Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 15: Nước đại ngu Thời Hồ (1400 -1407)

Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 15: Nước đại ngu Thời Hồ (1400 -1407)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Hiểu được: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước. Nắm được cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.

- Lược thuật sự kiện lịch sử.

- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử.

2. Về năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề,.

- Năng lực đặc thù: Bồi dưỡng cho Hs năng lực trình bày các sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ tư duy, phân tích các sự kiện lịch sử.

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, lòng tự hào dân tộc: truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.

- Vai trò to lớn của quần chúng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.

docx 5 trang phuongtrinh23 26/06/2023 3640
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 7 - Bài 15: Nước đại ngu Thời Hồ (1400 -1407)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỊCH SỬ 7
Bài 15: 
NƯỚC ĐẠI NGU THỜI HỒ(1400 -1407 )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được: Nhà Hồ lên thay nhà Trần trong hoàn cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, đói kém. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đã thi hành nhiều chính sách cải cách để chấn hưng đất nước. Nắm được cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.
- Lược thuật sự kiện lịch sử.
- Đánh giá công lao nhân vật lịch sử, ý nghĩa sự kiện lịch sử.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề,..
- Năng lực đặc thù: Bồi dưỡng cho Hs năng lực trình bày các sự kiện lịch sử, vẽ sơ đồ tư duy, phân tích các sự kiện lịch sử...
3. Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, lòng tự hào dân tộc: truyền thống yêu nước, ý chí anh hùng bất khuất của nhân dân ta.
- Vai trò to lớn của quần chúng trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Một số tư liệu hiện vật, tranh ảnh được phóng to hoặc để trình chiếu, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
Phiếu học tập
2. Đối với học sinh
Tìm hiểu trước một số truyền thuyết, câu chuyện về lịch sử và di tích lịch sử ở địa phương.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
 - GV giao nhiệm vu: Tổ chức trò chơi: Đóng vai là binh sĩ thời Hồ nêu tên quốc hiệu nước ta từ khi thành lập đến thời nhà Hồ 
- Phương thức hoạt động: nhóm
- Kĩ thuật DH: Kĩ thuật trò chơi
- Sản phẩm: HS các nhóm trình bày
- Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-> GV NX, động viên dẫn dắt vào bài mới .
2. HĐHTKT
 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tư liệu hiện vật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được sự ra đời của nhà Hồ .
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục 1.Sự thành lập nhà Hồ (SGK trang 74) trả lời câu hỏi: Nêu hiểu biết của em về Hồ Quý Ly ?
- GV tổ chức hoạt động cặp đôi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Nhà Hồ được thành lập như thế nào? 
+ Từ hình 1, em hãy nhận xét về thành nhà Hồ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc sgk và thực hiện các yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS đứng dậy báo cáo kết quả.
- GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
* SẢN PHẨM:
+ Cuối thế kỉ XIV nhà Trần suy yếu, tầng lớp quí tộc ăn chơi hưởng lạc . 
+ Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần phải nhường ngôi, lập ra nhà Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu.
Hoạt động 2: Một số nội dung và tác động của những cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa của Hồ Quý Ly
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, HS nêu được nội dung và tác động của những cải cách về kinh tế, xã hội, văn hóa của Hồ Quý Ly
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: - GV Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc SGK (5 phút), thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong phiếu học tập:
Nhóm 1: Trình bày cải cách của Hồ Quý Ly về chính trị, quân sự ?
Nhóm 2: Trình bày cải cách của Hồ Quý Ly về kinh tế, xã hội ?
Nhóm 3: Trình bày cải cách của Hồ Quý Ly về văn hóa giáo dục? Đánh giá cải cách của Hồ Quý Ly ?
Nhóm 4: Trình bày tác động cải cách của Hồ Quý Ly ?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập 
- HS làm việc nhóm các câu hỏi.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Đại diện các nhóm trình bày.
Bước 4. - Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tậpHS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
 - GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
* SẢN PHẨM
a, Nội dung :
- Về chính trị, quân sự: 
+ Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền, cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương .
+ Nhà Hồ tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành lũy, chế toại súng thần cơ, đóng thuyền chiến 
- Về kinh tế, xã hội: 
+ Cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
+ Về xã hội: Ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
- Về văn hóa, giáo dục: 
 + Ông cũng sửa đổi chế độ thi cử, học tập để tuyển chọn nhân tài .
 + Đề cao việc khuyến khích sử dụng chữ Nôm cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học và sáng tác văn chương.
b, Tác động : Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc, tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước. Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.
* Hạn chế: một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân
Hoạt động 3: Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ:
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk, 
- Thấy rõ âm mưu và những hoạt động bành trướng của nhà Minh đối với các nước xung quanh, trước hết là Đại Việt.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1 :
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ:
 + Trả lời câu hỏi: Vì sao quân Minh xâm lược nước ta, có phải quân Minh xâm lược nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không ? 
+ Dùng lược đồ mô tả cuộc xâm lược của quân Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ. Kết quả của cuộc kháng chiến.
+ Trả lời câu hỏi: Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng ?
Bước 2 :
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- GV: Dùng lược đồ mô tả cuộc xâm lược của quân Minh và cuộc kháng chiến của nhà Hồ. Kết quả của cuộc kháng chiến.
? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại nhanh chóng ?
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét, bổ sung
 Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
* SẢN PHẨM
- Quân Minh mượn cớ khôi phục lại nhà Trần để xâm lược nước ta
- 1-1407: quân Minh chiếm Đông Đô.
- 4-1407: quân Minh chiếm Tây Đô.
- 6-1407: cha con Hồ Quý Ly bị bắt, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
	* Mở rộng: 
	Tư liệu được trích dẫn trong bài thơ “Quan hải” của Nguyễn Trãi: Đây như là một lời tổng kết về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ. Thực tế cho thấy: dù có những thành lũy phòng thủ vững chắc, kiên cố đến đâu chăng nữa, nếu không có được lòng dân thì sẽ thất bại trước quân xâm lược. Sau này, bằng trải nghiệm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi thêm một lần nữa khẳng định vai trò của nhân dân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 và câu hỏi 2 trong trang 76 sgk.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:
Câu 1: HS vẽ sơ đồ tư duy về nội dung chủ yếu trong cải cách của Hồ Quý Ly? Nêu lên mặt tích cực, mặt hạn chế của cải cách?
* Tác dụng: 
 + Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
 + Góp phần hạn chế tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc địa chủ. 
Câu 2: Đường lối kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ khác với nhà Trần như thế nào?
- Do đường lối đánh giặc sai lầm và do nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân đánh giặc)
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3 trong trang 76sgk.
Bàì học: phải dựa vào dân, phải phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân, như Bác Hồ đã nói: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_lop_7_bai_15_nuoc_dai_ngu_thoi_ho_1.docx