Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý 7 - Chủ đề: Nguồn âm - Năm học 202-2021

Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý 7 - Chủ đề: Nguồn âm - Năm học 202-2021

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.

 - Nhận biết được âm cao (bổng)có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

 - Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.

1.2. Kĩ năng:

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kèn, ống sáo, âm thoa.

 - Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

1.3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường.

- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế

1.4. Phẩm chất, năng lực

a) Năng lực được hình thành chung:

 - Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b) Năng lực chuyên biệt môn vật lí:

 - Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm.

- Năng lực trao đổi thông tin.

- Năng lực cá nhân của HS.

2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC DẠY HỌC

2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

 

docx 5 trang sontrang 4040
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy theo chủ đề môn Vật lý 7 - Chủ đề: Nguồn âm - Năm học 202-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 11	Ngày 15 tháng 11 năm 2020
Tiết PPCT: 11	Lớp dạy: 7A, 7B, 7C, 7D, 7E, 7G, 7H
CHƯƠNG II: ÂM HỌC
CHỦ ĐỀ NGUỒN ÂM
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: 
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là một vật dao động.
	- Nhận biết được âm cao (bổng)có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
	- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
1.2. Kĩ năng:
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kèn, ống sáo, âm thoa.
	- Làm thí nghiệm để hiểu tần số là gì, thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
1.3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Nghiêm túc trong học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế
1.4. Phẩm chất, năng lực
a) Năng lực được hình thành chung:
	- Năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b) Năng lực chuyên biệt môn vật lí: 
	- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm. 
- Năng lực trao đổi thông tin. 
- Năng lực cá nhân của HS. 
2. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN TỔ CHỨC DẠY HỌC
2.1. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
2.2. Phương tiện
3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
3.1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGK, các nguồn âm như đàn ghita, 
3.2. Chuẩn bị của hoc sinh: 
+ SGK, 1 sợi dây cao su mảnh, trống và dùi
	+ 1 âm thoa và một búa cao su.
	+ 1 mẩu lá chuối.
- Giá thí nghiệm, 1 con lắc đơn dài 20cm và 40cm, 1 đĩa quay có đục những hàng lỗ tròn cách đều nhau và được gắn động cơ, 1 nguồn điện 6V đến 9V, 1 tấm bìa mỏng.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
4.1. Ổn định tổ chức (1 phút):
4.2. Kiểm tra bài cũ và các nội dung tự học: (không kiểm tra)
4.3. Tiến trình dạy học:
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Học sinh biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Kết quả: Nhận biết được nguồn âm ở trong cuộc sống
Sản phẩm: Tạo ra được một số nguồn âm đơn giản
 Gv: Cho học sinh quan sát hình và nghe âm thanh. Trong cuộc sống các em có gặp một số âm thanh như:
+ Âm thanh tự nhiên: Tiếng sấm, tiếng thác nước, tiếng gió thổi...
 + Âm thanh nhân tạo: Tiếng đàn, tiếng động cơ, tiếng trống...
Đặc điểm của chúng là gì? Chúng ta sẽ cùng tì hiểu bài học hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (19 phút)
Mục tiêu: Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp, nêu được điểm của các nguồn âm là một vật dao động.
Kết quả: Nhận biết được nguồn âm ở trong cuộc sống
Sản phẩm: Tạo ra được một số nguồn âm đơn giản
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Yêu cầu HS đọc C1, trả lời C1.
HS: Đọc SGK, sau đó 1 phút giữ yên lặng để trả lời C1.
GV: Thông báo khái niệm nguồn âm.
GV: Lấy ví dụ về các nguồn âm.
HS: 2, 3 HS lấy VD.
GV: Tất cả các vật phát ra âm đều được gọi là nguồn âm. Vậy các nguồn âm có chung đặc điểm gì? chúng ta cùng nghiên cứu sang phần II.
GV: Yêu cầu HS làm lần lượt các thí nghiệm 10.1 đến 10.3 trong SGK.
HS: Đọc yêu cầu - Làm TN, vừa lắng nghe, vừa quan sát hiện tượng.
GV: Vị trí cân bằng của dây cao su là gì?
HS: Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí đứng yên, nằm trên đường thẳng.
GV: Yêu cầu HS làm TN vừa lắng nghe vừa quan sát hiện tượng.
HS: Quan sát được dây cao su rung động. Nghe được âm phát ra.
GV: Ở TN 2: Cho HS thay cốc thủy tinh mỏng bằng mặt trống vì cốc thủy tinh dễ bị vỡ.
GV: Phải kiểm tra như thế nào để biết mặt trống có rung động không?
GV: Yêu cầu HS kiểm tra theo nhóm xem mặt trống có rung động hay không bằng một trong các phương án đưa ra.
HS: Làm TN 2. Gõ nhẹ vào mặt trống.
GV: Giới thiệu cho HS về dao động.
GV: Yêu cầu HS làm TN 3: Dùng búa gõ vào 1 nhánh của âm thoa, lắng nghe, quan sát.
GV: Yêu cầu HS nêu phương án kiểm tra.
HS: Để các vật nhẹ như mẩu giấy lên mặt trống - thấy vật bị nảy lên, nảy xuống
GV: Yêu cầu HS làm TN kiểm tra theo 1 trong các phương án đưa ra và trả lời câu hỏi C3 đến C5 SGK.
HS: Có thể nêu các phương án kiểm tra:
- Sờ nhẹ tay vào một nhánh của âm thoa thấy nhánh của âm thoa dao động.
- Đặt quả bóng cạnh 1 nhánh của âm thoa, quả bóng bị nảy ra.
GV: Yêu cầu HS tự rút ra kết luận.
Hs: Hoàn thành kết luận vào vở ghi
I. Nhận biết nguồn âm
C1: Tiếng còi ôtô, tiếng nói chuyện.....
=> Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
C2: Kể tên nguồn âm: Tiếng kêu còi xe máy, tiếng trống, tiếng đàn...
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 
Thí nghiệm 1
C3: Dây cao su dao động (rung động,...) và âm phát ra.
Thí nghiệm 2
C4: Trống phát ra âm, mặt trống có rung động. Phương án nhận biết có thể là:
+ Treo con lắc bấc sát mặt trống, mặt trống rung làm cho con lắc bấc dao động.
+ Để các vật nhẹ như mẩu giấy lên mặt trống - thấy vật bị nảy lên, nảy xuống.
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống... gọi là dao động.
Thí nghiệm 3
C5: Âm thoa có dao động. Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng cách:
+ Đặt con lắc bấc sát 1 nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.
+ Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không thấy âm phát ra nữa.
+ Dùng 1 tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa vào gần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe bên mép tờ giấy.
*Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động (rung động)
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành phần vận dụng (5’)
Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh về nhà hoàn thành phần vận dụng
Kết quả: Học sinh vận dụng kiến thức đã học trả lời được câu C6 đến C9
Sản phẩm: Trả lời được từ câu C6 đến C9 vào vở; Làm được một nhạc cụ đơn giảng 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV:Yêu cầu HS trả lời C6: Yêu cầu làm tờ giấy, lá chuối phát ra âm.
GV:Tương tự cho HS trả lời C7.
- Yêu cầu HS nêu được ví dụ về một số nhạc cụ như: Dây đàn ghi ta, dây đàn bầu, cột không khí trong ống sáo...
GV: Nếu các bộ phận đó đang phát ra âm mà muốn dừng lại thì phải làm thế nào?
GV: Câu C8, yêu cầu HS tìm cách kiểm tra.
GV: Yêu cầu học sinh về nhà Làm TN và yêu cầu HS trả lời C9 
III. Vận dụng
C6: Cuộn lá chuối thành kèn và thổi cho âm phát ra và nêu được: Tờ giấy, đầu nhỏ kèn lá chuối dao động.
C7: Tùy theo HS.
C8:Ví dụ: Dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung rung.
C9: 
a) Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động.
b) Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.
c) Cột không khí trong ống dao động.
d) Ống có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất
Ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất.
HOẠT ĐỘNG 4: Hình thành kiến thức thế nào là dao động, tần số, đơn vị của tần số (10 phút)
Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là dao động, vật dao động nhanh (chậm) có tần số lớn (nhỏ) như nào?
Kết quả: Nêu được thế nào là tần số, đơn vị của tần số; vật dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
Sản phẩm: Làm cho con lắc dao động, đếm được số dao động trong thời gian nhất định
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
GV: Bố trí TN như hình 11.1 (tr31 SGK)
GV: Hướng dẫn HS cách xác định 1 dao động, 
số dao động của vật trong thời gian 10 giây. Từ đó tính số dao động trong 1 giây .
GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm với 2 con lắc 20cm và 30cm - đếm số dao động của con lắc trong 10 giây và tính số dao động của con lắc.
HS: Chú ý lắng nghe.
HS: HĐ nhóm làm thí nghiệm: Tính số dao động của từng con lắc trong 10 giây - điền vào bảng C1.
GV: Thông báo khái niệm tần số và đơn vị tần số. 
GV: Hãy cho biết tần số dao động mỗi con lắc? Con lắc nào có tần số lớn hơn?
HS: Nhóm thảo luận rút ra kết luận.
I. Dao động nhanh, chậm - Tần số
*Thí nghiệm 1:
C1:
Khái niệm tần số:
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số.
- Đơn vị tần số là héc, kí hiệu: Hz.
C2: Con lắc có chiều dài dây ngắn hơn có tần số dao động lớn hơn.
Nhận xét: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ).
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TÂP (5 phút)
5.1. Tổng kết (củng cố, hệ thống hoá kiến thức)
5.2. Vận dụng, mở rộng, hướng dẫn tự học
Đối với bài học ở tiết học này
Nguồn âm là các vật tự phát ra âm
Khi phát ra âm các vật đều dao động
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
- Học bài, hoàn chỉnh lại các câu từ câu C6 đến câu C9 vào vở bài tập.
- Làm bài tập 10.1 đến 10.5 trong SBT.
- Xem trước tiếp mục II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm) của bài độ cao của âm và bài độ to của âm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_theo_chu_de_mon_vat_ly_7_chu_de_nguon_am_nam_hoc.docx