Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ – Hoá học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ – Hoá học 9

1. Thực trạng trước khi có sáng kiến:

 Trong các môn học sinh được học ở chương trình THCS thì môn Hoá học là một khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất, đồng thời giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách phẩm chất năng động và sáng tạo tốt cho học sinh.

 Qua giảng dạy nhiều năm, tôi nghĩ rằng học sinh mình khi học đã ghi nhớ vững những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học khi tôi cung cấp từ đó mở rộng kiến thức hơn cho học sinh. Thế nhưng, tôi thấy sự ghi nhớ kiến thức của học sinh còn rất thấp. Nhiều học sinh phải vất vả ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả mang lại chưa cao. Học sinh thường học bài nào thì biết bài đó, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức lại với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học vào những phần sau. Từ đó học sinh có tâm lý chán học, ngại học môn Hoá học dẫn đến chất lượng bộ môn đạt chưa cao.

 

doc 16 trang sontrang 4050
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ – Hoá học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HỒNG NGỰ
TRƯỜNG THCS THƯỜNG PHƯỚC 1
PHAN THỊ THIỂM
SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA CÁC LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ – HOÁ HỌC 9
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thường Phước 1, tháng 04 năm 2021
UBND HUYỆN HỒNG NGỰ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THƯỜNG PHƯỚC 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hồng Ngự, ngày 25 tháng 3 năm 2021
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2020-2021
- Họ tên Tác giả: Phan Thị Thiểm
Chức vụ: Giáo viên 	Đơn vị công tác: Trường THCS Thường Phước 1
+ Đồng tác giả (nếu có): Không
- Tên sáng kiến: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ – Hoá học 9
Báo cáo tóm tắt nội dung sáng kiến:
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến:
	Trong các môn học sinh được học ở chương trình THCS thì môn Hoá học là một khoa học thực nghiệm, có nhiều ứng dụng trong thực tiễn đời sống và sản xuất, đồng thời giúp học sinh có nhận thức khoa học về thế giới vật chất, góp phần phát triển năng lực nhận thức và năng lực hành động, hình thành nhân cách phẩm chất năng động và sáng tạo tốt cho học sinh.
	Qua giảng dạy nhiều năm, tôi nghĩ rằng học sinh mình khi học đã ghi nhớ vững những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học khi tôi cung cấp từ đó mở rộng kiến thức hơn cho học sinh. Thế nhưng, tôi thấy sự ghi nhớ kiến thức của học sinh còn rất thấp. Nhiều học sinh phải vất vả ghi nhớ kiến thức nhưng kết quả mang lại chưa cao. Học sinh thường học bài nào thì biết bài đó, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức lại với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học vào những phần sau. Từ đó học sinh có tâm lý chán học, ngại học môn Hoá học dẫn đến chất lượng bộ môn đạt chưa cao.
	Khi khảo sát chất lượng bài kiểm tra đầu năm như sau:
Tổng số học sinh được khảo sát
Học sinh dưới trung bình
 Học sinh trên trung bình
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
120
35 
29,2%
85
70,8% 
	Tôi xem lại bài khảo sát để tìm nguyên nhân các em dưới trung bình là do đâu, và tôi tự hỏi có phải do các nguyên nhân sau:
- Do kiến thức môn học trừu tượng? 
	- Do trình độ nhận thức của học sinh không đồng đều? 
- Do sự thay đổi tâm sinh lí của học sinh và tốc độ phát triển của xã hội? 
	- Do học sinh chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp?
- Do tôi chỉ đơn thuần là cung cấp kiến thức cho học sinh?
Trong tất cả những lý do trên, tôi nhận thấy bản thân chỉ đơn thuần là cung cấp 
kiến thức cho học sinh từ đó học sinh chưa tìm ra phương pháp học tập phù hợp là nguyên nhân cốt lõi nhất.
	Dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, phát huy tính tích cực của học sinh. Để làm được điều này chúng ta cần tạo điều kiện để học sinh suy nghĩ, làm nhiều, thảo luận nhiều, đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bình luận, được tham gia vào quá trình học tập đề chiếm lĩnh tri thức. Và như thế chúng ta đã gián tiếp giúp học sinh tìm ra phương pháp học tập phù hợp.
	Vì những lí do trên, tôi mạnh dạng áp dụng “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ – Hoá học 9” để dạy các em nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em. Giúp các em tìm ra được ra phương pháp học tập phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Hoá học 9 của nhà trường. 
2. Tính mới của sáng kiến:
	Sơ đồ tư duy hoàn chỉnh vừa là một bức tranh về những ý nghĩ của bạn vừa là một bản tóm tắt nội dung giúp chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Cách vẽ sơ đồ tư duy ban đầu sẽ có cảm giác phức tạp và mất thời gian vì vừa phải tìm từ khoá, vừa mất thời gian vẽ. Nhưng so với việc bạn ngồi đọc tính chất của từng chất hàng chục lần vẫn chưa nhớ, khi cần ôn lại phải tiếp tục đọc lại từ đầu thì cách nào hiệu quả hơn bạn có thể nhận xét được ngay đúng không nào?
	Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. 
	Sơ đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là cách dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó.
	Dạy học bằng sơ đồ tư duy giúp học sinh tiếp nhận thông tin, phân tích, tổng hợp và cụ thể hoá kết quả xử lý thông tin bằng sản phẩm do chính mình tạo ra. Đây là một trong những biện pháp dạy học hiệu quả.
	2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả 
	* Các bước vẽ sơ đồ tư duy: (Có thể mô phỏng các bước như hình 1)
	Bước 1: Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết.
	Bước 2: Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra.
	Bước 3: Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.
	Bước 4: Hoàn chỉnh sơ đồ. Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.
	* Những điều cần chú ý khi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy:
- Viết tay ra giấy khổ lớn vì làm vậy dễ đọc và dễ nhớ hơn (khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào). 
- Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu hút sự chú ý của học sinh và sơ đồ sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
	- Không ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng.
	- Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.
- Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề, nhưng không nên dành quá nhiều thời gian để vẽ, tô màu, viết. Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô màu đậm hơn.
 Hình 1(sưu tầm)
	2.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy khi học bài 
	Trong dạy học dùng sơ đồ tư duy để thể hiện được một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học một cách trực quan. 
	 Để việc học sinh vẽ sơ đồ tư duy thành công, ở tiết học trước giáo viên cần dặn dò học sinh những vấn đề cần chuẩn bị, xem trước nội dung bài học.
	Thí dụ 1: Thí dụ 1: Trong bài: “ Metan”, nội dung bài theo gợi ý sau:
	 - Metan có những tính chất vật lý nào? 
	- Metan có những tính chất hoá học nào?
	- Viết phương trình minh hoạ cho mỗi tính chất.
	- Metan có những ứng dụng nào?
	- Cách điều chế metan như thế nào?
	Cách tiến hành: Tôi cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm. 
	Bước 1: Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết là:
	Bước 2: Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra: 
	Dùng cụm từ “Metan” viết to đặt ở trung tâm tờ giấy. Viết tay ra giấy khổ lớn vì làm vậy dễ đọc và dễ nhớ hơn (khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào).
	Bước 3: Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh: 
	Tạo các trung tâm nhánh chính 1 vẽ cụm từ: “Tính chất vật lý” và các chi tiết nhánh. 
	- Nhánh phụ 1: Khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước
	Tạo các trung tâm nhánh chính 2 vẽ cụm từ: “Tính chất hoá học của metan” và các chi tiết nhánh có 2 nhánh.
	- Nhánh phụ 1: Tác dụng với oxi tạo thành... Viết phương trình hoá học.
	- Nhánh phụ 2: Tác dụng với Clo tạo thành... Viết phương trình hoá học.
	Tạo các trung tâm nhánh chính 3 vẽ cụm từ: “Ứng dụng của metan” và các chi tiết nhánh có 2 nhánh. (SGK)
	- Nhánh phụ 1: Làm nhiên liệu.
	- Nhánh phụ 2: Nguyên liệu điều chế H2, bột than ...
	Tạo các trung tâm nhánh chính 4 vẽ cụm từ: “Điều chế”
	Bước 4: Hoàn chỉnh sơ đồ. Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề. Tô màu cho sơ đồ “Bắt đầu từ trung tâm, tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh” mỗi ý tô một màu khác nhau. (Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề, nhưng không nên dành quá nhiều thời gian để vẽ, tô màu, viết). Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô màu đậm hơn. (Học sinh hoàn thành như sơ đồ hình 2)
Hình 2 (sưu tầm)
Thí dụ 2: Trong bài: “ Etilen”, nội dung bài theo gợi ý sau:
	- Etilen có những tính chất vật lý nào? 
	- Etilen có những tính chất hoá học nào?
	- Viết phương trình minh hoạ cho mỗi tính chất.
	- Etilen có những ứng dụng nào?
	Cách tiến hành: Học sinh làm tương tự như thí dụ 1, đảm bảo giống như hình 3.
Hình 3 (sưu tầm)
Thí dụ 3: Trong bài: “ Rượu etylic”
	Cách tiến hành: Học sinh làm tương tự như thí dụ 1, đảm bảo giống như hình 4.
Hình 4(sưu tầm)
Thí dụ 4: Trong bài: “Axit axetic”
	Cách tiến hành: Học sinh làm tương tự như thí dụ 1, đảm bảo giống như hình 5.
 Hình 5(sưu tầm)
Nhận xét: Tôi cho học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hoặc cá nhân với sự gợi ý hướng dẫn của mình. Sau khi hoàn thành, học sinh lên trình bày sơ đồ tư duy, lớp nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy, và tôi thấy các em hứng thú học tập hơn, các em chủ động sáng tạo hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
	Trong thời gian qua, tôi đã áp dụng cách dạy trên trong bài giảng của mình, tôi nhận thấy học sinh ghi nhớ vững những kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học. Nhiều học sinh không còn phải vất vả ghi nhớ kiến thức, học phần sau đã quên phần trước nữa, biết liên kết các kiến thức lại với nhau và biết vận dụng kiến thức đã học vào những phần sau. 
 	Với sáng kiến kinh nghiệm này có khả năng áp dụng đối với giáo viên dạy môn Hoá học ở trường THCS Thường Phước 1 trong những năm tiếp theo. Có thể áp dụng cho giáo viên bộ môn Hoá học làm kinh nghiệm trong giảng dạy.	
4. Hiệu quả của sáng kiến mang lại: Về năng suất, khối lượng, chất lượng, kết quả công việc so với trước.
	Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Hoá học bản thân tôi thấy có nhiều mặt tích cực. Học sinh nhớ kiến thức bài học một cách chủ động hơn, không khí hoạt động của học sinh trong các giờ học sôi nổi, mọi học sinh đều tích cực tham gia. 
	Do sự phát triển của kiến thức ngày càng tăng lên, nên sử dụng sơ đồ tư duy rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic để có thể vận dụng vào cuộc sống và công việc sau này khi học sinh học lên, trưởng thành.
	Học sinh tiếp thu bài, nhớ vững kiến thức nhanh hơn. Học sinh khá giỏi dùng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức môn học. Học sinh trung bình dùng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức ở mức độ trung bình. Từ đó học sinh không còn tâm lý chán học, ngại học môn Hóa học. Dùng sơ đồ tư duy giúp học sinh ghi chép bài học gọn gàng, khoa học, nhẹ nhàng và nhanh hơn.
Bảng so sánh kết quả: 
Tổng số học sinh được khảo sát
HS dưới trung binh trước khi tác động
 HS trên trung bìnhi trước khi tác động
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
120
35
29,2%
85
70,8%
HS dưới trung binh sau khi tác động
 HS trên trung bình sau khi tác động
120
21
17,5% 
99
82,5%
 Giảm 14
11,7%
Tăng 14
11,7%
Trên đây là báo cáo tóm tắt sáng kiến cấp huyện của cá nhân.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét./.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người viết tóm tắt sáng kiến
Phan Thị Thiểm
UBND HUYỆN HỒNG NGỰ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THƯỜNG PHƯỚC 1
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 57/QĐ-THCSTP1
Hồng Ngự, ngày 30 tháng 3 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2020-2021
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS THƯỜNG PHƯỚC 1
Căn cứ vào Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Quyết định số 4599/QĐ-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2020 của UBND huyện Hồng Ngự về việc ban hành quy định xét công nhận sáng kiến trên địa bàn huyện Hồng Ngự;
Căn cứ vào nội dung và kế hoạch đăng ký viết các đề tài năm học 2020-2021;
Xét phẩm chất đạo đức và năng lực của cán bộ, giáo viên.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay thành lập Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ - Hoá học 9” của Phan Thị Thiểm gồm:
1/
Nguyễn Hữu Ấm
Hiệu trưởng
Chủ tịch
2/
Lê Thị Quí
Tổ trưởng
Thư ký
3/
Đặng Văn Thi
Tổ phó
Thành viên
4/
Đoàn Đào Thị Thanh Thuỷ
Giáo viên
Thành viên
5/
Nguyễn Thanh Tuấn
Phó Hiệu trưởng
Thành viên
Điều 2. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ xem xét thẩm định đề tài sáng kiến kinh nghiệm của Phan Thị Thiểm Trường THCS Thường Phước 1 đúng theo quy định. Thời gian từ ngày 01/4/2021 đến 06/4/2021.
Điều 3. Các bộ phận trong trường và các giáo viên có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
HIỆU TRƯỞNG
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.
Nguyễn Hữu Ấm
UBND HUYỆN HỒNG NGỰ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS THƯỜNG PHƯỚC 1
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
BIÊN BẢN
THẨM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên sáng kiến: Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ – Hoá học 9
Của: Phan Thị Thiểm
Hội đồng thẩm định đề tài sáng kiến kinh nghiệm làm việc từ ngày 01/4/2021 đến ngày 06/4/2021.
Tại Trường THCS Thường Phước 1.
I. THÀNH PHẦN
Thành phần Hội đồng thẩm định đề tài sáng kiến kinh nghiệm theo Quyết định số: 57/QĐ-THCSTP1 ngày 30/3/2021 của Trường THCS Thường Phước 1 về việc thẩm định sáng kiến kinh nghiệm “Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy tính chất hoá học của các loại hợp chất hữu cơ – Hoá học 9” của Phan Thị Thiểm là Giáo viên Trường THCS Thường Phước 1. Tổng số có mặt 5/5 thành viên gồm:
1/
Nguyễn Hữu Ấm
Hiệu trưởng
Chủ tịch
2/
Lê Thị Quí
Tổ trưởng
Thư ký
3/
Đặng Văn Thi
Giáo viên
Thành viên
4/
Đoàn Đào Thị Thanh Thuỷ
Giáo viên
Thành viên
5/
Nguyễn Thanh Tuấn
P Hiệu trưởng
Thành viên
II. NỘI DUNG
1. Hội đồng thẩm định được nghe Bà Phan Thị Thiểm trình bày hết nội dung sáng kiến kinh nghiệm của mình.
(Sáng kiến kinh nghiệm đã sao gởi trước cho từng thành viên trong Hội đồng thẩm định)
2. Hội đồng thẩm định tiến hành xem xét và cho ý kiến như sau: 
(Ghi những vấn đề mà Hội đồng thẩm định cho ý kiến. Nên ghi tập trung vào những nội dung của tiêu chí đánh giá, còn phần đóng góp câu ý, văn tự, chính tả thì để sửa chữa bổ sung)
- Đánh giá thực trạng trước khi có sáng kiến:
Thực trạng trước khi có sáng kiến phù hợp, xác định được nguyên nhân, có số liệu minh chứng cụ thể.
- Tính mới của sáng kiến:
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy hiệu quả.
+ Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy khi học bài.
- Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Áp dụng trong quá trình giảng dạy môn Hoá học tại trường THCS Thường Phước 1 và có thể áp dụng cho giáo viên dạy bộ môn Hoá học.
- Hiệu quả của sáng kiến mang lại: Về năng suất, khối lượng, chất lượng, kết quả công việc so với trước.
+ Học sinh ghi chép bài học gọn gàng, khoa học, nhẹ nhàng và nhanh hơn.
+ Nâng cao được chất lượng bộ môn.
- Kết luận của Hội đồng thẩm định:
+ Bảng điểm cụ thể:
Nội dung
Điểm chuẩn
Điểm chấm
Ghi chú
1. Có tính mới
30
25
- Hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên
21-30
25
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá
16-20
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình
6-15
- Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít
1-5
- Không có tính mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây
0
2. Có khả năng áp dụng
30
22
- Có khả năng áp dụng trong toàn Huyện hoặc ngoài Huyện
20-30
22
- Có khả năng áp dụng trong toàn ngành
10-19
- Có khả năng áp dụng ít trong đơn vị
5-9
- Không có khả năng áp dụng trong đơn vị
0
3. Có tính hiệu quả
40
33
- Có hiệu quả trong toàn Huyện
25-40
33
- Có hiệu quả trong toàn ngành
10-24
- Có hiệu quả trong đơn vị
5-9
Tổng cộng 
100
80
+ Hội đồng thẩm định thống nhất đánh giá sáng kiến kinh nghiệm loại đạt (80 điểm) tại đơn vị trường và chuyển lên Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở xét duyệt.
+ Hội đồng thẩm định thống nhất nghiệm thu và đồng ý cho tiếp tục triển khai thực hiện tại đơn vị trong năm học này và những năm học tiếp theo. Với số phiếu phê thuận là 5/5, tỷ lệ 100%.
Biên bản kết thúc ngày 06/4/2021.
Thường Phước 1, ngày 06/4/2021
THƯ KÝ
CHỦ TỊCH
Lê Thị Quí
Nguyễn Hữu Ấm
Các thành viên còn lại cùng ký tên:
1/
Nguyễn Thanh Tuấn
P.HT
2/
Đặng Văn Thi
GV
3/
Đoàn Đào Thị Thanh Thuỷ
GV

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_tu_duy_trong_day_tinh_ch.doc