Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 4: Những câu hát than thân (Bản đẹp)

Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 4: Những câu hát than thân (Bản đẹp)

Những câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến

 

pptx 12 trang bachkq715 4270
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Bài 4: Những câu hát than thân (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những câu hát than thân3. Các bài ca dao tương tựCâu ca dao:Thương thay thân phận con tằm,Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.Thương thay lũ kiến li ti,Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con quốc giữa trời,Dầu kêu ra máu có người nào ngheNhững câu hát than thânNhững câu hát than thân có số lượng lớn và rất tiêu biểu trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam. Ngoài ý nghĩa than thân, đồng cảm với cuộc đời nghèo khổ, cay đắng của người lao động, những câu hát này còn có ý nghĩa phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến1.Ý nghĩaBài ca dao trên là lời của những người nông dân than vãn về cuộc sống của những người thấp cổ bé họng không có tiếng nói trong xã hội tác giảthường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình ​cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các giống vật, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của các giống vật.2. Phân tích bài ca dao “Thương thay” là thương rất nhiều, xót thương Mỗi lần lặp lại “thương thay” dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận tấm lòng. → Đây là tình thương của sự đồng cảm chia sẻ giữa những người cùng khổ“Thương thay” được lặp lại tới 4 lần trong bài ca dao, nằm ở vị trí mở đầu ở mỗi câu lục, mỗi lần gặp lại là một cảnh ngộ, một thân phận được hiện ra. → Sự lặp lại đó tăng thêm nỗi cực nhọc của những cuộc đời cay đắng và thể hiện sâu sắc hơn, thấm thía nỗi niềm thương cảm hơnHình ảnh nhưng con vật nhỏ bé, bèo bọt: "con tằm", "lũ kiến", "chim hạc", "con cuốc" dùng để ẩn dụ về cuộc đời cơ cực, nhọc nhằn của người lao động.- Hình ảnh cụ thể: + "Con tằm": Tằm ăn lá dâu, rồi từ ruột nó, người ra lấy ra những sợi tơ vàng làm nên những tấm vải rất đẹp, rất quý, tơ bị rút hết thì mạng sống của tằm cũng chấm dứt⟹ Hình ảnh con tằm là ẩn dụ về người lao động bị giai cấp thống trị bóc lột, bòn sút sức lao động cạn kiệt đến tận gan ruột, đến chết để làm giàu cho chúng. + "Lũ kiến": - hàm nghĩa chỉ số đông – "li ti" rất bé nhỏ, thường bị coi thường, chẳng đáng gì. Bé thế ăn chẳng là bao, thế mà suốt ngày đi kiếm ăn⟹ Đó là hình ảnh ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt kiếp nai lưng quần quật làm việc vất vả ngược xuôi mà vẫn không đủ sống, vẫn cứ đói nghèo.+ "Chim hạc" cánh chim bay mỏi không có nơi đứng.⟹ Hình ảnh ẩn dụ nói về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ.1.Thân ai khổ như thân con rùaXuống sông đội đá, lên chùa đội biaThân ai khổ như thân anh kiaNgày đi cuốc bãi tối về nằm suông2.Thân em như củ ấu gaiRuột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đenAi ơi, nếm thử mà xemNếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi15.. 4.Thân em như trái xoài trên cây,Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc, 3. Thân em như miếng cau khô,Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày.5.Thân em như thể cánh bèo,Ngược xuôi xuôi ngược theo chiều nước trôi..

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_7_bai_4_nhung_cau_hat_than_than_ban_d.pptx