Đề kiểm tra 45 phút môn Vật Lý Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Văn Thạnh

Đề kiểm tra 45 phút môn Vật Lý Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Văn Thạnh

Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

 A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.

 B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.

 C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.

 D. Vì vật được chiếu sáng.

Hiển thị đáp án

 - Nếu vào lúc trời tối (không có ánh sáng), dù ta mở mắt hướng về phía vật thì mắt cũng không thể nhìn thấy được vật Đáp án A sai.

 - Mắt người không phát ra ánh sáng Đáp án B sai.

 - Vật được chiếu sáng nhưng nếu không có ánh sáng từ vật truyền vào mắt thì mắt không thể nhìn thấy vật Đáp án D sai.

 Vậy đáp án đúng là C

Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?

 A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy

 C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng

 

docx 18 trang bachkq715 3450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Vật Lý Lớp 7 - Đề số 3 - Năm học 2020-2021 - Huỳnh Văn Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÝ 7 LẦN 1 NĂM HỌC 2020 – 2021
NGÂN HÀNG ĐỀ
Bài 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
 A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.
 B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
 C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
 D. Vì vật được chiếu sáng.
Hiển thị đáp án
 - Nếu vào lúc trời tối (không có ánh sáng), dù ta mở mắt hướng về phía vật thì mắt cũng không thể nhìn thấy được vật ⇒ Đáp án A sai.
 - Mắt người không phát ra ánh sáng ⇒ Đáp án B sai.
 - Vật được chiếu sáng nhưng nếu không có ánh sáng từ vật truyền vào mắt thì mắt không thể nhìn thấy vật ⇒ Đáp án D sai.
 Vậy đáp án đúng là C
Bài 2: Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng?
 A. Mặt Trời B. Núi lửa đang cháy
 C. Bóng đèn đang sáng D. Mặt Trăng
Hiển thị đáp án
 - Mặt Trời, núi lửa đang cháy, bóng đèn đang sáng là nguồn sáng vì đều tự phát ra ánh sáng ⇒ Đáp án A, B, C sai.
 - Mặt Trăng không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng. Sở dĩ ta nhìn thấy Mặt Trăng vì nó hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào nó ⇒ Đáp án D đúng.
Bài 3: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:
 A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng
 B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta
 C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng
 D. Các câu trên đều đúng
Hiển thị đáp án
 - Khi một vật nhận được ánh sáng từ vật khác thì vật đó cũng có thể hắt lại ánh sáng vào mắt ta. Mắt ta cũng có thể nhìn thấy vật đó, không nhất thiết vật đó phải là nguồn sáng ⇒ Đáp án A sai.
 - Ta không nhìn thấy một vật không phải vì mắt ta không nhận được ánh sáng mà vì đó không phải là ánh sáng phát ra từ vật mà ta cần nhìn ⇒ Đáp án C sai.
 - Khi một vật không truyền được ánh sáng của nó đến mắt ta thì ta không nhìn thấy được vật đó ⇒ Đáp án B đúng.
Bài 4: Vật nào dưới đây không phải là vật sáng ?
 A. Ngọn nến đang cháy.
 B. Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
 C. Mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời.
 D. Mặt Trời.
Hiển thị đáp án
 - Ngọn nến đang cháy và Mặt Trời là nguồn sáng đồng thời cũng là vật sáng (vì vật sáng bao gồm cả nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng khi chiếu vào nó) ⇒ Đáp án A và đáp án D sai.
 - Mảnh giấy trắng đặt dưới ánh nắng Mặt Trời là vật sáng vì mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng Mặt Trời chiếu tới ⇒ Đáp án B sai.
 - Vì mảnh giấy đen là vật không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó nên mảnh giấy đen đặt dưới ánh nắng Mặt Trời không phải là vật sáng ⇒ Đáp án C đúng.
Bài 5: Trường hợp nào dưới đây ta không nhận biết được miếng bìa màu đen?
 A. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện.
B. Dán miếng bìa đen lên một tờ giấy trắng rồi đặt trong phòng tối
 C. Đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy
 D. Đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng
Hiển thị đáp án
 Miếng bìa đen là vật không tự phát ra ánh sáng và không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
 - Khi dán miếng bìa đen lên một tờ giấy xanh rồi đặt dưới ánh đèn điện, ta nhận biết được miếng bìa màu đen vì miếng bìa màu đen được đặt lên trên vật sáng (tờ giấy xanh) ⇒ Đáp án A sai.
 - Khi đặt miếng bìa đen trước một ngọn nến đang cháy, ta nhận biết được miếng bìa màu đen vì miếng bìa đen được đặt trước vật sáng (ngọn nến đang cháy) ⇒ Đáp án C sai.
 - Khi đặt miếng bìa đen ngoài trời nắng, ta nhận biết được miếng bìa màu đen vì miếng bìa đen được đặt trước vật sáng (ánh nắng Mặt Trời là nguồn sáng đồng thời cũng là vật sáng) ⇒ Đáp án D sai.
 - Trong phòng tối thì không có ánh sáng nên ta sẽ không nhận biết được miếng bìa màu đen ⇒ Đáp án B đúng.
Bài 6: Ta nhìn thấy quyển sách màu đỏ vì
 A. Bản thân quyển sách có màu đỏ
 B. Quyển sách là một vật sáng
 C. Quyển sách là một nguồn sáng
 D. Có ánh sáng đỏ từ quyển sách truyền đến mắt ta
Hiển thị đáp án
 Điều kiện để nhìn thấy quyển sách màu đỏ:
 + Phải có ánh sáng từ quyển sách phát ra.
 + Ánh sáng từ quyển sách phát ra phải truyền được đến mắt ta.
 ⇒ Đáp án A, B, C sai. Đáp án D đúng.
Bài 7: Ban ngày trời nắng dùng một gương phẳng hứng ánh sáng Mặt Trời, rồi xoay gương chiếu ánh nắng qua cửa sổ vào trong phòng, gương đó có phải là nguồn sáng không? Tại sao?
 A. Là nguồn sáng vì có ánh sáng từ gương chiếu vào phòng
B. Là nguồn sáng vì gương hắt ánh sáng Mặt Trời chiếu vào phòng
 C. Không phải là nguồn sáng vì gương chỉ chiếu ánh sáng theo một hướng
 D. Không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng
Hiển thị đáp án
 Gương không phải là nguồn sáng vì gương không tự phát ra ánh sáng. Gương được gọi là vật sáng vì nó là vật được chiếu sáng và hắt lại ánh sáng từ Mặt Trời chiếu vào nó.
⇒ Đáp án A, B, C sai. Đáp án D đúng.
Câu 1: [NB1] Ánh sáng truyền đi trong không khí theo đường gì? 
Câu 2: [NB2] Thế nào là tia sáng, chùm sáng? 
Nêu tên ba loại chùm sáng thường gặp và đặc điểm về đường truyền của các tia sáng trong mỗi chùm sáng đó.
Câu 3: [NB3] Chùm sáng . gồm các tia sáng .. trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Phân kỳ; giao nhau. 	B. Hội tụ; loe rộng ra.
C. Phân kỳ; loe rộng ra. 	D. Song song; giao nhau.
Câu 4: [NB3] Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?
A. Hình a và b 	B. Hình a và c	C. Hình b và c D. Hình a, c và d
Câu 5: [NB5] Đứng trên Trái Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?
A. Ban đêm, khi ta đứng không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời.
B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất.
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất.
D. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng
Câu 6: [NB6] Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng 	B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời 	D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
 Vậy đáp án đúng là C.
Câu 7: [NB7] Thế nào là bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới
⇒ Đáp án A đúng, đáp án D sai.
Câu 8: [NB8] Hiện tượng xảy ra vào ban đêm khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng và khi đó nằm giữa hai thiên thể kia. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A. Nguyệt thực/ Mặt Trăng 	B. Nguyệt thực/ Trái Đất
C. Nhật thực/ Mặt Trăng 	D. Nhật thực/ Trái Đất
⇒ Đáp án B đúng, đáp án A sai.
2. Thông hiểu:
Câu 1: [TH1] Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.	
B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.
⇒ Đáp án A sai, đáp án D đúng.
Câu 2: [TH2] Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào vẽ đúng đường truyền của ánh sáng từ không khí (1) vào nước (2)?
 ⇒ Đáp án C sai, đáp án B đúng.
Câu 3: [TH3] Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng.
B. Chùm sáng hội tụ là chùm trong đó các tia sáng xuất phát từ cùng một điểm.
C. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.
D. Người ta quy ước biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng.
⇒ Đáp án D sai.
 - Mỗi tia sáng trong chùm sáng hội tụ tiếp tục truyền thẳng sau khi giao nhau nên chúng sẽ loe rộng ra (chùm sáng phân kì) 
⇒ Đáp án C đúng.
Câu 4: [TH4] Tại sao trong lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn lớn? Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Để cho lớp học đẹp hơn. 	
B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.
C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.
D. Để học sinh không bị chói mắt.
 Vậy đáp án đúng là C
Câu 5: [TH5] Yếu tố quyết định tạo bóng nửa tối là:
A. Ánh sáng không mạnh lắm 	B. Nguồn sáng to
C. Màn chắn ở xa nguồn 	D. Màn chắn ở gần nguồn.
 Vậy đáp án đúng là B
Câu 6: [TH6] Chọn câu trả lời sai? Địa phương X (một địa phương nào đó) có nhật thực toàn phần khi địa phương đó:
A. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời.
B. bị Mặt Trăng cản hoàn toàn ánh sáng từ Mặt Trời truyền tới.
C. nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng và ở đó hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời
D. hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trăng.
Vậy đáp án sai là D
3. Vận dụng
Câu 1: [VD1] Làm thế nào để đóng đươc 3 cái cọc cho thẳng hàng mà không cần dùng thước hoặc một vật nào khác để gióng hàng? Tại sao lại có thể làm như vậy?
 ∗ Để đóng được ba cái cọc thẳng hàng ta có thể làm theo thứ tự dưới đây:
 - Đóng cọc thứ nhất và cọc thứ hai tại hai vị trí A và B thích hợp.
 - Bịt một mắt, đặt cọc thứ ba trước mắt còn lại và hướng nhìn về phía có cọc thứ nhất và cọc thứ hai.
 - Xê dịch cọc thứ ba sao cho mắt chỉ thấy cọc thứ ba mà không thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai vì bị cọc thứ ba che khuất.
 - Đóng cọc thứ ba tại vị trí đó.
 Vậy ta đã đóng được ba cái cọc thẳng hàng
 ∗ Giải thích:
 Trong không khí ánh sáng truyền đi theo đường thẳng nên khi ba cọc được đóng thẳng hàng thì mắt và ba cọc đều nằm trên một đường thẳng. Khi đó ánh sáng truyền từ cọc thứ nhất và cọc thứ hai đến mắt ta đã bị cọc thứ ba chặn lại, kết quả là mắt không nhìn thấy cọc thứ nhất và cọc thứ hai.
Câu 2: [VD2] Khi cùng quan sát trên bầu trời và thấy trăng hình lưỡi liềm, bạn A nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng bạn B lại nói đó không phải là hiện tượng nguyệt thực. Nếu bạn B nói đúng thì bạn B đã dựa vào đâu?
 Bạn B đã căn cứ vào ngày tháng âm lịch vì hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm. Do nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần như thẳng hàng và Trái Đất nằm ở giữa. Khi đó phía được chiếu sáng của Mặt Trăng quay hoàn toàn về Trái Đất nên ở Trái Đất thấy trăng tròn, đó là những ngày rằm.
 Nếu B nói đúng thì thời điểm mà hai bạn đang quan sát là đầu tháng và hiện tượng mà hai bạn quan sát được chỉ là hiện tượng trăng non đầu tháng.
4. Vận dụng cao
Câu 1: [VDC1] Tại sao vào những ngày nắng nóng gay gắt của mùa hè, lúc gần trưa hoặc đầu buổi chiều, mặt đường nhựa có lúc trông loang loáng như vũng nước.
 Vào những ngày nắng gắt của mùa hè, mặt đường nhựa rất nóng và làm cho các lớp không khí càng gần với nó càng có nhiệt độ cao. Lúc này môi trường không khí tuy là trong suốt nhưng không đồng tính nữa. Do đó các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đường không còn truyền theo đường thẳng nữa mà bị uốn cong dần và một phần bị hắt lại đi đến mắt ta. Vì vậy ta trông mặt đường lúc đó loang loáng như có vũng nước.
Câu 2: [VDC2] Dựa vào hình vẽ dưới đây em hãy cho biết mắt ta có thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly (làm bằng sứ) hay không? Tại sao? Muốn nhìn thấy được viên bi đó thì mắt ta phải đặt ở vị trí nào? Hãy vẽ hình để minh họa.
 Ta biết mắt chỉ nhìn thấy viên bi khi ánh sáng từ nó truyền đến mắt ta. Nhưng trong trường hợp này thì ánh sáng truyền theo đường thẳng đến mắt đã bị thành ly chắn lại. Vì vậy mắt ta không thể nhìn thấy viên bi ở đáy ly.
 Muốn nhìn thấy được viên bi thì mắt ta phải đặt trong khoảng nhìn thấy được biểu diễn trên hình vẽ. Vì khi đặt mắt trong khoảng đó thì ánh sángtừ viên bi truyền thẳng được đến mắt ta.
Câu 3: [VDC3] Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát thấy bóng của một cái cọc và bóng của một cột điện có độ dài lần lượt là 0,8m và 5m. Em hãy dùng hình vẽ để xác định độ cao của cột điện. Biết cọc thẳng đứng có độ cao là 1m.
 - Gọi AB là độ cao của cột điện
 EF là độ cao của cọc
 - Tia sáng truyền theo hướng từ B đến C
 - Vẽ EC là bóng của cái cọc, AC là bóng của cột điện.
 - Lập tỷ số:
 ⇒ Độ dài bóng của cột điện AC lớn gấp 6,25 lần độ dài bóng của cái cọc EC. 
 Vậy độ cao của cột điện là: AB = 6,25.EF = 6,25.1 = 6,25 (m)
Câu 4: [VDC4] Một cái cọc cắm thẳng đứng trên mặt đất cao 0,5m. Khi chùm tia sáng Mặt Trời là chùm sáng song song chiếu xuống mặt đất, hợp với mặt đất một góc 450 thì bóng cái cọc trên mặt đất dài bao nhiêu?
 - Gọi AB là độ cao của cái cọc (AB = 0,5m)
 BC là bóng của cái cọc
 - Tia sáng truyền theo hướng từ A đến C hợp với mặt đất một góc là 450 nên
 - Vì cọc AB cắm thẳng đứng trên mặt đất nên
 - Xét ABC có:
 Từ (1) (2) (3) ⇒ ΔABC vuông cân tại B
 ⇒ AB = AC = 0,5 (m)
 Vậy bóng của cái cọc có chiều dài bằng chiều dài cái cọc và bằng 0,5 (m)
1. Điều mong đợi ở người học
1.1 Hiểu biết
 	- Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
 	- Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. 
 	- Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.
-Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng. 
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
	1.2 Mức hay khéo 
 	- Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.
- Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực...
 	- Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
 	- Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
 	- Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm và tạo bởi gương cầu lồi.
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
1.3 Suy nghĩ sâu xa
 	2 Bảng chỉ số
Nội dung
Tổng số tiết
TS tiết lý thuyết
Số tiết quy đổi
Điểm số
Số câu
BH
VD
BH
VD
BH
VD
1.Nhận biết ánh sáng – Sự truyền thẳng ánh sáng - Ứng dụng truyền thẳng ánh sáng
3
3
2,4
0,6
4
1
4
1
2.Phản xạ ánh sáng – Gương phẳng – Gương cầu lồi
4
3
 2,4
0,6
3
2
4
1
3. 
Tổng
 7
 6
4,8
1,2
7
3
8
2
H=(0,7x7):6=0,8
4,8:7=0,69 ( 1đ tương ứng 0,69 )
 	3.MA TRẬN ĐỊNH HƯỚNG 
Chủ đề: Quang học: tổng số: 7 tiết, lý thuyết 6 tiết, thực hành 1 tiết
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Nhận biết ánh sáng – Sự truyền thẳng ánh sáng - Ứng dụng truyền thẳng ánh sáng
Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt.
 	- Ta nhìn thấy một vật, khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng: Mặt trời, ngọn lửa, đèn điện, laze.
Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó: Mặt trăng, các hành tinh, các đồ vật.
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng.
- Biểu diễn đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
- Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
- Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng gặp nhau trên đường truyền của chúng.
+ Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
 - Sự xuất hiện vùng sáng, vùng tối, vùng nửa tối, 
- Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Giải thích được một số ứng dụng của định luật trong thực tế:
 - Ngắm đường thẳng.
2. Phản xạ ánh sáng – Gương phẳng – Gương cầu lồi
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo và nhỏ hơn vật.
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích cỡ.
- Chỉ ra được trên hình vẽ hoặc trong thí nghiệm đâu là điểm tới, tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ.
 - Định luật phản xạ ánh sáng: 
+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới. (Hình vẽ)
S
R
N
I
- Lấy được ít nhất 02 ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
 - Giải được các bài tập: Biết tia tới vẽ tia phản xạ và ngược lại bằng cách:
 + Dựng pháp tuyến tại điểm tới. 
 + Dựng góc phản xạ bằng góc tới hoặc ngược lại dựng góc tới bằng góc phản xạ.
- Vẽ được ảnh của điểm sáng qua gương bằng hai cách:
 + Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng.
 + Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 
- Dựng được ảnh của những vật sáng có hình dạng đơn giản như đoạn thẳng hoặc mũi tên.
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng trong các trường hợp:
 + Vật và ảnh song song cùng chiều.
 + Vật và ảnh cùng nằm trên một đường thẳng và ngược chiều. 
- Xác định được vùng nhìn thấy của gương phẳng là khoảng không gian mà mắt ta quan sát được qua gương phẳng.
Lấy được ít nhất 02 ứng dụng của gương cầu lồi trong thực tế.
3.
4/ MA TRẬN ĐỀ:
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Số câu: 
Số điểm: 
1. Nhận biết ánh sáng – Sự truyền thẳng ánh sáng - Ứng dụng truyền thẳng ánh sáng
4 Câu: I.1,2,3,4
2 đ
1 Câu: I.6
 0,5 đ
 Câu: 
 đ
1 Câu II.4
1đ
BH 5 , VD1 (C)
BH 2,5 đ ; VD 1 đ
2. Phản xạ ánh sáng – Gương phẳng – Gương cầu lồi
1 Câu: II.2 
1 đ
2 Câu I.5 ; II.1
 3,5 đ
1 Câu II.3
2 đ
BH 3 , VD 1
BH 4,5 đ, VD 2 đ
3.
Tổng số
Số câu: 5
Số điểm: 3
Số câu: 3
Số điểm: 4
Số câu: 1
Số điểm: 2 đ
Số câu: 1
Số điểm: 1 đ
Số câu: 8
Số điểm 10 đ
 	5/ ĐỀ KIỂM TRA
I/ khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời được chọn là đúng nhất của các câu hỏi sau đây: 3 điểm
 	1/ Chùm sáng ........... gồm các tia sáng ............ trên đường truyền của chúng. Chọn các cụm từ cho sau đây, điền vào chỗ trống của câu trên theo thứ tự cho đầy đủ.
A.Phân kỳ ; giao nhau.	B.Hội tụ ; loe rộng ra.	
C.Phân kỳ ; loe rộng ra.	D.Song song ; giao nhau.
 	2/ Các chùm sáng nào ở hình vẽ dưới đây là chùm sáng hội tụ?
 A.Hình a và b 	B. Hình a và c	C. Hình b và c D. Hình c và d
 	3/ Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng 	B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời 	D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
	4/ Thế nào là bóng tối?
A. Là vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
B. Là vùng chỉ nhận được một phần ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
C. Là vùng nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
D. là vùng có lúc nhận, có lúc không nhận được ánh sáng truyền tới
	5/ Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng bao nhiêu ? 
A.900 	B.1800 	C.00 	D.450
 	6/ Chiếu một chùm ánh sáng hẹp vào mặt một tấm gỗ phẳng. Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra?
A. Ánh sáng truyền xuyên qua tấm gỗ.	
B. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường cong.
C. Ánh sáng đi vòng qua tấm gỗ theo đường gấp khúc.
D. Ánh sáng không truyền qua được tấm gỗ.
II/ Phần tự luận: 7 điểm
 	1/ Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 1200. Vẽ hình rồi tính góc phản xạ ? 	3 điểm
	2/ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có đặc điểm gì ? 	1điểm
	3/ Cho AB là một vật sáng đặt trước một gương phẳng MN. Đề nghị vẽ ảnh của AB, từ đó vẽ tia sáng AM tới gương cho tia phản xạ MR.	 2 điểm
B
M
N
A
 	4/ Cây cột điện và chiếc cọc cắm vuông góc trên mặt đất. Coi như AB là chiều cao cây cột điện có chiếc bóng là AC, EF là chiều cao cây cọc có chiếc bóng là EC. Giải thích rằng chỉ cần có lúc đo chiếc bóng AC là biết được chiều cao cây cột điện mà không cần leo lên để đo nó? 	1 điểm
6/ ĐÁP ÁN
I/ 	3 điểm
Mỗi câu 0,5 điểm
I.1C 	2B 	3C	4A 	5C 	6D
 II/ 
 	1/ Vẽ hình đúng 	1 điểm
 	Dựa trên hình vừa vẽ, diễn đạt đúng cách tính 600 	2 điểm
 	2/ Ảo 	0,5 đ ; 
 	nhỏ hơn vật 	0,5 đ
 	3/ Cho AB là một vật sáng đặt trước một gương phẳng MN. Đề nghị vẽ ảnh của AB, từ đó vẽ tia sáng AM tới gương cho tia phản xạ MR. 	2 điểm
 	4/ Ánh sáng truyền từ đầu cột điện, chiếc cọc xuống đất theo đoạn thẳng AFC 
0,5 điểm
	Khi đo được chiều cao chiếc cọc bằng chiều cao chiếc bóng của nó thì khi đó chiều cao cây cột điện bằng chiều dài chiếc bóng của nó. 	0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_vat_ly_lop_7_de_so_3_nam_hoc_2020_20.docx