Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I

Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?

Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là:

+ Cơ thể có kích thước hiển vi .

+ Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.

+ Phần lớn dinh dưỡng là dị dưỡng.

+ Phần lớn sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.

+ Phần lớn có cơ quan di chuyển (trừ trùng sốt rét).

Câu 2: Em hãy nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh?

- Là chất chỉ thị về độ sạch của môi trường nước: Trùng biến hình, trùng giày

- Làm thức ăn cho động vật nhỏ đặc biệt là giáp xác nhỏ: Trùng biến hình, trùng roi

- Nguyên liệu để chế giấy giáp: Trùng phóng xạ

- Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm dầu mỏ: Trùng lỗ

- Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét

Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh?

a. Cấu tạo

 Kích thước hiển vi (0,05mm), cơ thể hình thoi, đầu tù đuôi nhọn, có roi dài ở đầu, cơ thể có hạt diệp lục (20), có điểm mắt nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp.

b. Di chuyển: Trùng roi di chuyển nhờ roi.

c. Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi:

 - Tự dưỡng (khi có ánh sáng mặt trời) hoặc dị dưõng (khi không có ánh sáng mặt trời).

 - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng cơ thể.

 - Bài tiết: Thải các chất thải ra ngoài cơ thể qua không bào co bóp.

d. Sinh sản

 Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc.

Câu 4: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?

a. Giống

- Cơ thể trùng roi có chất diệp lục. Nên trùng roi cũng có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng giống như ở thực vật.

- Tế bào trùng roi và tế bào thực vật đều có màng xenlulozơ.

b. Khác

- Trùng roi có khả năng di chuyển.

- Trùng roi còn có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.

Câu 5: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày?

 

 

doc 8 trang bachkq715 4220
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập hk 1 Môn: Sinh học 7
Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh
Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh?
Đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh là:
+ Cơ thể có kích thước hiển vi .
+ Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
+ Phần lớn dinh dưỡng là dị dưỡng.
+ Phần lớn sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi.
+ Phần lớn có cơ quan di chuyển (trừ trùng sốt rét).
Câu 2: Em hãy nêu vai trò của ngành động vật nguyên sinh?
- Là chất chỉ thị về độ sạch của môi trường nước: Trùng biến hình, trùng giày 
- Làm thức ăn cho động vật nhỏ đặc biệt là giáp xác nhỏ: Trùng biến hình, trùng roi 
- Nguyên liệu để chế giấy giáp: Trùng phóng xạ 
- Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm dầu mỏ: Trùng lỗ 
- Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét 
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh?
a. Cấu tạo
 Kích thước hiển vi (0,05mm), cơ thể hình thoi, đầu tù đuôi nhọn, có roi dài ở đầu, cơ thể có hạt diệp lục (20), có điểm mắt nằm dưới gốc roi, dưới điểm mắt có không bào co bóp.
b. Di chuyển: Trùng roi di chuyển nhờ roi.
c. Đặc điểm dinh dưỡng của trùng roi:
 - Tự dưỡng (khi có ánh sáng mặt trời) hoặc dị dưõng (khi không có ánh sáng mặt trời).
 - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng cơ thể.
 - Bài tiết: Thải các chất thải ra ngoài cơ thể qua không bào co bóp.
d. Sinh sản
 Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc.
Câu 4: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?
a. Giống	
- Cơ thể trùng roi có chất diệp lục. Nên trùng roi cũng có hình thức dinh dưỡng tự dưỡng giống như ở thực vật. 
- Tế bào trùng roi và tế bào thực vật đều có màng xenlulozơ.
b. Khác
- Trùng roi có khả năng di chuyển.
- Trùng roi còn có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng.
Câu 5: Trùng giày di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và thải bã như thế nào? Nêu đặc điểm cấu tạo và sinh sản của trùng giày?
a. Cấu tạo
Cơ thể trùng giày gồm một tế bào có cấu tạo gồm:
- Gồm 2 nhân: Nhân lớn và nhân nhỏ.
- Không bào co bóp (2), chất nguyên sinh, không bào tiêu hoá.
- Miệng. 
- Hầu, lông bơi.
b. Di chuyển
Trùng giày di chuyển nhờ lông bơi.
c. Quá trình lấy thức ăn tiêu hóa và thải bã
- Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.
- Tiêu hoá: Thức ăn-> Miệng -> Hầu -> Không bào tiêu hoá -> Biến đổi nhờ enzim -> chất dinh dưỡng ngấm vào chất nguyên sinh.
- Bài tiết (Quá trình thải bã): Chất thải được đưa đến không bào co bóp -> lỗ thoát ra ngoài cơ thể.
-> Như vậy ở trùng giày đã có sự phân hóa chức năng ở từng bộ phận.
d. Sinh sản
Trùng giày có hai hình thức sinh sản:
+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
+ Sinh sản hữu tính còn gọi là sinh sản tiếp hợp.
Câu 6: Trùng biến hình sống ở đâu? Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi, quá trình thải bã và hô hấp của trùng giày? Nêu đặc điểm sinh sản của trùng giày?
- Trùng biến hình sống ở mặt bùn trong các ao tù hay các hồ nước lặng.
- Cấu tạo: Trùng biến hình là một cơ thể đơn bào có cấu tạo gồm: Nhân, chất nguyên sinh chất, chân giả, không bào tiêu hoá và không bào co bóp.
- Di chuyển: Di chuyển bằng cách hình thành chân giả(do chất nguyên sinh dồn về một phía).
- Bắt mồi và tiêu hóa mồi
+ Trùng biến hình bắt mồi nhờ chân giả.
+ Trùng biến hình tiêu hóa nội bào.
- Hô hấp: Trùng biến hình hô hấp qua bề mặt cơ thể.
- Quá trình thải bã: Chất thừa dồn đến không bào co bóp thải ra ngoài ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.
- Sinh sản: Trùng biến hình sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể.
Câu 7: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét?
a. Giống nhau:
- Là cơ thể đơn bào gồm: Nhân và chất nguyên sinh.
- Dinh dưỡng qua màng cơ thể và ăn hồng cầu.
- Gây bệnh cho người và động vật.
b. Khác nhau
Trùng kiết lị
Trùng sốt rét
- Sống ở niêm mạc ruột người.
- Di chuyển bằng chân giả ngắn. Có không bào co bóp và không bào tiêu hóa.
- Kích thước lớn hơn hồng cầu.
- Sống trong máu người, thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
- Không có cơ quan di chuyển và các không bào.
- Kích thước nhỏ hơn hồng cầu.
Câu 8: Nêu vòng đời của trùng sốt rét? Vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi? Nêu biện pháp phòng chánh bệnh sốt rét?
a. Vòng đời của trùng sốt rét:
Trùng sốt rét qua muỗi anôphen vào cơ thể người -> chui vào hồng cầu -> lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu và sinh sản rất nhanh -> phá huỷ hồng cầu 
-> chui vào hồng cầu khác.
b. Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì:
- Khí hậu ở đây ẩm thấp.
- ở đây có nhiều muỗi Anôphen.
- Điều kiện vệ sinh ở đây không đảm bảo.
c. Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét:
+ Vệ sinh sạch sẽ nơi ở.
+ Đi ngủ thì phải mắc màn.
+ Diệt bọ gậy, muỗi 
Câu 9: Em hãy nêu sự phát triển của trùng kiết lị? Trùng kiết lị có hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Nêu biện pháp phòng tránh?
- Sự phát triển của trùng kiết lị:
+ Ngoài môi trường: Kết bào xác. 
+ Theo đường ăn uống vào ruột người. ở đây trùng kiết lị chui ra khỏi bào xác bám vào thành ruột và sinh sản rất nhanh.
- Trùng kiết lị gây ra bệnh kiết lị.
- Triệu trứng: Bệnh nhân đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày.
- Biện pháp phòng chánh:
+ Vệ sinh ăn uống sạch sẽ: Ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, không ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng và thức ăn sống.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
+ Vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Chương 2: Ngành ruột khoang
Câu 10: Em hãy kể tên các đại diện của ngành ruột khoang? Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
a. Các đại diện của ngành ruột khoang là: Thủy tức, sứa, hải quỳ, san hô 
 b. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
- Cơ thể đối xứng toả tròn.
- Ruột dạng túi.
- Cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp tế bào.
- Sử dụng tế bào gai để tự vệ và tấn công
 Câu 11: Em hãy nêu vai trò của ngành ruột khoang?	
* Lợi ích :
- Tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên : San hô, hải quỳ, sứa...
- Có ý nghĩa sinh thái đốivới biển: Sứa, san hô...
- Làm đồ trang sức, trang trí: San hô, hải quỳ...
- Làm thực phẩm có giá trị: Sứa sen, sứa rô... 
- Cung cấp ngliệu cho xây dựng: San hô...
- Hoá thạch san hô giúp góp phần nghiên cứu địa chất.
* Tác hại :
- Gây ngứa và độc cho con người: sứa...
- ảnh hưởng đến giao thông đường thuỷ: san hô
Câu12: Em hãy trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng của thủy tức ?
a. Cấu tạo:
- Thuỷ tức có cơ thể hình trụ dài.
- Phần trên là lỗ miệng, xung quanh có các tua miệng.
- Phần dưới là đế bám.
- Cơ thể đối xứng toả tròn. 
- Thành cơ thể có 2 lớp tế bào: Lớp trong và lớp ngoài. Giữa hai lớp là tầng keo mỏng.
- Lớp ngoài gồm các tế bào: Tế bào gai và tế bào mô bì - cơ.
- Lớp trong gồm các tế bào: Tế bào thần kinh, tế bào mô cơ - tiêu hóa, tế bào sinh sản.
- Các tế bào có cấu tạo phân hoá.
- Lỗ miệng thông với khoang tiêu hoá gọi là ruột túi.
b. Di chuyển: Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu.
c. Dinh dưỡng:
- Tiêu hoá:
+ Bắt mồi và đưa mồi vào miệng bằng tua.
+ Quá trình tiêu hoá thực hiện ở khoang tiêu hoá.
- Bài tiết: Các chất cặn bã thải ra ngoài bằng lỗ miệng.
- Hô hấp: Sự trao đổi khí qua thành cơ thể.
Câu 13: Em hãy nêu các cách sinh sản của thủy tức? So sánh sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
a. Các hình thức sinh sản của thủy tức:
- Mọc chồi.
- Tái sinh.
- Sinh sản hữu tính.
b. Sự khác nhau trong hình thức sinh sản mọc chồi của san hô và thủy tức:
- ở thủy tức: Chồi con tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.
- ở san hô: Cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ, tạo nên tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau.
Chương 3: Các ngành giun
Câu 14: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng của sán lá gan?
- Sán lá gan kí sinh ở gan, mật trâu bò.
- Hình dạng: Hình lá, dẹp từ 2- 5 cm, màu đỏ máu.
- Cấu tạo: 
+ Mắt, lông bơi tiêu giảm.
+ Giác bám phát triển.
+ Cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển nên cơ thể có khả năng chun giãn phồng dẹp
- Di chuyển: Luồn lách trong môi trường kí sinh.
- Dinh dưỡng:
+ Giác bám bám vào nội tạng của vật chủ.
+ Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng.
+ Ruột phân nhiều nhánh vừa tiêu hóa thức ăn vừa đưa chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Câu 15: Em hãy nêu vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan?
a. Vòng đời của sán lá gan:
- Sán lá gan (ở gan, mật trâu bò) đẻ trứng.
- Trứng gặp nước phát triển thành ấu trùng có lông.
- ấu trùng kí sinh trong ốc.
- ấu trùng có đuôi.
- Kết kén ở cây thủy sinh.
- Trâu bò ăn phải kén sán thì kén sán phát triển thành cơ thể sán lá gan.
b. Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
+ Vì thức ăn của trâu bò là cây cỏ thủy sinh có chứa nhiều kén sán. 
Câu 16: Nêu đặc điểm cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng của giun đũa?
a. Cấu tạo:
- Kí sinh trong ruột non người.
- Hình ống dài bằng chiếc đũa.
- Có một lớp vỏ cuticun bao bọc ngoài cơ thể giúp giun đũa không bị tiêu hóa bởi dịch tiêu hóa.
- Thành cơ thể có lớp biểu bì và cơ dọc phát triển.
- Khoang cơ thể chưa chính thức.
- ống tiêu hóa thẳng bắt đầu bằng lỗ miệng và kết thúc bằng hậu môn (Miệng-> Hầu-> Ruột non-> Hậu môn).
- Tuyến sinh dục phát triển.
b. Di chuyển: Giun đũa di chuyển bằng cách cong cơ thể lại sau đó duỗi ra-> Thích nghi với động tác chui rúc trong môi trường kí sinh.
c. Dinh dưỡng: Giun đũa hút chất dinh dưỡng của con người rất nhanh và nhiều.
Câu17: Đặc điểm cấu tạo nào của giun đũa khác với sán lá gan?
Đặc điểm của giun đũa khác với sán lá gan là:
- Cơ thể giun đũa có tiết diện ngang tròn.
- Có khoang cơ thể chưa chính thức.
- ống tiêu hóa phân hóa.
- Cơ thể bao bọc bởi lớp vỏ cuticun.
- Cơ thể giun đũa chỉ có cơ dọc phát triển.
Câu 18: Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người?
- Tác hại của giun đũa: 
+ Lấy tranh thức ăn của cơ thể
+ Gây tắc ruột, tắc ống mật
+ Tiết độc tố gây hại cho cơ thể
+ Người mắc bệnh giun đũa là một ổ phát tán bệnh cho cộng đồng.
- Biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người:
- Giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá, tiết canh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, che đậy thức ăn bằng lồng bàn, tủ kính 
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ:
+ Diệt trừ triệt để ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng.
+ Sử dụng nhà tiêu hố xí hợp vệ sinh
- Tẩy giun định kỳ 1-2 lần/ năm.
Chương 4: Ngành thân mềm
Câu 19: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả? Nêu cách dinh dưỡng của trai? Cách dinh dưỡng của trai có ý ngĩa như thế nào với môi trường nước?
- Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. Do vỏ trai cứng và trai có hai cơ khép vỏ vững chắc.
- Cách dinh dưỡng của trai:
+ Thức ăn của trai là động vật nguyên sinh và vụn hữu cơ theo ống hút vào miệng trai. Sau đó nước theo ống thoát ra ngoài môi trường.
+ Trai hô hấp qua mang.
- Cách dinh dưỡng của trai có ý nghĩa làm sạch môi trường nước.
Câu 20: 
a. Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, thì ta phải làm gì? Trai chết thì mở vỏ, tại sao?
b. Hãy giải thích tại sao:
- Mài mặt ngoài của vỏ trai thì có mùi khét.
- ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ.
- ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang và da cá.
- Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có.
a. - Để mở vỏ trai quan sát bên trong thì ta cắt cơ khép vỏ.
- Trai chết thì mở vỏ thì lúc đó cơ khép vỏ không còn hoạt động.
b. 
* Khi ta mài mặt ngoài của vỏ trai có mùi khét do
- Trong thành phần của vỏ trai có chứa chất sừng.
- Ma sát khi mài sinh ra nhiệt.
- Protein trong vỏ trai bị phân hủy tạo ra mùi khét.
* ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ:
- ấu trùng được bảo vệ tốt hơn, được cung cấp đầy đủ oxi và chất dinh dưỡng.
* ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang và da cá:
- ấu trùng được bảo vệ tốt hơn, được cung cấp đầy đủ oxi và chất dinh dưỡng.
- Góp phần vào sự phát tán nòi giống của trai.
* Vì trong sự phát triển của trai có giai đoạn ấu trùng thường bám vào da và mang cá, vì vậy trên cơ thể cá có mang theo ấu trùng vào ao, ấu trùng trai phát triển thành trai trưởng thành.
Câu 21: Kể tên một số thân mềm khác? Nêu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của ngành thân mềm?
* Một số thân mềm khác: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò .
* Đặc điểm chung của ngành thân mềm:
- Thân mềm không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi (Một số loài vỏ tiêu giảm).
- Có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản (Trừ mực, bạch tuộc).
* Vai trò của ngành thân mềm:
a. Lợi ích
- Làm thực phẩm cho con người: Trai, ốc, mực 
- Nguyên liệu để xuất khẩu: Mực, sò 	 
- Làm thức ăn cho động vật: ốc sên, ốc vặn 	 
- Làm sạch môi trường nước: Trai sông .
- Làm đồ trang trí, trang sức: Trai (ngọc trai, vỏ trai), ốc ( vỏ ốc) .
b. Tác hại:
- Ăn hại cây trồng: ốc bươu vàng, ốc sên 
- Là động vật trung gian truyền bệnh: ốc gạo, ốc mút 
Câu 22: Nêu một số tập tính ở mực? Tại sao xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
*Một số tập tính ở mực: 
- Săn mồi, rình bắt mồi, phun hoả mù che mắt kẻ thù.
- Chăm sóc trứng: Mực đẻ trứng thành từng chùm, đẻ xong mực ở lại canh trứng, thỉnh thoảng lại phun nước vào để làm giàu oxi cho trứng phát triển.
* Xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì chúng đều có các đặc điểm chung của ngành thân mềm đó là:
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hoá phân hoá
Chương 5: Ngành chân khớp
Câu 23: Em hãy kể tên các đại diện của lớp giáp xác? Nêu vai trò của lớp giáp xác?
a. Một số đại diện của lớp giáp xác: Mọt ẩm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua đồng, cua nhện, tôm ở nhờ.
b. Vai trò của lớp giáp xác:
- Là nguồn thức ăn cho cá.
- Là nguồn cung cấp thực phẩm.
- Là nguồn lợi xuất khẩu.
- Có hại cho giao thông đường thủy.
- Có hại cho nghề cá.
- Truyền bệnh giun sán.
Câu 24: Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thể với giáp xác? Vai trò của mỗi phần cơ thể?
a. Cơ thể Hình nhện có 2 phần là: Phần đầu ngực và phần bụng.
b. Cơ thể lớp Hình nhện và lớp giáp xác đều có 2 phần.
c. Vai trò của mỗi phần: 
* Phần đầu ngực:
- 1 đôi kìm có tuyến độc để bắt mồi và tự vệ.
- Một đôi chân xúc giác phủ đầy lông để cảm giác về khứu giác và xúc giác.
- 4 đôi chân bò để di chuyển và chăng lưới.
* Phần bụng: 
- Đôi khe thở để hô hấp.
- Một lỗ sinh dục để sinh sản.
- Các núm tuyến tơ để sinh ra tơ nhện.
Câu 25: Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện? Kể tên một số đại diện của lớp Hình nhện? Nêu vai trò của lớp Hình nhện?
a. Một số tập tính thích nghi với lối sống của nhện:
- Chăng lưới để bắt mồi.
- Bắt mồi.
b. Một số đại diện của lớp Hình nhện: Nhện, bọ cạp, cái ghẻ, ve bò.
c. Vai trò của lớp Hình nhện:
- Làm thực phẩm. 
- Làm đồ trang trí.
- Làm dược phẩm.
- Bắt sâu bọ có hại.
- Gây bệnh cho người và động vật.
Câu 26: Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
- Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh.
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 27: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài, cấu tạo trong và di chuyển của châu chấu?
a. Cấu tạo ngoài: Cơ thể châu chấu có 3 phần:
- Phần đầu: Mắt kép, râu, cơ quan miệng.
- Phần ngực: 3 đôi chân, đôi chân thứ 3 biến đổi thành càng.
- Phần bụng: Gồm nhiều đốt mỗi đốt mang một đôi lỗ thở.
b. Cấu tạo trong
- Hệ tiêu hóa: Có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày.
- Hệ bài tiết: Có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau.
- Hệ hô hấp: Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
- Hệ tuần hoàn: Tim hình ống, hệ mạch hở.
- Hệ thần kinh: Dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển.
c. Di chuyển: Bò (3 đôi chân), bay (2 đôi cánh), nhảy (càng).
Câu 28: Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết của châu chấu có quan hệ với nhau như thế nào? Vì sao hệ tuần hoàn của sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển? Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?
a. Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau:
- Hệ bài tiết có nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau (là thành phần của hệ tiêu hóa) để theo phân ra ngoài.
b. Hệ tuần hoàn của châu chấu đơn giản đi trong khi hệ thống ống khí phát triển vì:
- Hệ tiêu hóa chỉ có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng.
- Hệ hô hấp có hệ thống ống khí phát triển chằng chịt để đem theo oxi đến các tế bào.
c. Châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành vì vỏ của châu chấu là vỏ kitin rất cứng.
Câu 29: Kể tên các đại diện của lớp sâu bọ? Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp sâu bọ?
- Một số đại diện của lớp sâu bọ: Chuồn chuồn, bọ ngựa, ve sầu, ong, bướm, ruồi...
- Đặc điểm chung của lớp sâu bọ là:
+ Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
+ Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh.
+ Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
+ Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
+ Sâu bọ có hệ tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn ở mặt lưng.
- Vai trò của lớp sâu bọ:
+ Làm thuốc chữa bệnh.
+ Làm thực phẩm.
+ Thụ phấn cho cây trồng.
+ Làm thức ăn cho động vật khác.
+ Làm sạch môi trường nước.
+ Là động vật trung gian truyền bệnh.
+ Gây hại cây trồng.
+ Hại đồ gỗ.
+ Hại cho sản xuất nông nghiệp.
Câu 30: Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp?
- Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
+ Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau.
+ Vỏ cơ thể bằng kitin vừa che chở vừa làm chỗ bám cho các cơ.
+ Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với các lần lột xác. 
Câu 31: 
a. Đặc điểm nào của Chân khớp ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
b. Đặc điểm cấu tạo nào khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống?
* Đặc điểm của Chân khớp ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng là:
+ Có lớp vỏ kitin vừa là bộ xương ngoài, vừa chống bay hơi nước. 
+ Chân phân đốt, khớp động làm khả năng di chuyển được linh hoạt và tăng cường.
*Đặc điểm cấu tạo khiến Chân khớp đa dạng về tập tính và môi trường sống là:
+ Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
+ Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, rắn khác nhau.
+ Não phát triển và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ.
Ngành động vật có xương sống
Các lớp cá
Câu 32: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống của nước:
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội ở trong nước là: 
- Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân làm giảm sức cản của nước.
- Mắt cá không có mí, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước giúp màng mắt không bị khô
- Vảy cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến chất nhầy để làm giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước
- Sự sắp sếp vẩy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân có vai trò như bơi chèo.
Câu 33: Em hãy nêu đặc điểm phân biệt lớp Cá sụn và lớp Cá xương?
Đặc điểm để phân biệt lớp Cá sụn và lớp Cá xương là:
- Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn ví dụ như: Cá nhám, cá đuối 
- Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương ví dụ như: Cá chép, cá trắm 
Câu 34: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp cá? Để bảo vệ nguồn lợi cá thì ta cần phải làm gì?
+ Đặc điểm chung của lớp cá:
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở dưới nước.
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Thụ tinh ngoài.
- Là động vật biến nhiệt.
+ Vai trò của lớp cá:
- Cung cấp thực phẩm.
- Nguyên liệu chế thuốc chữa bệnh.
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- Diệt bọ gậy, sâu hại lúa.
- Gây ngộ độc cho con người.
+ Để bảo vệ nguồn lợi cá thì ta cần:
- Tận dụng và cải tạo các vực nước tự nhiên để nuôi cá.
- Nghiên cứu, thuần hoá các loài cá mới có giá trị.
- Nghiêm cấm đánh bắt cá còn nhỏ, cá bố mẹ trong mùa sinh sản.
- Cấm đánh cá bằng mìn, bằng chất độc, bằng lưới có mắt lưới bé.
Câu 35: Nêu đặc điểm cấu tạo trong của cá chép?
a. Hệ tiêu hóa: Hệ tiêu hóa của cá chép có sự phân hóa:
- Các bộ phận:
+ ống tiêu hóa: Miệng -> Hầu -> Thực quản -> Dạ dạy -> Ruột -> Hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Gan, mật, tuyến tụy.
- Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải chất cặn bã.
- Bóng hơi thông với thực quản giúp cá chìm nổi trong nước.
b. Hệ tuần hoàn:
- Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn.
- Máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
c. Bài tiết
Hai dải thận màu đỏ nằm sát sống lưng -> Lọc từ máu các chất độc và thải ra ngoài
d. Hô hấp
- Cá hô hấp bằng mang.
-HẾT-

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i.doc