ; 20/5 ; .
b./ 20+15 x 4 ; (20+15) x 4 ; (20-15) x4 ; 20- (15 x4).
c./ 144 /6-3 x 5 ; 144 /(6-3) x 5 ; 
(144 /6-3) x 5 ; 144 /(6-3) x 5
d./ 15 2 /4 ; (2+7) 2 /7 ; 
(32-7) 2 -(6+5) 3 ; (188-12 2 )/7
?Em hãy nêu các phép toán trong Excel?
-Hướng dẫn mẫu chuyển 1 biểu thức toán học sang biểu thức Excel.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 1: Nhập công thức:
Nội dung 2: Bài tập 2: Tạo trang tính và nhập công thức:.
Hướng dẫn thực hiện bài tập 2.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 2: Tạo trang tính và nhập công thức:
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Nội dung 3: Bài tập 3. Thực hành lập và sử dụng công thức. (SGK)
-Giả sử em có 500.000 đồng gửi tiết kiệm không kì hạn với lãi suất 0,3% / tháng.
Biết rằng số tiền lai hằng tháng được cộng dồn thành tiền gửi cho tháng sau. Hãy sử dụng công thức để tính trong vòng 1 năm, mỗi tháng em có bao nhiêu tiền trong sổ tiết kiệm? Hãy lập bảng tính như hình để khi thay đổi số tiền gửi ban đầu và lãi suất thì không cần phải nhập lại công thức.
-Lưu bảng tính với tên So-Tiet-Kiem.
? xác định công việc cần làm trong bảng trên 
? dùng MTCT tính kết quả tháng thứ 1
? tìm công thức tính cho tháng 1,2,3, .
Hướng dẫn thực hiện.
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 3. Thực hành lập và sử dụng công thức. (SGK)
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
HS1: tháng thứ 1
Hoặc = B2+B2*0.3/100
HS2: tháng thứ 2
=E3+E3*0.3/100
Tương tự cho các tháng tiếp theo
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Nội dung 4: Bài tập 4. Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức.
-Mở bảng tính mới và lập bảng điểm của em như hình. Lập công thức để tính điểm tổng kết của em theo từng môn học vào các ô tương ứng trong cột G.
-Lưu bảng tính với tên Bang-diem-cua-em và thoát khỏi chương trình.
Hướng dẫn thực hiện.
Tại ô G3: =(C3+D3*2+E3*2+F3*3)/8
Tại ô G4: =(C4+D4*2+E4*2+F4*3)/8
Tương tự cho các ô còn lại
Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập 
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm. 
*Hoạt động: Luyện tập (tương tự như hướng dẫn thường xuyên)
Bài tập 4. Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức.
Học sinh theo dõi hướng dẫn, ghi nhớ.
Các nhóm thực hành trên máy tính cá nhân.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện.
Lập công thức tính:
Điểm tổng kết =(KT15phút+KT 1tiết lần1*2+KT1tiếtlần2*2+KT học kì*3)/8
So sánh kết quả thực hiện giữa các nhóm và với bài mẫu của giáo viên
Nhận xét, chữa sai, rút kinh nghiệm
Hoạt động IV: Vận dụng (Dự kiến thời lượng 25’)
- Mục tiêu hoạt động: HS giải đáp các yêu cầu bài tập, thực hành, vận dụng
-Đúc kết kinh nghiệm, liên hệ thực tế, mở rộng kiến thức
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
học tập của học sinh
Dự kiến sản phẩm,
đánh giá kết quả hoạt động
Nội dung: 
Bài 1: Bạn Hằng gõ vào một ô tính nội dung 8+2*3 với mong muốn tính được giá trị công thức vừa nhập. Nhưng trên ô tính vẫn chỉ hiển thị nội dung 8+2*3 thay vì giá trị 14 mà Hằng mong đợi. Theo em thì tại sao?
- Bài 2: Giả sử trong các ô A1, B1 lần lượt chứa các số -4, 3. Em hãy cho biết kết quả các công thức tính sau:
 a) =SUM(A1, B1); 
b) =SUM(A1,B1,B1); 
c) =SUM(A1,B1,-5);
d) =SUM(A1, B1, 2); 
e) =AVERAGE(A1,B1,4); 
f) =AVERAGE(A1,B1,5,0);
 Hoạt động: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
(Tổ chức HS hoạt động nhóm)
GV: Yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Hoạt động: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Quan sát các nhóm hoạt động, hỗ trợ các cá nhân hoặc nhóm gặp khó khăn. Có thể cho phép các em HS khá, giỏi hỗ trợ các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn.
Hoạt động: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Thông báo hết thời gian hoạt động nhóm. Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động.
GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, đánh giá và chấm điểm chéo nhau theo phân công của GV.
Hoạt động: Đánh giá kết quả hoạt động
GV: Nhận xét, đánh giá chung cho kết quả hoạt động của các nhóm.
- HS theo doõi, laéng nghe, tìm hieåu
HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả luận ghi vào bảng nhóm, phân công thành viên nhóm chuẩn bị báo cáo kết quả khi hết thời gian quy định thảo luận nhóm.
HS: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
(trình bày đáp án tóm tắt)
- Nhóm 1: Trên ô tính vẫn chỉ hiển thị nội dung 8+2*3 thay vì giá trị 14 mà Hằng mong đợi vì bạn Hằng không gõ kí tự "=" trước biểu thức nên Excel hiểu nội dung đó là một đoạn kí tự. Muốn ra được kết quả mong đợi, bạn Hằng cần gõ vào nội dung là = 8+2*3.
- Nhóm 2: 
Theo giả thiết: A1 = -4; B1 = 3, ta có:
 a) = A1+ B1 = -1;
 b) = A1+ B1+ B1 =2;
 c) = A1+ B1+ (-5) = -6;
 d) = A1+ B1+ 2 = 1;
 e) = (A1+ B1+ 4)/3 = 1;
 f) = (A1+B1+ 5+0)/4 = 1;
HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác.
HS: Lắng nghe, theo dõi
IV. Câu hỏi/Bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
-1. Sử dụng công thức để tính toán
C2
-2. Nhập công thức
C1
-3. Sử dụng địa chỉ trong công thức 
C3
1. Mức độ nhận biết: 
Câu 1./Khi gõ công thức vào một ô, kí tự đầu tiên phải là:
	A. Địa chỉ ô tính đầu tiên tham gia công thức	B. Dấu ngoặc đơn
	C. Dấu nháy	D. Dấu bằng
2. Mức độ thông hiểu :
Câu 2./ Trong chương trình bảng tính Excel, công thức nào sau đây dùng để tính biểu thức 	(18+5).3+23
	A. = (18+5)*3+23	B. = (18+5)*3+2^3
	C. =(18+5).3+2^3	D. =(18+5).3+23
3. Mức độ vận dụng:
Câu 3./ Cần tính tổng của hai ô D2 và H5, sau đó chia cho 4, công thức nào sau đây là đúng:
	A. D2+H5*4	B. =(H5+d2)/4	C. =(D2+H5)/4	D. =(D2+H5)*4
V. Phụ lục : 
PHIẾU HỌC TẬP
Trình bày các bước nhập công thức?
PHIẾU HỌC TẬP
Lợi ích của việc sử dụng địa chỉ trong công thức?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_7_chu_de_thuc_hien_tinh_toan_tren_trang_tinh.docx