Bài giảng Địa Lý Khối 7 - Bài 31: Kinh tế châu Phi (Tiếp theo)
Vào tháng 3 năm 2013, Châu Phi được xác định là lục địa có người nghèo nhất thế giới: Toàn bộ GDP kết hợp của Châu Phi chỉ bằng một phần ba GDP của Hoa Kỳ; tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới hy vọng rằng hầu hết các nước châu Phi sẽ đạt được trạng thái "thu nhập trung bình" (được xác định là ít nhất 1000 đo la Mỹ mỗi người một năm) vào năm 2025 nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại tiếp tục. Năm 2013, Châu Phi là lục địa tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 5,6% một năm và GDP dự kiến sẽ tăng trung bình hơn 6% một năm trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2023. Năm 2017, Ngân hàng Phát triển Châu Phi đã báo cáo Châu Phi là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới và ước tính tăng trưởng trung bình sẽ tăng trở lại 3,4% trong năm 2017, trong khi tăng trưởng dự kiến sẽ tăng 4,3% trong năm 2018 .
Hoạt động trải nghiệm sáng tạoMôn: Địa líTổ 1CHỦ ĐỀ: KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CHÂU PHII. Kinh tế châu PhiKinh tế châu Phi bao gồm thương mại, công nghiệp, nông nghiệp và nguồn nhân lực của lục địa. Thời điểm 2019, khoảng 1.3 tỷ người sinh sống ở 54 quốc gia khác nhau ở châu Phi. Châu Phi là một lục địa giàu tài nguyên. Sự tăng trưởng gần đây là do sự tăng trưởng về doanh số bán hàng hóa, dịch vụ và sản xuất. Tây Phi, Đông Phi, Trung Phi và Nam Phi nói riêng, dự kiến sẽ đạt GDP tổng cộng 29 nghìn tỷ đô la vào năm 2050.Vào tháng 3 năm 2013, Châu Phi được xác định là lục địa có người nghèo nhất thế giới: Toàn bộ GDP kết hợp của Châu Phi chỉ bằng một phần ba GDP của Hoa Kỳ; tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới hy vọng rằng hầu hết các nước châu Phi sẽ đạt được trạng thái "thu nhập trung bình" (được xác định là ít nhất 1000 đo la Mỹ mỗi người một năm) vào năm 2025 nếu tốc độ tăng trưởng hiện tại tiếp tục. Năm 2013, Châu Phi là lục địa tăng trưởng nhanh nhất thế giới với 5,6% một năm và GDP dự kiến sẽ tăng trung bình hơn 6% một năm trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2023. Năm 2017, Ngân hàng Phát triển Châu Phi đã báo cáo Châu Phi là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới và ước tính tăng trưởng trung bình sẽ tăng trở lại 3,4% trong năm 2017, trong khi tăng trưởng dự kiến sẽ tăng 4,3% trong năm 2018 .Sự tăng trưởng kinh tế đã diễn ra trên khắp lục địa, với hơn một phần ba các quốc gia châu Phi có tỷ lệ tăng trưởng 6% hoặc cao hơn, và 40% tăng trưởng khác từ 4% đến 6% mỗi năm. Một số nhà quan sát kinh doanh quốc tế cũng đã gọi Châu Phi là động lực tăng trưởng kinh tế trong tương lai của thế giới.Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Phi năm 2019 của AfDB cho biết, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Phi sẽ tăng lên lần lượt 4% và 4,1% vào các năm 2019 và 2020. Trước đó, năm 2018, GDP của châu Phi tăng 3,5%, sau khi đạt mức tăng 3,6% năm 2017.Khu vực Ðông Phi tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng của châu lục, với GDP năm 2018 tăng 5,7%, dự báo lên mức 5,9% năm 2019 và 6,1% năm 2020. Trong khi đó, khu vực Bắc Phi xếp thứ hai về tốc độ tăng trưởng GDP, với mức tăng được dự báo 4,4%. Miền nam châu Phi, nơi vốn tăng trưởng trì trệ khi chỉ đạt 1,2% năm 2018, được dự báo sẽ tăng trưởng các mức 2,2% và 2,8% hai năm tiếp theo.Mặc dù châu Phi duy trì tốt đà tăng trưởng, song tăng dân số vẫn là một trong những thách thức lớn của châu lục. Báo cáo của AfDB ước tính, số người trong độ tuổi lao động sẽ tăng từ 705 triệu người năm 2018 lên gần một tỷ người năm 2030. Với tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động như hiện nay, châu Phi cần tạo thêm khoảng 12 triệu việc làm để có thể ngăn tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.Báo cáo cũng nêu ra năm hành động giúp châu Phi nâng mức tăng trưởng lên 4,5%, đồng thời có thể giải quyết vấn đề thất nghiệp và nghèo đói. Trọng tâm của các giải pháp này là thúc đẩy một "châu Phi không biên giới", tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể phát triển; tạo thêm nhiều việc làm chất lượng cao, nhất là trong các ngành công nghiệp. Các đề xuất cũng bao gồm việc loại bỏ thuế quan giữa các quốc gia ở châu Phi và các hàng rào phi thuế quan đối với dịch vụ và hàng hóa, đồng thời áp dụng quy định về xuất xứ hàng hóa đơn giản, linh hoạt và minh bạch.Theo Chủ tịch AfDB A.Adesina, châu Phi đang có cơ hội phát triển tốt. Hiệu suất tăng trưởng kinh tế chung của "lục địa đen" tiếp tục được cải thiện. Tuy nhiên, theo lãnh đạo AfDB, những kết quả đạt được vẫn chưa đủ để giải quyết các thách thức về cấu trúc, bao gồm rủi ro từ căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang và giá cả hàng hóa toàn cầu không ổn định. Trong khi đó, Phó Chủ tịch cấp cao S.Boamah bày tỏ hy vọng, châu Phi với tiềm lực của mình sẽ vượt qua thách thức bằng cách đẩy mạnh hợp tác và chung tay xóa bỏ rào cản với hội nhập, quản lý di cư hợp pháp.Tại Hội nghị hằng năm Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ, nhiều đại biểu tập trung thảo luận về những rủi ro mà châu Phi đối mặt. Dù dự báo châu lục này vẫn cần nhiều nỗ lực để giải quyết các thách thức mang tính quyết định, song các chuyên gia tin tưởng rằng, với dân số trẻ và năng động, tài nguyên thiên nhiên giàu có, cùng việc thực thi nhiều chính sách nhằm cải thiện ổn định chính trị, thu hút đầu tư, nhất là cam kết thúc đẩy việc thông qua thỏa thuận Khu vực tự do thương mại châu Phi (AfCFTA), "lục địa đen" có đủ năng lực tiến hành công nghiệp hóa, đa dạng hóa kinh tế và phát triển hướng tới sự thịnh vượng chung cho châu lục.Các nhà lãnh đạo châu Phi sau lễ ký thành lập AfCFTAII. Dân cư, xã hội châu Phi*Sơ lược lịch sử:Châu Phi có nền văn minh sông Nile rực rỡ.Thế kỉ XVI đến XIX: 125 triệu người da đen châu Phi bị đưa sang châu Mĩ làm nô lệ.Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX: gần toàn bộ châu Phi bị chiếm làm thuộc địa.Từ những năm 60 của thế kỉ XX: các nước lần lượt dành độc lập.Dân cư châu Phi phân bố không đồng đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục này.Đường phố ở TP La-gốt của Ni-giê-ri-a.Phần trình bày của tổ 1 đến đây là kết thúcCảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_dia_ly_khoi_7_bai_31_kinh_te_chau_phi_tiep_theo.pptx