Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Lê Ngọc Hưng

Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Lê Ngọc Hưng

.Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau ?

Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.

Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. (Vũ Bằng)

 

ppt 24 trang bachkq715 6170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (Tiếp theo) - Lê Ngọc Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHÀO MỪNG ! QUÝ THẦY CÔ GIÁO VÀ CÁC EM HỌC SINH VỀ THAM DỰ HỘI GIẢNG GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013Giáo viên: Lê Ngọc HưngKIỂM TRA BÀI CŨCâu hỏi : -Như thế nào là câu chủ động, câu bị động?-Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?1. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu chủ động ?ABCDVăn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.Ta được văn chương luyện cho những tình cảm ta sẵn có.Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.SAISAIĐÚNGSAI SƠ ĐỒ TƯ DUYTiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG(tiếp theo)1.Hai câu sau có gì giống nhau và có gì khác nhau ?Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hóa vàng”.Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hóa vàng”. (Vũ Bằng) Giống nhau:+Nội dung ý nghĩa+Đều là câu bị độngKhác nhau:+ Câu (a) có dùng từ được+ Câu (b) không dùng từ đượca.Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hoá vàng.”b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được (người ta) hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. c. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. (Câu chủ động)CTHĐHĐĐTHĐĐTHĐHĐHĐ(Câu bị động.)ĐTHĐ(Câu bị động.)CTHĐCVCVCVđượcTiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG(tt)Ghi nhớ: Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hoặc được vào sau từ, cụm từ ấy. Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.* Cách 1:(Có dùng từ được hoặc bị)* Cách 2:(Không có dùng từ được hoặc bị)Tiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG(tt)CTHĐHĐĐTHĐđược / bị*Cách 1: Có dùng từ được/bị.Câu chủ động:Câu bị động:CTHĐHĐĐTHĐCâu chủ động:*Cách 2: Không dùng từ được/ bị.Câu bị động:ĐTHĐHĐ(CTHĐ)ĐTHĐHĐSơ đồ chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:b.Tay em bị đau. a.Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.3. Những câu sau đây có phải là câu bị động không ? Vì sao?Trả lời:Những câu trên không phải là câu bị động vì chủ ngữ không chỉ đối tượng của hoạt động, và chúng không có câu chủ động tương ứng. Đây chỉ là những câu bình thường có dùng từ bị ,được.c.Lúa được mùa.Tiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)THẢO LUẬN NHÓM(5 phút)-Dựa vào những cơ sở nào để em có thể nhận diện được câu bị động ?Câu hỏi:Trả lời:+ Thường có các từ bị, được+ Câu bị động thì phải có câu chủ động tương ứng.+ Căn cứ vào vai trò của chủ ngữ trong quan hệ với hành động được nêu ở vị ngữ. Nếu chủ ngữ biểu thị đối tượng của hành động thì đó là câu bị động.I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.1. Ví dụ sgk2. Quy tắc chuyển đổi3. Lưu ý*Xem ghi nhớ sgk/64*Bài tập nhanh: chuyển câu chủ động: Bà đã dọn cơm thành hai câu bị động tương ứng.Đáp án: Cách 1: Cơm đã được bà dọn. Cách 2: Cơm đã dọn.Tiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.1. Ví dụ sgk2. Quy tắc chuyển đổi3. Lưu ý*Xem ghi nhớ sgk/64II. Luyện tậpBài tập 1.Tiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)Bài tập 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau ?Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.Đáp án:C1:- Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII. C2:- Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII.b) C1:- Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim. C2:- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.Tiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)c) C1:- Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. C2:- Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.d) C1: Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. C2: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.Bài tập 1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau ?Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.Đáp án:Tiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)Bài tập 2: Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động- một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.a) Thầy giáo phê bình em.Em được thầy giáo phê bình.Em bị thầy giáo phê bình.b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.Ngôi nhà ấy được người ta phá đi.Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi.c) Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp. Câu bị động dùng từ được có sắc thái nghĩa tích cực. Câu bị động dùng từ bị có sắc thái nghĩa tiêu cực.Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học của em hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.Đoạn văn tham khảo:	Em rất yêu văn học. Vì những tác phẩm văn học đã bồi đắp thêm cho tâm hồn em những tình cảm tốt đẹp, đó là tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu thương thầy cô, bè bạn, tình yêu thương giữa con người với con người,... Những tác phẩm văn học có giá trị được em nâng niu, trân trọng và giữ gìn rất cẩn thận. Em nghĩ rằng đời sống tinh thần của chúng ta sẽ nghèo nàn biết bao nếu ta chưa bao giờ biết xúc cảm trước một tác phẩm văn chương.I.Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.1. Ví dụ sgk2. Quy tắc chuyển đổi3. Lưu ý*Xem ghi nhớ sgk/64II. Luyện tậpBài tập 1.Bài tập 2.Bài tập 3.Tiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)1. Ông lão thả cá vàng xuống biển.(Câu chủ động)2. Cá vàng được ông lão thả xuống biển. (Câu bị động)TRÒ CHƠI: XEM HÌNH ĐẶT CÂUTiết 99. CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (tt)1. Mẹ dắt em tới trường.(Câu chủ động)2. Em được mẹ dắt tới trường.(Câu bị động) XEM HÌNH ĐẶT CÂU1- Hai anh em chia đồ chơi ra.(Câu chủ động)2- Đồ chơi được hai anh em chia ra.(Câu bị động) XEM HÌNH ĐẶT CÂU XEM HÌNH ĐẶT CÂU1- Bà đang soi trứng.(Câu chủ động)2- Qủa trứng được bà soi.(Câu bị động) CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC1. Bài vừa học HƯỚNG DẪN TỰ HỌC2. Bài sắp học: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH- Đọc đề, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, tập viết các đoạn mở bài, thân bài, kết bài với đề văn: “ Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí” Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “Uống nước nhớ nguồn”. BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT!XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ ĐÃTHAM GIA DỰ GIỜ, CẢM ƠN TẬP THỂ LỚP 7CCHÚC THẦY CÔ GIÁO SỨC KHỎE VÀ HẠNH PHÚC! CHÚC CÁC EM VUI KHỎE VÀ HỌC TẬP TIẾN BỘ!

Tài liệu đính kèm:

  • pptgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_99_chuyen_doi_cau_chu_dong_thanh.ppt