Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

- Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con.

- Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ được. - Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí.

- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm. - Tấm lòng, tình cảm của người mẹ dành cho con.

- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người.

- Hoàn cảnh bố viết thư.

- Câu chuyện trong bức thư khiến En- ri –cô xúc động. - Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Lồng trong chuyện một bức thư.

- Biểu cảm trực tiếp. - Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.

- Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người.

- Cuộc chia tay vô cùng đau đớn và xúc động.

- Tình cảm gắn bó của hai anh em. - Xây dựng tình huống tâm lí.

- Lựa chọn ngôi kể I làm cho câu chuyện thêm chân thực, lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc. - Câu chuyện làm cha mẹ phải suy nghĩ.

- Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình.

- Mỗi người phải biết giữ gìn hạnh phúc gia đình.

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 4460
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 7 
Năm học: 2021 - 2022
A. Phần Văn bản
*Hệ thống hóa kiến thức đã học 
1. Văn bản nhật dụng
TT
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung chính
Nghệ thuật
Ý nghĩa
1
Cổng trường mở ra (Báo yêu trẻ, số 166, năm 2000)
Lí lan
- Những tình cảm dịu ngọt của người mẹ dành cho con.
- Tâm trạng của mẹ trong đêm không ngủ được.
- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí.
- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.
- Tấm lòng, tình cảm của người mẹ dành cho con.
- Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi người.
2
Mẹ tôi (Trong Những tấm lòng cao cả - 1886)
E.A-mi- xi
- Hoàn cảnh bố viết thư.
- Câu chuyện trong bức thư khiến En- ri –cô xúc động.
- Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Lồng trong chuyện một bức thư.
- Biểu cảm trực tiếp.
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi con người.
3
Cuộc chia tay của những con búp bê. (1992)
Khánh Hoài.
- Cuộc chia tay vô cùng đau đớn và xúc động.
- Tình cảm gắn bó của hai anh em.
- Xây dựng tình huống tâm lí.
- Lựa chọn ngôi kể I làm cho câu chuyện thêm chân thực, lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc.
- Câu chuyện làm cha mẹ phải suy nghĩ.
- Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình.
- Mỗi người phải biết giữ gìn hạnh phúc gia đình.
2. Ca dao, dân ca
Khái niệm ca dao
Nội dung chính của ca dao
Nghệ thuật
Một số bài ca dao minh họa
Ca dao dân ca là tên gọi chung các thể trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc để diễn tả đời sống nội tâm của con người (ca dao là lời thơ dân ca)
Những câu hát về tình cảm gia đình
Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ 
 “Công cha như núi ngất trời, 
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 
 Núi cao biển rộng mênh mông,
 Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Tình yêu quê hương đất nước, con người
Những câu hát về than thân.
Những câu hát về châm biếm
3. Văn bản trung đại và hiện đại
* Thơ trung đại
Văn bản
Tác giả
Thể thơ
Nội dung chính
Nghệ thuật
Ý nghĩa
Sông núi nước Nam
(1077)
Lí Thường Kiệt
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Lời khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
- Ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc, độc lập DT
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn, súc tích.
- Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.
- Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa.
- Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.
Phò giá về kinh (1285)
Trần Quang Khải
Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Hào khí chiến thắng của dân tộc ta thời Trần.
- Khát vọng xây dựng nên thái bình thịnh trị muôn đời.
- Thể thơ ngũ ngôn cô đọng, hàm súc.
- Nhịp thơ phù hợp.
- Giọng sảng khoái, hân hoan, tự hào.
- Hào khí chiến thắng.
- Khát vọng một đất nước thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở đời Trần.
Bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Tả bánh trôi nước
- Vẻ đẹp, phẩm chất tr của người phụ nữ xưa.
- Cảm thông, xót xa cho thân phận người phụ nữ.
-Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi 
-Vận dụng thành ngữ.
- Xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa.
- Cảm hứng nhân đạo: Ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất và Cảm thông đối với thân phận của người phụ nữ.
Qua Đèo Ngang
Bà Huyện Thanh Quan
Thất ngôn bát cú Đường luật
- Cảnh Đèo Ngang đẹp nhưng hoang sơ vắng lặng 
- Tâm trạng hoài cổ, nhớ nước, thương nhà, buồn, cô đơn của T/giả
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo trong việc dùng từ láy.
- Sử dụng NT đối hiệu quả.
- Tâm trạng cô đơn, thầm lặng.
- Nỗi niềm hoài cồ.
B. Phần Tiếng Việt
I. Lý thuyết
1. Từ ghép
2. Từ láy
3. Đại từ
4. Từ Hán Việt
5. Quan hệ từ
6. Những lỗi thường gặp của quan hệ từ
II. Thực hành
Câu 1. Hãy phân loại các từ ghép sau: Máy xay, quần áo, sách vở, bàn ghế, mưa ngâu, nhà kho, thướt kẻ, ăn nói.
Câu 2: Từ “bao nhiêu” trong câu ca dao sau thuộc từ loại nào? Nêu vai trò ngữ pháp của từ đó?
“ Qua đình ngã nón trông đình. Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.
Câu 3: Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì?
- Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con? (ca dao)
- Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa (Nguyễn Khuyến)
Câu 4: Xác định từ ghép Hán Việt có trong hai câu thơ sau:
“ Ôi tổ quốc giang sơn hùng vĩ
Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi”
Câu 5: Phân loại từ ghép chính phụ các từ Hán Việt sau: (Vị trí yếu tố chính, yếu tố phụ): đại thắng, thi nhân, bảo mật, phát thanh, đình chiến, tân binh.
Câu 6:Tìm các quan hệ từ thích hợp đã cho sau đây và điền vào chổ trống các câu sau cho đúng ý nghĩa: với, hoặc, mà, của. (HS tự làm)
a) Đây là em .. tôi và bạn . nó.
b) Ngày nay . Ngày mai sẽ có trời mưa rất to.
c) Bạn ấy nói không làm.
d) Hai bạn như hình bóng, không rời nhau một bước.
Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa Hán Việt với các từ sau: (HS tự làm)
a) Xe lửa
b) Máy bay
c) Gan dạ
d) Ngôn ngữ
C. Phần Tập làm văn. 
 * Dàn ý bài văn biểu cảm
Bố cục
Biểu cảm về sự vật, con người
Mở bài
- Giới thiệu đối tượng biểu cảm
- Cảm xúc chung về đối tượng
Thân bài
Lần lượt phát biểu cảm xúc về từng vẻ đẹp, từng khía cạnh mà sự vật, con người để lại ấn tượng cho người viết.
Kết bài
Khẳng định lại tình cảm của người viết với đối tượng
* Một số đề thi tham khảo
1. Đề 1
I. Phần Đọc – hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :
“ Nước non lận đận một mình, 
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay. 
Ai làm cho bể kia đầy, 
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”
 (Theo Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? 
Câu 2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? 
Câu 3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? 
Câu 4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên ? 
Câu 5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
“ Nước non lận đận một mình, Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” 
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên.
Câu 2. (5,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu.
2. Đề 2: 
Phần I: Đọc – hiểu ( 3,0 điểm): Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Đoạn trích này trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả?
Câu 3 Em hiểu thế giới kì diệu mà tác giả nhắc đến trong văn bản này là thế giới như thế nào?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm): Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa Gạch chân những cặp từ trái nghĩa đã dùng.
Câu 2: (5 điểm)
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
 Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vần giữ tấm lòng son
 (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2021_202.docx