Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 7

Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 7

I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÍ THUYẾT

CHƯƠNG I: QUANG HỌC

1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng:

- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

 - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.

- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

2. Định luật truyền thẳng ánh sáng.

- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

3. Chùm sáng . Các loại chùm sáng

- Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng:

- Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

- Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.

- Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

Lưu ý: Cách vẽ

- Chuøm saùng song song - Chuøm saùng hoäi tuï

- Chuøm saùng phaân kì

4. Bóng tối - Bóng nữa tối.

- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

5. Nguyệt thực - Nhật thực

- Nguyệt thực: Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt Trăng: Có nguyệt thực.

- Nhật thực: Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất, thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời: Có nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần Mặt Trời: Có nhật thực một phần.

6. Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’=i).

7. Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (đối xứng với vật qua gương).

- Ảnh bằng vật.

 

doc 12 trang sontrang 8300
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I môn Vật lý Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
CHƯƠNG I: QUANG HỌC
1. Nhận biết ánh sáng – nguồn sáng và vật sáng:
- Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
	- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
2. Định luật truyền thẳng ánh sáng.
- Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
3. Chùm sáng . Các loại chùm sáng
Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành. Có 3 loại chùm sáng:
Chùm sáng song song: Gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
Lưu ý: Cách vẽ 
- Chuøm saùng song song - Chuøm saùng hoäi tuï
- Chuøm saùng phaân kì
4. Bóng tối - Bóng nữa tối.
- Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
- Bóng nửa tối nằm phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.
5. Nguyệt thực - Nhật thực 
- Nguyệt thực: Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy Mặt Trăng: Có nguyệt thực.
- Nhật thực: Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng từ Mặt Trời đến Trái Đất, thì trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời: Có nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần Mặt Trời: Có nhật thực một phần.
6. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới (i’=i).
7. Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (đối xứng với vật qua gương).
- Ảnh bằng vật.
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
 A B
- Hình vẽ : 
 A’ B’
8. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn (đối xứng với vật qua gương).
- Ảnh nhỏ hơn vật.
	- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
9. Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm.
- Ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
 - Ảnh lớn hơn vật.
	 - Đối với chùm tia tới song song: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
- Đối với chùm tia tới phân kì: một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
10. Nguồn âm - đặc điểm của nguồn âm
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
- Khi phát ra âm, các vật đều dao động (rung động).
11. Tần số . Đơn vị của tần số
Số dao động trong một giây gọi là tần số (f). Đơn vị : Héc. Kí hiệu: Hz.
12. Âm cao, âm thấp. Âm to , âm nhỏ
- Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
- Dao động càng chậm, tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng thấp.
- Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.
- Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.
13. Biên độ dao động - âm to, âm nhỏ.
 - Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động
 - Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.
 - Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động của nguồn âm càng nhỏ.
14. Môi trường truyền âm 
	- Âm có thể truyền qua những môi trường như khí, rắn, lỏng. 
- Âm không thể truyền qua môi trường chân không.
- Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
15. Phản xạ âm – Tiếng vang
- Âm phản xạ là âm dôi lại khi gặp một mặt chắn.
- Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. 
- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.
- Các vật mềm có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thu âm tốt). 
 Ví dụ: miếng xốp, cao su xốp, 
- Các vật cứng có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thu âm kém). 
 Ví dụ: tấm kim loại phẳng, mặt gương, mặt đá hoa, 
16. Chống ô nhiễm tiếng ồn
- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.
Ví dụ: 
	+ Tiếng ồn trong các thành phố lớn.
	+ Tiếng ồn trong các nhà máy khai thác chế biến đá
 + Tiếng ồn trong các nhà máy say sát gạo...
*Biện pháp làm giảm ô nhiễm tiếng ồn:
- Làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra: Giảm độ to của nguồn âm bằng các treo các biển cấm gây tiếng động mạnh. 
- Ngăn chặn đường truyền âm: xây tường chắn, dùng các vật liệu cách âm như xốp, phủ dạ, nhung, cửa kính hai lớp,...
- Làm cho âm truyền theo hướng khác: trồng nhiều cây xanh, 
- Vật liệu cách âm là những vật liệu dùng làm giảm tiếng ồn truyền tới tai.
Ví dụ: lá cây, kính, cao su xốp, bông, vải 
II. CÂU HỎI – BÀI TẬP
A. Trắc Nghiệm
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật?
A. Khi vật được chiếu sáng B. Khi ta mở mắt hướng về phía vật
C. Khi vật phát ra ánh sáng D. Khi có ánh sáng từ vật đến mắt ta
Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?
A. Mặt Trời ngừng phát ra ánh sáng
B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.
C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.
D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái Đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.
Câu 3: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm là
A. lớn băng vật. B. lớn hơn vật 
C. nhỏ hơn vật D. nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương cầu lồi.
Câu 4: Âm thanh được tạo ra nhờ
A. dao động B. điện C. ánh sáng D. nhiệt
Câu 5: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp B. Rèm nhung C. Mặt gương D. Đệm cao su
Câu 6: Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây?
A. Khoảng chân không B. Tường bêtông
C. Nước biển D. Tầng khí quyển bao quanh Trái Đất
Câu 7: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 80°. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 20° B. 40° C. 60° D. 80°
Câu 8: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
A. r = 0° B. r = 45° C. r = 90° D. r = 180°
Câu 9: Âm thanh được phát ra từ một nguồn âm dao động có tần số 250 Hz. Hỏi trong 2 giây nguồn âm này đã thực hiện được mấy dao động?
A. 25 dao động.
B. 50 dao động.
C. 250 dao động.
D. 500 dao động.
Câu 10: Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
A. 170m B. 340m C. 1700m D. 1800m
Câu 11. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy.	 C. Đèn điện đang sáng
B. Mặt Trăng.	 D. Mặt Trời	
Câu 12. Ta nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn vì: 
A. Vật đó phát ra ánh sáng màu đen 	 
C. Ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen 
B. Vật đó hắt lại ánh sáng màu đen 	 
D. Vật đó hút tất cả các ánh sáng chiếu vào nó 
Câu 13. Trong môi trường trong suốt ánh sáng truyền theo đường nào?
A. Có thể theo nhiều đường khác nhau.	 C. Theo đường cong.	 B. Theo đường gấp khúc. D. Theo đường thẳng. 
Câu 14. Nội dung nào sau đây không đúng?
A. Góc tới là góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
B. Góc phản xạ bằng góc tới.
C. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương.
D. Góc phản xạ là góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới
Câu 15. Điểm sáng S đặt trước gương phẳng một đoạn 25cm cho ảnh S’. Di chuyển điểm sáng S lại gần gương một khoảng 10 cm. Khoảng cách SS’ là:
A. SS’ = 30 cm.	B. SS’ = 25 cm.	C. SS’ = 50cm.	D. SS’ = 15cm.
Câu 16. Chọn câu phát biểu đúng trong các câu sau
A. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật 
C. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn vật 
B. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm bằng vật 
D. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi bằng vật.
Câu 17. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất nào sau đây?
A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật 
B. Không hứng được trên màn và và bé hơn vật
C. Hứng được trên màn và bé hơn vật 
D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. 
Câu 18. Người ta dùng gương cầu đặt phía trước xe máy, ô tô có tác dụng
 A. Nhìn rõ các vật đằng sau B. Soi hành khách ngồi đằng sau
 C. Tạo ra vùng nhìn thấy rộng hơn D. Để cho đẹp
Câu 19. Vật phát ra âm thấp khi?
 A. Vật dao động mạnh hơn. B. Tần số dao động nhỏ hơn
 C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Tần số dao động lớn hơn
Câu 20. Chọn câu sai:
A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm. 
C. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường.
B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm. 
D. Thép truyền âm tốt hơn gỗ.
Câu 21: Ta nhận biết được ánh sáng vì :
A.Có nhiều vật sáng 	 B.Có nhiều ánh sáng 
C.Có nhiều nguồn sáng 	 D.Có ánh sáng truyền vào mắt ta 
Câu 22 : Nguồn sáng là 
A. Những vật tự nó phát ra ánh sáng 	 B .Những vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó 
C. Những vật được đun nóng 	 D. Những vật hấp thụ ánh sáng 
Câu 23: Anh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất ?
A. Là ảnh ảo bằng vật 	 B. Là ảnh ảo lớn hơn vật 	
C. Là ảnh ảo bé hơn vật 	 D. Là ảnh thật bé hơn vật 	
Câu 24: Độ to của âm được đo bằng đơn vị:
A. m/s	 B. Hz (Héc) C. dB (Đêxiben) D. Tất cả đều sai.
Câu 25: Âm có thể truyền qua môi trường nào dưới đây:
A. khí, lỏng, chân không.	 B. khí, lỏng, rắn.	
C.Khí, chân không.	 D. chân không.
Câu 26: Vận tốc truyền âm trong không khí là:
A. 340m/s	 B. 430 m/s C. 6100m/s	 D. 1000m/s
Câu 27 :Vật nào đóng vai trò là nguồn âm trong các vật sau đây 
A. Âm thoa B. Ông sáo C. Cây đàn ghi ta D. trống trường đang rung 
Câu 28 : Tai ta nghe được tiếng vang khi :
A. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ 
B. khi Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
C.Âm phát ra đến tai gần như cùng lúc với âm phản xạ 
D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang 
Câu 29: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với pháp tuyến một góc 60o. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 15o B. 30o C. 45o D. 60o
Câu 30: Bộ phận nào của trống dao động phát ra tiếng trống?
A. Dùi trống B. Thân trống. C. Không khí trong trống. 	 D. Mặt trống.
Câu 31: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường nào? 
A. Theo đường cong. B. Theo đường thẳng.
C. Theo đường gấp khúc. D. Theo nhiều đường khác nhau.
Câu 32: Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra thì tâm của Trái đất, Mặt trời, Mặt trăng và vị trí tương đối của chúng là:
A. Cùng nằm trên một đường thẳng 	B. Trái đất – Mặt trời – Mặt trăng
C. Nằm trên nhiều đường thẳng D. Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất 
Câu 33: Âm không thể truyền qua môi trường nào sau đây?
A. Khoảng chân không. B. Tường bê tông. 	
C. Nước biển. D. Ngoài tầng khí quyển bao quanh Trái Đất.
Câu 34: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
A. Miếng xốp. B. Rèm nhung. C. Mặt gương. D. Đệm cao su. 
Câu 35: Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? 
Dao động nhanh hay chậm của nhạc cụ. B. Kích thước của nhạc cụ.
C. Vẻ đẹp của nhạc cụ. D. Tần số của âm phát ra.
Câu 36: Âm phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào: 
A. Độ căng của mặt trống. B. Biên độ dao động của mặt trống. 
C. Kích thước của dùi trống. D. Sự dao động nhanh hay chậm của mặt trống
Câu 37: Ta nhận biết được ánh sáng vì :
A.Có nhiều vật sáng 	 B.Có nhiều ánh sáng 
C.Có nhiều nguồn sáng 	 D.Có ánh sáng truyền vào mắt ta 
Câu 38: Âm phát ra càng cao khi :
A. Vận tốc truyền âm càng lớn. B. Tần số dao động càng lớn 
C. Thời gian thực hiện một dao động càng lớn . D. Độ to của âm càng lớn.
Câu 39 : Góc tạo bởi tia tới và mặt phẳng của gương là 300 thì góc phản xạ là:
 A.600 B. 300 C 400 D. 500
Câu 40: Vật sáng đặt cách gương phẳng 1,5cm thì ảnh của nó ở sau gương cách vật một khoảng là: 
A.1,5cm B. 2cm C. 3cm D. 4cm
Câu 41 : Nguồn sáng là 
A. Những vật tự nó phát ra ánh sáng 	 B .Những vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó 
C. Những vật được đun nóng 	 D. Những vật hấp thụ ánh sáng 
Câu 42: Anh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất ?
A. Là ảnh ảo bằng vật 	 B. Là ảnh ảo lớn hơn vật 	
C. Là ảnh ảo bé hơn vật 	 D. Là ảnh thật bé hơn vật 	
Câu 43: Các vật phát ra âm gọi là.
 A. Nguồn âm.	B. Dao động.	C. Rung động.	 D. Âm thoa. 
Câu 44: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm là:
 A. Ảnh ảo bé hơn vật B. Ảnh ảo bằng vật 
 C. Ảnh ảo lớn hơn vật D. Ảnh hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
Câu 45: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với
 tia tới một góc bằng 600. Giá trị góc tới sẽ là : 
A. 300 B. 450 C. 350 D. 540 
Câu 46: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là:
 A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật B. Ảnh ảo bằng vật 
 C. Ảnh ảo lớn hơn vật D. Ảnh hứng được trên màn chắn và bằng vật.
Câu 47: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là:
 A. Ảnh ảo bé hơn vật B. Ảnh ảo bằng vật 
 C. Ảnh ảo lớn hơn vật D. Ảnh hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.
Câu 48: Ảnh ảo cách vật 50 cm. Vật cách gương phẳng:
 A. 20cm B. 25 cm C. 30cm D. 10cm 
Câu 49: Một vật sáng đặt cách gương phẳng 30cm, thì ảnh của nó cách vật một khoảng là:
 A. 15cm B. 30cm. C. 45cm. D. 60cm
Câu 50: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt gương phẳng. Góc phản xạ bằng:
 A. 00 B. 450 C. 900 D. 1800
 Câu 51: Một vật dao động càng mạnh, âm phát ra càng:
 A. Cao B. To C. Thấp D. Nhỏ
 Câu 52: Điểm giống nhau giữa gương cầu lồi và gương cầu lõm là:
 A. Tạo ra ảnh ảo bé hơn vật B. Tạo ra ảnh ảo bằng vật
 C. Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật. D. Tạo ra ảnh ảo khác vật
 Câu 53: Một vật dao động phát ra âm cao hơn khi:
 A. Biên độ dao động lớn hơn. B. Tần số dao động lớn hơn.
 C. Biên độ dao động nhỏ hơn D. Tần số dao động nhỏ hơ
Câu 54: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật :
A. Khi vật được chiếu sáng ; B. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật 
C. Khi có ánh sáng đi từ vật truyền vào mắt ta D. Khi vật phát ra ánh sáng 
Câu 55: Âm có thể truyền qua những môi trường nào?
 A. Khí.	B. Rắn.	 C. Lỏng.	 D. Cả 3 môi trương rắn lỏng khí.
Câu 56 : Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 400, góc 
phản xạ bằng : 
 A. 500 B. 400 C. 600 D. 800
Câu 57:Độ to của âm được đo bằng đơn vị:
A. m/s	 B. Hz (Héc) C. dB (Đêxiben) D. Tất cả đều sai.
Câu 58: Đơn vị của tần số được kí hiệu là :
A. dB B.N C. m/s D. Hz 
Câu 59:Âm có thể truyền qua môi trường nào dưới đây:
A. khí, lỏng, chân không.	 B. khí, lỏng, rắn.	
C.Khí, chân không.	 D. chân không.
Câu 61: Số dao động trong 1 giây gọi là:
Vận tốc của âm B. Tần số của âm
 C. Biên độ của âm D. Độ cao của âm
Câu 63: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
 A.Mảnh gương vỡ chói sáng dưới ánh nắng Mặt Trời. B. Mẫu than đang cháy. 
 C.Bóng đèn điện đang sáng. D. Mặt Trời
Câu 64. Góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 600, góc hợp bởi tia phản xạ và gương phẳng là: 
A. 300. B. 600. C. 900. D. 1200.
Câu 65. Mũi tên AB đặt trước mặt phản xạ của gương phẳng và vuông góc với mặt gương cho ảnh A′B′, ảnh A′B′ và vât AB như thế nào với nhau? 
A. Vuông góc. 	 B. Cùng chiều. 
C. Song song. 	 D. Ngược chiều, 
Câu 68. Một tiếng nổ lớn cách Nam một khoảng 680m. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, Nam và tiềng nổ đều ở trong không khí. Sau bao lâu thì Nam nghe được tiếng nổ đó? A. 1s. B. 3s. C. 2s D. 4s.
Câu 69. Vật nào trong các vật sau đây hấp thụ âm kém nhất? 
A. Tấm vải. B. Tấm xốp. C. Tấm kính phẳng. D. Tấm vỏ cây.
Câu 70. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây?
A. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật. 
C. Ảnh ảo, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, lớn hơn vật.
Câu 71. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn lửa. B. Mặt Trời. C. Dây tóc bóng đèn đang sáng. D. Mặt Trăng. 
Câu 73 : Nguồn sáng là 
A. Những vật tự nó phát ra ánh sáng 	 B .Những vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó 
C. Những vật được đun nóng 	 D. Những vật hấp thụ ánh sáng 
Câu 78 :Vật nào đóng vai trò là nguồn âm trong các vật sau đây 
A. Âm thoa B. Ông sáo C. Cây đàn ghi ta D. Mặt trống đang rung khi được gõ 
Câu 79 : Tai ta nghe được tiếng vang khi :
A. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ 
B. Âm phản xạ đến tai sau âm phát ra 
C.Âm phát ra đến tai gần như cùng lúc với âm phản xạ 
D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang 
C©u 81: Trong sè c¸c vËt thÓ sau ®©y mµ em nh×n thÊy trong líp häc, vËt thÓ nµo 
®ưîc gäi lµ vËt s¸ng?
A. ®Ìn pin đang sáng 	B. bµn ghÕ 
C. s¸ch vë ®å dïng häc tËp 	 D. tÊt c¶ c¸c vËt trên 
Câu 83. Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ khi tia sáng gặp gương phẳng như thế nào? 
A. Góc tới gấp đôi góc phản xạ. C. Góc phản xạ bằng góc tới. 
B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ. D. Góc phản xạ lớn hơn góc tới.
Câu 84. Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ bằng 1000. Số đo của góc tới i và góc phản xạ i, lần lượt bằng.
A. i = 500, i’ =500	 	B. i = 450, i’ = 450 
C. i = 600, i’ = 60 	D. i = 550, i’ = 550 
Câu 89: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với pháp tuyến một góc 60o. Góc tới có giá trị nào sau đây?
A. 15o B. 30o C. 45o D. 60o
Câu 90: Bộ phận nào của trống dao động phát ra tiếng trống?
A. Dùi trống B. Thân trống. 
C. Không khí trong trống. 	 D. Mặt trống.
B. Tự luận
Câu 91: Có 3 gương là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm cùng hình dạng và kích thước. Nêu cách nhận biết mỗi gương.
Câu 92: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước có tính chất gì giống và khác nhau?
Câu 93: Một vật thực hiện 90 dao động trong 3s. Hãy tính tần số dao động của vật đó.
Câu 94: Nếu gãy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ ? Tại sao?
Câu 95: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích 
Câu 96: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở trước mặt để quan sát các vật ở phía sau có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?
Câu 97: 
 Hãy vẽ và trình bày cách vẽ chùm tia
 phản xạ ứng với chùm tia tới như hình vẽ
 (Vẽ tia phản xạ IR và I’R’ ứng với tia tới SI và S’I’)
S 
I
I’
Câu 98: 
Một ống thép dài 150m. Một học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được 2 tiếng gõ. Tiếng nọ cách tiếng kia 0,415s. 
	a. Giải thích vì sao gõ một tiếng mà đầu kia lại nghe được 2 tiếng? 
	b.Tính vận tốc âm truyền trong không khí? Biết vận tốc âm trong ống thép là 6000m/s. 
Câu 97: Một con lắc dao động được 1200 lần trong 2 phút. Tính tần số dao động của nó?
Câu 99: Gỉa sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe qua lại . Hãy đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này.
Câu 100: Tính độ sâu của đáy biển tại một nơi mà thời gian kể từ khi tàu phát ra siêu âm đến khi nhận được siêu âm phản xạ lại là 1s. Biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1500m/s. 
III.HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP ÁN
A. Trắc Nghiệm
1
D
26
A
51
B
2
C
27
B
52
D
3
B
28
B
53
B
78
D
4
A
29
D
54
C
79
B
5
C
30
D
55
D
80
A
6
A
31
B
56
A
81
D
7
B
32
D
57
C
8
A
33
A
58
D
83
C
9
D
34
C
59
B
84
A
10
C
35
D
11
B
36
B
61
B
12
C
37
D
13
A
38
B
63
A
14
C
39
A
64
B
89
D
15
A
40
C
65
D
90
D
16
A
41
A
17
D
42
C
18
C
43
A
68
C
19
B
44
C
69
C
20
B
45
A
70
A
21
D
46
B
71
D
22
A
47
A
23
C
48
B
73
A
24
C
49
D
25
B
50
A
B. Tự luận
Câu 91: Có 3 gương là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm cùng hình dạng và kích thước. Nêu cách nhận biết mỗi gương.
Đặt sát một vật trước mỗi gương nếu:
 - Ảnh của một vật là ảnh ảo, nhỏ hơn vật đó : gương cầu lồi.
- Ảnh của vật là ảnh ảo, lớn hơn vật đó : gương cầu lõm
- Ảnh của vật là ảnh ảo, bằng vật đó : gương phẳng.
Câu 92: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước có tính chất gì giống và khác nhau?
*Giống nhau: ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
* Khác nhau:
+ Gương phẳng: ảnh bằng vật.
+ Gương cầu lồi: ảnh nhỏ hơn vật.
+ Gương cầu lõm: ảnh lớn hơn vật.
Câu 93: Một vật thực hiện 90 dao động trong 3s. Hãy tính tần số dao động của vật đó.
HD: Tóm tắt Giải:
n= 90 Tần số dao động của vật đó: 
t=3s 
f=? ĐS: f= 30Hz
Câu 94: Nếu gãy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ ? Tại sao?
HD:Khi gãy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to vì dây đàn lệch nhiều, biên độ dao động dây đàn lớn, âm càng to.
Câu 95: Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích 
HD:*Vận tốc ánh sáng=300.000km/s; Vận tốc truyền âm trong không khí=340m/s; Mà ánh sáng(tia chớp) và âm thanh (tiếng sét) tạo ra cùng 1 lúc như nhìn thấy tia chớp trước nghe tiếng sét sau vì vận tốc ánh sáng > vận tốc truyền âm trong không khí (300.000km/s>340m/s).
Câu 96: Người lái xe ô tô dùng gương cầu lồi đặt ở trước mặt để quan sát các vật ở phía sau có lợi gì hơn là dùng gương phẳng?
HD: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. Quan sát được khoảng rộng ở phía sau. Tránh tai nạn giao thông.
Câu 97: 
 Hãy vẽ và trình bày cách vẽ chùm tia
 phản xạ ứng với chùm tia tới như hình vẽ
 (Vẽ tia phản xạ IR và I’R’ ứng với tia tới SI và S’I’)
HD:
Vẽ đúng hình
Nêu cách vẽ đúng:
- B1: Dựng pháp tuyến tại điểm tới I và I’
- B2: Vẽ tia phản xạ IR sao cho góc phản xạ bằng góc tới
- B3: Vẽ tia phản xạ I’R’ sao cho góc phản xạ bằng góc tới
Đánh dấu tên các điểm, ký hiệu các góc, dấu mũi tên chỉ hướng tia sáng ...
N’
N
S 
I
I’
R
R’
Câu 98: 
Một ống thép dài 150m. Một học sinh dùng búa gõ vào một đầu ống thì một em khác đặt tai ở đầu kia của ống nghe được 2 tiếng gõ. Tiếng nọ cách tiếng kia 0,415s. 
	a. Giải thích vì sao gõ một tiếng mà đầu kia lại nghe được 2 tiếng? 
	b.Tính vận tốc âm truyền trong không khí? Biết vận tốc âm trong ống thép là 6000m/s. 
HD: Do âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí, nên tiếng gõ truyền theo ống thép đến tai trước, sau đó tiếng gõ đó truyền đi trong không khí đến tai sau; 
Gọi v1 là vận tốc âm trong không khí, v2 là vận tốc âm trong thép. 
Do âm truyền trong thép nhanh hơn trong không khí nên:
Û
Từ đây ta tìm được v1 = 341 m/s;
* Có thể giải như sau: 
	- Tìm thời gian âm truyền trong thép: t2 = S/v2 ; 
	- Thời gian âm truyền trong không khí: t1 = t2 + 0,415 ; 
	- Vận tốc âm trong không khí: v1 = S/ t1. 
Câu 99: Một con lắc dao động được 1200 lần trong 2 phút. Tính tần số dao động của nó?
HD: Gọi n là số lần dao động của con lắc trong 2 phút:
 n = 1200 lần
Thời gian dao động là: t = 2phút = 120s
Tần số dao động của con lắc là: 
 f = n/t = 1200/120 = 10 (Hz)
Câu 100: 
Gỉa sử một bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ có nhiều xe qua lại . Hãy đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện này.
HD:
Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ :
- Treo biển cấm bóp còi gần bệnh viện.	 
- Xây tường chắn xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm.	 
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện.	 
- Treo rèm cửa để ngăn chặn đường truyền âm hoặc hấp thụ bớt âm. 
---------------------Hết--------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_7.doc