Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya - Trương Thị Thu Lê

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya - Trương Thị Thu Lê

I. Tiếp xúc văn bản:

1. Đọc diễn cảm văn bản

Cách đọc: Giọng chậm rãi, thanh thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp ngữ “chưa ngủ”; nhịp câu 1: 3/4; Câu 2, 3: 4/3; câu 4: 2/5.

Cảnh khuya

Tiếng suối trong / như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ,

Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.

 

ppt 43 trang bachkq715 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 45: Cảnh khuya - Trương Thị Thu Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáoĐến dự giờ lớp 7ABCGiáo viên: Nguyễn Thị Thu LêTr­ường THCS Hạc TrìBài giảng Ngữ văn 7KIỂM TRA BÀI CŨ1. Đọc thuộc lòng khổ thơ cuối trong bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của Đỗ Phủ và phân tích? Đáp án:Khổ cuối: +Dùng thán từ (Than ôi!)+ Lời nói biểu cảm, trực tiếp bộc bạch=> Thể hiện ước mơ, khát vọng nhân đạo vị tha cao cả của nhà thơ về 1 mái nhà chung cho muôn nghìn người trong thiên hạ.KIỂM TRA BÀI CŨ2. Ước vọng tha thiết này cho em hiểu gì về nhà thơ Đỗ Phủ? Đáp án: Là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả, có thể quên đi nỗi cơ cực của bản thân để hướng tới nỗi cực khổ của đồng loại. CẢNH KHUYA TIẾT 45:(HỒ CHÍ MINH)	TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) I. Tiếp xúc văn bản:1. Đọc diễn cảm văn bản:* Cách đọc: Giọng chậm rãi, thanh thản và sâu lắng, nhấn mạnh điệp ngữ “chưa ngủ”; nhịp câu 1: 3/4; Câu 2, 3: 4/3; câu 4: 2/5.Cảnh khuyaTiếng suối trong / như tiếng hát xaTrăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ, Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.Cảnh Khuya Tiếng suối trong / như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ, Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.	1947(Hồ Chí Minh)TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) 	I. Tiếp xúc văn bản:1. Đọc diễn cảm văn bản:2. Tìm hiểu chú thích:*Tác giả:- Là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam.- Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.- Là 1 nhà thơ lớn.- Hồ Chí Minh ( 1890 – 1969 ), quê ở Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ AnTIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) NHÀ TƯỞNG NIỆM BÁC HỒ Ở THÁI NGUYÊN1. Đọc diễn cảm văn bản:I. Tiếp xúc văn bản:2. Tìm hiểu chú thích:*Tác giả:*Tác phẩm:- Ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc (1947- 1948)TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) Hang P¸c Bã1. Đọc diễn cảm văn bản:I. Tiếp xúc văn bản:2. Tìm hiểu chú thích:*Tác giả:*Tác phẩm:- Ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc (1947- 1948)- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt (Tuyệt cú)- PTBĐ: miêu tả + biểu cảm *Từ khó: SGK - 1423. Cấu trúc: Hai câu đầu tả cảnh Hai câu sau thể hiện tâm trạngTIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) II. Tìm hiểu văn bản:1. Hai câu đầu:Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuyaTiếng suối trong / như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.-> Hình ảnh so sánh đặc sắc, mới lạ: tiếng suối là âm thanh của tự nhiên với tiếng hát là âm thanh của con người I. Tiếp xúc văn bản:TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) Tiếng suối trong như tiếng hát xa, (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh) Côn Sơn có suối nước trongTa nghe suối chảy như cung đàn cầm (Côn Sơn ca - Nguyễn Trãi)Tiếng suối trong như nước ngọc tuyền (Tiếng sáo Thiên Thai - Thế Lữ)Nơi Bác ở: sàn mây, vách gióSáng nghe chim rừng gáy bên nhàĐêm trăng một ngọn đèn khêu nhỏTiếng suối trong như tiếng hát xa (Theo chân Bác - Tố Hữu) II. Tìm hiểu văn bản:1. Hai câu đầu:Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuyaTiếng suối trong / như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.-> Hình ảnh so sánh đặc sắc, mới lạ: tiếng suối là âm thanh của TN với tiếng hát là âm thanh của con người -> Điệp từ: lồng =>Tạo bức tranh toàn cảnh hoà hợp, sống động của cây, hoa, trăng. I. Tiếp xúc văn bản:TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)Trăng dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bôngNguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùngTrước hoa dưới nguyệt trong lòng xót đau. (Bản dịch Chinh phụ ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm)II. Tìm hiểu văn bản:1. Hai câu đầu:Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuyaTiếng suối trong / như tiếng hát xa,Trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa.-> Hình ảnh so sánh đặc sắc, mới lạ: tiếng suối là âm thanh của TN với tiếng hát là âm thanh của con người -> Điệp từ: lồng =>Tạo bức tranh toàn cảnh hoà hợp, sống động của cây, hoa, trăng. => Gợi vẻ đẹp TN trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người.I. Tiếp xúc văn bản:TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) II. Tìm hiểu văn bản:2. Hai câu thơ cuối:Tâm trạng vì nước, vì dân của Bác -> Điệp từ: chưa ngủ Ngắt nhịp sáng tạo, phá cách: 2/5 ở câu 4 Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ, Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.->So sánh: cảnh khuya như vẽ + danh từ “nỗi”=>Bác “chưa ngủ” là vì lo việc nước: Tình yêu nước thường trực trong tâm hồn tác giả. =>Bác ”Chưa ngủ” là để thưởng ngoạn vẻ đẹp của TN: Say đắm, hoà hợp với TN TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) II. Tìm hiểu văn bản:2. Hai câu thơ cuối:Tâm trạng vì nước, vì dân của Bác Cảnh khuya như vẽ / người chưa ngủ, Chưa ngủ / vì lo nỗi nước nhà.=> Bác vừa tha thiết với vẻ đẹp của TN vừa tha thiết với vận mệnh của đất nước.=> Bác là người yêu nước, yêu TN và có tinh thần trách nhiệm đối với nước, với dân.TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. (Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng, ý thiếp ai sầu hơn ai! (Bản dịch Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)III. Tổng kết – Ghi nhớ:*Ghi nhớ: SGK Tr 143. TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) Câu 1: Câu thơ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” ngắt nhịp như thế nào? a. 2/5	 b. 2/2/3 c. 2/2/1/2 d. 4/3Câu 2: Nghệ thuật so sánh trong câu thơ “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” có tác dụng gì?a. Làm cho tiếng suối gần gũi với con người.b. Gợi sự tĩnh lặng, huyền diệu trong đêm rừng Việt Bắc.c. Thể hiện cách cảm nhận riêng của Bác so với các nhà thơ khác khi cùng viết về một đối tượng.d. Cả a, b, c. IV. Luyện tập:Bài tâp 1: Trắc nghiệm khách quan Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu các câu trả lời đúng nhấtTIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) 	IV. Luyện tập :Câu3: Bài thơ Cảnh khuya miêu tả cảnh vật ở đâu? a. Thủ đô Hà Nộib. Việt Bắcc. Tây Bắcd. Nghệ AnCâu 4: Bài thơ Cảnh khuya cho ta thấy Bác Hồ là một con người: a. Yêu thiên nhiên say đắmb. Yêu nước sâu sắcc. Lo lắng cho vận mênh đất nướcd. Tình yêu thiên nhiên hoà quyện với tình yêu đất nướcTIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) 	IV. Luyện tập :Câu 5: Bài thơ đã kết hợp miêu tả và biểu cảm như thế nào?a. Cả 4 câu đều có sự đan xen giữa miêu tả và biểu cảmb. Ba câu đầu miêu tả, câu cuối biểu cảm trực tiếpc. Hai câu cuối biểu cảm trực tiếp, hai câu đầu biểu cảm qua miêu tảd. Cả 3 đáp án đều saiBài tập 2: Tìm 1 số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên mà em biết.TIẾT 45: CẢNH KHUYA (HỒ CHÍ MINH) Ngắm trăngTrong tù không rượu cũng không hoaCảnh đẹp đêm nay khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửa sổTrăng nhòm khe cửa nắm nhà thơ.	Đối nguyệt Ngoài song, trăng rọi đầy sân, Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. Việc quân, việc nước bàn xong, Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm Tin thắng trận Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. Dạ lãnh  Đêm thu không đệm cũng không chăn, Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;  Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang Cảnh rừng Việt Bắc Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, Khách đến thì mời ngô nếp nướng, Săn về thường chén thịt rừng quay, Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. Kháng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. Hướng dẫn về nhà1. Học thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya”. 2. Nắm chắc những nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.3. Làm bài tập: Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya”.4. Chuẩn bị cho bài Trả bài TLV số 2, bài kiểm tra Văn. Chúc các em chăm ngoan học giỏi

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_45_canh_khuya_truong_thi_thu_le.ppt