Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết

I. MỤC TIÊU

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].

* Năng lực đặc thù

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4].

- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [5].

- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [6].

- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [7].

2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.

 

docx 64 trang phuongtrinh23 26/06/2023 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 (Cánh diều) - Bài 1: Truyện ngắn và tiểu thuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
Đọc – hiểu văn bản (1)
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam)
 – Đoàn Giỏi – 
 I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng lực đặc thù 
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4].
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [5].
- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [6].
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [7].
2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi và văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Quan sát video, chú ý hình ảnh người đàn ông sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về người đàn ông trong ảnh qua đoạn video?
- Bật video trích đoạn bộ phim “Đất rừng phương Nam”
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của 
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh
B3: Báo cáo, thảo luận: 
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
 Các em thân mến! Miền Tây Nam Bộ là một trong những vùng đất đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm văn học. Ở đó ta bắt gặp không chỉ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mang nét riêng của miền Tây Nam Bộ mà người đọc còn cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ cho chúng ta cảm nhận rất rõ nét đẹp đó của con người miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua nhân vật Võ Tòng.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
2.1 Tri thức đọc – hiểu
Mục tiêu: [2]; [3]; [5]
Nội dung: 
GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi
- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
? Tính cách nhân vật thường được thể hiện ở những phương diện nào?
? Bối cảnh trong truyện là gì?
? Nêu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong tác phẩm tự sự? 
? Em hiểu thế nào là ngôn ngữ vùng miền?
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định 
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.
1. Tính cách nhân vật, bối cảnh
* Tính cách nhân vật: Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác.
* Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng); 
2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể
Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn 
3. Ngôn ngữ các vùng miền
- Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng:
+ Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
+ Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương.
2.2 Đọc – hiểu văn bản ( ’)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG ( ’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]
Nội dung: 
GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi
- Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
Phiếu học tập số 1
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định 
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
- Hướng dẫn đọc nhanh.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
+ Thể hiện rõ giọng điệu và ngôi kể thứ nhất (lời kể của cậu bé An).
- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
? Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” viết về ai và về sự việc gì?
? Văn bản được trích dẫn từ tác phẩm nào của nhà văn Đoàn Giỏi?
? Văn bản thuộc thể loại gì? 
? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là ai? 
? Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của từng ngôi kể?
? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.
2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. 
1. Tác giả
- Đoàn Giỏi (1925 – 1989)
- Quê: Tiền Giang
- Ông nổi tiếng với tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" viết cho lứa tuổi thiếu nhi, được tái bản rất nhiều lần và dịch ra nhiều tiếng nước ngoài.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
- Đọc
- Tóm tắt
b) Tìm hiểu chung
- Bối cảnh: là các tỉnh Tây Nam, vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở lại xâm chiếm miền Nam.
- Xuất xứ: tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”.
- Thể loại: tiểu thuyết
- Nhân vật chính: Võ Tòng
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể)
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất.
+ Phần 2: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba.
Sản phẩm tổng hợp:
II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB ( ’)
1. Nhan đề của văn bản
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản
Nội dung: 
GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản
HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được).
? Người đàn ông nói đến ai?
? Cô độc là sống với những ai?
? Giữa rừng gợi không gian ở đâu?
B3: Báo cáo thảo luận
GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản.
HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS
- Chốt nội dung (sản phẩm).
- Chuyển dẫn sang nội dung sau.
“Người đàn ông cô độc giữa rừng”
=> 
- Người đàn ông -> nhân vật chính
- Cô độc: hoàn cảnh sống một mình.
- Giữa rừng: không gian sống
à Gợi tả về một người đàn ông đặc biệt, gây sự chú ý và tò mò đối với độc giả.
1. Võ Tòng qua lời kể của ngôi kể thứ nhất (20’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7] 
Nội dung: 
GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về nhân vật Võ Tòng qua điểm nhìn của ngôi kể thứ nhất.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp.
- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3.
- Thời gian: 7 phút
Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3.
Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”).
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS 
- Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).
- Đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”).
GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1 (đặc biệt là đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng bắt đầu mùa sinh nở của chúng”. 
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.
P/diện
Chi tiết
Nhận xét
Nơi ở
- Trong một túp lều ở giữa rừng.
- Giữa lều đặt cái bếp cà ràng.
- Sống cùng với con vượn bạc má.
à NT: miêu tả
à Gợi một cuộc sống thiếu thốn.
Ngoại hình
- Cởi trần
- Mặc chiếc quần ka ki còn mới nhưng lâu không giặt.
- Thắt xanh-tuya-rông
- Bên hông đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt.
à NT: Miêu tả
à Gợi hình ảnh về một người đàn ông mộc mạc, giản dị.
Lời nói và hành động
- Lời nói: 
+ Ngồi xuống đây, chú em!
+ Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em...
- Hành động: 
+ Giết giặc bằng bắn tên.
+ Chế thuốc độc và tẩm độc vào mũi tên để giết giặc.
à Chú Võ Tòng là người thân thiện, cởi mở và dễ mến.
Võ Tòng là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc.
3. Võ Tòng qua lời kể của ngôi thứ ba ( ’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] 
Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon ở phần 2.
HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
1. Chỉ ra dấu hiệu chuyển đổi ngôi kể của đoạn 3?
2. Vì sao người đàn ông sống cô độc trong rừng lại có tên gọi Võ Tòng?
3. Vì sao Võ Tòng lại đến ở một mình trong khu rừng?
4. Qua lời kể của ngôi thứ ba, em có nhận xét gì về nhân vật Võ Tòng?
5. Trao đổi và chia sẻ để hoàn thiện phiếu bài tập số 3
Phiếu học tập số 3
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.
GV: 
- Dự kiến KK: HS khó trả lời câu hỏi số 1
- Tháo gỡ KK: GV nói thêm về nhân vật Võ Tòng trong truyên.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.
a. Nguồn gốc tên gọi “Võ Tòng”
- Do giết hổ chúa trong rừng.
- Trên mặt có vết sẹo bởi cái tát của con hổ chúa trước khi chết.
b. Lai lịch của Võ Tòng.
- Là một gã đàn ông hiền lành và vô cùng yêu vợ.
- Từng có một gia đình (vợ gã là người đàn bà xinh đẹp).
- Vì chiều vợ, đào măng cho vợ ăn khi vợ mang bầu nên bị tên địa chủ đánh vào đầu (đầu là nơi thờ phụng ông bà thì mày tới số rồi).
- Vung dao chém vào mặt tên địa chủ.
à NT: kể, tả, sử dụng ngôi kể thứ ba để tạo điểm nhìn khách quan.
Võ Tòng là một người đàn ông khỏe mạnh, tính tình ngay thẳng, gan dạ và rất tự trọng.
III. TỔNG KẾT ( ’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [8] 
Nội dung: 
- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản 
- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm theo bàn.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”?
? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm tự sự? Đặc biệt là khi đi tìm hiểu nhân vật? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide 
1. Nghệ thuật
- Đan xen và lồng ghép 2 ngôi kể (ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ.
2. Nội dung
- Kể về cuộc gặp gỡ của cậu bé An với chú Võ Tòng – một người đàn ông cô độc giữa rừng U Minh vùng Tây Nam Bộ. Qua đó người đọc cảm nhận được chú Võ Tòng không chỉ là người giản dị, mộc mạc, chân thành mà còn là người thẳng thắn, bộc trực, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Đây cũng chính là nét đẹp của người dân miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ.
3. Khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự
a) Về ngôi kể
- Vai trò của từng ngôi kể đặc biệt là sự chuyển đổi ngôi kể trong tác phẩm đem đến khả năng di chuyển điểm nhìn nghệ thuật đồng thời mang đến sự linh hoạt trong lời kể.
b) Khi tìm hiểu về nhân vật
Chú ý các phương diện sau:
- Ngoại hình
- Tính cách
- Ngôn ngữ (lời nói)
- Hành động
- Suy nghĩ
- Lai lịch 
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: C
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Câu 1: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Đất rừng phương Nam B. Ngọn tầm vông
C. Từ đất Tiền Giang D. Sông nước Cà Mau
Câu 2: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba
Câu 3: Qua ngôi kể thứ nhất, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà.
B. Là một người cởi mở, hiếu khách.
C. Là một người chân thành, mộc mạc
D. Là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc
Câu 4: Qua ngôi kể thứ ba, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà.
B. Là một người cởi mở, hiếu khách.
C. Là người đàn ông hiền lành, khỏe mạnh, tính tình bộc trực, có chí khí nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh.
D. Là một người yêu nước, căm thù giặc.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Võ Tòng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản (đặc biệt là những chi tiết kể/tả về Võ Tòng 
HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn 
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Buổi học cuối cùng”
Đọc – hiểu văn bản (2)
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Truyện kể của một em bé người An- dat)
 (An – phông- xơ- đô- đê ) 
 I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà 
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản
* Năng lực đặc thù 
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “ Buổi học cuối cùng”
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ) của văn bản 
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
2. Về phẩm chất: Có tình yêu với tiếng mẹ đẻ, tình yêu quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
 GV cho HS nghe một đoạn bài hát Thương ca tiếng Việt: 
Ca từ bài hát cho em hiểu điểu gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS quan sát video, lắng nghe lời bài hát trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của 
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh
B3: Báo cáo, thảo luận: 
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
 - GV dẫn dắt: Với mỗi dân tộc, ngôn ngữ là tinh hoa, là hồn cốt của ngàn đời truyền lại, thậm chí là yếu tố quyết định đến sự còn- mất của dân tộc. Điều này không chỉ đúng với dân tộc ta mà đúng với nhiều dân tộc khác, đất nước khác. Nhà văn người Pháp An-phông- xơ Đô- đê đã thể hiện nội dung này trong đoạn trích "Buổi học cuôi cùng" trích trong tác phẩm “ Chuyện của một em bé người An-dát.”
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới 
I. Trải nghiệm cùng văn bản
Mục tiêu: Đọc, kể tóm tắt ...
Nội dung: 
GV sử dụng KT thảo luận nhóm đôi phần tìm hiểu chung
HS dựa vào việc chuẩn bị ở nhà để trình bày đôi nét về tác giả
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm cặp đôi
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS, cùng nhau chia sẻ, trao đổi những hiểu biết về tác giả .
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định 
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
- Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
- Hướng dẫn đọc nhanh.
GV hướng dẫn HS đọc truyện:
Đọc giọng chậm, xót xa cảm động, day dứt.
Lời nói của thầy Ha-men đọc dịu dàng, buồn.
- GV đọc mẫu => học sinh đọc
- Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
- Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.
2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
- Trả lời các câu hỏi của GV.
- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. 
1. Tác giả
An-phông- xơ Đô- đê (1840-1897), nhà văn Pháp
Có cuộc đời đầy biến động
Tác giả của nhiều tập truyện nổi tiếng.
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
- Đọc
- Tóm tắt
Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc.
b) Tìm hiểu chung
- Bối cảnh: Các sự việc trong truyện diễn ra tại lớp học vùng An- dát ở Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp phải cắt vùng đất An- dát cho nước Phổ.
- Xuất xứ: in trong quyển 3 tuyển tập truyện ngắn chọn lọc “Những vì sao” 1873
- Thể loại: truyện ngắn
- Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất 
- Bố cục: 3 phần:
+ P1: Từ đầu tới mà vắng mặt em: Quang cảnh từ nhà đến trường dưới con mắt quan sát của Phrăng
+ P2: Tiếp à cuối cùng này:
Diến biến buổi học cuối cùng
+ P3: Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Nhan đề của văn bản
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản
Nội dung: 
GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản
HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. 
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được).
? Không khí buổi học có gì đặc biệt?
? Những điều khác lạ đó báo hiệu điều gì?
B3: Báo cáo thảo luận
GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản.
HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS
- Chốt nội dung (sản phẩm).
- Chuyển dẫn sang nội dung sau.
Tên truyện: “ Buổi học cuối cùng”: buổi học cuối cùng được học bằng tiếng Pháp và không còn buổi học nào như thế nữa.
à Gợi sự tiếc nuối, xót xa
2. Nhân vật Phrăng
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7] 
Nội dung: 
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp.
- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 
- Thời gian: 7 phút
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS 
- Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình).
- Đọc đoạn văn: 
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.
- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.
a. Trước giờ học
- Định trốn nhưng cưỡng lại được
- Trên đường đến trường thấy nhiều người tập trung trước trụ sở xã
- Khi tới lớp thấy thầy Ha men không mặc lễ phục, không trách mắng, cuối lớp cả dân làng ngồi dự, không khí buổi học yên ắng, khác thường
-> Tâm trạng lo sợ, ngạc nhiên.
b. Trong giờ học
- Khi biết đây là buổi học cuối cùng -> Choáng váng, 
- Tự giận chính mình đã lười học , ham chơi-> ân hận, tiếc nuối
- Coi sách như người bạn cố tri-> đau lòng vì phải giã từ.
- Không thuộc bài -> xấu hổ
- Thấm thía lời thầy, chăm chú nghe giảng, kinh ngạc vì hiểu bài
c. Kết thúc buổi học: 
 Cảm phục , nhận ra tình cảm của thầy đối với học sinh, với ngôn ngữ dân tộc và biết ơn thầy.
-> NT: miêu tả tâm lí độc đáo
-> NX: Phrăng là 1 cậu bé hồn nhiên, ham chơi nhưng cũng rất nhạy cảm, tinh tế. Yêu tiếng Pháp, yêu kính thầy.
3. Nhân vật thầy Ha- men
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] 
Nội dung: 
GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về nhân vật thầy Ha-men:
HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Thầy Ha- men được miêu tả qua những phương diện nào? Qua đó em cảm nhận thầy là người như thế nào?
Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP: 
Nhân vật thầy Ha- men
Trang phục
Thái độ với học sinh
Lời nói về tiếng Pháp
Hành động cuối buổi học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.
- Trang phục: Thầy mặc áo rơ đanh gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, đội mũ tròn bằng lụa đen thêu
-> đẹp và trang trọng
- Thái độ đối với học sinh:
+ lời lẽ nhẹ nhàng , nhắc nhở
+ nhiệt tình và kiên nhẫn, ân cần giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh
-> dịu dàng, yêu thương học sinh
- Lời nói về việc học tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, vững vàng nhất, phải giữ lấy nó, đừng bao giờ quên nó .”
-> Hình ảnh so sánh khẳng định giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do-> ca tụng, tôn vinh
- Hành động , cử chỉ lúc buổi học kết thúc:
+ xúc động, nghẹn ngào, không nói nên câu
+ người tái nhợt
+ dằn từng nét chữ: “ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”.
-> Hành động đau đớn, xúc động
-> NT: so sánh, miêu tả nhân vật
-> ND: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nước sâu sắc.
Các nhân vật khác trong lớp có tâm trạng như thế nào?
3. Các nhân vật khác
- Dân làng ngồi phía cuối lớp lặng lẽ và buồn rầu
- Cụ già Hode nâng niu quyển tập đánh vần, tập đọc theo lũ trẻ, giọng run run
- Học trò chăm chú nghe giảng,cặm cụi tập viết, muốn khóc
-> Xúc động, nuối tiếc.
III. TỔNG KẾT ( ’)
Mục tiêu: [1]; [2]; [8] 
Nội dung: 
- GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản 
- HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm theo bàn.
- Giao nhiệm vụ cho các nhóm:
Tổng kết nội dung văn bản bằng sơ đồ tư duy ? 
Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm tự sự? Đặc biệt là khi đi tìm hiểu nhân vật? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần).
GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide 
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi hộp quà may mắn
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
 d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: Giáo viên chiếu hộp quà chứa câu hỏi
Câu 1: Nội dung chính của truyện : “ Buổi học cuối cùng” là gì?
Truyện ca ngợi lòng yêu nước qua tiếng nói dân tộc.
Câu 2: Từ còn thiếu trong câu sau là gì?
“ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình , thì chẳng khác gì nắm được . chốn lao tù.”
Từ : “ chìa khóa”
Câu 3: Đây là buổi học cuối cùng ở vùng nào nước Pháp?
Vùng An- dát
Câu 4: Truyện buổi học cuối cùng sử dụng ngôi kể nào? 
Ngôi thứ 1
Câu 5: Nhân vật thầy Ha- men và Phrang được miêu tả qua yếu tố nào?
Ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng
Nhiệm vụ 2: Yêu cầu viết đoạn văn : 
Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ về nhân vật em yêu thích trong truyện? 
Gợi ý: 
Về hình thức: 
+ đúng bố cục đoạn văn
+ đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu
Về nội dung:
+ Mở đoạn: giới thiệu nhân vật( trong tác phẩm nào? Tác giả nào?)
+ Thân đoạn: Nêu cảm nghĩ về trang phục, hành động,cử chỉ, lời nói, thái độ .
+ Kết đoạn: Đánh 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_canh_dieu_bai_1_truyen_ngan_va_tieu_th.docx