Giáo án An toàn giao thông Lớp 7 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trung Kiên

Giáo án An toàn giao thông Lớp 7 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trung Kiên

 I. MỤC TIÊU:

+ Kiến thức:

- Giúp học sinh biết những quy định giao thông trên đường thủy, các phương tiện giao thông đường thủy khi đổi hướng đi.

+ Kỹ năng:

- Học sinhthể hiện đúng các quy định trên khi sử dụng phương tiện giao thông đường thủy thô sơ (nếu có).

- Giúp học sinhbiết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.

+Thái độ: Có thói quen chấp hành tốt luật giao thông đường thủy

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

+ Giáo viên: Giáo án; tranh ảnh và một số câu hỏi liên quan thực tế.

+ Học sinh: Sách An toàn giao thông.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: Không.

3. Bài giảng:

 

docx 14 trang bachkq715 7000
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông Lớp 7 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/9/2019
CHỦ ĐỀ 1
Bài 1: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG 
VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
I. MỤC TIÊU:
	+ Kiến thức: Giúp học sinh biết được những nguyên nhân khác nhau gây tai nạn giao thông; Học sinh xác định được những hành vi an toàn và không an toàn đối với người tham gia giao thông.
	+ Kĩ năng: Có kinh nghiệm và hiểu biết hơn khi tham gia giao thông.
	 Biết cách phòng tránh tai nạn giao thông.
	+ Thái độ: Có ý thức thực hiện những quy định của luật giao thông đường bộ, có hành vi an toàn khi đi đường.
	Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người: thực hiện luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
+ Giáo viên: Giáo án; tranh ảnh và một số câu hỏi liên quan thực tế.
+ Học sinh: Sách An toàn giao thông. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát ảnh trong sách và trả lời câu hỏi:
+ Học sinh: Trong 4 ảnh; người tham gia giao thông đều vi phạm luật giao thông đường bộ: 
- Ảnh 1: Người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm.
- Ảnh 2: Vượt rào.
- Ảnh 3: Đi qua đường sắt k đúng quy định
- Ảnh 4: Đi xe hàng 2; hàng 3.
+ Giáo viên: Giới thiệu 2 cuốn sách có liên quan đến kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và giao thông đường sắt.
+ Giáo viên: Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là gì?
+ Giáo viên: Quan sát tranh ảnh trong sách và những hình ảnh em được nhìn thấy trên các phương tiện thông tin, thực tế em có nhận xét gì về ý thức người tham gia giao thông và hiểu biết của họ về luật giao thông đường bộ?
+ Giáo viên: Em có nhận xét gì về tình hình giao thông ở địa phương em? (nêu cách khắc phục nếu có)
+ Giáo viên Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi trong sách.
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát ảnh trong sách và trả lời câu hỏi:
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 – 5 (trang 10; 11)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận. 
+ Giáo viên gọi từng nhóm nêu ý kiến và thảo luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên tóm lại các vấn đề.
1. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông:
+ Có nhiều nguyên nhân gây tai nạn giao thông, trong đó các nguyên nhân chính là:
- Ý thức của người tham gia giao thông còn thấp.
 Đi sai làn đường và phần đường; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô; xe gắn máy; xe đạp điện và xe đạp máy.
 Đi bộ qua đường không đúng quy định; vi phạm các quy định về an toàn giao thông trong khu vực đường sắt 
Người tham ra giao thông thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật giao thông đường bộ và pháp luật giao thông đường sắt.
Đường giao thông ở nhiều nơi không đảm bảo an toàn: đường hẹp; nhiều ổ gà, hư hỏng mà không được sửa chữa.
Phương tiện giao thông tang quá nhanh.
2. Cách phòng tránh:
+ Để phòng tránh tai nạn giao thông, mỗi người cần học tập, tìm hiểu các quy định của Luật giao thông đường bộ đối với người tham gia giao thông bằng các phương tiện ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp cũng như đối với người đi bộ. Quy định của Luật giao thông đường sắt về an toàn trong khu vực đường sắt, an toàn khi đi qua các đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt.
+ Chúng ta không chỉ thực hiện đúng luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân, chúng ta cần phải góp phần làm cho mọi người có hiểu biết và thực hiện luật giao thông đường bộ phòng tránh tai nạn giao thông.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: D
Bài tập 2; 3; 4; 5
4. Củng cố: 
- Nêu những nguyên nhân gây tai nạn giao thông và cách phòng tránh?
5. Dặn dò: 
- Tuyệt đối chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông
- Vẽ tranh cổ động về an toàn giao thông; giúp đỡ và nhắc nhở mọi người xung quanh biết chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông.
Ngày soạn: 03/9/2019
CHỦ ĐỀ 2
Bài 2: TÌM HIỂU ĐƯỜNG GIAO THÔNG Ở NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU:
	+ Kiến thức: Học sinh nắm được hệ thống mạng lới giao thông ở nước ta, những quy định từng hệ thống giao thông để tham gia giao thông đảm bảo an toàn, không vi phạm luật giao thông đường bộ.
	+ Kĩ năng: Biết và giải thích được vai trò của từng mạng lưới giao thông.
	Mô tả được các đặc điểm của từng hệ thống giao thông đó bằng lời nói hoặc bằng hình vẽ để nói cho những người khác biết về nội dung của các mạng lới giao thông.
	+ Thái độ: Có ý thức thực hiện những quy định của luật giao thông đường bộ, có hành vi an toàn khi đi đường.
	Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người: thực hiện luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
+ Giáo viên: Giáo án; tranh ảnh và một số câu hỏi liên quan thực tế.
+ Học sinh: Sách ATGT. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu những nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông đường bộ?
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
+ Giáo viên: Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm phóng viên hỏi các câu hỏi. Học sinh khác trả lời câu hỏi:
+ Ở nước ta có những mạng lưới giao thông nào?
+ Mỗi mạng lưới giao thông đó có đặc điểm gì?
+ Em có nhận xét gì về hệ thống giao thông ở nước ta.
+ Giáo viên: Kết luận
Muốn phòng tránh tai nạn giao thông mọi người cần có ý thức chấp hành những luật ATGT.
+ Em hãy kể tên một vài đường quốc lộ ở nước ta. Ở quê em có quốc lộ nào chạy qua không?
+ Giáo viên: Nêu nét đặc trưng của đường sắt?
+ Phương tiện nào dành riêng cho giao thông đường sắt?
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh nhận biết mạng lưới giao thông qua các hình ảnh.
- Nhận dạng các loại đường giao thông.
+ Tìm hiểu tác dụng của một vài tuyến đường giao thông.
+ Kết luận: 
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 – 5 (trang 16)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận. 
+ Giáo viên gọi từng nhóm nêu ý kiến và thảo luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên chốt vấn đề.
1. Mạng lưới đường bộ:
+ Giao thông ở nước ta gồm:
- Đường cao tốc: dành cho các loại xe chạy với tốc độ cao (80 000 km/h)
- Xa lộ: Đường rộng, có từ 6 làn xe trở lên, phân luồng, mỗi bên một chiều, tốc độ cao 
- Quốc lộ: Đường giao thông nối liền 3 tỉnh (thành phố) trở lên.
- Đường tỉnh: là đường nối liền các huyện trong tỉnh.
- Đường huyện 
- Đường xã 
- Đường đô thị 
2. Giao thông đường sắt:
+ Thành phần cơ bản là các tuyến đường ray: gồm hai ray song song với nhau trên các thanh ngang gọi là tà vẹt, tà vẹt được đặt trên lớp đá dăm.
+ Giao thông đường sắt gồm nhiều tuyến đường từ tỉnh này đến tỉnh khác.
+ Trên mỗi tuyến đường sắt có nhà ga, có khu vực đường sắt (gọi là hành lang đường sắt)
+ Tàu hỏa là phương tiện giao thông đường sắt.
3. Luyện tập:
Bài tập 1: 
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
Bài tập 5: 
4. Củng cố: - Nêu đặc điểm của mỗi tuyến đường giao thông?
5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài chủ đề 3: Đi bộ an toàn.
Ngày soạn: 03/9/2019
CHỦ ĐỀ 3
Bài 3: BIỂN BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ 
I. MỤC TIÊU:
	+ Kiến thức: HS biết tuân theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu giao thông và giải thích nội dung 42 biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn đã học.
	+ Kĩ năng: Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.
	Mô tả được các biển báo đó bằng lới nói hoặc bằng hình vẽ. Để nói cho những người khác về nội dung của các biển báo hiệu giao thông.
	+ Thái độ: Có ý thức thực hiện những quy định của luật giao thông đường bộ, có hành vi an toàn khi đi đường.
	Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người: thực hiện luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
+ Giáo viên: Giáo án; tranh ảnh và một số câu hỏi liên quan thực tế.
+ Học sinh: Sách An toàn giao thông. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không). 
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát ảnh trong sách và nhận biết các dạng biển cấm.
+ Gần nhà em có biển báo hiệu giao thông nào?
+ Những biển báo đó đặt ở đâu?
+ Những người ở gần đó có biết nội dung của biển báo hiệu đó không?
+ Theo bạn tại sao lại có những người không tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông?
+ Làm thế nào để mọi người thực hiện theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông?
* Giáo viên kết luận:
- Biển báo giao thông là gì?
- Các biển báo có lợi ích gì không?
 Muốn phòng tránh tai nạn giao thông mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông.
* Các biển báo hiệu giao thông.
Trò chơi nhớ tên biển báo.
+ Giáo viên Chọn 4 nhóm, mỗi nhóm 5 HS, giao cho mỗi nhóm 5 biển báo hiệu khác nhau.
Giáo viên viết tên 4 nhóm biển báo hiệu trên bảng.
+ Giáo viên kết luận.
* Nhận biết biển báo cấm.
+ Giáo viên viết lên bảng 3 nhóm biển báo:
Biển báo cấm; biển báo nguy hiểm; biển báo chỉ dẫn.
+ Giáo viên gọi đại diện của 3 nhóm HS lên bảng, căn cứ vào màu sắc hình dảng của biển, em hãy nêu đặc điểm của các biển báo hiệu mới.
* Kết luận: (Sách giáo khoa.)
+ Giáo viên cho học sinh nhận biết các biển hiệu lệnh.
+ Yêu cầu học sinh quan sát các loại biển báo/SGK: Xác định, phân loại, mô tả hình, màu sắc của các biển báo đó.
Học sinh mô tả bằng lời, bằng hình vẽ 10 biển báo hiệu; nhận dạng và ghi nhớ nội dung 10 biển báo hiệu.
+ Mỗi học sinh tự vẽ 2 biển báo hiệu mà các em nhớ.
+ Giáo viên: yêu cầu học sinh làm bài tập 1 – 4 (trang 21)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận. 
+ Giáo viên gọi từng nhóm nêu ý kiến và thảo luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên chốt vấn đề.
Biển báo hiệu giao thông.
+ là thể hiện hiệu lệnh điều khiển và sự chỉ dẫn giao thông để đảm bảo ATGT, thực hiện đúng điều qui định của biển báo hiệu GT là thực hiện luật giao thông đường bộ.
* Biển báo hiệu giao thông gồm 5 nhóm biển, chúng ta chỉ học 4 nhóm đó là hiệu lệnh bắt buộc phải theo, là những điều nhắc nhở phải cẩn thận hoặc những điều chỉ dẫn những thông tin bổ ích trên đường.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển hiệu lệnh.
- Biển chỉ dẫn.
+ Khi gặp biển báo cấm ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển, đó là điều bắt buộc.
+ Khi gặp biển báo nguy hiểm ta phải căn cứ vào nội dung báo hiệu để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Khi gặp biển chỉ dẫn đó là người bạn đường báo hiệu cho ta những thông tin cần thiết khi đi đường.
1. Biển báo cấm:
- Đường cấm
- Cấm đi ngược chiều
- Cấm đi xe đạp
- Dừng lại
- Cấm rẽ trái
- Cấm rẽ phải
- Cấm quay xe
Tác dụng: Báo cho người đi đường biết là không được đi để tránh xảy ra tai nạn.
2.Biển báo nguy hiểm:
H201a: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên trái
H201b: Chỗ ngoặt nguy hiểm vòng bên phải
H204: Đường hai chiều
H205d: Đường giao nhau
H205a: Đường giao nhau
H205e: Đường giao nhau
H224: Đường người đi bộ cắt ngang
Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Biển hiệu lệnh:
 Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành.
4. Biển chỉ dẫn:
Cung cấp thông tin cho người đi đường biết.
*Ghi nhớ SGK/21
3. Luyện tập:
Bài tập 1: 
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
4. Củng cố:
- Đi đường phải chú ý quan sát biển báo hiệu giao thông.
- Nhắc nhở mọi người xung quanh cùng thực hiện với mình.
5. Dặn dò:
- Tuyệt đối chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông.
- Chuẩn bị bài “Đi xe đạp an toàn”.
Ngày soạn: 01/9/2019
CHỦ ĐỀ 4
Bài 4: ĐI BỘ AN TOÀN
	I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức:
- Học sinh biết những quy định đối với người đi bộ theo luật giao thông đường bộ và biết cách phòng tránh nguy hiểm khi đi bộ.
+ Kỹ năng:
- Học sinh thể hiện đúng cách đi bộ an toàn.
- Giúp học sinh biết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
+Thái độ:
- Giúp học sinh tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ, tôn trọng trật tự ATGT. Không vi phạm các vấn đề về giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
+ Giáo viên: Giáo án; tranh ảnh và một số câu hỏi liên quan thực tế.
+ Học sinh: Sách An toàn giao thông. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
* Em hãy quan sát các ảnh dưới đây và cho biết, hành vi đi bộ nào là an toàn, hành vi nào không an toàn? Vì sao?
I. Tìm hiểu bài
1. Đi bộ trên đường an toàn:
- Không an toàn ảnh 2, 3.
- Vì các bạn đã vi phạm TTATGT, không đi đúng phần đường của mình.
* Theo em, trong các ảnh dưới đây, hành vi qua đường nào là an toàn, hành vi nào không an toàn? Vì sao?
2. Đi bộ qua đường an toàn:
- Không an toàn ảnh 1 vì không đi trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
* Ghi nhớ: SGK
III. Bài tập:
- Bài tập 1: Hành vi đi bộ sai: ảnh 1, 2, 3, 4, 6.
- Bài tập 2: Hành vi A là an toàn.
4. Củng cố:
- Nhắc lại những quy định về đi bộ an toàn.
5. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc phần ghi nhớ trong Sách giáo khoa.
- Xem trước bài ngồi trên xe đạp, xe mô tô an toàn.
Ngày soạn: 08/10/2019
CHỦ ĐỀ 5
Bài 5: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức:
- Học sinh biết những quy định đối với người đi xe đạp theo luật giao thông đường bộ. 
- Học sinh biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.
+ Kỹ năng:
- Học sinh thể hiện đúng cách đi xe đạp an toàn.
- Giúp học sinh biết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
+ Thái độ:
- Giúp học sinh tuân thủ quy tắc giao thông đường bộ, tôn trọng trật tự ATGT. Không vi phạm các vấn đề về giao thông.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
+ Giáo viên: Giáo án; tranh ảnh và một số câu hỏi liên quan thực tế.
+ Học sinh: Sách An toàn giao thông. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu các yêu cầu trước khi đi xe đạp.
- Học sinh thảo luận rút ra yêu cầu.
- Giáo viên kết luận
+ Học sinh quan sát ảnh và nêu các tình huống ở từng tranh.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi.
Hành vi đi xe đạp nào là an toàn, hành vi nào không an toàn?
+ Theo em thế nào là đi xe đạp an toàn?
- Học sinh thảo luận và trả lời
+ Giáo viên rút ra kết luận.
+ Để đi xe đạp điện an toàn người đi xe đạp điện cần phải làm gì?
+ Các bạn học sinh đi xe đạp như thề có gì đúng hoặc không đúng?
+ Nội dung tranh 3 miêu tả cảnh gì?
+ Một số tình huống (tài liệu)
+ Nêu một số kỹ năng cần thiết khi chuyển hướng hoặc vượt xe đi phía trước?
+ Giáo viên kết luận:
+ Giáo viên: Cho học sinh quan sát các ảnh 1; 2; 3 để thảo luận và nêu cách xử lý an toàn.
+ Giáo viên: Nhận xét và kết luận
+ Giáo viên: Khen nhóm nào có cách xử lý tốt, an toàn.
+ Giáo viên: yêu cầu học sinh làm bài tập 1 – 7 (trang 31; 32; 33)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận. 
+ Giáo viên gọi từng nhóm nêu ý kiến và thảo luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên chốt vấn đề.
1. Chuẩn bị trước khi đi xe đạp:
- Chọn xe có kích cỡ vừa với tầm vóc
- Kiểm tra xe cẩn thận
- Khi đi ngổi thăng bằng trên xe, điều khiển bằng 2 tay, đi với tốc độ vừa phải.
2. Cách đi xe đạp an toàn:
+ Đi vào phần đường dành cho xe đạp, xe thô sơ hoặc mép đường bên phải theo chiều đi của mình.
+ Nghiêm túc tuân thủ các báo hiệu giao thông 
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn đối với người đi xe đạp.
+ Luôn luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường.
+ Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước. Đến ngã ba, ngã tư nơi có tín hiệu giao thông phải đi theo hiệu lệnh của đèn.
* Ghi nhớ (SGK/31):
3. Luyện tập:
Bài tập 1: 
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài tập 4:
4. Củng cố:
- Đọc tư liệu tham khảo trang 33
- Tự xây dựng phương án đảm bảo an toàn khi đi xe đạp cho bản thân.
5. Dặn dò:
- Thực hiện tốt các quy định đi xe an toàn
- Nhắc nhở và hướng dẫn bạn bè, người thân và các em nhỏ thực hiện đi xe đạp an toàn.
Ngày soạn: 04/10/2019
CHỦ ĐỀ 6
Bài 6: AN TOÀN KHI ĐI TRÊN THUYỀN; BÈ
	I. MỤC TIÊU:
+ Kiến thức:
- Giúp học sinh biết những quy định giao thông trên đường thủy, các phương tiện giao thông đường thủy khi đổi hướng đi.
+ Kỹ năng:
- Học sinhthể hiện đúng các quy định trên khi sử dụng phương tiện giao thông đường thủy thô sơ (nếu có).
- Giúp học sinhbiết đánh giá hành vi của mọi người khi tham gia giao thông, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân.
+Thái độ: Có thói quen chấp hành tốt luật giao thông đường thủy
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
+ Giáo viên: Giáo án; tranh ảnh và một số câu hỏi liên quan thực tế.
+ Học sinh: Sách An toàn giao thông. 
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài giảng:
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung ghi bảng
+ Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nêu các yêu cầu trước khi đi xe đạp.
- Học sinh thảo luận theo nhóm (4 nhóm).
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Em có nhận xét gì về giao thông đường thủy.
Nhóm 2: Em có nhận xét gì về hành vi đi trên thuyền, bè trên sông nước qua các ảnh (về ý thức của người tham gia giao thông, về tính chất an toàn hoặc nguy hiểm của hành vi)
(Ý thức tham gia GT đường thủy của một số người chưa tốt, đặc biệt là học sinh: Chưa mặc áo phao cứu sinh, tự chèo thuyền đi học, đứng lái thuyền hoặc chở quá số người quy định, phương tiện giao thông chưa đảm bảo an toàn).
Nhóm 3: Hậu quả có thể xảy ra trong những trường hợp này là gì?
(Đắm thuyền, bè, lật thuyền tai nạn nguy hiểm cho tính mạng)
Nhóm 4: Em biết sử dụng phao cứu sinh không? Dụng cụ đó có ích gì?
(Giữ an toàn khi có tai nạn xảy ra, không bị chìm)
+ Vậy để đảm bảo an toàn khi đi thuyền, bè ta phải làm gì? 
* Thực hành kỹ năng:
+ Giáo viên giao mỗi nhóm quan sát ảnh và gọi tên một đồ vật như áo phao; phao cứu sinh 
+ Giáo viên hỏi:
 - Tên đồ vật đó là gì?
 - Dùng để làm gì?
 - Tại sao nó giúp em được an toàn?
 - Em sử dụng đồ vật đó như thế nào?
 - Em có thể thấy đồ vật này ở đâu?
+ Giáo viên: yêu cầu học sinh làm bài tập 1 – 5 (trang 36; 37)
+ Yêu cầu học sinh thảo luận. 
+ Giáo viên gọi từng nhóm nêu ý kiến và thảo luận giữa các nhóm.
+ Giáo viên chốt vấn đề.
1
Để đảm bảo an toàn khi đi tuyền, bè:
+ Phải mặc áo phao cứu sinh có cài dây đúng cách.
+ Ngồi ngay ngắn trong lòng thuyền, không đi lại, đùa nghịch làm thuyền mất thăng bằng 
+ Không đi thuyền khi có mưa lũ, nước dâng cao; thuyền quá đầy, thuyền không có người lớn cầm chèo.
+ Không chèo thuyền một mình trên sông, hồ, biển.
* Ghi nhớ? SGK/35
* Luyện tập:
Bài tập 1: HS kể
Bài tập 2:HS trả lời
Bài tập 3:
+ Ảnh 1: Chở quá số người quy định.
+ Ảnh 3; 4: Không có người lớn lái thuyền, không mặc áo cứu sinh: Nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn.
4. Củng cố:
- Để đảm bảo an toàn khi đi trên thuyền, bè chúng ta cần ghi nhớ những điều gì?
- Đọc tư liệu tham khảo/ trang 38.
5. Dặn dò:
- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người xung quanh.
KIỂM TRA AN TOÀN GIAO THÔNG
PHẦN I. (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: 4 nhóm biển báo giao thông em được học gồm:
A. Biến báo cẩm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
B. Biến báo cẩm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển hướng dẫn 
C. Biến báo nguy hiểm, biển báo trạm cấp cứu, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
D. Biến báo nguy hiểm, biển báo công trường, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn.
Câu 2: Khi đi từ ngõ (hẻm), trong nhà, cổng trường, đường phụ ra đường chính em phải:
A. Quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường chính.
B. Đi chậm, quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường chính.
C. Đi chậm, đưa tay xin đường
D. Đi bình thường, chú ý quan sát xe cộ đang lưu thông trên đường
Câu 3: Khi qua ngã ba, ngã tư em cần nhớ:
A. Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông
B. Đi theo hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
C. Phải quan sát kỹ nếu vắng xe thì mới qua.
D. Đi theo hiệu lệnh của tín hiệu đèn hoặc của người điều khiển giao thông.
Câu 4: Khi muốn đổi hướng (rẽ phải, rẽ trái) em phải làm gì?
A. Nếu rẽ trái thì phải dơ tay xin đường.
B. Chú ý quan sát xe cộ trên đường, nếu không có xe thì mới được đổi hướng.
C. Phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.
D. Phải đi chậm, giơ tay xin đường khi rẽ trái và chú ý quan sát xe.
Câu 5: Theo em đâu là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông?
A. Do con người, do phương tiện giao thông, do đường sá.
B. Do con người, do đường xuống cấp, do lưu lượng xe quá nhiều.
C. Do phương tiện giao thông, do đường sá.
D. Do con người, do phương tiện giao thông, do đường sá, do thời tiết.
PHẦN II. (5 điểm)
Câu 1: em hãy nêu một số hoạt động phòng tránh tai nạn giao thông mà em biết.
Câu 2: Nêu một hành động tốt em đã làm thể hiện việc tự giác tôn trọng luật giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_an_toan_giao_thong_lop_7_ban_dep_2_cot_nam_hoc_2019.docx