Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 83: Câu đặc biệt - Đỗ Thị Ngọc Lan

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 83: Câu đặc biệt - Đỗ Thị Ngọc Lan

1. Xét, phân tích ví dụ

Cho ba câu sau:

 Ôi, em Thuỷ! (1)Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.(2) Em tôi bước vào lớp. (3) (Khánh Hoài)

Câu in đậm có cấu tạo như thế nào?

 a. Đó là một câu bình thường có đủ chủ ngữ và vị ngữ.

 b. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ chủ ngữ lẫn vị ngữ.

 c. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.

 

ppt 26 trang bachkq715 3840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 83: Câu đặc biệt - Đỗ Thị Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔĐẾN DỰ TIẾT HỌC NGÀY HÔM NAYGV: Đỗ Thị Ngọc LanTHCS Bần Yên NhânTRONG CÁC CÂU SAU CÂU NÀO LÀ CÂU RÚT GỌN?Cô giáo gọi Duy lên kiểm tra bài cũ, Duy chần chừ không muốn lên.- Cô: Con có học bài không?- Duy: Không.Có nên sử dụng câu rút gọn như trường hợp dưới đây không? Vì sao?Nhóm bạn đang chơi ngoài sân trường , bỗng có mưa bóng mây.Nam kêu lên : - Mưa !Bạn Nga bảo đó chỉ là một từ, Tùng lại bảo đó là một câu. Theo em bạn nào đúng ?Tiết 83: CÂU ĐẶC BIỆTI. Thế nào là câu đặc biệt ?1. Ví dụ:1. Ví dụ:Cho ba câu sau: Ôi, em Thuỷ! (1) Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. (2) Em tôi bước vào lớp. (3) (Khánh Hoài)Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? a. Đó là một câu bình thường có đủ chủ ngữ và vị ngữ. b. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ chủ ngữ lẫn vị ngữ. c. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.I. Thế nào là câu đặc biệt?=> Câu 2, 3 là câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ => Câu bình thườngI. Thế nào là câu đặc biệt?Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo 	làm tôi giật mình. (2) 	Em tôi bước vào lớp. (3)	//VNVNCN//CNEm hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong hai câu sau?1. Xét, phân tích ví dụ:Cho ba câu sau: Ôi, em Thuỷ! (1)Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.(2) Em tôi bước vào lớp. (3) 	(Khánh Hoài)Câu in đậm có cấu tạo như thế nào? a. Đó là một câu bình thường có đủ chủ ngữ và vị ngữ. b. Đó là một câu rút gọn, lược bỏ chủ ngữ lẫn vị ngữ. c. Đó là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ.I. Thế nào là câu đặc biệt? Ôi, em Thuỷ! Là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. Câu đặc biệt.1. Ví dụ:I. Thế nào là câu đặc biệt? BÀI TẬP BỔ SUNGa. Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn, hai chiếc xe máy tông vào nhau. Thật khủng khiếp! Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau:b. Sớm. Chúng tôi tụ hội ở góc sân. Toàn chuyện trẻ em. Râm ran. 	(Duy Khán)I. Thế nào là câu đặc biệt? BÀI TẬP BỔ SUNGRầm! Thật khủng khiếp! Câu đặc biệt trong hai đoạn văn :Sớm. Râm ran. 	I. Thế nào là câu đặc biệt?Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. => Câu đặc biệtPhân biệt các câu màu đỏ sau, cho biết câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt? 1. Ví dụ:I. Thế nào là câu đặc biệt? Ôi, em Thuỷ! Là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. Câu đặc biệt. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.2. Ghi nhớ 1:3. Chú ý :a) A hỏi : - Chị gặp anh ấy bao giờ? B trả lời : - Một đêm mùa xuân.b) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. 3. Chú ý:I. Thế nào là câu đặc biệt?a) A hỏi : - Chị gặp anh ấy bao giờ?B trả lời : - Một đêm mùa xuân.b) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. ↓ Câu rút gọn.↓ Câu đặc biệt. 	 Có cấu tạo gồm một từ hoặc một cụm từ; ngắn gọn, 	 truyền tải thông tin nhanhGống nhau: Khác nhau Là loại câu được cấu tạo theo mô hình CN – VN.- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng, có thể xác định được thành phần bị rút gọn và khôi phục lại thành phần đó.- Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Do từ hoặc cụm từ trong câu làm trung tâm cú pháp, không xác định được thành phần câu.Ví dụ: Bao giờ anh đi Hà Nội? Ngày mai.Ví dụ:Lan ơi!Gió.Mưa.Não nùng.Xem bảng sau, đánh dấu X vào ô thích hợp.II. Tác dụng của câu đặc biệt1. Ví dụ: Tác dụngCâu đặc biệtBộ lộ cảm xúcLiệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượngXác định thời gian, nơi chốnGọi đáp Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi. (Nguyên Hồng)Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Nam Cao)“ Trời ơi!” Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. (Khánh Hoài)An gào lên: Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!- Chị An ơi! Sơn đã nhìn thấy chị (Nguyễn Đình Thi)xxxx - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.- Bộc lộ cảm xúc- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng- Gọi đáp BÀI TẬP BỔ SUNG Xác định câu đặc biệt và cho biết tác dụng của nó trong đoạn văn sau: Hai ông sợ vợ tâm sự với nhau, một ông thở dài: Hôm qua, sau trận cãi nhau tơi bời, tớ buộc bà ấy phải quỳ. - Bịa! - Thật mà! - Thế cơ à? Rồi sao nữa? - Bà ấy quỳ xuống đất và bảo - Thôi ! Bò ra khỏi giường. ( Truyện dân gian)II. Tác dụng của câu đặc biệt2. Tác dụng:Thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện ; như là bối cảnh cho những sự việc được trình bày tiếp theo. Vd : Sài Gòn. Năm 1975. Quân ta tấn công.Thường gặp trong văn miêu tả, kể chuyện ; thường có nhiều câu đặc biệt nối tiếp nhau. Vd : Gió. Mưa. Não nùng.Bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình đối với hiện thực. Thường dùng các thán từ. Vd : Trời ơi !.Người nói hướng tới người nghe, kêu gọi sự chú ý của người nghe. Trong trường hợp này thường có : + Từ hô gọi, đại từ nhân xưng, tên riêng. + Tình thái từ : ạ, ơi, nhỉ, này, à, hỡi, ơi - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.- Bộc lộ cảm xúc.- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng.- Gọi đáp. BÀI TẬP BỔ SUNG Câu đặc biệt và tác dụng của nó trong đoạn văn :- Bịa! - Thật mà!- Thôi! - Thế cơ à? Rồi sao nữa?=> Phủ định và bộc lộ cảm xúc=> Khẳng định và bộc lộ cảm xúc .=> Hỏi và bộc lộ cảm xúc=>Mệnh lệnh và bộc lộ cảm xúcII. Tác dụng của câu đặc biệt2. Ghi nhớ 2:Nhóm bạn đang chơi ngoài sân trường, bỗng có mưa bóng mây.Nam kêu lên : - Mưa !Bạn Nga bảo đó chỉ là một từ, Tùng lại bảo đó là một câu. Quay trở lại tình huống ở đầu bài, theo con bạn nào có câu trả lời đúng? Giải thích lí do vì sao?Ghi nhớ: a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Câu rút gọn: “Có khi được trưng bày dễ thấy.” “Nhưng cũng có khi trong hòm.” “Nghĩa là kháng chiến.” Tác dụng: Làm cho câu ngắn gọn, tránh lặp lại từ ngữ đã dùng ở câu truớc. - Không có câu đặc biệt.1. Bài tập 1+2: Tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt và câu rút gọn.III. Luyện tập *Bài tập 1+2: b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây Bốn giây Năm giây Lâu quá! - Câu đặc biệt: “Ba giây ” “ Bốn giây ” “ Năm giây ” Tác dụng: Xác định thời gian.	 “Lâu quá!” Tác dụng : Bộc lộ cảm xúc. - Không có câu rút gọn.*Bài tập 1+2: c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.(Nguyễn Trí Huân)- Câu đặc biệt: Một hồi còi. Tác dụng: Thông báo sự tồn tại của sự vật.- Không có câu rút gọn.	 *Bài tập 1+2: d) Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi! - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.(Trần Hoài Dương)- Câu đặc biệt: “ Lá ơi!” Tác dụng: Gọi đáp.- Câu rút gọn: “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!”(Câu cầu khiến thường rút gọn chủ ngữ) “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.” Tác dụng: Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.Bài tập 3 (SGK/29) : Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt. Bài làm ..BÀI TẬP VỀ NHÀ1. Cho biết các câu sau là câu gì? Và nêu cấu tạo của các các câu sau:	a) Tôi là học sinh.	b) Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.	c) Ông ơi! 2.Tìm và chỉ ra tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn sau: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi ! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời ! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay ! Nguy thay ! Khúc đê này hỏng mất. 	 (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)Chúc các con học tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_83_cau_dac_biet_do_thi_ngoc_lan.ppt