Giáo án Vật Lý Khối 7 - Chương 1: Quang học

Giáo án Vật Lý Khối 7 - Chương 1: Quang học

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?

  Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

2. Khi nào ta nhìn thấy một vật?

  Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

3. Nguồn sáng và vật sáng

 - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

 Ví dụ: Ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang phát sáng, Mặt Trời,.

- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

 Ví dụ: Quyển sách, bàn ghế, cây cối vào ban ngày.

Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra được vật đen vì nó đặt bên cạnh những vật sáng khác.

 Những chiếc chai nhựa màu đen không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng. Ta nhìn thấy những chiếc chai nhựa màu đen đó vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác (ghế, chậu cây, bức tường.)

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Điều kiện nhìn thấy vật

 Để nhìn thấy được một vật cần phải có hai điều kiện:

 - Phải có ánh sáng từ vật đó phát ra.

 - Ánh sáng từ vật phát ra đó phải truyền được đến mắt ta.

 Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì ta không thể nhìn thấy được vật.

2. Nhận biết, phân biệt nguồn sáng và vật sáng

 a) Nhận biết

 * Nguồn sáng

 Căn cứ vào nguồn gốc ta có thể xếp thành hai loại nguồn sáng:

 - Nguồn sáng tự nhiên: Mặt Trời, núi lửa đang hoạt động, con đom đóm.

 - Nguồn sáng nhân tạo: Bếp ga đang cháy, que diêm đang cháy.

 * Vật sáng

 Ta có thể chia vật sáng thành hai loại:

 

docx 21 trang bachkq715 6870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật Lý Khối 7 - Chương 1: Quang học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ I. QUANG HỌC
CHỦ ĐỀ 1. NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG, NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Khi nào ta nhận biết được ánh sáng?
 ⇨ Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
2. Khi nào ta nhìn thấy một vật?
 ⇨ Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.
3. Nguồn sáng và vật sáng
 - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng
 Ví dụ: Ngọn nến đang cháy, bóng đèn đang phát sáng, Mặt Trời,...
- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
 Ví dụ: Quyển sách, bàn ghế, cây cối vào ban ngày...
Lưu ý: Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra được vật đen vì nó đặt bên cạnh những vật sáng khác.
 Những chiếc chai nhựa màu đen không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng. Ta nhìn thấy những chiếc chai nhựa màu đen đó vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác (ghế, chậu cây, bức tường...)
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Điều kiện nhìn thấy vật
 Để nhìn thấy được một vật cần phải có hai điều kiện:
 - Phải có ánh sáng từ vật đó phát ra.
 - Ánh sáng từ vật phát ra đó phải truyền được đến mắt ta.
 Nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì ta không thể nhìn thấy được vật.
2. Nhận biết, phân biệt nguồn sáng và vật sáng
 a) Nhận biết
 * Nguồn sáng
 Căn cứ vào nguồn gốc ta có thể xếp thành hai loại nguồn sáng:
 - Nguồn sáng tự nhiên: Mặt Trời, núi lửa đang hoạt động, con đom đóm...
 - Nguồn sáng nhân tạo: Bếp ga đang cháy, que diêm đang cháy...
 * Vật sáng
 Ta có thể chia vật sáng thành hai loại:
 - Nguồn sáng.
 - Vật hắt lại ánh sáng: Những vật không tự phát ra ánh sáng nhưng hắt lại ánh sáng khi có ánh sáng chiếu vào nó.
 b) Phân biệt nguồn sáng và vật sáng
 * Giống nhau: Cả nguồn sáng và vật sáng đều có ánh sáng từ nó phát ra.
 * Khác nhau:
 - Nguồn sáng: Là những vật tự nó phát ra ánh sáng.
 - Vật sáng: Có thể là những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng khi được nguồn sáng khác chiếu vào.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.	 B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.	 D. Vì vật được chiếu sáng.
Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
A. Mặt Trời 	B. Núi lửa đang cháy 	C. Bóng đèn đang sáng 	D. Mặt Trăng
Bài 3: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:
A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng
B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta
C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng	D. Các câu trên đều đúng
Bài 4: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy.	B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời. 	D. Mặt Trời.
Bài 5: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?
A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.
B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối
C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy 
D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng
Bài 6: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì
A. Bản thân quyển sách có màu đỏ 	B. Quyển sách là một vật sáng
C. Quyển sách là một nguồn sáng 	D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta
Bài 7: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng
B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng
C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng
D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng
Bài 8: Giải thích vì sao trong phòng có của gỗ đóng kín, không bật đèn, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?
Bài 9: Ban đêm, trong phòng tối, ta nhìn thấy một điểm sáng trên bàn. Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem điểm sáng đó có phải là nguồn sáng không.
Bài 10: Tại sao trong phòng tối, khi bật đèn, mặc dù quay lưng với bóng đèn nhưng ta vẫn nhìn thấy các vật ở trước mặt?
CHỦ ĐỀ 2. SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Đường truyền của ánh sáng
 Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng
2. Tia sáng và chùm sáng
 a) Tia sáng
 Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
 Biểu diễn tia sáng:
 b) Chùm sáng
 - Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.
 - Có ba loại chùm sáng:
 + Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
 + Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
 + Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
 Lưu ý: Ánh sáng truyền đi trong không khí với vận tốc rất lớn, gần bằng 300000 km/s. Có nghĩa là cứ mỗi giây ánh sáng đi được khoảng 300000 km.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Giải thích khi nào nhìn thấy được vật
 Để giải thích tại sao khi mắt ta mở và vật là một nguồn sáng nhưng ta vẫn không nhìn thấy vật. Căn cứ vào ánh sáng truyền theo đường thẳng, ta kẻ một đường thẳng từ mắt đến vật đó. Nếu:
 - Đường thẳng đó gặp vật cản là vật chắn sáng thì ta không thể nhìn thấy vật.
 - Đường thẳng đó không gặp vật cản là vật chắn sáng thì ta nhìn thấy vật.
2. Giải bài tập ánh sáng truyền đi trong các môi trường
 Căn cứ vào định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích:
 - Ánh sáng truyền đi trong một môi trường:
 + Nếu môi trường đó là trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
 + Nếu môi trường đó là trong suốt và không đồng tính hoặc đồng tính nhưng không trong suốt thì ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng.
 - Ánh sáng truyền đi trong hai môi trường: Nếu cả hai môi trường đều trong suốt và đồng tính thì ánh sáng truyền đi theo hai nửa đường thẳng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường đó.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.	B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.
Bài 2: Chùm sáng . gồm các tia sáng .. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Phân kỳ; giao nhau 	B. Hội tụ; loe rộng ra
C. Phân kỳ; loe rộng ra 	D. Song song; giao nhau
Bài 3: Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?
A. Hình a và b 	B. Hình a và c	C. Hình b và c 	D. Hình a, c và d
Bài 4: Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vàonước(2)? 
Bài 5: Chọn một phát biểu không đúng về đường truyền của tia sáng:
A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
C. Trong môi trường đồng tính nhưng không trong suốt, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.
D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo đường thẳng.
Bài 6: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.
B. Chùm sáng hội tụ là chùm trong đó các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
C. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.
D. Người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng.
Bài 7: Tại sao vào những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, lúc gần trưa hoặc đầu buổi chiều, mặt đường nhựa có lúc trông loang loáng như vũng nước.
CHỦ ĐỀ 3. ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Bóng tối và bóng nửa tối
 a) Bóng tối
 Vùng nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng tối.
 Đặt một đèn pin trước một màn chắn (E), trong khoảng từ đèn đến màn chắn đặt một miếng bìa (MKIN). Vùng không nhận được ánh sáng là M’K’I’N’.
 b) Bóng nửa tối
 Vùng nằm ở phía sau vật cản, chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới gọi là bóng nửa tối.
2. Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
 Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Trái Đất cho nên sẽ có những lúc Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời cùng nằm trên một đường thẳng.
 a) Hiện tượng nhật thực
 Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.
 Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực toàn phần. Nếu ta đứng ở chỗ bóng nửa tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.
 b) Hiện tượng nguyệt thực
 Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể nhìn thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.
 + Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất.
 + Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một chút.
 + Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng bóng tối của Trái Đất. Mặt Trăng bị che khuất một phần và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Giải thích tại sao có hiện tượng bóng tối và bóng nửa tối
 - Căn cứ vào định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 - Khi chỉ có bóng tối xuất hiện, tức là khi đó nguồn sáng là hẹp.
 - Khi có cả bóng tối và bóng nửa tối xuất hiện, tức là khi đó nguồn sáng là rộng.
2. Giải thích tại sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực
 Dựa vào các điều sau đây để giải thích:
 - Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 - Chỉ có Mặt Trời là nguồn sáng còn Trái Đất và Mặt Trăng là hai vật được chiếu sáng.
 - Mặt Trăng luôn chuyển động quay quanh Trái Đất nên sẽ có những lúc Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng tức sẽ có Trái Đất và Mặt Trăng che khuất lẫn nhau.
 + Khi Mặt Trăng nằm giữa, tức Mặt Trăng che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Trái Đất thì xảy ra hiện tượng nhật thực (hiện tượng nhật thực xảy ra vào ban ngày).
 + Khi Trái Đất nằm giữa, tức Trái Đất che không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng thì xảy ra hiện tượng nguyệt thực (hiện tượng nguyệt thực xảy ra vào ban đêm).
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
Bài 2: Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn. 	B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
D. Để học sinh không bị chói mắt.
Bài 3: Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm 	B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn 	D. Màn chắn ở gần nguồn.
Bài 4: Chọn câu trả lời sai? Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:
A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.
C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời
D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.
Bài 5: Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng 	B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời 	D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
Bài 6: Thế nào là bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới
Bài 7: Hiện tượng xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng 	B. Nguyệt thực/ Trái Đất
C. Nhật thực/ Mặt Trăng 	D. Nhật thực/ Trái Đất
CHỦ ĐỀ 4. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Gương phẳng
 - Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn, bóng, có thể soi hình của các vật.
 - Hình của một vật quan sát được trong gương phẳng gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
2. Phản xạ ánh sáng
 a) Hiện tượng phản xạ ánh sáng
 Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng bị hắt trở lại khi gặp một bề mặt nhẵn bóng.
 b) Định luật phản xạ ánh sáng
 Nội dung định luật:
 - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
 - Góc phản xạ bằng góc tới.
 I: Điểm tới
 NN’: Pháp tuyến
 SI: Tia tới
 IR: Tia phản xạ
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Cách vẽ tia tới, phản xạ và cách tính góc phản xạ, góc tới
 a) Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới
 Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:
 - Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I
 - Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI
 - Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’
 - Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.
 b) Cách tính góc phản xạ, góc tới
 Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.
 Ví dụ: Cho góc hợp bởi tia tới và gương (góc α). Tính góc tới i và góc phản xạ i’.
 Từ hình vẽ ta có: i + α = 900
 ⇒ i' + β = 900
 Mà i’ = i ⇒ α = β
 ⇒ i' = i = 900 - α
 * Lưu ý:
 - Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức
 i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.
 - Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.
2. Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ
 - Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.
 - Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’
 - Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.
 - Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng
3. Cách xác định góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương
 Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng và điều kiện của đề bài ta tìm các cặp góc bằng nhau, sau đó tìm mối quan hệ giữa các góc có liên quan, rồi suy ra góc quay của tia tới, tia phản xạ hoặc của gương.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu?
A. 900 	B. 750 	C. 600 	D. 300
Bài 2: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
A. bằng hai lần góc tới 	B. bằng góc tới 	C. bằng nửa góc tới 	D. Tất cả đều sai
Bài 3: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:
A. 900 	B. 1800 	C. 00 	D. 450
Bài 4: Chọn câu đúng?
 A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.
 B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.
 C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.
 D. Cả A, B, C. 
Bài 5: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
A. Màn hình tivi 	B. Mặt hồ nước trong
C. Mặt tờ giấy trắng 	D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat
Bài 6: Trong các hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?
Bài 7: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 300. Góc phản xạ bằng:
A. 300 	B. 450 	C. 600 	D. 150
Bài 8: Cho tia sáng SI có phương chiều như hình vẽ. Hãy tìm cách đặt gương phẳng để thu được tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên. 
CHỦ ĐỀ 5. ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Đặc điểm ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có đặc điểm:
 - Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).
 - Có kích thước lớn bằng vật.
 - Đối xứng với vật qua gương phẳng (tức là khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
2. Lưu ý
 - Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
 - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
 Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 * Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.
 * Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:
 - Định luật phản xạ ánh sáng.
 - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
 Cách vẽ:
 - Từ một điểm S ta vẽ hai tia tới mặt phẳng gương.
 - Vẽ hai tia phản xạ tương ứng.
 - Giao nhau của phần kéo dài hai tia phản xạ chính là ảnh S’ của S (hình a).
 Lưu ý: Nên chọn một tia tới đặc biệt là tia vuông góc với mặt phẳng gương cho tia phản xạ bật trở lại (hình b)
 * Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng
 Cách vẽ: Chỉ cần lấy điểm đối xứng
 - Ảnh S’ của S qua gương phẳng (hình c).
 - Ảnh A’B’ của vật AB qua gương phẳng (hình d).
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Chọn phát biểu đúng?
A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.
B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.
C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.
Bài 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?
A. 3m 	B. 3,2m 	C. 1,5m 	D. 1,6m
Bài 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?
A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.	B. Khi S’ là nguồn sáng
C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.
Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?
A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.
B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.
C. Vì ảnh ảo là vật sáng.
D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
Bài 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:
A. 54cm 	B. 45cm 	C. 27cm 	D. 37cm
Bài 6: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (hình vẽ).
 a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.
 b) Đặt mắt tại điểm M nhìn vào gương, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt.
.
CHỦ ĐỀ 7. GƯƠNG CẦU LỒI
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Gương cầu lồi là gì?
 Gương cầu lồi là một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, có mặt phản xạ nằm phía ngoài mặt cầu.
2. Đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi
 Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm:
 - Là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).
 - Luôn nhỏ hơn vật.
3. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
 - Khi đặt mắt trước một gương cầu lồi, mắt chỉ có thể nhìn thấy ảnh của những vật nằm trong một vùng nào đó trước gương. Vùng này được gọi là vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
 - Vùng quan sát được trong gương cầu lồi rộng hay hẹp tùy thuộc vào kích thước của gương và vị trí đặt mắt trước gương.
 - Với gương cầu lồi và gương phẳng cùng kích thước (cùng độ rộng) và cùng vị trí đặt mắt như nhau thì vùng quan sát được trong gương cầu lồi lớn hơn vùng quan sát được trong gương phẳng.
4. Ứng dụng
 - Làm gương chiếu hậu xe ô tô, xe máy.
 - Làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Phân biệt gương cầu lồi và gương phẳng
 Để phân biệt gương cầu lồi và gương phẳng ta dựa vào hình dạng, đặc điểm ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.
Phân biệt
Gương phẳng
Gương cầu lồi
Hình vẽ
Hình dạng
Mặt phẳng, nhẵn, bóng
Mặt lồi, nhẵn, bóng
Ảnh
Ảnh ảo, bằng vật
Ảnh ảo, nhỏ hơn vật
.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?
A. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật 	B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật
C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật 	D. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật
Bài 2: Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi ..ảnh tạo bởi gương phẳng.
A. nhỏ hơn 	B. bằng
C. lớn hơn 	D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Bài 3: Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?
A. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn
B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi
C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng
D. Cả A, B và C
Bài 4: Gương cầu lồi có cấu tạo là:
A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.
B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.
C. mặt cầu lồi trong suốt. 	D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.
Bài 5: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất:
A. Song song 	B. Hội tụ
C. Phân kì 	D. Không truyền theo đường thẳng
CHỦ ĐỀ 8. GƯƠNG CẦU LÕM
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT
1. Gương cầu lõm là gì?
 Gương cầu lõm là một phần mặt cầu, phản xạ tốt ánh sáng, có mặt phản xạ nằm phía trong mặt cầu.
2. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm
 Vật đặt gần sát gương cầu lõm cho ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và luôn lớn hơn vật.
 Lưu ý: Thực ra ảnh tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy theo vị trí của vật đối với gương.
3. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
 - Chiếu một chùm tia sáng song song tới gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm F ở trước gương.
 - Một nguồn sáng nhỏ đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp (F) tạo ra một chùm tia sáng phân kì cho chùm phản xạ là chùm sáng song song.
 Như vậy: Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia sáng tới song song thành chùm tia sáng phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại biến đổi một chùm tia sáng tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
4. Ứng dụng
 Gương cầu lõm dùng trong đèn pha ô tô, mô tô, đèn pin; gương tập trung năng lượng ánh sáng Mặt Trời.
B. BÀI TẬP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài 1: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ là chùm sáng:
A. Hội tụ 	B. Song song
C. Phân kì 	D. Không truyền theo đường thẳng
Bài 2: Các vật nào dưới đây có thể coi là gương cầu lõm?
A. Pha đèn pin	B. Pha đèn ô tô
C. Gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời 	D. Cả A, B, C
Bài 3: Phương án nào là sai trong các phương án sau đây? Tác dụng của gương cầu lõm là
A. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
B. Biến đổi chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
C. Tạo ảnh ảo lớn hơn vật.
D. Biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ phân kì.
Bài 4: Chọn câu giải thích rõ ràng, đầy đủ nhất.
 Trên hình vẽ, là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để đun nước nóng. Thùng nước nóng lên vì:
A. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt. Mặt Trời chiếu tới gương một chùm sáng song song. Gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ hội tụ tại vị trí đặt thùng nước, làm cho nhiệt độ tại đó tăng lên cao.
B. Ánh sáng chiếu vào thùng nước mạnh lên rất nhiều.
C. Chùm phản xạ từ gương hội tụ tại vị trí đặt thùng nước.
D. Ánh sáng Mặt Trời mang nhiệt.
Bài 5: Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn?
A. Vì pha đèn không phản xạ được ánh sáng.
B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng tại một điểm ở xa.
C. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song.
D. Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm.
Bài 7: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Khi vật đặt từ một khoảng cách nào đó trở ra xa thì gương cầu lõm không tạo ra ảnh ảo trong gương.
B. Ảnh mà mắt nhìn thấy trong gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn, vì đó là ảnh ảo.
C. Một vật chỉ khi đặt gần gương cầu lõm thì gương mới tạo được ảnh ảo.
D. Bất kì vật đặt ở vị trí nào, gương cầu lõm cũng tạo ra ảnh ảo.
Bài 8: Chọn câu trả lời đầy đủ nhất. Gương cầu lõm có thể tạo ra ảnh:
A. Ảo, lớn hơn vật.
B. Ảnh ảo lớn hơn vật khi vật đặt gần sát gương, ảnh thật khi vật ở xa gương.
C. Thật. 	D. Hứng được trên màn chắn.
Bài 9: Để quan sát ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt ta phải đặt ở đâu?
A. Ở đâu cũng được nhưng phải nhìn vào mặt phản xạ của gương.
B. Ở trước gương.
C. Trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt.
D. Ở trước gương và nhìn vào vật.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_khoi_7_chuong_1_quang_hoc.docx