Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu sau

Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa

Ruộng không phân như thân không của

Trăm hay không bằng tay quen

=> Điểm chung: ngắn gọn, đều nêu lên kinh nghiệm sống của dân gian

 

pptx 22 trang bachkq715 4250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 18: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC DÂN GIANLớp 6Lớp 7Truyện dân gianCa daoTục ngữTục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtTục ngữ là gì?Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứngNắng tốt dưa, mưa tốt lúaRuộng không phân như thân không củaTrăm hay không bằng tay quen=> Điểm chung: ngắn gọn, đều nêu lên kinh nghiệm sống của dân gianEm hiểu như thế nào về ý nghĩa của những câu sau:I. Tìm hiểu chung- Tục ngữ + Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.+ Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội.II. Phân tíchHOẠT ĐỘNG: Chia lớp ra làm 2 nhóm:- Nhóm 1: Tìm hiểu 4 câu đầu- Nhóm 2: Tìm hiểu 4 câu còn lại Sau 4 phút tìm hiểu, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày cách hiểu của nhóm về những câu tục ngữ ấy.II. Phân tíchCâu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sángNgày tháng mười chưa cười đã tốiCâu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.Câu 5: Tấc đất tấc vàng.Câu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.Câu 8: Nhất thì, nhì thục.1. Tục ngữ về thiên nhiên (4 câu đầu)Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối => sử dụng phép đối (ngày- đêm; sáng- tối)=> Mùa hè ngày dài đêm ngắn ; mùa đông ngày ngắn đêm dài.1. Tục ngữ về thiên nhiên (4 câu đầu)Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.=> 2 vế đối xứng (làm cho câu tục ngữ cân đối, dễ thuộc, dễ nhớ)=> trông sao đoán thời tiết mưa, nắng.1. Tục ngữ về thiên nhiên (4 câu đầu)Câu 3: Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.=> trông sắc màu phía chân trời đoán bãoTheo các nhà khoa học cho biết:- Khi cơn bão tới gần thì không khí sẽ bị xáo động mạnh, làm gia tăng các hạt hơi nước nhỏ trong không khí.- Lúc này, ánh sáng mặt trời khi đó sẽ bị tán xạ mạnh đối với các tia có bước sóng ngắn nên chỉ có tia màu đỏ chiếu xuống thôi.- Trước lúc bão đổ tới trên đỉnh đầu thường che phủ bởi lớp mây vũ tầng dày dày dày đặc và ánh sáng mặt trời chiếu chếch vào lúc buổi sớm hay sẩm tối ta sẽ tạo ra màu mỡ gà như vậy 1. Tục ngữ về thiên nhiên (4 câu đầu)Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.=> Trông kiến đoán lụt2. Tục ngữ về lao động sản xuấtCâu 5: Tấc đất tấc vàng.=> Sử dụng câu rút gọn, 2 vế đối xứng, dễ thuộc, dễ nhớ=> Nêu bật được giá trị của đất: đất quý như vàng2. Tục ngữ về lao động sản xuấtCâu 6: Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.=> Muốn làm giàu thì phát triển thủy sản2. Tục ngữ về lao động sản xuấtCâu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.=> Sử dụng phép liệt kê=> Nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa, phải có đủ 4 yếu tố: nước, phân, chăm chỉ (cần), giống. Trong đó, nước là quan trọng nhất.2. Tục ngữ về lao động sản xuấtCâu 8: Nhất thì, nhì thục.=> Sử dụng câu rút gọn và phép đối xứng, vừa thông tin nhanh gọn, vừa dễ thuộc dễ nhớ.=> Nhấn mạnh hai yếu tố: “thì, thục”. Trong trồng trọt cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó thời vụ là yếu tố hàng đầu.III. Tổng kết1. Nghệ thuật- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, hàm súc- Kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, tạo vần, tạo nhịp làm cho câu tục ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.III. Tổng kết2. Nội dungThể hiện những kinh nghiệm quý báu được đúc kết từ nhân dân. BÀI TẬP VỀ NHÀ Sưu tầm một số câu tục ngữ về thiên nhiên hoặc lao động sản xuất

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_18_tuc_ngu_ve_thien_nhien_va_lao.pptx