Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Tìm hiểu chung về lớp cá

Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Tìm hiểu chung về lớp cá

Bước 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Lý do chọn chủ đề)

 Ngành động vật có xương sống chủ yếu gồm các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (lớp có vú). Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương với các ngành động vật không xương sống. Vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là động vật có xương sống. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về lớp đầu tiên của ngành động vật có xương sống đó là lớp cá. Lớp cá những có đặc điểm cấu tạo như thế nào và vai trò ra sao? Từ những lý do trên chúng tôi xây dựng chủ đề tìm hiểu chung về lớp cá nhằm giải quyết những nội dung trên.

Bước 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ (Lựa chọn nội dung từ các bài học trong SGK)

Chủ đề gồm 4 tiết (từ tiết 31 đến tiết 34)

Chủ đề được xây dựng dựa trên nội dung những bài sau:

Bài 31: TH: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống cảu cá chép.

Bài 32: TH: Mổ cá.

 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép.

Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá.

Bước 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm cơ bản của ĐVCXS, so sánh với ĐVKXS.

- Nêu đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài, sự sinh sản của cá thích nghi đời sống dưới nước

- Xác định được chức năng các loại vây cá

- Nắm được đặc điểm cấu tạo trong của cá chép

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống

- Nêu được những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, yuaanf hoàn, hô hấp, bài tiết và thần kinh của cá chép.

- Phân tích được những đặc điểm giúp cá thích nghi với môi trường sống ở nước

- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng

- Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương

- Nêu được vai trò của cá đối với đời sống con người

- Trình bày được đặc điểm chung của lớp cá

2. Kỹ năng

- Phân biệt các loại vây chẵn, vây lẽ để phù hợp với chức năng

- Đối chiếu quan sát hình vẽ, mẫu vật

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, giao tiếp.

- Kĩ năng so sánh, đối chiếu mẫu vật với hình vẽ SGK.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phân tích để tìm hiểu cấu tạo trong của cá chép.

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo, tập tính trong sự thích nghi với môi trường sống; thành phần loài; đặc điểm chung và vai trò của cá với đời sống.

- Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của cá

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tránh đánh bắt bừa bãi.

- Giáo dục ý thức cẩn thận, làm việc khoa học

- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

- Nhận biết được vai trò thực tiễn của cá trong tự nhiên và đời sống con người, từ đó có ý thức bảo vệ các loài cá.

4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh

- Năng lực tri thức, năng lực tự học.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ: qua thảo luận, hoạt động nhóm.

- Năng lực tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết các tình huống liên quan đến môi trường ở địa phương.

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Tìm thông tin từ internet, báo cáo bằng powerpoint.

Bước 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU (Bảng mô tả)

BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

 

doc 10 trang sontrang 3480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Tìm hiểu chung về lớp cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:............/............/................. Ngày dạy:............/............/................
Chủ đề: TÌM HIỂU CHUNG VỀ LỚP CÁ
Bước 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Lý do chọn chủ đề)
	Ngành động vật có xương sống chủ yếu gồm các lớp Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú (lớp có vú). Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương với các ngành động vật không xương sống. Vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là động vật có xương sống. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về lớp đầu tiên của ngành động vật có xương sống đó là lớp cá. Lớp cá những có đặc điểm cấu tạo như thế nào và vai trò ra sao? Từ những lý do trên chúng tôi xây dựng chủ đề tìm hiểu chung về lớp cá nhằm giải quyết những nội dung trên.
Bước 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ (Lựa chọn nội dung từ các bài học trong SGK)
Chủ đề gồm 4 tiết (từ tiết 31 đến tiết 34)
Chủ đề được xây dựng dựa trên nội dung những bài sau:
Bài 31: TH: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống cảu cá chép. 
Bài 32: TH: Mổ cá.
	Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép.
Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá. 
Bước 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: 
- Nêu được đặc điểm cơ bản của ĐVCXS, so sánh với ĐVKXS.
- Nêu đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài, sự sinh sản của cá thích nghi đời sống dưới nước
- Xác định được chức năng các loại vây cá
- Nắm được đặc điểm cấu tạo trong của cá chép
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống 
- Nêu được những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, yuaanf hoàn, hô hấp, bài tiết và thần kinh của cá chép.
- Phân tích được những đặc điểm giúp cá thích nghi với môi trường sống ở nước
- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng
- Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương
- Nêu được vai trò của cá đối với đời sống con người
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp cá
2. Kỹ năng 
- Phân biệt các loại vây chẵn, vây lẽ để phù hợp với chức năng 
- Đối chiếu quan sát hình vẽ, mẫu vật
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, giao tiếp.
- Kĩ năng so sánh, đối chiếu mẫu vật với hình vẽ SGK.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Rèn luyện kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phân tích để tìm hiểu cấu tạo trong của cá chép.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh, hình để tìm hiểu sự đa dạng về cấu tạo, tập tính trong sự thích nghi với môi trường sống; thành phần loài; đặc điểm chung và vai trò của cá với đời sống.
- Kĩ năng so sánh, phân tích, khái quát để rút ra đặc điểm chung của cá 
3. Thái độ: 
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tránh đánh bắt bừa bãi.
- Giáo dục ý thức cẩn thận, làm việc khoa học
- Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
- Nhận biết được vai trò thực tiễn của cá trong tự nhiên và đời sống con người, từ đó có ý thức bảo vệ các loài cá.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh
- Năng lực tri thức, năng lực tự học. 
- Năng lực hợp tác, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ: qua thảo luận, hoạt động nhóm. 
- Năng lực tư duy: so sánh, phân tích, tổng hợp vấn đề.
- Năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết các tình huống liên quan đến môi trường ở địa phương.
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông: Tìm thông tin từ internet, báo cáo bằng powerpoint.
Bước 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU (Bảng mô tả)
BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH
Nội dung
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Đơn vị kiến thức 1: TH: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống cảu cá chép.
- Nêu đặc điểm đời sống của cá thích nghi đời sống dưới nước
- Quan sát mẫu vật nhận biết các bộ phận trên cơ thể cá chép.
- Giải thích được vì sao cá chép là động vật biến nhiệt.
- Trình bày được đặc điểm của cá thích nghi với đời sống bơi lội.
Đơn vị kiến thức 2:
TH: Mổ cá
- Biết được cách mổ cá để quan sát cấu tạo bên trong. 
- Xác định được vị tri của các nội quan. . So sánh đối chiếu với hình vẽ.
- Gỡ nội quan ra để quan sát rõ các cơ quan.
- Mổ được cá để quan sát cấu tạo trong
- Viết được bài thu hoạch.
Đơn vị kiến thức 3: Cấu tạo trong của cá chép
- Nêu được những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết và thần kinh của cá chép.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh và giác quan của cá
- Giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.
- Giải thích được vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế.
Đơn vị kiến thức 3: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá
- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp cá
- Trình bày được vai trò của lớp cá
- Để bảo vệ sự đa dạng của lớp cá chúng ta cần phải làm gì?
Bước 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ
Bài tập 1. Hãy chọn đáp án đúng 
Câu 1: Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
Câu 2: Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội như thế nào?
Vây cá có chức năng gì?
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo trong của cá chép?
Câu 4: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
Câu 5: Nêu đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt cá sụn với cá xương?
Câu 6: Nêu đặc điểm chung và vai trò của cá?
Bài tập 2.
Câu 1: Tại sao gọi cá chép là động vật biến nhiệt?
Vì sao số lượng trứng mỗi lứa đẻ của cá chép nhiều? Có ý nghĩa gì?
Câu 2: Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của các điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá?
Bài tập 3.
Câu 1: Hãy giải thích hiện tượng: cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở của nắp mang?
Câu 2: Để bảo vệ nguồn lợi cá thì ta cần phải làm gì?
Bài tập 4. 
Viết bài thu hoạch thực hành “Mổ cá”
Bước 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. CHUẨN BỊ 
1. GV chuẩn bị: Hệ thống máy chiếu, loa; 
2. HS chuẩn bị: - Bảng phụ/giấy A0, giấy A4, bút dạ, bút màu, 
II. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống như vấn đáp với dạy học giải quyết vấn đề. 
Phối hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học và các phương pháp hoc tập tích cực cho HS: tổ chức làm việc nhóm, tổ chức trò chơi; phiếu học tập, 
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
Nội dung cần đạt
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu
Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.
2. Phương thức
Hoạt động nhóm
3. Cách tiến hành
Bước 1. GV giao nhiệm vụ
 GV cho HS xem video về các loại cá 
* Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi:
- Đây là con cá gì? 
- Nó thường sống ở đâu?
- Các loài cá có những đặc điểm chung gì để phù hợp với môi trường sống ở nước? 
Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ
 Các nhóm thảo luận và ghi câu trả lời ra giấy trong thời gian 3 phút. (ghi trên A0).
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
 Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung
Bước 4. GV đánh giá sản phẩm của học sinh
- GV cùng học sinh bình chọn nhóm đưa ra thông điệp hay và sát với nội dung bức thư nhất.
- GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS(nếu có), cho điểm khuyến khích các nhóm làm việc tốt.
 GV dẫn dắt vào bài mới: Cá là động vật có xương sống hoàn toàn sống ở nước. Cá có số lượng loài lớn nhất trong ngành động vật có xương sống. Chúng phân bố ở các môi trường nước trên thế giới và đóng một vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Đơn vị kiến thức 1: TH: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống cảu cá chép.
 1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm cơ bản của ĐVCXS, so sánh với ĐVKXS.
- Nêu đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài, sự sinh sản của cá thích nghi đời sống dưới nước
- Xác định được chức năng các loại vây cá
2. Phương thức
Phương pháp hỏi đáp tìm tòi dựa trên hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 
3. Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Đặc điểm đời sống của cá chép 
GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật và nghiên cứu nội dung sgk
- Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
- Tại sao gọi cá chép là động vật biến nhiệt?
- Vì sao số lượng trứng mỗi lứa đẻ của cá chép nhiều (hàng vạn trứng). Có ý nghĩa gì?
2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép TN đời sống ở nước
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật kết hợp tranh hình 31/sgk nhận biết các bộ phận trên cơ thể cá chép, 
- Yêu cầu HS trao đổi trong 3 phút hoàn thành bảng 1/sgk trang 103
GV Nêu đáp án đúng: 1B, 2C, 3E, 4A, 5G
- Cơ thể cá chép có cấu tạo như thế nào?
- Cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội như thế nào?
- Vây cá có chức năng gì?
GV đánh giá cho điểm HS trả lời tốt, kết luận chung
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi cá nhân HS tự nghiên cứu SGK cùng quan sát hình ảnh/video GV cung cấp (Chiếu/phát hình) để suy nghĩ và để trả lời à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm (ghi trên bảng phụ).
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung giữa các nhóm, 
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
- GV cho HS quan sát lại một số hình ảnh minh họa về ô nhiễm môi trường và cùng HS kết luận/ chốt kiến thức.
- GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS/ (nếu có).
 - Liên hệ thực tế địa phương, nhận xét, động viên, cho điểm khuyến khích các nhóm làm việc tốt.
I. Đời sống:
- Đời sống:
+ Ưa vực nước lặng.
+ Ăn tạp (ăn động vật và thực vật)
+ Là động vật biến nhiệt.
- Sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
+ Trứng thụ tinh phát triển thành phôi.
II. Cấu tạo ngoài:
1. Cấu tạo ngoài
- Thân hình thoi, gắn với đầu thành 1 khối vững chắc.
- Mắt không có mi.	
- Vảy là những tấm xương mỏng xếp như ngói lợp, được phủ 1 lớp da tiết chất nhầy
- Vây có các tia vây được căng bởi lớp da mỏng, khớp động với thân
2. Chức năng của vây cá
-Vây ngực, bụng: giữ thăng bằng, rẻ trái, phải, lên, xuống
- Vây lưng, hậu môn: làm tăng diện tích dọc của thân -> giúp cá khi bơi không bị nghiêng ngã
- Vây đuôi: đẩy nước, làm cá tiến lên phía trước
Tiết 2
Đơn vị kiến thức 2: TH: Mổ cá
1. Mục tiêu
 - Nắm được đặc điểm cấu tạo trong của cá chép
- Giải thích được đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống 
2. Phương thức
Phương pháp hỏi đáp tìm tòi dựa trên hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Tổ chức thực hành:
- GV Phân chia nhóm thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành
2. Tìm hiểu cách mổ 
- Trình bày cách mổ trên tranh vẽ?
B1: Dùng kéo cắt một vết trước lỗ niệu cá.
B2: Từ vết cắt trước lỗ niệu ta mổ dọc bụng cá về phía dưới vùng vây ngực.
B3: Cắt vòng theo nắp mang đi qua cơ quan đường bên
B4: Sau đó cắt qua các xương sườn, dưới cột sống đến nắp mang và cắt tiếp xương nắp mang ; bỏ phần cơ đã cắt để lộ toàn bộ các nội quan
GV hướng dẫn HS thực hành trên tranh vẽ và các thao tác trên mẫu vật 
+ Thao tác để mũi kéo không chạm vào nội quan
3. Quan sát cấu tạo trong 
GV nêu mục đích, yêu cầu và hướng dẫn HS thực hành 
+ Dùng kim mũi mác để xác định vị trí các bộ phận
+ Dùng kẹp kết hợp với kim mũi mác để gỡ nội quan
GV giới thiệu tranh vẽ bộ xương, bộ não
- Nêu nhận xét về vị trí và vai trò của các nội quan quan sát được?
- Sau đó yêu cầu học sinh kẻ bảng mẫu vào vở và nộp bài thu hoạch cho giáo viên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi cá nhân HS tự nghiên cứu SGK dựa vào hiểu biết của mình để suy nghĩ à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm (ghi trên bảng phụ).
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung giữa các nhóm, 
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh minh họa về cấu tạo trong và cùng HS kết luận/ chốt kiến thức.
- GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS/ (nếu có),
 - Liên hệ thực tế địa phương; nhận xét, động viên, cho điểm khuyến khích các nhóm làm việc tốt.
1. Tổ chức thực hành
- HS phân chia nhóm thực hành
- HS nghe và ghi nhớ yêu cầu của bài thực hành
2. Tìm hiểu cách mổ 
- HS thực hành :
- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của GV 
- Mổ cá: lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong
3. TH Quan sát cấu tạo trong
+ Đối chiếu mẫu mổ với hình vẽ sgk để xác định vị trí của: các lá mang, tim, dạ dày, ruột, gan, tuyến sinh dục, bóng hơi, thận 
+ Gỡ nội quan để quan sát rõ hơn các bộ phận
+ Quan sát bộ xương, bộ não 
Tiết 3
Đơn vị kiến thức 3: Tìm hiểu cấu tạo trong của cá chép
1. Mục tiêu
 - Nêu được những đặc điểm về cấu tạo, hoạt động của các hệ cơ quan: tiêu hóa, yuaanf hoàn, hô hấp, bài tiết và thần kinh của cá chép.
- Phân tích được những đặc điểm giúp cá thích nghi với môi trường sống ở nước
2. Phương thức
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Đặc điểm cấu tạo và chức năng của cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết 
HD HS quan sát tranh 33.1/sgk cùng nghiên cứu thông tin trong mục 
hoàn thành bài tập sau:
Các bộ phận của ống tiêu hóa
Chức năng
1
2
3
4
- Hoạt động tiêu hoá thức ăn diễn ra như thế nào?
- Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hoá ở cá chép.
- Em hãy tìm hiểu và giải thích hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở hình 33.4 và hãy thử đặt tên cho thí nghiệm.
Khi bóng hơi thay đổi thể tích: 
- Bóng hơi phồng to giúp cá nổi lên (A).
- Bóng hơi thu nhỏ giúp cá chìm sâu ở dưới nước (B).
- Cá hô hấp bằng gì?
- Hãy giải thích hiện tượng: cá có cử động há miệng liên tiếp kết hợp với cử động khép mở của nắp mang?
- Vì sao trong bể cá người ta thường thả rong hoặc cây thuỷ sinh?
- Hệ tuần hoàn gồm những cơ quan nào?
- Sau đó yêu cầu HS làm bài tập điền từ
- Hệ bài tiết của cá chép nằm ở đâu? Có chức năng gì?
2. Hệ thần kinh và giác quan
GV Yêu cầu HS quan sát hình 33.2, 33.3 sgk và mô hình não → trả lời câu hỏi:
- Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào?
- Bộ não cá chia làm mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?
GV Gọi 1 HS lên trình bày cấu tạo não cá trên mô hình
- Nêu vai trò của cá giác quan?
- Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi cá nhân HS tự nghiên cứu SGK dựa vào hiểu biết của mình để suy nghĩ à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm (ghi trên bảng phụ).
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung giữa các nhóm, 
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh minh họa về cách sử dụng, bảo quản các loại phân bón và cùng HS kết luận/ chốt kiến thức.
- GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS/ (nếu có),
I. Cơ quan dinh dưỡng
1. Tiêu hoá
- Ông tiêu hóa: Miệng-> hầu-> thực quản-> dạ dày-> ruột -> hậu môn
- Tuyến tiêu hóa: gan, mật, ruột
- Chức năng: Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, thải cặn bã.
- Bóng hơi thông thực quản, giúp cá chìm, nổi trong nước 
2. Tuần hoàn và hô hấp 
a. Hô hấp
- Cơ quan hô hấp của cá là các lá mang bám vào xương cung mang. 
- Lá mang là những nếp da mỏng có nhiều mạch máu trao đổi khí.
b. Tuần hoàn
- Hệ tuần hoàn kín, tim có 2 ngăn, một vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
3. Bài tiết 
 Thận giữa còn đơn giản, lọc máu thải chất không cần thiết ra ngoài nhưng khả năng lọc chưa cao
II. Thần kinh và giác quan
- Hệ thần kinh hình ống, gồm: bộ não, tuỷ sống và các dây thần kinh 
- Các giác quan quan trọng là mắt, mũi,cơ quan đường bên
Tiết 4
Đơn vị kiến thức 4: Tìm hiểu đa dạng và đặc điểm chung của lớp cá
1. Mục tiêu
- Nêu được sự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng
- Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn với lớp cá xương
- Nêu được vai trò của cá đối với đời sống con người
- Trình bày được đặc điểm chung của lớp cá
2. Phương thức
Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
3. Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
1. Sự đa dạng về thành phần loài và môi trường sống 
- GV giới thiệu tranh vẽ một số loài cá và yêu cầu HS nghiên cứu nội dung kiến thức sgk, trao đổi trả lời
- So sánh số loài, đặc điểm, môi trường sống của lớp cá sụn và cá xương? Đặc điểm cơ bản nhất để phận biệt là gì? 
- GV treo bảng phụ
GV Yêu cầu HS quan sát hình 34 (1→7) hoàn thành bảng SGK T111
GV Treo bảng phụ gọi HS lên chữa bài
- GV Chốt lại bằng bảng chuẩn kiến thức
GV tiểu kết về đa dạng loài của các lớp cá
2. Đặc điểm chung của cá 
- Cho biết đặc điểm của cá về môi trường sống, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn,đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể?
3. vai trò của cá 
- Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
Mỗi vai trò hãy lấy 1 ví dụ để minh hoạ ?
GV Lưu ý: 1 số loài cá có thể gây ngộ độc cho người như: cá nóc, mật cá trắm 
- Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi cá nhân HS tự nghiên cứu SGK dựa vào hiểu biết của mình để suy nghĩ à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm (ghi trên bảng phụ).
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung giữa các nhóm, 
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh minh họa về cách sử dụng, bảo quản các loại phân bón và cùng HS kết luận/ chốt kiến thức.
- GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS/ (nếu có).
 - Liên hệ thực tế địa phương, nhận xét, động viên, cho điểm khuyến khích các nhóm làm việc tốt.
I. Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống:
1. Đa dạng về thành phần loài
- Cá gồm 2 lớp: 
+ Lớp cá sụn có bộ xương bằng sụn
+ Lớp cá xương có bộ xương bằng chất xương
2. Đa dạng về môi trường sống:
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá
II. Đặc điểm chung của cá
Cá là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước: 
- Bơi bằng vây 
- Hô hấp bằng mang
- Tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, có 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Thụ tinh ngoài 
- Là động vật biến nhiệt
III.Vai trò của cá
- Cung cấp thực phẩm
- Nguyên liệu điều chế thuốc để chữa bệnh
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ hại lúa ...
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu
 - Củng cố kiến thức và kĩ năng vừa tiếp thu để trả lời các câu hỏi 
2. Phương thức
Hoạt động cả lớp
3. Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi cá nhân HS tự suy nghĩ để đưa ra câu trả lời
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
-Học sinh trình bày kết quả
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
GV nhận xét
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu
 Vận dụng kiến thức giải quyết tình hình thực tế ở địa phương
2. Phương thức
 Hoạt động nhóm
3. Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Giáo viên đưa ra bài tập 3, 4
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Mỗi cá nhân HS tự suy nghĩ dựa vào hiểu biết của mình để suy nghĩ à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm ghi vào giấy.
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
-Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
GV nhận xét 
Giải quyết được bài tập 3
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG
1. Mục tiêu
 Qua truyền hình hiểu được cách bón phân 1 số cây cụ thể
2. Phương thức
 Tham quan thực tế
3. Cách tiến hành
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Tìm hiểu thực tế một số loài cá tại địa phương và làm báo cáo Powerpoint
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Các thành viên trong nhóm lên kế hoạch thực hiện
Các nhóm báo cáo kết quả 
Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm
-Tiết sau các nhóm báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức
GV nhận xét tuyên dương các nhóm làm báo cáo tốt trong tiết tiếp theo
Hoàn thiện được báo cáo
* RÚT KINH NGHIỆM:
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7_chu_de_tim_hieu_c.doc