Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 118: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Luyện tập (Tiếp theo) Trường THCS Nội Trú

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 118: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Luyện tập (Tiếp theo) Trường THCS Nội Trú

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.

- Nắm được cách dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.

- Thấy được tác dụng của việc dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng chuyên môn:

- Mở rộng câu bằng cụm chủ – vị.

- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các loại câu, mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.

- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.

3. Thái độ:

- Ý thức sử dụng câu phù hợp để nâng cao hiệu quả diễn đạt.

4. Xác định nội dung trọng tâm bài:

- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.

- Nắm được cách dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.

- Thấy được tác dụng của việc dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.

5. Định hướng phát triển năng lực:

* Năng lực chung:Tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.

* Năng lực chuyên biệt: Hiểu và biết dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể.

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: + SGV, SGK, Tài liệu chuẩn KT – KN, máy chiếu, bút lông, phiếu học tập

 + Giáo án. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài.

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV và câu hỏi tìm hiểu bài SGK.

 

docx 6 trang sontrang 8180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 118: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu. Luyện tập (Tiếp theo) Trường THCS Nội Trú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD và ĐT huyện Krông pa
Trường THCS DT Nội Trú
BÀI DỰ THI
Tiết 118. DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP 
(Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.
- Nắm được cách dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.
- Thấy được tác dụng của việc dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng:
* Kĩ năng chuyên môn:
- Mở rộng câu bằng cụm chủ – vị.
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các loại câu, mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách mở rộng câu.
3. Thái độ:
- Ý thức sử dụng câu phù hợp để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
4. Xác định nội dung trọng tâm bài:
- Củng cố kiến thức về việc dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.
- Nắm được cách dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu.
- Thấy được tác dụng của việc dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu.
5. Định hướng phát triển năng lực:
* Năng lực chung:Tự học, tự giải quyết vấn đề, tư duy, giao tiếp, hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt: Hiểu và biết dùng cụm chủ -vị để mở rộng câu theo những mục đích giao tiếp cụ thể.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: + SGV, SGK, Tài liệu chuẩn KT – KN, máy chiếu, bút lông, phiếu học tập 
 + Giáo án. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài. 
2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của GV và câu hỏi tìm hiểu bài SGK.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2. Bài cũ:
Câu 1: Các trường hợp nào sau đây dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
A. Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ.
B. Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C – V.
C. Các thành phần trạng ngữ.
D. Các thành phần của câu rút gọn.
Đáp án: B
Câu 2: Cụm chủ - vị mở rộng được gạch chân trong câu văn :
“Mẹ mong muốn con sẽ tiến bộ.” làm thành phần gì trong câu?
A. Chủ ngữ. B. Phụ ngữ trong cụm danh từ.
C. Vị ngữ D. Phụ ngữ trong cụm động từ
Đáp án: D
3. Bài mới: 
A.KHỞI ĐỘNG:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
1. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú để tiếp nhận kiến thức.
2. Phương pháp, kĩ thuật: vấn đáp, thuyết trình.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân
4. Phương tiện dạy học: sgk, máy chiếu.
5. Sản phẩm: HS hiểu bài cũ, hình dung sơ lược nội dung của bài mới.
6. Năng lực hình thành: Giải quyết vấn đề, tự học ,tự quản lí, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng, giao tiếp tiếng Việt...
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
- GV sử dụng bảng chiếu giao nhiệm vụ cho HS trả lời câu hỏi.
- GV:Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và đặt câu theo yêu cầu?
- Gv chiếu câu hỏi kèm theo hình ảnh và minh họa một ví dụ.
Ví dụ: Chùm xoài này//trái/rất sai.
 c v
 CN VN
- GV dẫn dắt vào bài: Như vậy ở tiết trước các em đã tìm hiểu Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu. Bằng các kiến thức mà các em đã học, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em làm một số bài tập ở phần luyện tập để giúp các em củng cố thêm kiến thức.
- GV ghi tên bài.
- Hs lắng nghe – quan sát
- Suy nghĩ độc lập.
- Trình bày ý kiến – Hs khác nhận xét đánh giá, bổ sung.
- Lắng nghe GV nhận xét, liên hệ vào bài
B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 2: Thực hành luyện tập có hướng dẫn.
1. Mục tiêu:Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập phần bài tập SGK
2.Phương pháp/ kĩ thuật:chia nhóm thảo luận, trình bày,vấn đáp, động não, ...
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm
4. Phương tiện dạy học: sgk, phiếu học tập, máy chiếu.
5. Sản phẩm: HS nhận diện tốt cấu trúc của câu. Phân tích và hiểu được trong câu cụm C-v làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. Có thái độ yêu thích Ngữ pháp tiếng Việt
6. Năng lực hình thành: Giải quyết vấn đề, tự học ,tự quản lí, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng.Giao tiếp tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ.
*Nội dung của hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 (SGK, tr 96, 97).
- GV nêu yêu cầu của bài tập 1.
H. Hãy tìm những cụm C-V làm thành phần câu hoặc cụm từ trong những câu trên? 
H. Cho biết trong mỗi câu cụm C-V làm thành phần gì?
- GV chia nhóm để thảo luận, phát phiếu học tập. Học sinh nhận phiếu học tập, đọc bài tập trong SGK và thực hiện theo yêu cầu dưới sự hướng dẫn của GV.
(Thời gian thảo luận và hoàn thành phiếu học tập của các nhóm là 3 phút. Sau đó các nhóm đổi phiếu cho nhau để sửa chữa, hoàn thiện trong thời gian 2 phút.
-GV thu phiếu học tập cho HS nhận xét và sửa bài. GV chiếu đáp án và chốt ý trên bảng phụ cho HS ghi vào vở.
Tích hợp rèn kĩ năng sống trong cách ăn mặc ở câu a
Tích hợp rèn kĩ năng sống trong cách ăn mặc ở câu c
 GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 (SGK, tr 97).
- GV trình chiếu các cặp câu a, b, c, d.
- HS làm việc cá nhân, nêu cách gộp các cặp câu thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà nghĩa chính không thay đổi và ghi lại câu đúng.
- HD thêm cho HS xác định cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
- HS trình bày, HS khác nhận xét. GV trình chiếu bài tập, nhận xét và chốt cho HS ghi bài.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 3 (SGK, tr 97).
- GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài tập 3 dưới hình thức trò chơi “Con số may mắn”.
 Ở trò chơi này có tám ô số trong đó ba ô số làm bài tập 3, ba ô số may mắn và hai bài tập bổ trợ.
Câu 1: Đây là cảnh một rừng thông mà ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.
Câu 2: Ô chữ may mắn
Câu 3: Bỏ dấu chấm và cụm từ “Sự ra đời của các vở kịch ấy” và viết lại câu đúng
Câu 3:Ô số may mắn
Câu 4:Thêm cụm từ thích hợp vào câu sau để có cụm C- V mở rộng thành phần câu: “Quyể sách rất hay”
Câu 5: Ô số may mắn
Câu 6: Anh em hòa thuận khiến hai thân vui vầy.
Câu 7: Ô số may mắn
Câu 8: Câu “Cái bàn này chân đã gãy” mở rộng thành phần CN hay VN
- HS chọn một con số mình thích, GV trình chiếu, nếu chọn trúng câu hỏi thì buộc phải trả lời. Còn nếu chọn trúng ô số may mắn thì được thưởng một tràng pháo tay.
Bài tập 1: 
a.
- Một cụm C-V làm CN của câu
- Một cụm C-V làm phần phụ sau trong cụm động từ.
b. Các cụm C-V làm phần phụ sau trong cụm danh từ.
c. Các cụm C-V làm phần phụ sau trong cụm động từ.
Bài tập 2.
 a. 
-> Chúng em làm cha mẹ vui lòng
b.
-> Nhà văn Hoài Thanh khẳng định cái đẹp có ích.
c. 
-> Tiếng Việt thanh điệu khiến lời nói như một bản nhạc.
d.
->Cách mạng .thành công khiến cho tiếng Việt số phận mới.
Bài tập 3.
Zxkajqwo1bBjsdhhqiwuiei2ywhdjsakhskjkhjqjsnzjjjjjjjjjjjjjjjj
NhWFQNXnbbjbphần ph
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng
1. Mục tiêu:Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực hành làm bài tập 
2.Phương pháp/ kĩ thuật:chia nhóm thảo luận, trình bày,vấn đáp, động não, ...
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Dạy học cả nhóm,tranh luận.
4. Phương tiện dạy học: Giáo án
5. Sản phẩm: Học sinh làm được bài tập vận dụng kiến thức vào thực hành làm bài tập.
6. Năng lực hình thành: Giải quyết vấn đề, tự học ,tự quản lí, tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, thực hành ứng dụng. Giao tiếp tiếng Việt, tiếp nhận văn bản, cảm thụ thẩm mĩ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trò chơi tiếp sức.
GV:Giao nhiệm vụ cho học sinh
GV: Yêu cầu lớp chia làm bốn đội, trong thời gian 2 phút các đội lên bảng thay phiên nhau đặt câu mở rộng thành phần CN hoặc VN. 
HS:Tiếp sức đặt câu
GV: Yêu cầu các đội nhận xét bài làm tiếp sức của nhau. Tuyên dương các đội đã hoàn thành tốt phần thi tiếp sức của mình.
- Học sinh: Nhận nhiệm vụ chơi trò chơi tiếp sức. Đặt câu mở rộng thành phần CN hoặc VN trong 2 phút
- Học sinh các đội nhận xét bài làm của nhau.
D.Hướng dẫn tự học:
- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.
- Tìm câu có cụm chủ -vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong một đoạn văn đã học.
- Đặt ba câu có chủ ngữ là danh từ, vị ngữ là động từ hoặc tính từ. Sau đó, lần lượt phát triển mỗi thành phần câu thành cụm chủ-vị.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập lập luận giải thích.
+ Đọc kĩ đề bài SGK
+ Lập dàn ý đề bài SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_118_dung_cum_chu_vi_de_mo_rong_ca.docx