Giáo án Công nghệ 6 - Bài 1: Khái quát về nhà ở - Năm học 2021-2022 - Đồng Thị Kim Lương
A. MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS cần đạt:
1. Kiến thức
- Nêu được vai trò của nhà ở.
- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở. Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.
2. Năng lực
- Năng lực tự học: nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn về vai trò, đặc điểm và một số kiến trúc của nhà ở Việt Nam.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe, phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm.
- Năng lực giao tiếp: thảo luận, trao đổi, tranh luận trong nhóm
3. Phẩm chất
- Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình
- Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản
- Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học, tìm tỏi mở rộng thêm kiến thức
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm.
Tuần 1 Ngày soạn: Tiết 1 Ngày dạy: CHƯƠNG I: NHÀ Ở Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở A. MỤC TIÊU Sau bài học này, HS cần đạt: 1. Kiến thức - Nêu được vai trò của nhà ở. - Nêu được đặc điểm chung của nhà ở. Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình. 2. Năng lực - Năng lực tự học: nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học - Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn về vai trò, đặc điểm và một số kiến trúc của nhà ở Việt Nam. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe, phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm. - Năng lực giao tiếp: thảo luận, trao đổi, tranh luận trong nhóm 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình - Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản - Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học, tìm tỏi mở rộng thêm kiến thức - Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - SGK, SGV Công nghệ 6 - Phiếu học tập - Giấy A 4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng - Tranh: Vai trò và đặc điểm chung của nhà ở. 2. Học sinh - Nghiên cứu trước nội dung bài học, tìm hiểu thêm về một số kiến trúc đặc trưng của nhà ở ở Việt Nam - Tưởng tượng về “Ngôi nhà mơ ước” của em trong tương lai C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động - GV tổ chức cho HS quan sát tranh/ảnh về ngôi nhà và thực hiện trả lời câu hỏi: Cuộc sống của con người sẽ khó khăn như nào nếu không có nhà ở? - HS thảo luận cặp đôi chia sẻ trả lời câu hỏi - HS báo cáo kết quả thảo luận - HS nhận ra được: con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, dân tộc khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ gọi là nhà ở - HS nhóm khác nhận xét, đánh giá GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Để biết được vai trò của nhà ở, đặc điểm chung của nhà ở thì chúng ta vào bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động GV và HS Nội dung cần đạt Nội dung 1: Vai trò của nhà ở đối với con người * Chuyển giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS khai thác thông tin trong hộp Thông tin mở rộng: “Từ xa xưa con người sống nhờ săn bắt, hái lượm và thường trú ngụ trong các hang đá để tránh thú dữ, mưa, nắng Việc săn bắt, hái lượm khiến con người phải liên tục di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Khi bắt đầu biết làm nông nghiệp thì con người ít dịch chuyển hơn ,nhu cầu xây dựng nhà ở và sống thành các khu dân cư bắt đầu được hình thành ” - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1.1 SGK – Trang 8 và thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập 1: Vai trò của nhà ở - HS đọc nội dung , quan sát hình 1.1 thảo luận nhóm và hoàn thành PHT số 1. Sau khi nêu được vai trò của nhà ở qua các bức tranh, HS tiếp tục thảo luận rút ra kết luận: “Vì sao con người cần nhà ở?” - HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm - HS nhóm khác nhận xét, đánh giá - GV nhận xét và chốt kiến thức: - Để làm rõ vai trò về vật chất và vai trò về tinh thần GV tổ chức cho HS chia sẻ trải nghiệm qua tình huống: - Cảm nhận của bản thân về ngôi nhà khi em đi chơi xa vắng nhà một thời gian - Khi bố mẹ đi vắng em ở nhà một mình - GV cho HS chỉ rõ trong hình 1.1 hình nào nói lên vai trò về vật chất, hình nào nói lên vai trò về tinh thần? 1. Vai trò của nhà ở đối với con người - Nhà ở: là công trình được xây dựng với mục đích để ở - Vai trò của nhà ở: + Vai trò vật chất: Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, xã hội + Vai trò tinh thần: Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình. Nội dung 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình 1.2 trả lời câu hỏi: + Nhà ở bao gồm các thành phần chính nào? - GV gọi xác định các thành phần chính của ngôi nhà trên tranh (chiếu trên máy chiếu) - HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá ® Chốt kiến thức - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát hình 1.3 ghi nhớ thông tin về + Cách bố trí không gian bên trong nhà ở + Những khu vực chức năng nào trong ngôi nhà - HS hoạt động nhóm (5 phút), trao đổi thống nhất câu trả lời câu hỏi sau: + Nhà ở thường chia thành những khu vực chính nào? + Trong hình 1.4 em có thể nhận biết được những khu vực chức năng nào trong ngôi nhà? Vì sao em biết? - HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi - HS báo cáo kết quả thảo luận - HS nhóm khác nhận xét, đánh giá - GV nhận xét và chốt kiến thức: - HS chốt lại 3 đặc điểm chung của nhà ở (thành phần chính, khu vực chính, tính vùng miền) * Lưu ý: Một số khu vực chức năng thường dùng thuật ngữ “gian” hay “phòng” khi muốn nhấn mạnh một chức năng nào đó (phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách ) 1. Cấu tạo - Hình 1.2 đã chỉ ra nhà ở có các phần chính là: + Móng nhà + Sàn nhà + Khung nhà + Tường nhà + Mái nhà + Các cửa (Cửa chính và cửa sổ) 2. Cách bố trí không gian bên trong nhà ở + Các khu vực chính trong nhà + Tính vùng miền Hoạt động 3: Luyện tập GV cho HS tự hoàn thiện các bài tập theo gợi dưới đây: - Nhà ở của gia đình em thuộc kiểu kiến trúc nào ? Chia thành những khu vực nào? - Mô tả hoặc phác thảo cách bố trí các khu vực đó? - Em có khu vực học tập riêng hay không? Khu vực học tập được đặt ở vị trí nào trong ngôi nhà? Với cách sắp xếp khu vực học tập như vậy em đã thấy hợp lí hay chưa? Kiểu kiến trúc Các khu vực và cách bố trí các khu vực trong nhà ở Nhận xét (Khu vực học tập) Hoạt động 4 : Vận dụng, mở rộng sáng tạo - GV giao bài tập vận dụng trang 10: Mô tả ngôi nhà mơ ước của em cho HS về nhà thực hiện với một số gợi ý (Kiểu kiến trúc; cấu tạo tường, sàn, mái,cửa; phân chia các phòng; đặc điểm đặc biệt, ) - Từng HS trả lời trên giấy A4 và nộp cho GV vào buổi học tiếp theo. - GV yêu cầu một số HS trình bày. - GV nhận xét và đánh giá. PHỤ LỤC Nhóm: ..Lớp PHT SỐ 1: VAI TRÒ CỦA NHÀ Ở Vì sao con người cần nhà ở? .. . .. . Tuần 2 Tiết 2 Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG I: NHÀ Ở Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở A. MỤC TIÊU Sau bài học này, HS cần đạt: 1. Kiến thức - Nêu được vai trò của nhà ở. - Nêu được đặc điểm chung của nhà ở. Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình 2. Năng lực - Năng lực tự học: nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học - Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết các vấn đề gắn với thực tiễn về vai trò, đặc điểm và một số kiến trúc của nhà ở Việt Nam. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến khái quát về nhà ở, lắng nghe, phản hồi tích cực trong hoạt động nhóm - Năng lực giao tiếp: thảo luận, trao đổi, tranh luận trong nhóm 3. Phẩm chất - Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình - Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản - Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, chăm chỉ, nhiệt tình tham gia các hoạt động của bài học, tìm tỏi mở rộng thêm kiến thức - Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm và trung thực trong hoạt động của nhóm. B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - SGK, SGV Công nghệ 6 - Phiếu học tập - Giấy A0, A 4, bút dạ, bút màu, nam châm dính bảng - Tranh: Vai trò và đặc điểm chung của nhà ở. 2. Học sinh - Nghiên cứu trước nội dung bài học, tìm hiểu thêm về một số kiến trúc đặc trưng của nhà ở ở Việt Nam - Tưởng tượng về “Ngôi nhà mơ ước” của em trong tương lai C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động - GV tổ chức cho HS quan sát tranh/ảnh về ngôi nhà và thực hiện trả lời câu hỏi: Cuộc sống của con người sẽ khó khăn như nào nếu không có nhà ở? - HS thảo luận cặp đôi chia sẻ trả lời câu hỏi - HS báo cáo kết quả thảo luận - HS nhận ra được: con người có thể đến từ nhiều nơi khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, dân tộc khác nhau nhưng đều có những nhu cầu cơ bản chung và một trong số đó là nhu cầu về một nơi trú ngụ gọi là nhà ở - HS nhóm khác nhận xét, đánh giá GV vào bài mới: Nhà ở có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Để biết được vai trò của nhà ở, đặc điểm chung của nhà ở thì chúng ta vào bài hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 3: Tìm hiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam - GV chia yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc nội dung phần III kết hợp quan sát hình 1.5-1.9 trả lời câu hỏi + Ở Việt Nam có những kiểu nhà nào? - HS xác định được 3 kiểu kiến trúc nhà ở - GV cho các nhóm HS nhận diện các kiểu kiến trúc theo các hình trang 9, 10 (tên, đặc điểm). - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2 (chia lớp thành 6 nhóm) + Nhóm 1 hoàn thành nội dung (1) + Nhóm 2 hoàn thành nội dung (2.a) + Nhóm 3 hoàn thành nội dung (2.b) + Nhóm 4 hoàn thành nội dung (3.a) + Nhóm 5 hoàn thành nội dung (3.b) - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - GV và các nhóm khác nhận xét. - GV tổng kết 3 kiểu kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt nam * GV nhấn mạnh: Vị trí lãnh thổ Việt Nam chia thành các vùng miền với những đặc trưng địa lí, khí hậu khác nhau ® Dẫn đến những đặc trưng kiến trúc nhà ở trên các vùng miền khác nhau là khác nhau * Luyện tập: GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. GV chiếu 10 hình ảnh về kiểu kiến trúc nhà ở. Yêu cầu HS xác định các bức tranh về ngôi nhà đưa ra thuộc kiểu kiến trúc nào? - HS hoạt động theo nhóm như nội dung trên ® Trong thời gian 1 phút, đội nào xác định và ghi chính xác các kiểu kiến trúc nhà ở trong các bức tranh đưa ra đội đó dành chiến thắng - Sau 1 phút, GV cho các nhóm đổi chéo kết quả - GV chiếu kết quả các bức tranh, các nhóm đối chiếu và tự nhận xét Phiếu HT số 2 - Ba kiểu kiến trúc nhà ở VN: 1. Kiểu nhà ở nông thôn 2. Kiểu nhà ở đô thị 3. Kiểu nhà ở các khu vực đặc thù. - Nhà sàn - Nhà nổi Hoạt động 3: Luyện tập GV cho HS tự hoàn thiện các bài tập theo gợi dưới đây: - Nhà ở của gia đình em thuộc kiểu kiến trúc nào ? Chia thành những khu vực nào? - Mô tả hoặc phác thảo cách bố trí các khu vực đó? - Em có khu vực học tập riêng hay không? Khu vực học tập được đặt ở vị trí nào trong ngôi nhà? Với cách sắp xếp khu vực học tập như vậy em đã thấy hợp lí hay chưa? Kiểu kiến trúc Các khu vực và cách bố trí các khu vực trong nhà ở Nhận xét (Khu vực học tập) Hoạt động 4 : Vận dụng, mở rộng sáng tạo - GV giao bài tập vận dụng trang 10: Mô tả ngôi nhà mơ ước của em cho HS về nhà thực hiện với một số gợi ý (Kiểu kiến trúc; cấu tạo tường, sàn, mái,cửa; phân chia các phòng; đặc điểm đặc biệt, ) - Từng HS trả lời trên giấy A4 và nộp cho GV vào buổi học tiếp theo. - GV yêu cầu một số HS trình bày. - GV nhận xét và đánh giá. * GV giới thiệu 2 kiểu nhà ở thiết kế đặc biệt trên biển và dưới lòng đất.GV gợi ý ( Đặc biệt ở điểm nào? Tại sao em lại ấn tượng với điểm đặc biệt đó? Em thích kiểu nhà nào? Vì sao? Dự đoán ưu điểm và nhược điểm của 2 kiểu nhà này ?) - HS nêu nhận xét về các kiểu nhà ở. - GV yêu cầu HS nêu thêm về các kiểu nhà ở đặc biệt khác mà HS biết. - HS nêu thêm về các kiểu nhà ở đặc biệt khác. - GV nhận xét và tổng kết. - Hướng dẫn tự học: + HS học bài theo nội dung vở ghi, học bài theo câu hỏi trong SGK trang 11 + Nghiên cứu trước nội dung bài 2: Xây dựng nhà ở Vật liệu làm nhà Các bước chính trong xây dựng nhà Tìm hiểu nghề kĩ sư xây dựng Nhóm: ..Lớp PHT SỐ 2: KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐẶC TRƯNG Ở VIỆT NAM Kiểu nhà Đặc điểm 1. Nhà ở nông thôn 2. Nhà ở thành thị a.Nhà ở mặt phố b. Nhà ở chung cư 3. Nhà ở các khu vực đặc thù a. Nhà sàn b. Nhà nổi
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_cong_nghe_6_bai_1_khai_quat_ve_nha_o_nam_hoc_2021_20.docx