Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Hạ Tri Chương (659-744), tự Quý Chân, hiệu “Tứ Minh cuồng khách”.

 Quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang) Trung Quốc.

 Đỗ tiến sĩ năm 695 và làm quan ở kinh đô Trường An trên 50 năm, sau đó cáo quan về quê.

 Tính tình phóng khoáng, là bạn vong niên với “Tiên thơ” Lí Bạch

 Là một trong những thi sĩ lớn thời Đường. Thơ ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim nhân hậu đáng yêu.

 

ppt 12 trang bachkq715 4301
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 10: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hạ Tri Chương (659-744) Hạ Tri Chương (659-744), tự Quý Chân, hiệu “Tứ Minh cuồng khách”. Quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang) Trung Quốc. Đỗ tiến sĩ năm 695 và làm quan ở kinh đô Trường An trên 50 năm, sau đó cáo quan về quê. Tính tình phóng khoáng, là bạn vong niên với “Tiên thơ” Lí Bạch Là một trong những thi sĩ lớn thời Đường. Thơ ông thanh đạm, nhẹ nhàng, gợi cảm, biểu lộ một trái tim nhân hậu đáng yêu.1. Tác giả - Ông đã cùng với 3 người khác lập ra nhóm thơ ca lấy tên là “Ngô trung tứ sĩ” (Bốn danh sĩ đất Ngô gồm: Hạ Tri Chương, Trương Húc, Trương Nhược Hư, và Bao Dung), tự xưng “Tứ minh cuồng khách”. Tính tình phóng khoáng, thích uống rượu, thích đàm tiếu. - Năm 695 ông đậu tiến sĩ, được bổ làm Thái thường bác sĩ, làm quan trên 50 năm ở Trường An dưới thời vua Đường Huyền Tông. Lúc 86 tuổi, ông mới về quê - về quê trong sự lưu luyến của nhà vua, thái tử và bạn bè ở kinh đô - sống cuộc đời đạo sĩ. Sau lúc về quê chưa đầy một năm nhà thơ đã qua đời. - Ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó hai bài Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất. Hạ Tri Chương (659-744)Dịch nghĩaRời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.Trẻ con gặp mặt, không quen biết,Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?Phiên âmThiếu tiểu li gia, lão đại hồi,Hương âm vô cải, mấn mao tồi.Nhi đồng tương kiến, bất tương thứcTiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai? Dịch thơ Bản dịch 1: Khi đi trẻ, lúc về giàGiọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao. Trẻ con nhìn lạ không chàoHỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi? Phạm Sĩ Vĩ -> Dịch không sát nghĩa cụm từ bất tương thức Bỏ sót từ tiếu không dịch Bản dịch 2: Trẻ đi, già trở lại nhà,Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. Gặp nhau mà chẳng biết nhauTrẻ cười hỏi: Khách từ đâu đến làng? Trần Trọng San-> Dịch không sát nghĩa cụm từ mấn mao tồi 2. Tác phẩm Hồi Hương ngẫu thư3. Giải nghĩa từ: Hồi: trở về; hương : làng, quê hương; ngẫu : tình cờ, ngẫu nhiên; thư : chép, viết, ghi lại. Thiếu : trẻ ; tiểu : nhỏ ; li : xa, rời ; gia : nhà; lão : già; đại : lớn. Âm : tiếng, giọng nói ; vô : không ; cải : đổi ; mấn mao : tóc mai ; tồi : hỏng, rơi rụng. Nhi đồng : trẻ con ; tương : cùng nhau ; kiến : thấy; bất: không; thức : biết, quen nhau.Tiếu: cười ; vấn : hỏi ; khách : khách, người ở nơi khác đến ; tòng : từ ; hà xứ : nơi nào ; lai : tới, đến.1. Hai câu thơ đầu:Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Khi đi trẻ, lúc về giàGiọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.)“Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai?Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai ?) (Gặp nhau mà chẳng biết nhau,Trẻ cười hỏi : Khách từ đâu đến làng?)2. Hai câu thơ cuối1. Nội dung:Thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc tình yêu quê hương thắm thiết của tác giả trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.III. Tổng kết2. Nghệ thuật: Sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả. Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả. Có giọng điệu bi hài thể hiện ở 2 câu thơ cuối.- Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ chân thực, ý thơ hàm xúc.3. Ý nghĩa: Tình quê hương là một tình cảm bền chặt nhất của con người.Ghi nhớ : Bài thơ biểu hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ.IV. Luyện tập:Câu hỏi: Hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và bài “ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” có điểm gì chung về đề tài, phương thức biểu đạt, đối tượng biểu cảm và cách biểu cảm?- Đề tài: Đều thể hiện tình cảm thắm thiết với quê hương. - PTBĐ: Thông qua tự sự, miêu tả để biểu cảm.- Đối tượng biểu cảm: Quê hương.- Cách biểu đạt: gián tiếp.Trả lời: Ra đi thuở hãy còn thơTuổi già mới được ngày mơ trở về Thưa rằng chẳng mất giọng quêTóc sương điểm bạc lòng tê tái sầu Người quen cảnh cũ còn đâuBạn xưa chẳng nhận ra nhau...nghẹn ngào Trẻ con lạ lẫm lao xaoHỏi cười “ Khách lạ phương nào đến đây ? Đời như gió thoảng mây bayXa quê nào biết tháng ngày trôi qua Chơi vơi lá rụng sân nhàĐìu hiu vườn cũ nhạt nhòa lệ rơi Long đong góc bể chân trờiBạn bè đếm được mấy người còn đây Thoảng nghe con nước thở dàiLung linh Hồ Kính nhà ai gợn sầu  Mặc đời lắm cảnh bể dâuGió Xuân chẳng đổi thay màu sóng xưa Hồi Hương Ngẫu Thư (Thơ phổ nhạc) Thơ phóng tác: Vương Ngọc Long Ý thơ Hạ Tri Chương Nhạc: Mai Đức VinhDặn dò* Hương dẫn về nhà- Học thuộc bài thơ (phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ)- Nắm các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.- Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_khoi_7_bai_10_ngau_nhien_viet_nhan_buoi_mo.ppt