Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 93: Chủ đề tích hợp (Tiếp)

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 93: Chủ đề tích hợp (Tiếp)

Bài tập 2:

 Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Em đã học tập được những đức tính giản dị nào từ Bác. Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 10 - 12 câu ) bày tỏ những điều đó.

Gợi ý :

 *Hình thức :

Đoạn văn có bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.

Độ dài 10 – 12 câu ( Đánh số câu + Thêm bớt 1 câu )

*Nội dung:

 Những đức tính học tập được từ Bác:

 Bữa ăn

 Nơi ở

 Cách làm việc

Quan hệ với mọi người

- Lời nói và bài viết

 

ppt 20 trang bachkq715 3920
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 93: Chủ đề tích hợp (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra bài cũ1. Cho biết tác giả của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”?Phạm Văn Đồng C. Tố HữuĐặng Thai Mai D. Phan Bội ChâuABài tập 2: Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Em đã học tập được những đức tính giản dị nào từ Bác. Hãy viết một đoạn văn ngắn ( 10 - 12 câu ) bày tỏ những điều đó.Gợi ý : *Hình thức : Đoạn văn có bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.Độ dài 10 – 12 câu ( Đánh số câu + Thêm bớt 1 câu )*Nội dung: Những đức tính học tập được từ Bác: Bữa ăn Nơi ở Cách làm việcQuan hệ với mọi người- Lời nói và bài viếtBài tập 3: Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” em hiểu như thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng ( 10 – 12 ) câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó?Gợi ý : *Hình thức : Đoạn văn có bố cục 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài.Độ dài 10 – 12 câu ( Đánh số câu + Thêm bớt 1 câu )*Nội dung: Giải thích sống giản dị là gì?Ý nghĩa của lối sống giản dị?- Liên hệ thực tế bản thân?*Nội dung: Giải thích sống giản dị là gì?+Giản dị là cách sống không cầu kì, xa hoa, cách sống sao cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh cá nhân.+Sự giản dị thể hiện ở nhiều khía cạnh: cách sử dụng vật chất, lời nói, cách hành sử, cử chỉ, cách thể hiện bản thân Ý nghĩa của lối sống giản dị?+ Giản dị là đức tính cần có ở mỗi con người.+ Giúp mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn.+ Được mọi người yêu quý, giúp đỡ, cảm thông.Liên hệ thực tế bản thân? Là học sinh : + Ăn mặc giản dị đúng trang phục học sinh. + Nói năng tế nhị không nói tục, chửi bậy, Hoài ThanhTiết :93 Chủ đề tích hợp(tiếp)Tìm hiểu văn bản: Ý nghĩa văn chươngTìm hiểu chung:1.Tác giả:Em hãy nêu đôi nét chính về tác giả Hoài Thanh? Hoài Thanh (1909-1982)- Tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên,-Quê: Nghi Lộc-Nghệ An, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo-Năm 1927 gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng. Năm 1931 vào Huế đi dạy học, làm báo, viết văn+ Đã từng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Tổng thư kí Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam->Nhà phê bình văn học xuất sắc, tác giả của cuốn Thi nhân Việt Nam (một công trình nghiên cứu về phong trào Thơ mới)*Một số tác phẩm tiêu biểu:2. Tác phẩm: Viết năm 1936, lúc đầu in trong cuốn “Văn chương và hành động”. Có lần in lại và đổi tên thành “ý nghĩa và công dụng của văn chương”.Văn bản được trích trong văn bản nào?II. Đọc – hiểu văn bản: 1.Đọc-chú thích: Ý nghĩa Văn Chương Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.Thi sĩ thương hại quá, khóc nấc lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết.Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải là không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.[ ] Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra cả sự sống.[ ] Vậy thì, hoặc hình dung sự sống, hoặc sáng tạo sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha.Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao? Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trông mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay. Lời ấy tưởng không có gì là quá đáng. [...] Nếu trong pho lịch sử loài người xóa các thi nhân,văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xóa hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!... (Hoài Thanh* trong Bình luận văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)2. Kiểu bài:-Nghị luận văn chương-Vấn đề nghị luận: “Ý nghĩa văn chương đối với đời sống”3. Bố cục:2 phần:-Phần 1: Từ đầu đến “Muôn loài”->Nguồn gốc cốt yếu của Văn chương-Phần 2: Phần còn lại->Ý nghĩa và công dụng của Văn chương Văn bản thuộc kiểu văn bản gì?Vậy: văn bản nghị luận về vấn đề gì?Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?4. Phân tícha. Nguồn gốc cốt yếu của Văn chương-Tác giả dẫn chứng từ một câu chuyện của thi sĩ Ấn Độ“Câu chuyện về con chim bị thương và tiếng khóc của Thi Sĩ”-Cách vào bài: Dẫn câu chuyện gây bất ngờ, cuốn hút, xúc động và rất tự nhiên-Luận điểm: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài[ ]”Để làm rõ nguồn gốc văn chương, tác giả đã đưa ra dẫn chứng gì?Em có thể kể lại câu chuyện đó không?Nhận xét cách vào bài của Tác giả?Tìm luận điểm trong đoạn 1 để thấy rõ nguồn gốc cốt yếu của văn chương?Vậy theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình thương , lòng nhân ái, và vị tha!Qua đoạn văn trên, em có nhận xét gì về quan niệm của tác giả? Đó là quan niệm đúng đắn, rất sâu sắc và đầy tính thuyết phục Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương.15Con chim sắp chết, thi sĩ thương hại khóc nức lênTiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loàiDẫn chứngLí lẽLí lẽLuận điểm -> Tác giả lập luận theo lối quy nạp: Đi từ dẫn chứng (Kể chuyện) , lí lẽ để dẫn tới luận điểm cơ sở :Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương muôn loài => Nêu vấn đề - Dẫn dắt tới luận điểm một cách bất ngờ, tự nhiên, hấp dẫn.Cách lập luận Bài tập1Đọc câu ca dao( bài ca dao), câu thơ, bài thơ để chứng minh cho luận điểm “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật ,muôn loài”. Thương thay thân phần con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. Thương thay hạc lánh đường mây, Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi. Thương thay con cuốc giữa trời, Dầu kêu ra máu có người nào nghe. 18Trăm năm trong cõi người ta,Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.Trải qua một cuộc bể dâu,Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chungTruyện Kiều – Nguyễn DuEm hãy kể một vài câu chuyện về tình thương, lòng nhân ái và hiện thực cuộc sống để thấy rõ nguồn gốc của văn chương?Bài tập 2DẶN DÒ- Đọc lại văn bản: Ý nghĩa văn chương Viết một đoạn văn chứng minh luận điểm sau: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra thương cả muôn vật ,muôn loài”.Soạn tiếp bài: Ý nghĩa văn chương.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_7_tiet_93_chu_de_tich_hop_tiep.ppt