Giáo án Vật lý 7 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

* Kiến thức:

 Cũng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của cật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi.

 * Kĩ năng:

 Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng

 * Thái độ:

 Nghiêm túc trong học tập

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Gv vẽ sẵn trò chơi ô chữ theo hình 9.3 SGK

1. Học sinh:

- Hs chuẩn bị trước ở nhà các câu trả lời phần tự kiểm tra.

 

docx 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2050
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 8 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/10/2020
Ngày dạy: 27/10/2020
Tuần: 8 Tiết ppct: 8
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức:
 Cũng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của cật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi.
 * Kĩ năng:
 Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng
 * Thái độ:
 Nghiêm túc trong học tập
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Gv vẽ sẵn trò chơi ô chữ theo hình 9.3 SGK
Học sinh: 
- Hs chuẩn bị trước ở nhà các câu trả lời phần tự kiểm tra.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
* Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- GV: yêu cầu hs trả lời câu hỏi
Hãy nêu tính chất của gương cầu lồi ,vùng nhìn thấy của nó so với gương phẳng như thế nào ?
- HS: trả lời
- GV: nhận xét
* Dẫn dắt vào bài ( 1 phút)
 GV:Chúng ta đã tìm hiểu về những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản sạ ánh sáng, tính chất ảnh của cật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi,. Hôm nay chúng ta ôn lại các kiến thức đã tìm hiểu.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức căn bản (10 phút)
 µMục tiêu: Ôn lại các kiến thức cơ bản đã học.
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Kiểm tra kiến thức của học sinh bằng cách treo bảng phụ phần tự kiểm tra lên bảng và yêu cầu học sinh trả lời.
- HS: Chú ý đọc câu hỏi để trả lời phần tự kiểm tra.
1. Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi: “Khi nào ta nhìn thấy một vật”?
A. Khi vật được chiếu sáng.
B. Khi vật phát ra ánh sáng.
C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào vật
2.Chon câu phát biểu đúng trong các câu dưới nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
A. Ảnh ảo bé hơn vật và ở gần gương hơn vật.
B. Ảnh ảo bằng vật và cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
C. Ảnh hứng được trên màn và lớn bằng vật.
D. Ả nh không hứng được trên màn và bé hơn vật.
3.Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
Trong môi trường .(1) ..và ..(2) ánh sáng truyền theo (3) .
4. Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại theo định luật phản xạ ánh sáng.
a/ Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng vói .(1) ..và đường ..(2) 
b/ Góc phản xạ bằng (3) .
5. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh gì? Độ lớn của ảnh và khoảng cách từ ảnh đến gương thế nào so với độ lớn của vật và khoảng cách từ vật đến gương?
6. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì giống và khác với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?
7. Cho một gương phẳng và một gương cầu lồi cùng khích thước. So sánh vùng nhìn thấy của chúng khi đặt mắt ở cùng một vị trí .
I/ Tự kiểm tra
1/ C
2/ B
3/ 1. Trong suốt
 2. Đồng tính
 3. Đường thẳng
4/ 1. Tia tới
 2. Pháp tuyến
 3. Góc tới
5/- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo 
- Ảnh ảo có độ lớn bằng vật.
- Ảnh cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
6/Giống nhau: ảnh ảo
Khác nhau: 
Gương cầu lồi: ảnh ảo bé hơn vật
Gương phẳng : ảnh ảo bằng vật
7/Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức) ( 10 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống lại kiến thức của chương
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Chia lớp thành 4 nhóm và cho các em giải ô chữ ở mỗi câu giải đúng được 5 điểm
Đọc các câu hỏi gợi ý học sinh chú ý và trả lời các ô chữ
Hs: Chú ý nghe các câu hỏi gợi ý để trả lời cho các ô chữ
V
Ậ
T
S
Á
N
G
N
G
U
Ồ
N
S
Á
N
G
Ả
N
H
Ả
O
N
G
Ô
I
S
A
O
P
H
Ả
P
T
U
Y
Ế
N
B
Ó
N
G
Đ
E
N
G
Ư
Ơ
N
G
P
H
Ẳ
N
G
III. Trò chơi ô chữ
4. Hoạt động vận dụng : Vận dụng ( 18 phút)
µMục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv: Yêu cầu học sinh đọc và làm câu C1, 
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm cho các em hoạt động
Hs: Đọc câu C1 và làm vào bảng nhóm của mình.
Gv: Hướng dẫn
Gv: Để vẽ ảnh của một vật ta có mấy cách? Đó là những cách nào?
Hs: Để vẽ ảnh của một vật ta có hai cách 
Cách 1: Ta vẽ tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo.
Cách 2: Vẽ ảnh đối xứng qua gương dựa vào tính chất 3 khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.
Gv: Để vẽ ảnh của một vật qua gương ta sử dụng cách 1 hay cách 2? Vì sao?
Hs: Để vẽ ảnh của một vật qua gương ta dùng cách 2, vì cách 2 giúp chúng ta vẽ nhanh hơn và dễ vẽ hơn cách 1.
Gv: Vẽ hai chùm tia sáng lớn nhất xuất phất từ S1,S2 và hai chùm tia phản xạ tương ứng trên gương
Gv: Y/c hs cho biết thế nào là chùm tia tới lớn nhất?
Hs: Chùm tia tới lớn nhất là chùm tia sáng có độ lớn bằng bề mặt của gương
Gv: Yêu cầu các em đọc và làm câu C2, và so sánh ảnh của một vật tạo bởi 2 gương, gương phẳng, gương cầu lồi, ( gv phát phiếu học tập cho các em làm) 
Hs: So sánh sự giống nhau và khác nhau của ảnh.
Gv: Yêu cầu các em đọc và làm câu C3, và đánh dấu những cặp học sinh có thể nhìn thấy nhau vào bảng ( giáo viên phân nhóm nhau hoạt động)
 lAn
 lThanh
 lHải
 lHải 
Tủ đứng
Hs: Làm vào bảng nhóm.
II/ Vận dụng
.
Vùng nhìn thấy ảnh S1’ S’2
C1:
N
N
S1 S2
 S1’ S’2
C2:
Giống nhau. Cả hai gương phẳng, gương cầu lồi đều cho ảnh ảo.
Khác nhau: Ảnh tạo bởi gương phẳng thì lớn bằng vật
 Ảnh tạo bởi gương cầu lồi thì cho ảnh nhỏ hơn vật.
C3:
An
Thanh
Hải
Hà
An
X
X
Thanh
X
X
Hải 
X
X
X
Hà
X
X
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 1 phút)
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV: yêu cầu hs về nhà ôn lại các kiến thức đã học và rèn luyện thêm cách vẽ ảnh , vẽ tia phản xạ chuẩn bị để tiết sau làm bài kiểm tra 1 tiết.
Học thuộc nội dung các câu hỏi ôn tập và rèn luyện cách vẽ ảnh vẽ tia phản xạ
Hòa Thành, ngày . tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 8
VŨ MINH HẢI
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_8_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx