Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 24: Tiếng Việt Quan hệ từ (Bản đẹp)
Ví dụ 1: (sgk – trang 97) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao?
a/ Khuôn mặt của cô gái
b/ Lòng tin của nhân dân
c/ Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua
d/ Nó đến trường bằng xe đạp
e/ Giỏi về toán
g/ Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
h/ Làm việc ở nhà
i/ Quyển sách đặt ở trên bàn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 24: Tiếng Việt Quan hệ từ (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ NGỮ VĂN LỚP 7A Trò chơi hái quảCÂU 1Kể tên các loại từ ghép Hán Việt.từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụCÂU 2 Nêu những sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt. Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính. Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.CÂU 3 Phân loại các từ ghép Hán Việt sau: thiên địa, thi nhân , nhật nguyệt, quốc kì, giang sơn, ái quốc. - Từ ghép chính phụ: thi nhân, quốc kì, ái quốc.- Từ ghép đẳng lập: thiên địa, nhật nguyệt, giang sơn. Xác định sắc thái biểu cảm của những từ in đậm trong câu văn sau: “Chúng tôi lấy làm đau đớn báo tin mẫu thân của chúng tôi chẳng may thụ bệnh đã tạ thế vào ngày 15 tháng giêng năm Quý Dậu” (Theo Nguyễn Công Hoan)CÂU 4Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính Tìm từ Hán Việt có trong câu thơ sau: “Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam ..., Hồ Chí Minh) CÂU 5trung thu, nhi đồng Tìm từ Hán Việt có trong câu thơ sau: “Trung thu trăng sáng gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam ..., Hồ Chí Minh) nhưCÂU 5trung thu, nhi đồngTIẾT 26 QUAN HỆ TỪVí dụ: (sgk – trang 96, 97) Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong những câu dưới đây: a. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.b. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.c. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ. Ví dụ: sgk – trang 96, 97a. Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều.d. Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. => liên kết hai từ của bộ phận chủ ngữ, biểu thị quan hệ sở hữub. Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.=> liên kết hai từ của bộ phận vị ngữ, biểu thị quan hệ so sánhc. Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. => liên kết hai vế trong câu ghép, biểu thị quan hệ nhân- quả=> liên kết hai câu trong một đọan văn, biểu thị quan hệ tương phảnGhi nhớ: sgk – trang 97 Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Ví dụ 1: (sgk – trang 97) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao?a/ Khuôn mặt của cô gáib/ Lòng tin của nhân dânc/ Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới muad/ Nó đến trường bằng xe đạpe/ Giỏi về toáng/ Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tâyh/ Làm việc ở nhài/ Quyển sách đặt ở trên bàn(Chia lớp thành 4 nhóm, thời gian: 2 phút)Các trường hợpBắt buộc có QHTKhông bắt buộc có QHTa/ Khuôn mặt của cô gái b/ Lòng tin của nhân dânc/ Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua.d/ Nó đến trường bằng xe đạpe/ Giỏi về toáng/ Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tâyh/ Làm việc ở nhà. i/ Quyển sách đặt ở trên bàn Ví dụ 1: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào bắt buộc phải có quan hệ từ, trường hợp nào không bắt buộc phải có? Vì sao?XXxXxXXx Ví dụ 2 + 3: (sgk – trang 97) Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây và đặt câu với các cặp quan hệ từ vừa tìm được. Nếu Vì Tuy Hễ Sở dĩ Trò chơi: Tiếp sứcLuật chơi- GV chia lớp thành 2 nhóm để tham gia 2 vòng thiVòng 1 (2 phút): Thi tìm những cặp quan hệ từ Vòng 2 (5 phút): Thi đặt câu với những cặp quan hệ từ đó- Các thành viên đại diện trong nhóm lần lượt lên bảng viết- Yêu cầu: Không nhắc nhở ồn ào, không viết trùng câu, mỗi thành viên không viết quá 1 câu.Nếu... thì...Vì... nên...Tuy... nhưng...Hễ... thì Sở dĩ... là vì...Nếu... thì...Nếu trời mưa thì tôi không đến.Vì... nên...Vì lười học nên Nam phải ở lại lớp.Tuy... nhưng...Tuy nhà xa nhưng Hùng luôn đi học đúng giờ.Hễ... thì Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao.Sở dĩ... là vì...Sở dĩ thi trượt là vì nó chủ quan.Ghi nhớ: sgk – trang 98 - Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được). - Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp.Bài 1Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ “Vào đêm trước ngày khai trường của con” “ngày mai thức dậy cho kịp giờ” Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.Bài 1Tìm các quan hệ từ trong đoạn đầu văn bản Cổng trường mở ra, từ “Vào đêm trước ngày khai trường của con” “ngày mai thức dậy cho kịp giờ” Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn sau:Bài 2 Lâu lắm rồi nó mới cởi mở . tôi như vậy. Thực ra, tôi nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm . nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi .. cái vẻ mặt đợi chờ đó. .. tôi lạnh lùng .. nó lảng đi. Tôi vui vẻ .. tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.Bài 2 Điền các quan hệ từ vào những chỗ trống trong đoạn văn sau: Lâu lắm rồi nó mới cởi mở với tôi như vậy. Thực ra, tôi và nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm với nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi với cái vẻ mặt đợi chờ đó. Nếu tôi lạnh lùng thì nó lảng đi. Tôi vui vẻ và tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.Bài 3: Trong các câu sau đây. Câu nào đúng, câu nào sai?CÂUĐÚNGSAIa- Nó rất thân ái bạn bè.b- Nó rất thân ái với bạn bè.c- Bố mẹ rất lo lắng con.d- Bố mẹ rất lo lắng cho con.e- Mẹ thương yêu không nuông chiều con.g- Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.h- Tôi tặng quyển sách này anh Nam.i- Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.k- Tôi tặng anh Nam quyển sách này.`l- Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.XXXXXXXXXX Bài 4: - Viết đúng chủ đề đã chọn. - Sử dụng linh hoạt quan hệ từ. - Trình bày sạch, đẹp.Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn, bụng to, da dày màu xám đen. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại. Vì trâu cùng người chăm lo việc đồng áng nên người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trò chơi: Nhìn hình – Đoán chữ Luật chơi GV đưa ra câu hỏi cùng với hình ảnh liên quan. HS trả lời dựa trên hình ảnh đó Đoán đúng được tích một điểm, sai nhường quyền cho bạn khác Lần lượt như vậy cho đến khi hết câu hỏiĐây là hình ảnh được nói đến trong bài thơ nào? Hãy đọc câu thơ có sử dụng quan hệ từ trong bài thơ đó? Bánh trôi nước(Hồ Xuân Hương)“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son.” Đây là hình ảnh của câu ca dao có sử dụng quan hệ từ được bắt đầu bằng cụm từ “Thân em”? Thân em như giếng giữa đàngNgười thanh rửa mặt, người phàm rửa chânĐây là hình ảnh của câu ca dao. Hãy đọc bài ca dao đó và chỉ ra quan hệ từ được sử dụng trong bài.Trong đầm gì đẹp bằng senLá xanh bông trắng lại chen nhị vàngNhị vàng bông trắng lá xanhGần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đặt câu dựa vào hình ảnh sau, trong đó có sử dụng QHT.VD: Trường THCS Đức Thượng là ngôi nhà thứ hai của em.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ- Học thuộc ghi nhớ sgk – trang 97, 98.- Hoàn thiện các bài tập sgk – trang 98, 99.- Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ có sử dụng quan hệ từ.- Chuẩn bị bài: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm (thực hiện các yêu cầu phần chuẩn bị ở nhà - SGK/ 99) CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH MẠNH KHOẺ, DẠY TỐT – HỌC TỐT
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_24_tieng_viet_quan_he_tu_ban_de.pptx