Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 1

Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 1

I. Mục tiêu bài giảng.

Học xong bài này, học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

 + HS biết cách sử dụng lời nói phù hợp khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau (người lớn tuổi/ bạn bè/ em nhỏ).

 + HS trình bày được thái độ giao tiếp phù hợp và nhận biết được thái độ của người giao tiếp thông qua biểu hiện của khuôn mặt, cử chỉ.

- Về kỹ năng:

+ Vận dụng lời nói + nét mặt trong giao tiếp ở một số tình huống cụ thể.

- Về thái độ:

+ Học sinh có thái độ phù hợp khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

- Giấy A4, giấy A0, bảng, bút màu.

- Thẻ thái độ

- Một số tình huống mẫu dành cho xử lý tình huống

- Giáo án.

 

doc 14 trang Trịnh Thu Thảo 28/05/2022 3490
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kỹ năng sống Khối 7 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KHỐI 7 – TUẦN 1
KỸ NĂNG GIAO TIẾP (1)
I. Mục tiêu bài giảng.
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Về kiến thức: 
 + HS biết cách sử dụng lời nói phù hợp khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau (người lớn tuổi/ bạn bè/ em nhỏ).
 + HS trình bày được thái độ giao tiếp phù hợp và nhận biết được thái độ của người giao tiếp thông qua biểu hiện của khuôn mặt, cử chỉ.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng lời nói + nét mặt trong giao tiếp ở một số tình huống cụ thể.
- Về thái độ:
+ Học sinh có thái độ phù hợp khi giao tiếp với các đối tượng khác nhau.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
Giấy A4, giấy A0, bảng, bút màu.
Thẻ thái độ
Một số tình huống mẫu dành cho xử lý tình huống
Giáo án.
Bảng, phấn.
Máy chiếu/máy tính
.....
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp: (2 phút)
 - Giáo viên kiểm tra sỹ số, ổn định tổ chức.
2. Nội dung bài học mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Kết quả cần đạt
HĐ1: Định hướng bài mới
- Thời gian: 8 phút
- Hình thức: Tổ chức trò chơi
- Phương pháp: Hỏi đáp.
- Chuẩn bị: Luật chơi
- GV tổ chức trò chơi: Phóng viên cao thủ
Luật chơi: GV yêu cầu mỗi học sinh sẽ trở thành phóng viên nhí. Các phóng viên sẽ có 2 phút chuẩn bị những câu hỏi để tìm hiểu thông tin về các bạn/ thầy cô trong lớp ( tên, tuổi, sở thích, sở ghét .). Sau đó các phóng viên có 3 phút để vừa đi phỏng vấn và ghi lại các thông tin. Bạn nào có được nhiều lượng thông tin nhất sẽ là Phóng viên cao thủ.
- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu các phóng viên bật mí về những bí mật để có được lượng thông tin nhanh nhất (chọn người bạn thân nhất, ghi lại một cách tốc ký bằng ký tự/ sơ đồ tư duy )
--> GV gợi ý học sinh trả lời một số câu hỏi:
+ Hoạt động phóng viên nhí giúp con đạt được điều gì? (hiểu về thầy cô/ bạn bè..)
+ Trong hoạt động phóng viên nhí con sử dụng kỹ năng nào nhiều nhất? (kỹ năng lắng nghe, kỹ năng diễn đạt, kỹ năng giao tiếp..)
--> Dẫn nhập vào bài: Khi muốn tìm hiểu hoặc thu nhập một thông tin nào đó từ người khác chúng ta có thể sẽ sử dụng một số kỹ năng như kỹ năng sử dụng lời nói, kỹ năng biểu cảm, kỹ năng lắng nghe Khi con phối hợp những kỹ năng đó một cách linh hoạt tức là con đang sử dụng kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Và trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức sử dụng kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả thông qua việc sử dụng lời nói phù hợp và hiểu cảm xúc, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- HS lắng nghe, mở vở ghi bài.
HS cảm thấy khởi đầu tiết học vui vẻ và nhớ được tên bài học.
HĐ2: Giao tiếp là gì
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Hiểu giao tiếp là gì và vai trò quan trọng của việc sử dụng lời nói phù hợp trong giao tiếp
- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Cả lớp
- Chuẩn bị: Phiếu tên/ hình ảnh các con vật.
- GV sử dụng hoạt động kết nhóm để chia lớp thành ba/ bốn nhóm. 
- GV đưa ra một bức ảnh và yêu cầu các nhóm quan sát và thảo luận xem những người trong bức ảnh với đoạn hội thoại họ đang sử dụng kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Thầy giáo: Các con làm bài tập này chưa?
HS: Dạ, chúng con làm rồi ạ. 
TG: Bạn nào có thể cho thầy biết ý nghĩa của bài tập này không?
HS: Thưa thầy, bài tập này giúp chúng ta ôn luyện sử dụng đại từ nhân xưng phù hợp trong tiếng Anh ạ.
- Kết thúc thảo luận, GV yêu cầu các nhóm chia sẻ về những điều đã quan sát và ghi nhận được từ bức tranh và đoạn hội thoại.
+ Mọi người có thể sử dụng lời nói, cử chỉ để giao tiếp với nhau.
+ Lời nói phù hợp với đối tượng giao tiếp
+ Giao tiếp phải từ hai người trở lên.
 ..
- HS trả lời, GV mời 1 HS khác ghi vắn tắt lên bảng đọc lại nội dung trả lời đó.
- GV tổng kết vấn đề:
+ Giao tiếp là hành vi ứng xử, truyền đạt thông tin giữa con người với nhau thông qua lời nói, hình ảnh, cử chỉ, dấu hiệu cảm xúc 
+ Trong giao tiếp sử dụng lời nói và có thái độ phù hợp với đối tượng giao tiếp là chìa khóa quan trọng để cuộc giao tiếp hiệu quả (truyền đạt và lấy thông tin).
- HS hiểu giao tiếp là gì?
- HS hiểu vai trò quan trọng của việc sử dụng lời nói phù hợp trong giao tiếp.
HĐ3: Lời nói là vàng
- Thời gian: 20 phút
- Nội dung trọng tâm: Sử dụng lời nói phù hợp với đối tượng giao tiếp người lớn/ bạn bè/ trẻ em
- Phương pháp và KTDH: Thảo luận nhóm, hỏi đáp và truy vấn.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm
- Chuẩn bị: 
+ Các câu hỏi truy vấn
- GV yêu cầu các nhóm ngồi kê bàn làm việc nhóm (bốn nhóm).
- GV hướng dẫn các nhóm hoạt động thảo luận và yêu cầu các nhóm cử đại diện lấy dụng cụ học tập (giấy A3/ bút màu).
Hướng dẫn hoạt động: GV chuẩn bị các chủ đề để các nhóm thảo luận (2 nhóm trùng một chủ đề).
Chủ đề 1: Đưa ra những nguyên tắc nên sử dụng khi dùng lời nói trong giao tiếp với các đối tượng khác nhau (người lớn/ bạn bè/ em nhỏ).
Chủ đề 2: Đưa ra những điều nên tránh sử dụng khi dùng lời nói trong giao tiếp với các đối tượng khác nhau (người lớn/ bạn bè/ em nhỏ).
- Sau 5 phút GV gọi 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
NỘI DUNG
NÊN
KHÔNG NÊN
Xưng hô
-Theo đúng tuổi tác, mối quan hệ.
-Không nói nhát gừng, trống không, không quá thân mật nếu đối tượng không phù hợp.
Cách nói
-Rõ ràng, dễ hiểu
-Nội dung nói phù hợp với trình độ người nghe
-Đề xuất phương án giải quyết các mâu thuẫn nếu có.
-Tránh cách nói mỉa mai, gây cảm giác không tốt hoặc khó hiểu.
-Không đề cập đến nội dung mà người nghe không hiểu hoặc nhạy cảm.
Cách dùng từ
Sử dụng từ ngữ dễ hiểu, không làm người khác tổn thương, hiểu nhầm ý.
- Từ ngữ thể hiện đúng mối quan hệ:
- Người lớn tuổi: Kính thưa, thưa, ạ, dạ, vâng (thể hiện sự kính trọng )
- Bạn bè:mình/bạn, tớ/cậu (thể hiện sự thân mật )
- Em nhỏ: em ngoan, bé yêu, cục cưng ( thể hiện sự yêu quý, quan tâm)
-Không dùng tiếng lóng, địa phương làm người khác tổn thương, hiểu nhầm ý.
- Khi GV chốt bước nào chiếu nội dung đó bằng slide. Sau đó yêu cầu học sinh trình bày lại theo cách hiểu của mình.
- GV tổng kết mục tiêu 1: Tùy thuộc vào các đối tượng giao tiếp, chúng ta cần chú ý cách xưng hô, cách nói và cách sử dụng từ ngữ hợp lý để có thể tạo cuộc giao tiếp vui vẻ và có hiệu quả.
+ HS biết cách sử dụng lời nói phù hợp khi giao tiếp với người lớn tuổi/ bạn bè/ em bé.
- Cách xưng hô
- Cách nói
- Cách dùng từ ngữ
HĐ4: Kịch câm
- Thời gian: 10 phút
- Nội dung trọng tâm: Phán đoán thái độ giao tiếp phù hợp
- Phương pháp và KTDH: Quan sát trải nghiệm
- Hình thức tổ chức: Theo lớp.
- Chuẩn bị: Thẻ thái độ
- GV yêu cầu học sinh tham gia hoạt động kịch câm 
- GV yêu cầu học sinh bốc thăm thẻ thái độ. Sau đó học sinh thể hiện thái độ bằng ngôn ngữ cơ thể (vận động của khuôn mặt (cảm xúc), tay chân ). Không sử dụng ngôn ngữ nói. Các bạn ở dưới phán đoán đó là thái độ gì?
- Gợi ý một số thẻ thái độ: tức giận (la hét, sử dụng nắm đấm), thân thiện, nghi ngờ, fan hâm mộ cuồng nhiệt, ..
- GV chốt mục tiêu 2: Ngoài việc sử dụng lời nói phù hợp, chúng ta cũng cần có thái độ phù hợp (ngôn ngữ cơ thể) và hiểu được thái độ của đối tượng giao tiếp để từ đó có cách giao tiếp phù hợp.
HS biết cách sử dụng thái độ phù hợp trong giao tiếp.
HS nhận biết được thái độ của người giao tiếp thông qua biểu hiện của khuôn mặt.
Một số thái độ thường thấy:
+ Bực bội/ Tức giận
+ Căng thẳng
+ Thân thiện
+ Vui vẻ
 ..
HĐ5: Xử lý tình huống
- Thời gian: 25 phút
- Nội dung trọng tâm: Vận dụng lời nói và thái độ giao tiếp phù hợp trong việc xử lý tình huống
- Phương pháp và KTDH: Nghiên cứu tình huống, đóng vai, hỏi đáp.
- Hình thức tổ chức: Theo nhóm, lớp.
- Chuẩn bị: 
+ In tình huống ở phụ lục 3 (hai nhóm 1 tình huống (sử dụng lời nói và thái độ phù hợp / không phù hợp ). 
- GV phát tình huống (phụ lục 1) cho các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận và vận dụng lời nói và thái độ giao tiếp phù hợp/ không phù hợp để xử lý tình huống. (Trong quá trình xử lý tình huống, cần phải gọi tên được thái độ của đối tượng giao tiếp cùng).
- Đại diện các nhóm lên đóng vai và chia sẻ về cách thức sử dụng lời nói cũng như thái độ trong quá trình giao tiếp. Các nhóm khác bổ sung ý kiến, GV nhận xét về việc các nhóm đã vận dụng được kiến thức đã học ở mức độ nào.
Chú ý: GV yêu cầu đối với mỗi tình huống có hai nhóm đảm nhiệm xử lý tình huống. (Một nhóm sử dụng lời nói, thái độ phù hợp. Một nhóm là sử dụng lời nói và thái độ không phù hợp để giúp học sinh thấy được vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ bằng các cuộc giao tiếp đúng cách ).
- HS vận dụng được lời nói và thái độ giao tiếp phù hợp vào xử lý tình huống.
4. Tổng kết buổi học (5 phút)
- Giáo viên giải đáp thắc của học sinh.
- Tổng kết: Tiết này các con đã được nghiên cứu về cách thức sử dụng lời nói phù hợp và nhận biết thái độ của đối tượng giao tiếp trong Kỹ năng giao tiếp. Thầy/ cô hy vọng các con sẽ áp dụng một cách linh hoạt, khéo léo các kiến thức đã học để có được buổi nói chuyện/ giao tiếp vui vẻ và có hiệu quả.
5. Bài tập về nhà (2 phút)
- Chia sẻ với cha/mẹ về bài học hôm nay và điều mà con ấn tượng nhất trong buổi học.
- Tìm hiểu trước về nội dung bài học hôm sau là: Kỹ năng giao tiếp tại nơi công cộng
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
GIÁO VIÊN
 	 ThS. Nguyễn Phương Hảo
Phụ lục 1
TÌNH HUỐNG
	Tình huống 1 (Tổ 1 lời nói, thái độ phù hợp; Tổ 3: lời nói, thái độ không phù hợp).
	Hà và Minh là hai người bạn thân. Hà học giỏi toán và thường xuyên được thầy dạy toán khen ngợi. Minh thì lại rất ghét môn Toán. Bố mẹ Minh thường xuyên so sánh Minh với Hà. Trong giờ kiểm tra Toán, Minh đề nghị Hà cho chép bài nhưng Hà không đồng ý. Đến giờ trả bài kiểm tra, Minh bị điểm kém môn Toán, Minh đã hét vào mặt Hà và cho rằng đó là lỗi của Hà. Nếu là Hà, em sẽ sử dụng lời nói và thái độ giao tiếp thế nào để giúp Minh hiểu ra vấn đề và không làm căng thẳng mối quan hệ bạn bè?
	Gợi ý:
Nội dung
Ý chính
Phù hợp
Không phù hợp
Lời nói
Cách xưng hô
Bạn – Tớ/ Tớ - cậu/ Gọi tên
Mày / Thằng / Đứa 
Cách nói chuyện
Đưa ra dẫn chứng về việc nếu thầy giáo phát hiện ra Hà cho Minh chép bài thì Minh vẫn bị điểm thấp mà còn bị trừ điểm hạnh kiểm. Gợi ý, khuyến khích sẽ giúp Minh ôn tập Toán để có thể học tốt môn Toán và gỡ điểm cho những bài thi sau để Minh không còn sợ Toán nữa và được bố mẹ, thầy cô khen ngợi.
(Có thể dùng mẹo nhờ thầy giáo chia sẻ về việc trên lớp về những trường hợp dũng cảm không quay cóp bài trong giờ kiểm tra sau đó “ Thành công” nhờ cố gắng học tập và ôn tập bằng cách nhờ bạn bè trong lớp và đạt được điểm số bằng chính thành tích của mình).
Không đưa ra phương án giải quyết mà chỉ tập trung vào việc phán xét, chỉ trích và mỉa mai việc làm của Minh.
Cách dùng từ
-Dễ hiểu bằng một kế hoạch cụ thể cho việc giúp Minh học tốt môn Toán. Khuyến khích bằng việc đề nghị món quà nhỏ tặng Minh nếu được điểm tốt trong bài kiểm tra sau
-Mỉa mai và chỉ trích 
-Sử dụng tiếng lóng để chửi bạn
Thái độ
Chân thành, quan tâm
Tức giận, chế giễu
	Tình huống 2 (Tổ 2 lời nói, thái độ phù hợp; Tổ 4: lời nói, thái độ không phù hợp).
	Bố mẹ thường xuyên so sánh con với “ con nhà người ta”. Nếu ở trong trường hợp này con sẽ sử dụng lời nói và thái độ giao tiếp như thế nào để bố mẹ có thể không so sanh con với “ Con nhà người ta” nữa?
Gợi ý:
Nội dung
Ý chính
Phù hợp
Không phù hợp
Lời nói
Cách xưng hô
Cách xưng hô: Con – Bố/mẹ
Ông – Tôi; Bố mẹ - Tôi
Cách nói chuyện
Đề xuất với bố mẹ phương án đặt ra mục tiêu rõ ràng trong học tập và khi trong quá trình thực hiện mục tiêu cũng như đạt được mục tiêu bố mẹ không được so sanh với “ Con nhà người ta”. Ai vi phạm quy định đề ra có hình phạt phù hợp. Tránh
Không đưa ra phương án giải quyết mà chỉ tập trung vào việc phán xét việc làm của bố mẹ.
Cách dùng từ
-Dễ hiểu bằng một bảng mục tiêu, bố mẹ và con cùng ký và làm cam kết với nhau cùng thực hiện
-Khó hiểu, mỉa mai, từ ngữ thô tục
Thái độ
Thân mật, mong muốn giải quyết vấn đề trong không khí vui vẻ
Tức giận, căng thẳng, hỗn .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ky_nang_song_khoi_7_tuan_1.doc