Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 9: Những câu hát về tình cảm gia đình

Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 9: Những câu hát về tình cảm gia đình

1. Khái niệm ca dao, dân ca

ca dao

Là những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác, phần lớn là thơ lục bát, ngắn gọn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và tâm hồn của họ trong dòng chảy thời gian

Dân ca

Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướng

pptx 15 trang bachkq715 4410
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Khối 7 - Tiết 9: Những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9Những câu hát về tình cảm gia đìnhKhái niệmca daoLà những bài thơ dân gian do nhân dân lao động sáng tác, phần lớn là thơ lục bát, ngắn gọn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và tâm hồn của họ trong dòng chảy thời gianDân caLà những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát dân gian trong diễn xướngI. TÌM HIỂU CHUNG1. Khái niệm ca dao, dân ca Bài ca dao Trống cơm Trống cơm khéo vỗ nên vông Một bầy con sít lội sông đi tìm Thương ai con mắt lim dim Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ Bài dân ca Trống cơm Tình bằng có cái trống cơm khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông. Một bầy tang tình con sít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim. Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm em nhớ thương ai. Duyên nợ khách tang bồng. Duyên nợ khách tang bồng.Tiểu kếtThể loạiNội dungNghệ thuậtTrữ tình dân gian- Diễn tả đời sống tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người lao động.- Nhân vật trữ tình: Người mẹ, người vợ, người chồng, người con trong gia đình; chàng trai – cô gái trong quan hệ tình bạn, tình yêu; người dân thường, người thợ, người phụ nữ, trong quan hệ xã hộiHình thức: ngắn gọn, sử dụng thể thơ lục bát hoặc biến thểBiện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, phóng đại, điệp từ; hình ảnh truyền thống, Ngôn ngữ: giản dị, giàu sắc thái địa phươngBài 1 :  Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !Bài 4:Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.2. Đọc – chú thíchII. TÌM HIỂU CHI TIẾT1. Bài ca dao thứ nhấtBài 1 :  Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !Là lời người mẹ khi ru con, nói với con về công lao của cha mẹ đối với con cái “con ơi”Bài 1 :  Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !“công cha” – “núi ngất trời ” núi rất cao Cha là chỗ dựa vững chắc“nghĩa mẹ” – “nước biển Đông” nhiều không đong đếm được dịu dàng, ăm ắp như lòng mẹ2 câu đầu: so sánhHình dung cụ thể, sâu sắc hơn về công lao to lớn của cha mẹ- câu 3“Núi”, “biển” được điệp lại + từ láy “mênh mông”Nhấn mạnh nét trùng điệp, nối tiếp=> Ba câu đầu: khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cáidùng cái bao la vô tận của thiên nhiên gợi công lao của cha mẹ là to lớn không gì có thể sánh bằng- Câu cuối: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”Thành ngữ nhấn mạnh công ơn cha mẹNhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy=> Khuyên dạy con cái phải ghi lòng tạc dạ công lao to lớn của cha mẹÝ nghĩa: bài ca dao đã khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con cái là báo đền chữ hiếu đối với cha mẹNhững bài ca dao có nội dung tương tự - Nuôi con mẹ héo vóc hìnhCạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi. - Lên non mới biết non caoNuôi con mới biết công lao mẫu từ.- Ngày nào em bé cỏn conBây giờ em đã lớn khôn thế này. Cơm cha, áo mẹ, chữ thầyNghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.Ơn cha nặng lắm ai ơiNghĩa mẹ bằng trời chin tháng cưu mang Bài 4: Anh em nào phải người xaCùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chânAnh em hòa thuận, hai thân vui vầy.- Là lời của ông bà, cô bác nói với cháu; cha mẹ dặn dò con cái; anh em ruột thịt nói với nhau - Tiếng hát về tình cảm anh em thân thương, ruột thịtNào phải người xaCùng chung bác mẹMột nhà cùng thân => Từ ngữ chỉ sự gắn kết, thống nhất+ Điệp từ “cùng”=> khẳng định tình cảm anh em thân thương; mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thiêng liêng.2. Bài ca dao thứ 4- So sánh: anh em như thể tay chân-> gắn bó thiêng liêng không thể tách rời; mối quan hệ máu mủ ruột giàAnh em gắn bó đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ=> Nhắn nhủ anh em phải biết đoàn kết, yêu thương, nhường nhịn, giúp đỡ nhau.Yêu nhau như thể tay chânAnh em hòa thuận hai thân vui vầy* Ý nghĩa: bài ca dao là lời khuyên nhủ anh em phải hòa thuận, trên kính dưới nhường, nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách báo đền chữ hiếu thiết thực, cụ thể nhất đối với cha mẹ - Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. - Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.Những bài ca dao có nội dung tương tự III. TỔNG KẾT1. Nội dungTình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, đáng quý chúng ta cần phải tôn trọng, giữ gìn nó. 2. Nghệ thuậtThể thơ lục bát.Các hình ảnh quen thuộc, ngôn ngữ bình dị, cụ thể.Hình ảnh so sánh quen thuộc, dễ hiểu.Lời độc thoại đặc sắc như lời tâm tình, nhắn nhủ.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_khoi_7_tiet_9_nhung_cau_hat_ve_tinh_cam_gi.pptx