Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu - Trần Thị Hạnh

Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu - Trần Thị Hạnh

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ:

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa cho câu

- Dùng trả lời các câu hỏi: ở đâu, khi nào, vì sao, để làm gì, bằng gì, như thế nào, với điều kiện gì.

 

pptx 24 trang bachkq715 6670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu - Trần Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠY TRỰC TUYẾNLỚP 7A2GV: TRẦN THỊ HẠNHÔN BÀI CŨLoại câu nào không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ?Câu đặc biệtKhi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành loại câu gì?Câu rút gọnĐây là thành phần chính của câu nêu lên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?Chủ ngữThành phần chính nào của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì?Vị ngữTiếng Việt: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU ? Dựa vào những điều đã được học ở tiểu học, em hãy cho biết trạng ngữ là gì?? Để xác định trạng ngữ trong câu ta có thể đặt những câu hỏi nào?I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ: - Trạng ngữ là thành phần phụ của câu bổ sung ý nghĩa cho câu- Dùng trả lời các câu hỏi: ở đâu, khi nào, vì sao, để làm gì, bằng gì, như thế nào, với điều kiện gì...? Hãy xác định trạng ngữ ở mỗi câu:Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.[ ]Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới) - Dưới bóng tre xanh: Bổ sung thông tin về địa điểm- đã từ lâu đời: Bổ sung thông tin về thời gian- đời đời, kiếp kiếp: Bổ sung thông tin về thời gian- từ nghìn đời nay: Bổ sung thông tin về thời gian ? Xác định trạng ngữ trong các VD sau, chỉ rõ trạng ngữ đó bổ sung cho câu những nội dung gì? a. Buổi sáng, trên cây gạo đầu làng, những con chim họa mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương.b. Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ học 4 ngày.c. Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông.d. Bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, họ đã sản xuất được hàng hóa chất lượng cao.đ. Như một luồng gió lốc, bốn chiếc máy bay nối đuôi nhau ào tới.a. - Buổi sáng -> TN chỉ thời gian - Trên cây gạo đầu làng -> TN chỉ nơi chốn- Bằng chất giọng thiên phú -> TN chỉ phương tiệnb. Vì ốm -> TN chỉ nguyên nhânc. Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc -> TN mục đíchd. Bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại -> TN phương tiệnđ. Như một luồng gió lốc -> TN chỉ cách thức.? Vậy trạng ngữ được thêm vào để bổ sung ý nghĩa gì cho câu?=> Trạng ngữ bổ sung thêm thông tin về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.? Trạng ngữ có thể đứng ở những vị trí nào trong câu?? Khi đọc câu có trạng ngữ cần chú ý đọc như thế nào?? Khi viết câu có thành phần trạng ngữ phải trình bày như thế nào? => Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu. - Khi đọc: giữa trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ.- Khi viết: Giữa trạng ngữ với CN, VN thường có một dấu phẩy.2. Ghi nhớ* Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.* Về hình thức:- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, giữa câu hay cuối câu. - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.LUYỆN TẬPBT1: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?a) Mùa xuân của tôi – mùa xuân Việt Bắc, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.Bài 1:a. Mùa xuân ( 1, 2, 3): Chủ ngữMùa xuân ( 4): Vị ngữb. Mùa xuân: trạng ngữc. Mùa xuân: Phụ ngữ trong cụm động từd. Mùa xuân: Câu đặc biệtBT2:Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm ngát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.a. - Như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết- Khi đi qua những cánh đồng xanh mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi- Trong cái vỏ xanh kia- Dưới ánh nắngb) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.b. Với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_7_bai_21_them_trang_ngu_cho_cau_tran.pptx