Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 28: Liệt kê

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 28: Liệt kê

- Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng.

- Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia.

 

pptx 40 trang phuongtrinh23 30/06/2023 1050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 Tập 2 - Bài 28: Liệt kê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÂN TRỌNG KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH 
Giáo viên: Ma Thị Phương 
Trường PTDTNT THCS Định Hóa 
1 
Nhanh tay, nhanh mắt 
2 nhóm quan sát hình ảnh mà GV chuẩn bị trong 1’ 
2 
Đại diện của 2 nhóm lên viết những sự vật có trong hình ảnh 
3 
Nhóm nào viết nhanh, nhiều và đúng hơn trong 2’ sẽ thắng 
Liệt kê 
I. 
Thế nào là phép liệt kê? 
II. 
Các kiểu liệt kê 
III. 
Luyện tập 
I. Thế nào là liệt kê? 
Tìm những đồ vật của quan lớn trong đoạn văn sau 
	 Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt .[...] Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch, nghiêm trang lắm [... ]. 
Nhận xét về cấu tạo của các cụm từ in đậm và nêu tác dụng 
Cấu tạo 
C ác danh từ, cụm danh từ (các từ và cụm từ cùng loại) được sắp xếp nối tiếp nhau. 
Tác dụng 
 Miêu tả một cách tỉ mỉ những đồ vật của quan lớn. Nhấn mạnh sự x a hoa, an nhàn, sung 	sướng của quan khi 
đi hộ đê. 
GHI NHỚ 
Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại 
Tác dụng: Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm 
Bài tập nhanh 
C hỉ ra phép liệt kê có trong 2 bài thơ sau và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó 
Cưới nàng, anh toan dẫn voi, 
Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn. 
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, 
Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân. 
Miễn là có thú bốn chân, 
Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng. 
Hôm qua tát nước đầu đìnhBỏ quên cái áo trên cành hoa sen.Em được thì cho anh xinHay là em để làm tin trong nhà?Áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh chưa có, mẹ già chưa khâuÁo anh sứt chỉ đã lâuMai mượn cô ấy về khâu cho cùng.Khâu rồi anh sẽ trả côngÍt nữa lấy chồng anh lại giúp cho.Giúp em một thúng xôi vòmột con lợn béo, một vò rượu tămGiúp em đôi chiếu em nằmđôi chăn em đắp, đôi trằm em đeoGiúp em quan tám tiền cheoQuan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. 
Tát Nước Đầu Đình 
Đám cưới của nhà quý tộc Việt Nam xưa 
Đám cưới của nông dân nghèo Việt Nam xưa 
GHI NHỚ 
Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại 
Tác dụng: Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm 
II. Các kiểu liệt kê 
Ví dụ 1 
Xét về cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau? 
a. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 
b. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 
a/ 
b/ 
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 
Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. 
Liệt kê theo từng sự việc 
Liệt kê c ó quan hệ từ “và” 
 Liệt kê không theo cặp. 
 L iệt kê theo cặp . 
Ví dụ 2 
Thử đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê dưới đây và nhận xét 
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. 
01 
Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia . 
02 
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non mọc thẳng. 
01 
Tiếng Việt của chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội VN và của dân tộc VN, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và của tập thể lớn là dân tộc, quốc gia . 
02 
 Có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê 
 Không thể dễ dàng thay đổi các bộ phận liệt kê, bởi hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến Liệt kê tăng tiến . 
 L iệt kê không tăng tiến . 
Theo cấu tạo 
Theo ý nghĩa 
Các kiểu liệt kê 
Liệt kê theo cặp 
Liệt kê không theo cặp 
Liệt kê tăng tiến 
Liệt kê không tăng tiến 
Bài tập nhanh 
C hỉ ra kiểu liệt kê trong những ví dụ sau 
“Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán...” 
 Liệt kê không theo cặp 
Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. 
 Liệt kê không theo cặp/ tăng tiến 
Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. 
 Liệt kê theo cặp/ không tăng tiến 
Gia đình tôi gồm 3 thế hệ: ông bà, bố mẹ và chị em tôi 
 Liệt kê tăng tiến 
Dòng sông đổ như thác, đỏ lừ, xoáy nước sâu hình phễu, kêu oằng oặc, sùng sục, đánh vào thân đê. 
 Liệt kê không theo cặp/ tăng tiến 
III. 
Luyện tập 
GV đưa ra câu hỏi 2 nhóm t hảo luận nhóm trong 2 phút Mỗi nhóm cử 5 đại diện lên bảng chơi 
Trò chơi: 
Tiếp sức 
N1 
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
N2 
Ca Huế trên sông Hương 
Tìm phép liệt kê trong bài: 
N1 
Bài 2 (sgk-106) 
N2 
Bài 2 (sgk – 106) 
Tìm phép liệt kê trong bài: 
Nhìn tranh 
Đặt câu 
Có biện pháp liệt kê 
GHI NHỚ 
Khái niệm: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại 
Tác dụng: Để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm 
Theo cấu tạo 
Theo ý nghĩa 
Các kiểu liệt kê 
Liệt kê theo cặp 
Liệt kê không theo cặp 
Liệt kê tăng tiến 
Liệt kê không tăng tiến 
01 
Vẽ sơ đồ tư duy tổng kết bài học 
02 
Viết 1 đoạn văn giới thiệu về 1 nét văn hóa đặc sắc của quê hương em, trong đó có sử dụng phép liệt kê 
03 
Tìm đọc thêm về biện pháp liệt kê 
04 
Soạn bài: “Tìm hiểu chung về văn bản hành chính” 
Hướng dẫn tự học 
Tạm biệt! Cảm ơn các em!!! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_tap_2_bai_28_liet_ke.pptx