Giáo án Giáo dục Địa phương Quảng Bình - Tiết 1 đến 3 - Bài 4: Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang - Nguyễn Đức Quỳnh

Giáo án Giáo dục Địa phương Quảng Bình - Tiết 1 đến 3 - Bài 4: Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang - Nguyễn Đức Quỳnh

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

 - Giúp Hs Giới thiệu khái quát về lễ hội: thời gian, không gian, địa điểm tổ chức và nguồn gốc của lễ hội.

- Mô tả được các hoạt động chính của lễ hội.

- Tìm hiểu thêm các lễ hội khác ở địa phương trong tỉnh.

2. Kĩ năng:

- Tìm hiểu thêm các lễ hội khác ở địa phương trong tỉnh.

3. Thái độ:

- Trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc, của địa phương mình sinh sống.

- Tự hào về lễ hội truyền thống của địa phương.

 

doc 13 trang phuongtrinh23 28/06/2023 740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục Địa phương Quảng Bình - Tiết 1 đến 3 - Bài 4: Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang - Nguyễn Đức Quỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1,2,3
BÀI 4: LỄ HÔI ĐUA, BƠI THUYỀN TRÊN SÔNG KIẾN GIANG
I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
 - Giúp Hs Giới thiệu khái quát về lễ hội: thời gian, không gian, địa điểm tổ chức và nguồn gốc của lễ hội.
- Mô tả được các hoạt động chính của lễ hội.
- Tìm hiểu thêm các lễ hội khác ở địa phương trong tỉnh.
2. Kĩ năng: 
- Tìm hiểu thêm các lễ hội khác ở địa phương trong tỉnh.
3. Thái độ: 
- Trân trọng giá trị văn hóa của dân tộc, của địa phương mình sinh sống.
- Tự hào về lễ hội truyền thống của địa phương.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.
Tự tìm hiểu về lễ hội truyền thống
Mô phỏng các trò chơi dân gian
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: Sách GD ĐP Quảng Bình lớp 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS nhận biết hình ảnh để phán đoán lễ hội.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- Gv trình chiếu các hình ảnh 
Hình 1
Hình 2
Hãy trả lời các câu hỏi sau:
Người áo xanh trong hình 1 đang hực hiện hành động gì?
Em nhận xét gì về hoạt động trong hình 2?
Những hình ảnh trên đang nói về lễ hội nào ơ Quảng Bình? 
Hs thảo luận, Gv dẫn dắt vào bài học.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
I. Khái quát về lễ hội bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang
1. Những nét chính về lễ hội bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang
Gv phân lớp 2 nhóm
- Phân nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: Đọc kĩ văn bản trang 23,24 và hoàn hành bảng sau: 
STT
Thời gian
Nguồn gốc
Địa điểm
Hoạt động chính
Ý nghĩa
?
?
?
?
?
?
Hai nhóm là việc độc lập, trình bày trên bảng phụ sau đó cử đại diện lên trình bày trước lớp
GV chốt lại kiến thức:
STT
Thời gian
Nguồn gốc
Địa điểm
Hoạt động chính
Ý nghĩa
1
Ngày 2/9 hàng năm
Dịp hè, do khô hạn nên sông kiến giang cạn nước. Đến tháng 8 có mưa, nước sông dâng, tạo phù sa và quét sâu bọ. Để ăn mừng, người dân mở hội đua tthuyền. Ngày 02/9/1946 được chức với quy mô cấp huyện.
Trên sông Kiến Giang.
Đua thuyền và cúng ông bà tổ tiên và những người có công.
Chặng đua Nam 24 km, nữ 18 km, bắt đầu từ Mũi Viết buông phao và về đích.
Nhắc nhở đạo lí uống nước nhớ nguồn (Bác Hồ và những người có công); Rèn luyện sức khoẻ, thi thố tài năng; cầu mong mưa thuận gió hoà; khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc và tinh thần thượng võ.
2. Không khí lễ hội
Nhiệm vụ 2: Quan sát các hình ảnh 3,4,5 và văn bản vừa ìm hiểu, Em có nhận xét gì về không khí của lễ hội bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang? 
Hs: phát biểu tự do
Hình ảnh 3
Hình ảnh 4
Hình ảnh 5
- Không khí lễ hội: rất vui nhộn, hân hoan, cờ hoa, băng rôn, biểu ngữ rợp trời. Người cổ vũ, xem hội chật kín 2 bờ sông.
3. Bài tập
Em thích nhất điều gì ở lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang? Vì sao?
Gợi ý:
Hs có thể lựa chọn các nội dung sau:
- Không khí vui nhộn, hân hoan
- Hình ảnh của những con thuyền đua: vừa đẹp, vừa mạnh mẽ.
- Ý nghĩa của lễ hội 
- Đây là lễ hội được công nhận văn hoá phi vật thể quốc gia.
C. LUYỆN TẬP
Hs đọc văn bản trang 25 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Văn bản trên đã cung cấp cho em những thông tin gì về giải thể thao đua thuyền trên sông Gianh?
2. Theo em, điểm khác biệt cơ bản giữa giải thể thao đua thuyền trên sông Gianh và lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang là gì?
3. Em hãy viết 1 đoạn văn ( 10 dòng) giới thiệu về 1 lễ hội được tổ chức tại địa phương em.
Hướng dẫn:
1. Giải thể thao đua thuyền trên sông Gianh
- Thời gian tổ chức: 2/9 hàng năm. 
- Địa điểm tổ chức: Sông Gianh, tại huyện Tuyên Hoá
- Nguồn gốc: bắ đầu từ năm 1984, mục đích để chào mừng ngày tết độc lập và phát huy tinh thần thể thao.
- Thành phần và thể thức tham gia: 
+ Bao gồm các xã: Thuận hoá, Đồng Hoá, Thạch Hoá, Đức Hoá, Mai hoá, Châu hoá, Tiến Hoá, Văn Hoá.
+ Các xã chia làm 3 bảng.
+ Chặng đua: 2000 m
- Không khí: sôi động hào hứng, trông kèn, cờ hoa rộn ràng, người đến xem chật kín 2 bờ sông.
- Ý nghĩa: 
+ Giáo dục truyền thống nhằm nâng cao ý thức và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
+ Rèn luyện sức khoẻ phục vụ công tác cứu hộ lũ lụt.
2. Điểm khác biệt cơ bản giữa giải thể thao đua thuyền trên sông Gianh và lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang 
Học sinh lập bảng so sánh
STT
Thời gian
Nguồn gốc
Địa điểm
Hoạt động chính
Không khí
Ý nghĩa
Đua thuyền trên sông Gianh
2/9
2/9/1984
Sông Gianh, huyện Tuyên Hoá
- Đua thuyền 2km
Sôi động hào hứng
- Thi thố tài năng.
- Rèn luyện sức khoẻ.
- Áp dụng vào công tác phòng hộ.
Đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang
2/9
2/9/1946
Sông Kiến Giang, huyện Lệ Thuỷ
- Thờ cúng ông bà tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc.
- Đua thuyền 17 km
Sôi động hào hứng
Thi thố tài năng.
- Rèn luyện sức khoẻ.
- Cầu mưa thuận gió hoà.
Đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang: Lễ hội truyền thống cấp quốc gia
Đua thuyền trên sông Gianh: giải thể thao truyền thống cấp huyện.
Một số hình ảnh đua thuyền trên sông Gianh:
3. Giới thiệu về lễ hội rằm tháng 3 ở Minh Hoá
Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa hàng năm sẽ diễn ra từ ngày 10 – 15/3 âm lịch với nhiều nét đặc sắc, hấp dẫn. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện giao lưu, gặp gỡ và tổ chức các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và cũng là để huyện Minh Hóa quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương đến du khác trong và ngoài nước.
Tuần lễ Văn hóa – Thể thao – Du lịch và Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa năm 2021 được diễn ra từ ngày 21 đến 26-4. Sự kiện năm nay sẽ có các hoạt động đặc sắc hơn những năm trước đây như: Lễ dâng hương tại Thác Bụt và Hội Rằm tháng Ba truyền thống tại chợ Quy Đạt. Các hoạt động thể thao, như: giải vô địch bóng chuyền; giải vô địch bóng đá nam toàn huyện; giải thi đấu các môn thể thao truyền thống và các trò chơi dân gian của các dân tộc trên địa bàn huyện (bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, cờ thẻ, đánh đu, ném xoang, cà kheo, thả diều, vật dân tộc ). Các hội diễn và chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục văn nghệ độc đáo, dân ca, dân vũ truyền thống của các nghệ nhân quê hương Minh Hóa.
Đặc biệt, năm nay, huyện Minh Hóa còn long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di sản phi vật thể quốc gia “Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian hò thuốc cá” và bằng công nhận di tích lịch sử căn cứ kháng chiến vua Hàm Nghi tại Minh Hóa.
goài ra, trong chương trình, còn có các hoạt động trưng bày không gian văn hóa, ẩm thực, du lịch với khoảng 20 gian hàng của các xã, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn nhằm giới thiệu các hình ảnh đẹp, độc đáo về quê hương, đất nước, con người huyện Minh Hóa và những giá trị ẩm thực độc đáo đến khách du lịch.
D. MỞ RỘNG
1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu 1 lễ hội truyền thống ở địa phương em 
Hs: chia hs thành 2 nhóm, các em chuẩn bị nội dung từ trước. Một nhóm cử 2 đại diện lên thực hiện nhiệm vụ. (Nhóm 1 lễ hội rằm tháng 3 Minh Hoá, Nhóm 2 Lê hội đua thuyền ở sông Kiến Giang)
2. Lắng nghe bạn chia sẻ ấn tượng về lễ hội đua thuyền ở Lệ Thuỷ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_dia_phuong_quang_binh_tiet_1_den_3_bai_4_le.doc