Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội (Chuẩn kiến thức)

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội (Chuẩn kiến thức)

) Hình thức

- Kết cấu: 1 vế

 Nghệ thuật

 + So Sánh: “thương người” – “thương thân”

 => Nhấn mạnh đối tượng cùng yêu thương, cùng đồng cảm

 + Điệp ngữ: “thương”

 => Tạo thêm nhịp điệu cho câu tục ngữ

 

pptx 25 trang bachkq715 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Bài 19: Tục ngữ về con người và xã hội (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tục ngữ về con người và xã hội7, “Thương người như thể thương thân”a) Hình thức- Kết cấu: 1 vế Nghệ thuật + So Sánh: “thương người” – “thương thân” => Nhấn mạnh đối tượng cùng yêu thương, cùng đồng cảm + Điệp ngữ: “thương” => Tạo thêm nhịp điệu cho câu tục ngữ b) Nội dung (giải nghĩa)- Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng bản thân mình.- Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.=> Khuyên nhủ con người cần phải biết yêu thương người khác như yêu thương chính bản thân mìnhc) Ý nghĩa - Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, vị tha, đề cao cách ứng xử hòa ái vì không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập - Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống. - Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn. Hãy tìm một số các câutục ngữ cùng chủ đề với câu: “thương người như thể thương thân”?Một số câu tục ngữ cùng chủ đề “Bầu ơi thương lấy bí cùng,Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.” “Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước phải thương nhau cùng” “Nhường cơm sẻ áo.” “Lá lành đùm lá rách.”8, Ăn quả nhớ kẻ trồng câya) Hình thức- Kết cấu: 1 vế- Gieo vần lưng: “quả” – “kẻ”- Nghệ thuật: Ẩn dụ	+ “ăn quả” - người hưởng thụ	+ “kẻ trồng cây” - người tạo thành quả => Hàm ý nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. b) Nội dung (giải nghĩa) - “Ăn quả”: người được hưởng những công sức từ người khác cố gắng tạo ra. - “Kẻ trồng cây”: người bỏ chính mồ hồi nước mắt của mình để tạo nên một thành quả nào đó.=> Nhắc nhở chúng ta phải nhớ ơn, trân trọng những người làm ra thành quả cho chúng ta hưởng. c) Ý nghĩa- Ông cha ta luôn dạy bảo con cháu phải sống có ân tình, ân nghĩa, thuỷ chung. Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Áp dụng được với đời sống thực tế, nhắc nhở chúng ta phải biết báo đáp, biết ơn những người đã giúp đỡ mình. “Ăn quả .......nhớ kẻ trồng cây” Hãy tìm một số các câu tục ngữ cùng chủ đề với câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?Một số câu tục ngữ cùng chủ đề“Uống nước nhớ nguồn”“Ăn cây nào rào cấy ấy”“Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi”“Ăn quả phải vun cây”“Đường mòn, ân nghĩa không mòn”“Uống nước chớ quên người đào mạch” 9, “Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao”a) Hình thứcKết cấu: thơ lục bát: 	+ Câu 1: ngắt 2/2/2	+ Câu 2: ngắt 4/4- Gieo vần lưng: “hòn” – “non”- Nghệ thuật:	+ Từ đối: Một (ít) – Ba (nhiều) a) Nội dung (giải nghĩa) - “Một cây”: ám chỉ một cá thể đơn lẻ - “Ba cây”: ám chỉ một nhóm, một tổ chức, đoàn đội, . gồm nhiều cá thể - “Hòn núi cao”: ám chỉ thành quả nào đó lớn lao do tập thể tạo nên => Bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống hàng ngày c) Ý nghĩa- Thế hệ đi trước muốn nhắc nhở chúng ta phải biết đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, đó chính là nguồn sức mạnh rất lớn để cùng nhau vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung - Khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá thể lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ khó có thể đạt được mục tiêu“Một cây làm chẳng nên non ..Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Hãy tìm một số các câu tục ngữ cùng chủ đề với câu: “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”?Một số câu tục ngữ cùng chủ đề“Bẻ đũa chẳng bẻ được cả nắm”“Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”“Đồng thanh tương ứng Đồng khí tương cầu”“Ngựa chạy có bày, chim bay có bạn”“Khi đói cùng chung một dạ Khi rét cùng chung một long”Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_bai_19_tuc_ngu_ve_con_nguoi_va_xa_ho.pptx