Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 7: Học hát bài Chúng em cần Hòa Bình

Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 7: Học hát bài Chúng em cần Hòa Bình

- Học sinh biết vài nét về hai nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân là tác giả của

bài hát Chúng em cần hoà bình.

- Học sinh biết nội dung bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống yên vui đầy tình thân ái.

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.

- Hát đúng nhạc thuộc giai điệu lời ca, biết gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca

- Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, lĩnh xướng, hoà giọng.

- Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết cách hát những câu hát có đảo phách, hát kết hợp đánh nhịp 2/4.

* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:

 - Cho học sinh nghe bài hát Bác Hồ- Người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác thấy được sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ với các em thiếu niên nhi đồng.

- Tinh thần yêu nước, đấu tranh cho hoà bình, vì độc lập tự do của Tổ quốc.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 3920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc Lớp 7 - Tiết 7: Học hát bài Chúng em cần Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 TIẾT 7
HỌC HÁT: BÀI CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
 Nhạc và lời: Hoàng Long - Hoàng Lân
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
- Học sinh biết vài nét về hai nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân là tác giả của 
bài hát Chúng em cần hoà bình.
- Học sinh biết nội dung bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống yên vui đầy tình thân ái.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.
- Hát đúng nhạc thuộc giai điệu lời ca, biết gõ đệm theo nhịp, phách, tiết tấu lời ca 
- Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, lĩnh xướng, hoà giọng.
- Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết cách hát những câu hát có đảo phách, hát kết hợp đánh nhịp 2/4.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
	- Cho học sinh nghe bài hát Bác Hồ- Người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác thấy được sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ với các em thiếu niên nhi đồng.
- Tinh thần yêu nước, đấu tranh cho hoà bình, vì độc lập tự do của Tổ quốc.
2. Về năng lực	
Năng lực đặc thù
Yêu cầu cần đạt
Stt
Thể hiện âm nhạc
- Học sinh biết vài nét về hai nhạc sĩ Hoàng Long- Hoàng Lân là tác giả của bài hát Chúng em cần hoà bình.
1
- Thể hiện đúng giai điệu lời ca, sắc thái bài hát Chúng em cần hòa binh luyện tập kỹ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và hát lĩnh xướng.
2
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc
- Cảm nhận vẻ đẹp của tác phẩm âm nhạc, bài dân ca với giai điệu trong sáng, tình cảm, thang âm phong phú
3
- Học sinh biết nội dung bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn được sống yên vui đầy tình thân ái.
4
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc
- Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, lĩnh xướng, hoà giọng.
- Hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm. Biết cách hát những câu hát có đảo phách, hát kết hợp đánh nhịp 2/4.
- Đặt lời mới cho bài hát với nội dung chủ đề: Quê hương, mái trường, thầy cô, bè bạn.
5
Năng lực chung
Tự chủ - Tự học
- Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập các nội dung học hát, nhạc lý.
6
Giao tiếp - Hợp tác
- Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp để trình bày ý tưởng và thảo luận về nhiệm vụ học tập, hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm.
7
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Biết giải quyết vấn và sáng tạo thông qua nhiệm vụ học tập được giao.
8
3. Phẩm chất
Yêu nước
- Có ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường sống xanh- sạch- đẹp
- Thấy được sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ với các em thiếu niên nhi đồng.
9
Nhân ái
Sống vui tươi, hồn nhiên chan hòa với những người xung quanh, yêu hòa bình
10
Chăm chỉ
- Biết bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
 11	1
Trách nhiệm
- Có ý thức hoàn thành nhiệm cá nhân, nhiệm vụ nhóm.
12
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Đàn phím điện tử, máy đài
- Nhạc cụ gõ, tranh ảnh tác giả, bài hát 
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập (3p)
a. Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung chính của bài học 
b. Nội dung hoạt động: Tìm bài hát viết về chủ đề môi trường, hòa bình
c. Sản phẩm học tập: Học sinh trả lời câu hỏi, thể hiện những bài hát về chủ đề môi trường, hòa bình 
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của học sinh
- Kĩ thuật: Động não
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên mở trích đoạn bài hát Thiếu nhi thế giới liên hoan (lớp 4) cho học sinh nghe lại.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. 
?Bài hát đã cho em cảm xúc gì? (Yêu hòa bình, yêu quê hương, đất nước )
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới. 
- Giáo viên chiếu hình ảnh Việt Nam trải qua những năm tháng chiến tranh, bom đạn...
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên khuyến khích học sinh hợp tác tích cực với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
- Theo dõi đánh giá và chuẩn bị tâm thế vào bài mới.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại thì thiên tai là mối đe doạ khủng khiếp đến cuộc sống con người. Việt Nam là đất nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên chúng ta ít nhiều đã hiểu về điều đó. Hôm nay chúng ta học 1 bài hát với nội dung mong ước cuộc sống hoà bình, đó là bài hát Chúng em cần hoà bình do 2 nhạc sĩ là anh em sinh đôi Hoàng Long- Hoàng Lân sáng tác. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20p)
a. Mục tiêu: 1, 2, 4
b. Nội dung hoạt động: Học sinh tìm hiểu SGK, đọc lời ca, nghe giai điệu, xem hình ảnh, trả lời câu hỏi, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm học tập: Nắm rõ về tác phẩm với cấu trúc, giai điệu, lời ca.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh nghe giai điệu, làm việc theo cá nhân, cặp đôi và nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của học sinh
- Sử dụng phương pháp dạy học nhóm, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: Động não
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 - Chiếu bản nhạc đàn và hát mẫu bài hát.
+ Chia lớp làm 3 nhóm giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Nhóm 1: Nêu hiểu biết của mình về nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân?
- Nhóm 3: ?Nhịp, tính chất, kí hiệu âm nhạc được sử dụng trong bài hát?
- Nhóm 3: Chia đoạn chia câu cho bài hát.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
=> GV chốt
* Học hát bài: 
Mái trường mến yêu
 Lê Quốc Thắng
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Tác giả Hoàng Long - Hoàng Lân?
- Nhạc sĩ Hoàng Long và nhạc sĩ Hoàng Lân là anh em sinh đôi, sinh ngày 18/6/1942 tại thị xã Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), hiện tại sống ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội.
- Một số sáng tác tiêu biểu của 2 ông: Nếu bạn muốn tìm tôi, Cô gái vùng cao, Em đi thăm miền Nam (1959), Đi học về (1961), Lái xe hơi (1961), Bác Hồ - người cho em tất cả (1975), Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác (1978), Mèo con đi học (1982), Thật là hay (1982), Mùa hè ước mong (1982), Bác đưa thư vui tính, Cùng múa hát dưới trăng, Đàn cá dưới chân nhà sàn (1983), Hát ở trại hè quốc tế (1983)...
+ Tác phẩm
- Nhịp 2/4, vui khoẻ, vững tin.
- Sử dụng dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu lặng đen.
- Bài hát gồm có 2 đoạn, Đoạn a chia 2 lời, mỗi lời có 4 câu, đoạn b dùng chung cho cả 2 lời gọi là đoạn điệp khúc.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cảm nhận giai điệu và lời ca của bài hát
- Tìm hiểu nội dung liên quan đến tác giả, tác phẩm.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trả lời 
- Học sinh thực hiện
- Ghi bài theo dõi phần trả lời của bạn.
- Theo dõi vận động theo tiến trình bài dạy.
- Nhận xét
- Theo dõi vận động theo tiến trình bài dạy.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu và hướng dẫn học sinh luyện thanh. 
- Giáo viên lần lượt dạy từng đoạn, từng câu.
?Em có nhận xét gì về giai điệu và lời ca của bài hát?
?Bài hát được sáng tác năm bao nhiêu? Hưởng ứng phong trào gì?Nội dung bài hát?
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá, dẫn dắt sang phần luyện tập.
+ Học hát 
- Giai điệu: Vui khỏe, vững tin.
- Lời ca: Trong sáng, ý nghĩa.
- Sáng tác năm 1985 hưởng ứng phong trào thiếu nhi quốc tế Ngọn cờ hoà bình.
- Nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống yên vui đầy tình thân ái.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Luyện thanh theo yêu cầu và hướng dẫn của gáo viên.
- Học theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trả lời. 
- Ghi bài.
- Nhận xét đánh giá.
- Tập trung, sôi nổi
3. Hoạt động luyện tập (12p)
a. Mục tiêu: 3, 5, 6
b. Nội dung hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể, học sinh hoạt động nhóm, cá nhân. 
c. Sản phẩm học tập: Hát đúng lời ca, giai điệu, sáng tạo động tác phụ họa phù hợp với tính chất của bài hát.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo cá nhân, cặp đôi và nhóm. Trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc giáo viên
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của học sinh
- Sử dụng phương pháp: Thực hành luyện tập
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia các nhóm từ 3- 5 học sinh/ nhóm giáo viên yêu cầu: Trong thời gian chuẩn bị 5 phút nhóm nào hát đúng lời ca, giai điệu và có động tác biểu diễn phù hợp sẽ được nhận thưởng. 
- Giáo viên gọi nhóm lên biểu diễn.
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giới thiệu vào bài mới.
- Thu phiếu nhận xét, tuyên dương.
+ Luyện tập
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
 - Làm theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
Bước 3. Báo cáo kết quả:
- Các nhóm lên biểu diễn
- Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
4. Hoạt động 4: Vận dụng (7p)
a. Mục tiêu:7, 8, 9, 10, 11, 12
b. Nội dung hoạt động: Hát toàn bộ tác phẩm, thể hiện đúng tính chất âm nhạc.
c. Sản phẩm học tập: Hát đúng lời ca, giai điệu, sáng tạo động tác phụ họa phù hợp với tính chất của bài hát.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm việc và giao nhiệm vụ ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động của học sinh
- Sử dụng phương pháp: Trình bày tác phẩm.
- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chọn một nhóm biễu có phần trình bày tốt nhất lên bảng biểu diễn lại
?Kể tên những bài hát viết về chủ đề hòa bình, bảo vệ môi trường?
=>Liên hệ thực tế
?Bản thân em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng tình bạn bè tốt đẹp?
Bước 4. Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, đánh giá đồng đẳng.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá giao bài tập về nhà
- Giáo viên liên hệ với những học sinh có ý thức thực hiện nội quy của trường, lớp, kính trọng thầy cô, hòa nhã với bạn bè.
- Đặt lời mới cho bài hát.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
- Chiếu video, cho học sinh nghe bài hát Bác Hồ- Người cho em tất cả, Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác -> qua đó thấy được sự quan tâm và tình cảm của Bác Hồ với các em thiếu niên nhi đồng, tinh thần yêu nước, đấu tranh cho hoà bình, vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Bảo vệ trường em, em yêu cây xanh 
- Hòa bình cho bé, Ánh trăng hòa bình...
 - Em cần phải chăm chỉ, học tập thật tốt để góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước, không xả rác thải bừa bãi, hạn chế sử dụng tui nilon... 
- Biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình...
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3. Báo cáo kết quả:
- Các nhóm lên biểu diễn
- Nghe giáo viên giao nhiệm vụ.
- Lắng nghe.
IV. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau (2p)
* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Học thuộc bài hát Chúng em cần hòa bình
- Hoàn thành các bài trong vở bài tập âm nhạc, trả lời các câu hỏi sgk.
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài sau:
- Nhóm 1: Trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình kết hợp gõ đệm theo phách
- Nhóm 2: Trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Nhóm 3: Trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình kết hợp đánh nhịp 2/4
- Nhóm 4: Trình bày bài hát Chúng em cần hòa bình kết hợp vận động nhịp nhàng theo bài hát
- Ôn tập 2 bài hát, 2 bài TĐN chuẩn bị cho tiết ôn tập giờ sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_lop_7_tiet_7_hoc_hat_bai_chung_em_can_hoa_bi.doc