Bài giảng Ngữ Văn 7 - Bài 26: Sống chết mặc bay

Bài giảng Ngữ Văn 7 - Bài 26: Sống chết mặc bay

Câu 4: Phép tăng cấp trong truyện ngắn được Phạm Duy Tôn dùng để miêu tả những chi tiết nào?

A. Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê

B. Chỉ miêu tả cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm

C. Chỉ miêu tả cảnh thiên tai ngày một dữ dội

D. Miêu tả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản

 

pptx 56 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn 7 - Bài 26: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Em đã từng bắt gặp những hình ảnh này trong thực tế hay trên các phương tiện truyền thông chưa? 
Theo em, những hình ảnh này phản ánh hoạt động của ai? Nhằm mục đích gì? Trong hoàn cảnh nào? Trình bày cảm nhận của em về những con người và 	hoạt động đó. 
Sống chết mặc bay 
_Phạm Duy Tốn_ 
I. Tìm hiểu chung 
Dựa vào phần chuẩn bị 
ở nhà, em hãy nêu những nét tiêu biểu nhất về tác giả và tác phẩm 
1. Tác giả 
- Phạm Duy Tốn (1883-1924) 
- Quê: Thường Tín, Hà Nội 
- Là nhà văn mở đường cho nền văn xuôi quốc ngữ Việt Nam 
Đại diện ba thế hệ trí thức với hoài bão nâng dân trí 
(thời kỳ giữ nước và mất nước) 
Thế hệ 
Tên 
Năm sinh 
Biện pháp chính 
1 
Nguyễn Trường Tộ 
1830-1871 
Canh tân đất nước. Khuyên dùng chữ Nôm 
2 
Phan Bội Châu 
1867-1940 
Xây dựng lực lượng, kết hợp giác ngộ người dân 
2 
Phan Chu Trinh 
1872-1926 
Nâng cao dân trí 
3 
Nguyễn Văn Vĩnh 
Phạm Duy Tốn 
Nguyễn Văn Tố 
Phạm Quỳnh 
1882 -1936 
1883-1924 
1889-1947 
1892-1945 
Phổ biến chữ quốc ngữ 
Cải tiến ngôn ngữ Việt 
Tiếp thu tinh hoa nhân loại 
Nâng cao dân trí 
4 
Phan Khôi 
1887-1959 
Phản biện xã hội, nâng cao dân trí 
Tứ kiệt đất Hà Thành 
 Nguyễn Văn Tố - Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam 
Tác phẩm chính 
1. Bực mình hay Câu chuyện thương tâm (Ðông Dương tạp chí số 55, Hà Nội, 1914) 
2. Sống chết mặc bay! (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 1918) 3. Con người Sở Khanh (báo Nam Phong, Hà Nội, tháng 2 năm 1919) 4. Nước đời lắm nỗi (báo Nam Phong, Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 1919) 
5. Tiếu lâm An Nam (bút danh Thọ An, hai tập, nhà xuất bản Ích Ký, Hà Nội, 1924) 
2. Tác phẩm 
Là truyện ngắn (hiện đại) thành công nhất của Phạm Duy Tốn 
Hướng dẫn đọc 
Cả lớp cùng đọc phân vai theo hướng dẫn sau nhé! 
- Người dẫn chuyện: chậm rãi 
 Quan phụ mẫu: hách dịch 
 Thầy đề, người hầu: sợ sệt, khúm núm 
 Dân phụ: Lo sợ, khẩn thiết 
Tóm tắt 
Bối cảnh 
Diễn biến 
Kết thúc 
Dân làng X, phủ X đang phải đối mặt với nguy cơ đê vỡ. Họ đang cố gắng hết sức để cứu con đê, bảo toàn tính mạng và cuộc sống của mình. 
Bối cảnh 
Trong khi ấy, tại đình cao, vững chãi, những người có trách nhiệm hộ đê là quan phủ và các chức sắc đang ăn chơi, hưởng lạc, say mê ván bài tổ tôm, lãng quên đám con dân đang cực khổ trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”. 
Diễn biến 
Đúng lúc quan sung sướng vì ù ván bài to nhất cũng là lúc đê vỡ, dân chúng lâm vào cảnh “màn trời chiếu đất”, xiết bao thảm sầu. 
Kết thúc 
Bố cục 
Đoạn 1: 
Từ . đến . 
Đoạn 2: 
Từ . đến . 
Đoạn 3: 
Từ . đến . 
 . 
 . 
 . 
Nội dung chính 
Bố cục 
Đoạn 1: Từ đầu khúc đê này hỏng mất 
Đoạn 2: 
Tiếp Điếu, mày 
Đoạn 3: Còn lại 
Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân 
Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm 
Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình cảnh thảm sầu 
Nội dung chính 
II. Đọc hiểu văn bản 
Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn 	thành định nghĩa về phép tương phản 
Phép tương phản (Đối lập) 
là việc tạo ra những hành động, 
những cảnh tượng, những tính cách . ..để làm .. một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. 
trái ngược nhau 
nổi bật 
Nhiệm vụ nhóm 
4 nhóm xem lại bài đã chuẩn bị ở nhà trong 2 phút 
Đại diện nhóm lên thuyết trình trong 5 phút 
Nhận xét: 3 khen + 2 góp ý + 1 bổ sung 
Nhóm 1 + 2 
Nhóm 3 + 4 
Sức trời mạnh mẽ >< Sức người nhỏ bé 
Cảnh ngoài đê >< 
Cảnh trong đình 
Phép tương phản trong “Sống chết mặc bay” 
Sức trời mạnh mẽ 
Sức người nhỏ bé 
+ Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà đang lên 
Ngày trước Nhị Hà là tên gọi của đoạn sông Hồng chảy qua địa phận Hà Nội, tính từ đoạn sông huyện Từ Liêm (hữu ngạn) và Đông Anh (tả ngạn) chảy qua phía Nam huyện Thanh Trì. Có thuyết nói rằng, đoạn sông này chảy uốn khúc như cái vòng đeo tai, nên có tên gọi là sông Nhị Hà. 
Sức trời mạnh mẽ 
Sức người nhỏ bé 
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà đang lên 
- Tình trạng khúc đê: Đã thẩm lậu + không khéo thì vỡ mất 
 Ngày càng mạnh 
- Dân phu: người cuốc, người xẻng, đội đất, vác tre ướt như chuột 
- Âm thanh: huyên náo, ồn ào 
 Ngày càng yếu 
 Nguy nan, khẩn cấp 
 Nhốn nháo, vất vả, mệt nhọc 
NT tăng cấp, đối lập 
 Khung cảnh hộ đê ngoài đình rất nhốn nháo, căng thẳng, thiên tai đang từng lúc đe doạ cuộc sống của người dân. 
Cảnh trong đình 
Cảnh ngoài đê 
Cảnh trong đình 
Cảnh ngoài đê 
- Không gian: Đình cao vững chắc, sáng sủa, an toàn để chơi bài. 
- Không gian: 1 giờ sáng ngoài đê 
- Cảnh tượng: Trang nghiêm, ung dung 
Quan 
Cuộc sống xa hoa, vương giả 
Ham mê cờ bạc 
Hách dịch, vô lương tâm 
Tay trái dựa vào gối xếp. 
Chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. 
Ngồi uy nghi chễm chệ chơi tổ tôm 
Ăn xong yến hấp đường phèn ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi. 
Có tráp đồi mồi, trầu vàng, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà. 
Lính lệ cầm quạt phe phẩy 
Cảnh trong đình 
Cảnh ngoài đê 
- Không gian: Đình cao vững chắc, sáng sủa, an toàn để chơi bài. 
- Không gian: 1 giờ sáng ngoài đê gió rét, ướt 
- Cảnh tượng: Trang nghiêm, ung dung 
 Cảnh tượng: Dân náo loạn hộ đê thảm hại 
Cảnh trong đình 
Cảnh ngoài đê 
- Không gian: Đình cao vững chắc, sáng sủa, an toàn để chơi bài. 
- Không gian: 1 giờ sáng ngoài đê gió rét, ướt 
- Cảnh tượng: Trang nghiêm, ung dung 
 Cảnh tượng: Dân náo loạn hộ đê thảm hại 
 Dân lầm than vì thiên tai 
 Quan hưởng thụ, sống xa hoa + thờ ơ vô trách nhiệm 
- Vỡ đê: Quan ù to Hách dịch, bàng quan vô trách nhiệm 
- Vỡ đê: Nước lênh láng mọi nơi, của cải trôi/ ngập; Kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn 
NGUY CƠ VỠ ĐÊ 
Nhân dân 
Quan, nha lại 
Vất vả chống đỡ 
Bình thản, đánh tổ tôm 
 ĐÊ VỠ 
Lâm vào cảnh khốn khổ, sầu thảm 
Bình thản, thờ ơ trước cuộc sống lầm than của nhân dân 
Cuộc sống lầm than, cơ cực trước thiên tai 
Thái độ vô trách nhiệm, bỉ ổi và phi nhân tính. 
Tìm từ ngữ thích hợp để hoàn 	thành định nghĩa về phép tăng cấp 
Phép tăng cấp là việc lần lượt 
........................................................... 
 . để làm .. .. một sự việc, một hiện tượng muốn 
nói. 
đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải 
cao hơn về mức độ/ tính chất với chi 
tiết trước 
nổi bật bản chất 
Nhiệm vụ nhóm 
2 bàn là 1 nhóm, hoàn thiện sơ đồ sau 
Trả lời sau 3 phút 
Nhận xét: 3 khen + 2 góp ý + 1 bổ sung 
Phép tăng cấp trong “Sống chết mặc bay” 
Cảnh đê vỡ: 
Người đi hộ đê: 
Cảnh thiên nhiên: 
Khi quan ù bài: 
Khi quan chơi bài: 
Cảnh trong đình: 
III. Tổng kết 
Giá trị hiện thực 
Giá trị nhân đạo 
Giá trị nghệ thuật 
Giá trị hiện thực 
Tố cáo bọn quan lại thời Pháp thuộc chỉ biết vơ vét, đục khoét, bỏ mặc nhân dân đói rét, lầm than 
Giá trị nhân đạo 
Đau xót trước cảnh lầm than, chết chóc của dân. Tố cáo, vạch trần bộ mặt bọn quan lại bằng hình tượng văn học độc đáo 
Giá trị nghệ thuật 
Tác giả đã kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và nghệ thuật tăng cấp 
Trò chơi 
Kì phùng địch thủ 
Luật chơi 
 GV chia lớp thành 4 nhóm 
 Cả 4 nhóm cùng đưa ra đáp án sau khi GV 	đọc câu hỏi bằng cách viết bảng 
 Nhóm nào trả lời đúng nhiều câu hơn sẽ chiến thắng 
Câu 1: “Sống chết mặc bay” thuộc thể loại văn học nào? 
A. Kí 
B. Phóng sự 
C. Tùy bút 
D. Truyện ngắn 
Câu 2: Quan phụ mẫu trong tác phẩm là người thế nào? 
A. Có lối sống xa hoa, quyền quý 
B. Ham mê cờ bạc 
C. Hách dịch, vô lương tâm 
D. Tất cả các ý kiến trên 
Câu 3: Trọng tâm miêu tả của tác giả trong truyện Sống chết mặc bay nằm ở đ oạn nào? 
A. Đoạn 1 
B. Đoạn 2 
C. Đoạn 3 
D. Đoạn 2 và 3 
Câu 4: Phép tăng cấp trong truyện ngắn được Phạm Duy Tôn dùng để miêu tả những chi tiết nào? 
A. Chỉ miêu tả cảnh người dân hộ đê 
B. Chỉ miêu tả cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm 
C. Chỉ miêu tả cảnh thiên tai ngày một dữ dội 
D. Miêu t ả tất cả các chi tiết, ở từng mặt tương phản 
Câu 5: Trong việc xây dựng hình ảnh quan phủ, tác dụng lớn nhất của phép tăng cấp là gì ? 
A. Làm rõ sự xa hoa trong cách sinh hoạt của quan phủ 
B. Làm rõ thêm niềm vui được tổ tôm của quan phủ 
C. Làm rõ thêm tâm lí, tính cách của quan phủ nói chung 
D. Làm rõ thêm sự oai vệ của quan phủ 
Câu 6: Hình thức ngôn ngữ nào không có trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của PDT? 
A. Ngôn ngữ nhân vật 
B. Ngôn ngữ người dẫn chuyệnC. Ngôn ngữ đối thoại 
D. Ngôn ngữ thơ trữ tình 
Câu 7: Theo em, bốn chữ "Sống chết mặc bay" trong nhạn đề của truyện ngắn này được Phạm Duy Tốn dùng với ý nghĩa gì ? 
A. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê 
B. Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị trước cuộc sống của người dân quê 
C. Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại 
D. Là một vế của câu thành ngữ "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” 
Câu 8: Nét nổi bật về nghệ thuật trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” là gì? 
A. Nhân vật có nội tâm sâu sắc. 
B. Kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp 
C. Nghệ thuật khắc hoạ hình tượng độc 
đáo và lãng mạn. 
D. Ngôn ngữ kể chuyện hiện đại. 
Hướng dẫn tự học 
Vẽ SĐTD hệ thống bài học + Tìm trong văn bản những câu văn trình bày theo PTLL giải thích 
Tìm đọc những câu chuyện về nỗi khổ của người dân dưới sự cai trị của những tên quan độc ác trong xã hội xưa. 
Chuẩn bị bài: “Cách làm bài văn lập luận giải thích” 
TẠM BIỆT CÁC EM 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_7_bai_26_song_chet_mac_bay.pptx