Giáo án Địa lí Lớp 7 - Học kì II

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Học kì II

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học sinh học về:

- Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.

- Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).

2. Năng lực

- Năng lực Địa lí:

+ Năng lực tìm hiểu địa lí: học sinh sử dụng được các công cụ của địa lí học như bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,. tăng cường khai thác Internet trong học tập .

+ Năng lực vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.

- Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Bảng nhóm, bút lông.

- Phiếu học tập, các trò chơi.

- Hình ảnh, video về châu Mỹ.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Giấy note làm bài tập trên lớp, bút màu.

 

docx 110 trang phuongtrinh23 26/06/2023 2930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ
Bài 13
PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ, VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CHÂU MỸ.
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Học sinh học về:
- Trình bày khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.
- Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).
2. Năng lực
- Năng lực Địa lí: 
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: học sinh sử dụng được các công cụ của địa lí học như bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... tăng cường khai thác Internet trong học tập .
+ Năng lực vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Bảng nhóm, bút lông.
- Phiếu học tập, các trò chơi.
- Hình ảnh, video về châu Mỹ.
Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp, bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu ( . phút)
a) Mục tiêu: Hình thành, khái quát nội dung bài học thông qua hoạt động trò chơi thú vị, thu hút học sinh tập trung vào giờ học.
b) Nội dung: Tổ chức trò chơi “NGƯỜI BÍ ẨN”. Quan sát hình ảnh nhân vật và cho biết đó là nhân vật nào? nêu hiểu biết của mình về nhân vật đó. 
c) Sản phẩm: Đáp án trong giấy note và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành 6 nhóm, phổ biến trò chơi “NGƯỜI BÍ ẨN”. GV sẽ đưa ra hình ảnh 1 nhân vật bí ẩn và yêu cầu các nhóm đoán tên.
+ Các nhóm chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
+ GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh nhân vật và cho biết đó là nhân vật nào?
+ Các nhóm thảo luận và viết đáp án vào bảng nhóm.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ.
+ HS: Suy nghĩ và ghi tên nhân vật vào bảng nhóm trong 1phút. 
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, các nhóm đồng loạt giơ bảng. 
+ GV đưa ra câu trả lời chính xác và xem nhóm nào đúng.
+ Nếu nhiều nhóm có câu trả lời đúng thì GV quyết định nhóm chiến thắng bằng cách cho mỗi nhóm giới thiệu nhanh về nhân vật này (GV cho 2 phút để các nhóm chuẩn bị).
+ Nhóm nào giới thiệu được nhiều thông tin về nhân vật, trình bày tự tin, lưu loát, ít phụ thuộc tài liệu là nhóm chiến thắng.
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi các HS trả lời, sau đó chuẩn xác, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới ( .phút)
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ VIỆC PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ - TÂN THẾ GIỚI
a) Mục tiêu: Phân tích được các hệ quả địa lí – lịch sử của việc Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ (1492 – 1502).
b) Nội dung:
- HS dựa vào lược đồ mô tả sự kiện Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ. 
- Tham gia trò chơi “OẲN TÙ TÌ”.
c) Sản phẩm: Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
NHIỆM VỤ 1: 
+ Hoạt động cá nhân.
+ Dựa vào hình 13.1, mô tả sự kiện Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.
NHIỆM VỤ 2: 
+ GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, GV chia lớp thành 6 nhóm. Chơi trò chơi “OẲN TÙ TÌ”.
+ Thành viên trong mỗi nhóm đếm số thứ tự của mình từ 1 cho đến hết.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy note, bút, SGK.
+ Các nhóm đọc thông tin mục 1 trong SGK, tự suy nghĩ, thảo luận và viết những câu hỏi và câu trả lời vào giấy note.
+ Mỗi nhóm sẽ tự nghĩ ra 5 câu hỏi và câu trả lời liên quan đến nội dung của mục 1 trong thời gian 5 phút. 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV gọi HS theo số thứ tự của 2 nhóm bất kỳ (Ví dụ: số 1 của nhóm 1 và 2 đứng lên, hoặc số 4 của nhóm 5 và 6 đứng lên, ). 
+ Khi 2 HS của 2 nhóm đứng lên, 2 HS này sẽ chơi oẳn tù tì để xem ai là người chiến thắng, người chiến thắng được quyền quyết định là mình sẽ là người hỏi hay trả lời.
+ HS có quyền hỏi sẽ hỏi 1 trong số 5 câu hỏi mà nhóm đã viết trong giấy note.
+ HS có quyền trả lời sẽ phải tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi, nếu trùng với câu hỏi và đáp án mà nhóm đã tìm thì nhóm sẽ dễ dàng trả lời, còn không trùng thì nhóm bắt buộc phải tìm nhanh câu trả lời trong 15 giây. 
+ Nhóm trả lời xong thì nhóm hỏi sẽ xác nhận là câu trả lời đúng hay sai. 
+ GV theo dõi và ghi điểm cho mỗi nhóm (nhóm oẳn tù tì thắng được 1 điểm, nhóm trả lời đúng được 1 điểm, sai trừ 1 điểm, nhóm hỏi không xác nhận được bạn trả lời đúng hay sai cũng bị trừ 1 điểm).
+ Cứ như vậy, GV lần lượt gọi các số thứ tự ở các nhóm khác.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần làm việc của các nhóm. Trao phần thưởng cho nhóm chiến thắng.
+ GV chuẩn kiến thức và mở rộng thêm kiến thức về việc Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ bằng cách cho HS xem video và phân tích lược đồ.
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
PHÁT KIẾN RA CHÂU MỸ - TÂN THẾ GIỚI
- Cô-lôm-bô là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ. 
- Giai đoạn 1942 – 1502: Cô-lôm-bô thực hiện 4 cuộc hải trình vượt Đại Tây Dương từ châu Âu sang châu Mỹ. 
- Hệ quả: 
+ Mở ra một thời kỳ khám phá và chinh phục thế giới.
+ Cuộc phát kiến đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ.
+ Các hoạt động khai thác tài nguyên, thương mại, truyền giáo, diễn ra mạnh mẽ tác động sâu sắc đến cộng đồng bản địa, góp phần làm đa dạng bản sắc văn hóa của châu Mỹ.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CỦA CHÂU MỸ
a) Mục tiêu: HS trình bày được khái quát về vị trí địa lí, phạm vi châu Mỹ.
b) Nội dung: HS dựa vào các thông tin trong bảng diện tích và lược đồ vị trí các châu lục trên thế giới, hoàn thành phiếu học tập về châu Mỹ.
c) Sản phẩm: Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chiếu bảng diện tích và bản đồ vị trí các châu lục trên thế giới, yêu cầu HS dựa vào các thông tin đó, hoàn thành phiếu học tập về châu Mỹ.
Bản đồ các khu vực của châu Mỹ
+ HS làm việc cá nhân, chuẩn giấy note, bút viết, SGK.
+ Thời gian 5 phút.
Phiếu học tập
Diện tích của châu Mỹ là bao nhiêu? (42 triệu km2)
Diện tích của châu Mỹ đứng thứ mấy trên thế giới? (2)
Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào? (Giáp Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, không giáp châu lục nào, gần như tách biệt với các châu lục khác.)
Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào? (Bán cầu Tây)
Châu Mỹ bao gồm 2 lục địa nào? (Bắc Mỹ và Nam Mỹ)
Châu Mỹ bao gồm mấy khu vực? đó là các khu vực nào? (3 khu vực: Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ)
Nhận xét về vị trí, lãnh thổ của châu Mỹ? (Rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ)
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ HS thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc trong 5 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ GV bốc thăm gọi mỗi HS trả lời 1 câu. 
+ HS khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần làm việc của HS.
+ GV chuẩn kiến thức. 
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI CHÂU MỸ
- Rộng lớn thứ 2 trên thế giới (sau châu Á), trải dài trên nhiều vĩ độ 🡪 thiên nhiên phân hóa đa dạng.
- Nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, giáp với các đại dương lớn, gần như tách biệt với các châu lục khác.
- Bao gồm 3 khu vực: Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ.
3. LUYỆN TẬP ( .. phút)
a) Mục tiêu: 
- Củng cố và khắc sâu kiến thức của bài thông qua trò chơi: “Khám phá châu Mỹ”.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham trò chơi: “Khám phá châu Mỹ”. Các nhóm trả lời 9 câu hỏi trắc nghiệm vào bảng nhóm. 
c) Sản phẩm: 
- Đáp án trong bảng nhóm của HS. 
- Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia các nhóm. 
+ CV phát bảng nhóm/hoặc các nhóm tự chuẩn bị bảng nhóm, bút, xóa bảng.
+ Nhiệm vụ các nhóm: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm ở mỗi slide.
+ Khi câu hỏi hiện ra, các nhóm viết đáp án vào bảng nhóm. Sau 5 tiếng đếm của GV, các nhóm đồng loạt giơ bảng.
+ Trả lời đúng được 1 ngôi sau/dấu cộng/mặt cười (tùy GV), trả lời sai không tính điểm. GV theo dõi câu trả lời của các nhóm bằng cách viết tên nhóm lên bảng, nhóm nào trả lời đúng thì tích vào. 
+ Nhóm tích được nhiều đáp án đúng nhất là nhóm chiến thắng. GV cho điểm cộng hoặc phần quà nhỏ.
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
Đại Tây Dương.
 Thái Bình Dương.
 Bắc Băng Dương.
 Ấn Độ Dương.
D
Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu
Bắc.
 Đông.
 Tây.
Nam.
C
Hai lục địa Bắc Mĩ và Nam Mỹ được nối với nhau bởi eo đất
Bắc Mỹ.
 Nam Mỹ
 Tây Mỹ.
Trung Mỹ.
D
Kênh đào cắt ngang eo đất Trung Mỹ là
Pa-na-ma.
 Xuy-ê.
 Grand.
Saimaa.
A
Châu Mỹ nằm ở khoảng giữa các vĩ độ nào sau đây?
720B và 540N.
540B và 720N.
720B và 540B.
540N và 720N.
A
Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ?
A-mê-ri-gô.
 Vax-cơ Ga-ma.
 Ma-gien-lăng.
Cô-lôm-bô.
D
Cô-lôm-bô tình cờ tìm ra châu Mỹ bắt đầu vào năm bao nhiêu? 
1497.
1492.
 1503.
1429.
B
Hệ quả của việc tìm ra châu Mỹ là gì?
Làm cho quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ chậm lại.
 Khép lại một thời kỳ khám phá và chinh phục thế giới.
 Đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ.
Người châu Mỹ bắt đầu xâm chiếm và khai phá châu Âu.
C
Hãy cho biết lãnh thổ châu Mĩ trải dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?
72.
54
125.
155. 
C
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện như GV hướng dẫn.
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn. 
- Báo cáo, thảo luận:
+ Sau khi các nhóm giơ bảng ghi đáp án trong bảng nhóm, GV có thể yêu cầu một số nhóm giải thích tại sao chọn đáp án đó.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV tổng hợp đáp án của từng nhóm. Khen thưởng nhóm chiến thắng.
4. VẬN DỤNG ( .. phút)
a) Mục tiêu: 
- Mở rộng kiến thức về châu Mỹ và cuộc phát kiến ra châu Mỹ.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
b) Nội dung: HS được yêu cầu làm việc theo hình thức Think-pair-share: Viết 1 bài giới thiệu về hành trình thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Cô-lôm-bô (khoảng 10 dòng).
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên giấy note và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ HS làm việc theo hình thức Think-pair-share.
+ GV yêu cầu từng HS lấy giấy note, bút. Sử dụng internet, viết 1 bài giới thiệu về hành trình thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Cô-lôm-bô: thời gian, nơi xuất phát, các vùng đã đến, (khoảng 10 dòng).
+ Thời gian: 4 phút.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong 5 phút.
+ GV quan sát, hỗ trợ các HS nếu có khó khăn.
+ Hết giờ, 2 bạn kế nhau chia sẻ theo cặp kết quả của mình trong 1 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết thời gian chia sẻ theo cặp, GV gọi 1 số bạn đứng trước lớp chia sẻ bài giới thiệu của mình.
+ Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần trình bày của HS.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 V. PHỤ LỤC
1/ PHT 
Phiếu học tập
Diện tích của châu Mỹ là bao nhiêu? ..
Diện tích của châu Mỹ đứng thứ mấy trên thế giới? ....
Châu Mỹ tiếp giáp với các đại dương và châu lục nào? .
 .
Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu nào? 
Châu Mỹ bao gồm 2 lục địa nào? 
Châu Mỹ bao gồm mấy khu vực? đó là các khu vực nào? .
Nhận xét về vị trí, lãnh thổ của châu Mỹ? .
 .
2/ Câu hỏi luyện tập
1. Châu Mỹ không tiếp giáp với đại dương nào sau đây?
A.	Đại Tây Dương.
B.	 Thái Bình Dương.
C.	 Bắc Băng Dương.
D.	 Ấn Độ Dương.
2. Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở bán cầu
A.	Bắc.
B.	 Đông.
C.	 Tây.
D.	Nam.
3. Hai lục địa Bắc Mĩ và Nam Mỹ được nối với nhau bởi eo đất
A.	Bắc Mỹ.
B.	 Nam Mỹ
C.	 Tây Mỹ.
D.	Trung Mỹ.
4. Kênh đào cắt ngang eo đất Trung Mỹ là
A.	Pa-na-ma.
B.	 Xuy-ê.
C.	 Grand.
D.	Saimaa.
5. Châu Mỹ nằm ở khoảng giữa các vĩ độ nào sau đây?
A.	720B và 540N.
B.	540B và 720N.
C.	720B và 540B.
D.	540N và 720N.
6. Ai là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ?
A.	A-mê-ri-gô.
B.	Vax-cơ Ga-ma.
C.	 Ma-gien-lăng.
D.	Cô-lôm-bô.
7. Cô-lôm-bô tình cờ tìm ra châu Mỹ bắt đầu vào năm bao nhiêu? 
A.	1497.
B.	1492.
C.	1503.
D.	1429.
8. Hệ quả của việc tìm ra châu Mỹ là gì?
A.	Làm cho quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ chậm lại.
B.	 Khép lại một thời kỳ khám phá và chinh phục thế giới.
C.	 Đẩy nhanh quá trình di dân từ các châu lục khác đến châu Mỹ.
D.	Người châu Mỹ bắt đầu xâm chiếm và khai phá châu Âu.
9. Hãy cho biết lãnh thổ châu Mĩ trải dài khoảng bao nhiêu vĩ độ?
A.	72.
B.	54
C.	125.
D.	155. 
3/ Một số hình ảnh
4/ Các tài liệu khác
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
CHƯƠNG 4: CHÂU MỸ
Bài 14
THIÊN NHIÊN VÀ DÂN CƯ XÃ HỘI BẮC MỸ.
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức 
Học sinh học về:
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa của địa hình, khí hậu Bắc Mỹ.
- Trình bày được đặc điểm sông, hồ Bắc Mỹ.
- Kể tên được một số sông, hồ lớn ở Bắc Mỹ.
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.
- Phân tích được một trong các vấn đề dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hóa.
2. Năng lực
- Năng lực Địa lí: 
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: học sinh sử dụng được các công cụ của địa lí học như bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, tranh ảnh,... 
+Năng lực vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ và có trách nhiệm tham gia học tập, làm các bài tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm và tự học tích cực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên
- Bản đồ trống châu Mỹ.
- Bảng nhóm, bút lông, giấy A0.
- Phiếu học tập, các trò chơi.
- Hình ảnh về thiên nhiên, dân cư xã hội Bắc Mỹ.
Học sinh
- Sách giáo khoa, vở ghi.
- Giấy note làm bài tập trên lớp, bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC	
1. Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu ( . phút)
a) Mục tiêu: Hình thành, khái quát nội dung bài học thông qua hoạt động trò chơi thú vị, thu hút học sinh tập trung vào giờ học.
b) Nội dung: Tổ chức hoạt động “SẮC MÀU EM YÊU”. Chọn 1 màu mình yêu thích và tô màu vị trí của Bắc Mỹ và ghi tên các quốc gia ở Bắc Mỹ vào đúng vị trí của quốc gia đó.
c) Sản phẩm: Sản phẩm trên lược đồ trống và câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành 4 - 8 nhóm, GV phát bản đồ trống châu Mỹ.
+ Các nhóm hãy chọn 1 màu mình yêu thích và tô màu vị trí của Bắc Mỹ và ghi tên các quốc gia ở Bắc Mỹ vào đúng vị trí của quốc gia đó.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị bút màu.
+ Không sử dụng tài liệu.
+ Thời gian 3 phút, sau đó từng nhóm dán sản phẩm lên bảng, trình bày lí do tại sao chọn màu sắc đó để tô cho Bắc Mỹ.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc. 
+ Thời gian 3 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng.
+ Trình bày lí do tại sao chọn màu sắc đó để tô cho Bắc Mỹ. 
+ Các nhóm ở dưới lắng nghe, nhận xét góp ý.
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi các HS trả lời, sau đó chuẩn xác, chốt kiến thức và dẫn dắt vào bài mới.
2. Hình thành kiến thức mới ( .phút)
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THIÊN NHIÊN BẮC MỸ
a) Mục tiêu: 
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa của địa hình, khí hậu Bắc Mỹ.
- Trình bày được đặc điểm sông, hồ Bắc Mỹ.
- Kể tên được một số sông, hồ lớn ở Bắc Mỹ.
- Trình bày và giải thích được sự phân hóa các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ
b) Nội dung: HS dựa vào các thông tin trong SGK, tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của Bắc Mỹ bằng cách vẽ hình, ghi từ khóa.
c) Sản phẩm: Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chia lớp thành 4 nhóm (hoặc 8 nhóm nếu lớp đông), giao mỗi nhóm tìm hiểu (hoặc bốc thăm) về đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ.
Nhóm 1: Tìm hiểu về đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ.
Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu ở Bắc Mỹ.
Nhóm 3: Tìm hiểu về đặc điểm sông, hồ ở Bắc Mỹ.
Nhóm 4: Tìm hiểu về các đới thiên nhiên ở Bắc Mỹ.
+ Mỗi nhóm chuẩn giấy A0, bút màu.
+ Đọc thông tin trong SGK.
+ Khái quát nội dung mà nhóm tìm hiểu bằng cách vẽ hình, ghi từ khóa.
+ Thời gian 15 phút, sau đó từng nhóm dán sản phẩm lên bảng, trình bày.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ như yêu cầu.
+ Các nhóm thực hiện nhiệm vụ nghiêm túc. 
+ Thời gian 15 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết giờ, GV yêu cầu các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng.
+ Các nhóm lần lượt trình bày dựa vào hình vẽ và các từ khóa đã ghi ra.
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi phần làm việc của các nhóm.
+ GV chuẩn kiến thức, mở rộng bài, cho HS xem thêm hình ảnh, bản đồ tự nhiên Bắc Mỹ.
Sequoia National Park ở phía nam Sierra Nevada, bang California, được mệnh danh là vùng đất của người khổng lồ, nơi có những cây gỗ 3.000 năm và cao 90 m.
Bên trong Sequoia National Park là những cây sequoia khổng lồ có thể sống hơn 3.000 năm nhờ một chất hóa học trong vỏ có tên là tannin, giúp bảo vệ cây, chống thối rữa, côn trùng gây hại và thậm chí cả lửa.
Cảnh quan khu rừng này chứng minh vẻ đẹp hùng vĩ và sự đa dạng của thiên nhiên. Những ngọn núi lớn, chân đồi gồ ghề, hẻm núi sâu, hang động và thân cây khổng lồ tạo nên ấn tượng đặc biệt cho mọi du khách ghé thăm.
Mojave trải dài gần 65.000 km2 trên địa phận các bang Nevada, Arizona và Utah của nước Mỹ. Sa mạc này nổi tiếng với loài cây Joshua – được đặt theo tên của bộ tộc người Mỹ bản địa.
Là sa mạc lớn nhất Bắc Mỹ, Chihuahuan rộng hơn 647.000 km2. Sa mạc này có nhiều mưa và có mùa đông lạnh hơn các sa mạc khác ở Bắc Mỹ.
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THIÊN NHIÊN BẮC MỸ
Địa hình
Phân hóa từ Tây – Đông, chia thành 3 khu vực: 
+ Phía Tây: miền núi cao, hiểm trở (Coóc-đi-e): cao 3000m – 4000m, kéo dài 9000km.
+ Ở giữa: đồng bằng (Canada, Lớn, Trung tâm, Duyên hải), thấp dần từ tây bắc – đông nam.
+ Phía Đông: núi già (A-pa-lat) và cao nguyên La-bra-đo có độ cao thấp và trung bình.
Khí hậu
Phân hóa theo chiều Bắc – Nam (do lãnh thổ trải dài):
+ Gồm các đới: cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới.
+ Đới ôn đới có diện tích lớn nhất.
Phân hóa theo chiều Tây – Đông và độ cao (do ảnh hưởng của địa hình):
+ Ven biển: khí hậu điều hòa, mưa nhiều.
+ Sâu lục địa: khô hạn, mưa ít.
Sông, hồ
Mạng lưới sông ngòi dày đặc, rộng khắp.
Chế độ nước đa dạng, nguồn cấp nước: mưa, tuyết, băng tan.
Hệ thống sông lớn: Xanh Lô-răng, Mit-xi-xi-pi (lớn nhất); Ri-ô Gran-đê,...
Bắc Mỹ có nhiều hồ (Đứng đầu thế giới về số lượng các hồ có diện tích lớn: 14 hồ > 5000 km2). 
Phần lớn là các hồ nước ngọt: Ngũ Hồ, Uy-ni-pếc, Gấu Lớn, Nô Lệ lớn, 
Vùng Hồ Lớn là hệ thống hồ quan trọng nhất, gồm 5 hồ nối liền nhau.
Các đới thiên nhiên
Rất đa dạng, chủ yếu nằm trong đới lạnh và ôn hòa:
+ Đới lạnh: khí hậu cực và cận cực: lạnh giá, tuyết phủ, động thực vật nghèo nàn.
+ Đới ôn hòa: diện tích rộng, phân hóa đa dạng: 
Phía Bắc: khí hậu ôn đới, rừng lá kim.
Trung tâm: mưa ít, thảo nguyên, đồng cỏ.
Phía Đông Nam: khí hậu cận nhiệt ấm ẩm, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.
Phía Tây Nam: ven biển có rừng lá cứng, cây bụi; nội địa có khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc.
+ Đới nóng: phía nam Hoa Kỳ, rừng nhiệt đới ẩm phát triển. 
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ – XÃ HỘI BẮC MỸ
a) Mục tiêu: Phân tích được một trong các vấn đề dân cư, xã hội: vấn đề nhập cư và chủng tộc, vấn đề đô thị hóa.
b) Nội dung: 
- HS dựa vào các thông tin trong SGK, ghi nhớ nội dung và hoàn thành PHT.
- 
c) Sản phẩm: Đáp án trên giấy và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
NHIỆM VỤ 1: vấn đề nhập cư và chủng tộc
+ Hoạt động theo cặp.
+ GV phổ biến trò chơi: “SIÊU TRÍ NHỚ”.
+ GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2a “vấn đề nhập cư và chủng tộc” kết hợp phân tích cả biểu đồ “cơ cấu người nhập cư vào Bắc Mỹ phân theo châu lục và khu vực trên thế giới, năm 1999 và 2000”, yêu cầu HS nhớ nội dung của phần này trong 5 phút.
+ Hết 5 phút, HS đóng hết sách vở, HS hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút.
+ Hết giờ, HS đổi bài chấm chéo. Cặp nào nhiều đáp án đúng là cặp chiến thắng.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi
Đáp án
Vào năm 2020, người châu Á nhập cư vào Bắc Mỹ chiếm bao nhiêu %?
33,9%
Từ năm 1990 – 2020, châu lục nào có tỉ lệ người nhập cư vào Bắc Mỹ giảm?
Châu Âu (từ 26,7 % giảm còn 13,7%)
Quốc gia nào nhận người nhập cư lớn nhất thế giới?
Hoa Kỳ
Năm 1492, dòng di cư lớn vào Bắc Mỹ từ châu lục nào?
Châu Âu
Từ thế kỉ 16 – 19, người dân ở châu lục nào bị cưỡng bức di cư đến Bắc Mỹ làm nô lệ?
Châu Phi
Vào thời gian nào Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới?
Sau chiến tranh thế giới thứ 2
Vào thời gian gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực nào?
Trung và Nam Mỹ, Châu Á
Các chủng tộc ở Bắc Mỹ? 
Mông-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô- it
Năm 2020, dân số ở Bắc Mỹ là bao nhiêu?
370 triệu người
Gia tăng dân số ở Bắc Mỹ chủ yếu là do
Nhập cư
NHIỆM VỤ 2: vấn đề đô thị hóa
+ Hoạt động cá nhân.
+ HS chuẩn bị giấy note, bút.
+ GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2b “vấn đề đô thị hóa”.
+ Dựa vào các hình 14.4, 14.5, 14.6 và thông tin trong bài, hãy 
Phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ. 
Kể tên các đô thị trên 10 triệu dân ở Bắc Mỹ.
+ HS viết vào giấy note trong 5 phút.
+ Hết giờ, GV yêu cầu 2 HS ngồi gần nhau đổi giấy note vừa viết cho nhau. Sau đó HS đọc và viết nhận xét, bổ sung phần còn thiếu theo ý mình vào giấy note đó, đồng thời chấm điểm cho bạn. 
- Thực hiện nhiệm vụ:
NHIỆM VỤ 1
+ Các cặp đọc nội dung mục 2a “vấn đề nhập cư và chủng tộc” kết hợp phân tích cả biểu đồ “cơ cấu người nhập cư vào Bắc Mỹ phân theo châu lục và khu vực trên thế giới, năm 1999 và 2000”.
+ HS cố gắng ghi nhớ nội dung của phần này trong 5 phút.
+ Hết 5 phút, HS đóng hết sách vở, HS hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút.
NHIỆM VỤ 2
+ Dựa vào các hình 14.4, 14.5, 14.6 và thông tin trong bài, HS phân tích vấn đề đô thị hóa ở Bắc Mỹ và kể tên các đô thị trên 10 triệu dân ở Bắc Mỹ.
+ HS viết vào giấy note trong 5 phút. 
- Báo cáo, thảo luận:
NHIỆM VỤ 1
+ Hết giờ, HS đổi bài chấm chéo. Cặp nào nhiều đáp án đúng là cặp chiến thắng.
NHIỆM VỤ 2
+ Hết giờ, GV yêu cầu 2 HS ngồi gần nhau đổi giấy note vừa viết cho nhau. Sau đó HS đọc và viết nhận xét, bổ sung phần còn thiếu theo ý mình vào giấy note đó, đồng thời chấm điểm cho bạn. 
- Kết luận, nhận định:
+ GV khen ngợi phần làm việc của HS.
+ GV chuẩn kiến thức, mở rộng bài, cho HS xem thêm hình ảnh, bản đồ về dân cư xã hội Bắc Mỹ.
New York: Đây là thành phố đông dân nhất nước Mỹ và là một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Nhiều khu dân cư và danh lam thắng cảnh của thành phố trở nên nổi tiếng trên thế giới.
Los Angeles: Thành phố lớn nhất tiểu bang California và lớn thứ 2 của Mỹ. Los Angeles nổi danh là trung tâm điện ảnh, nơi có rất nhiều minh tinh sinh sống. Nhiều phim và chương trình truyền hình của Hollywood được quay ở thành phố này.
San Francisco. Là quận-thành phố thống nhất duy nhất của tiểu bang California. Đồng thời, nó còn là trung tâm văn hóa và tài chính hàng đầu của Bắc California và vùng vịnh San Francisco. Nó là một trong những thành phố du lịch hàng đầu của Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung.
Las Vegas. Là thành phố đông dân nhất ở tiểu bang Nevada, là thủ phủ của quận Clark, Mỹ. Las Vegas được mệnh danh là trung tâm giải trí của thế giới. Nó nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng sòng bạc và các loại hình giải trí liên quan.
+ HS: Lắng nghe, ghi bài.
DÂN CƯ – XÃ HỘI BẮC MỸ
a. Vấn đề nhập cư và chủng tộc
- Nhiều dân tộc, chủng tộc nhập cư vào Bắc Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử: Môn-gô-lô-it, Ơ-rô-pê-ô-it, Nê-grô-it 🡪 thành phần dân cư đa dạng.
- Gia tăng dân số ở Bắc Mỹ chủ yếu là do nhập cư.
- Người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực nào khu vực Trung và Nam Mỹ, Châu Á.
b. Vấn đề đô thị hóa
- Công nghiệp hóa thúc đẩy quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ.
- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất thế giới (khoảng gần 83%, 2020).
- Các đô thị lớn tập trung ở ven ngũ hồ và Đại Tây Dương.
- Các thành phố lớn (siêu đô thị): Niu Ioóc, Lốt An-giơ-let.
3. LUYỆN TẬP ( .. phút)
a) Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức của bài thông qua trò chơi.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tham trò chơi: “AI NHANH HƠN” thông qua hình thức đối kháng. Nội dung liên quan đến đặc điểm tự nhiên, dân cư xã hội Bắc Mỹ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm, tham gia trò chơi “AI NHANH HƠN”.
+ Thành viên trong mỗi nhóm đếm số thứ tự của mình từ 1 cho đến hết.
+ GV gọi HS theo số thứ tự của các nhóm (Ví dụ: số 1 (2, ) của các nhóm đứng lên trả lời). 
+ Khi các HS đứng lên, GV đọc câu hỏi, HS đang đứng lên giơ tay nhanh nhất được quyền trả lời. Trả lời đúng được 1 dấu cộng, trả lời sai thì GV tiếp tục gọi các thành viên còn lại.
+ Cứ như vậy, GV gọi tất cả các số thứ tự. 
+ Nhóm có nhiều dấu cộng nhất là nhóm chiến thắng.
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Phía Tây của Bắc Mỹ chủ yếu là địa hình gì?
Núi cao
Miền núi Coóc-đi-e có độ cao trung bình bao nhiêu?
– 4000 m
Miền núi Coóc-đi-e có kéo dài bao nhiêu km?
9000 km
Kể tên các đồng bằng ở Bắc Mỹ?
Canada, Lớn, Trung tâm, Duyên hải
Dãy núi A-pa-lat nằm ở phía nào của Bắc Mỹ?
Phía Đông
Kể tên các siêu đô thị ở Bắc Mỹ?
Niu Ioóc, Lốt An-giơ-let.
Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam? 
Lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 250B
Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo Đông – Tây và độ cao?
Do địa hình có sự thay đổi từ Đông – Tây: núi già, đồng bằng, núi cao.
Kể tên các đới khí hậu ở Bắc Mỹ?
Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới
 Khu vực ven biển Bắc Mỹ có đặc điểm khí hậu như thế nào?
Khí hậu điều hòa, mưa nhiều.
 Khu vực sâu trong lục địa Bắc Mỹ có đặc điểm khí hậu như thế nào?
Biên độ nhiệt năm lớn, khô hạn, mưa ít.
 Nguồn cung cấp nước cho sông ở Bắc Mỹ từ đâu?
Mưa, tuyết và băng tan.
 Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ chiếm bao nhiêu %?
Gần 83%
 Kể tên các hồ lớn ở Bắc Mỹ?
Ngũ Hồ, Uy-ni-pếc, Gấu Lớn, Nô Lệ lớn
 Thiên nhiên Bắc Mỹ chủ yếu nằm trong đới nào?
Đới lạnh và đới ôn hòa
 Trên các cao nguyên của miền núi phía Tây của Bắc Mỹ, thiên nhiên có đặc điểm như thế nào?
Khí hậu khô hạn hình thành hoang mạc, bán hoang mạc
 Kể tên 2 quốc gia có diện tích lớn ở Bắc Mỹ?
Hoa Kỳ, Canada
Quốc gia nào nhận người nhập cư lớn nhất thế giới?
Hoa Kỳ
Các đô thị lớn ở Bắc Mỹ tập trung chủ yếu ở đâu?
Các đô thị lớn tập trung ở ven ngũ hồ và Đại Tây Dương
Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mỹ được thúc đẩy bởi các ngành nào? 
Dịch vụ và công nghệ cao
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện như GV hướng dẫn.
+ GV quan sát, hỗ trợ các nhóm nếu có khó khăn. 
- Báo cáo, thảo luận:
+ Khi các HS đứng lên, GV đọc câu hỏi, HS giơ tay nhanh nhất được quyền trả lời. Trả lời đúng được 1 dấu cộng, trả lời sai thì GV tiếp tục gọi các thành viên còn lại.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV tổng hợp đáp án của từng nhóm. Khen thưởng nhóm chiến thắng.
4. VẬN DỤNG ( .. phút)
a) Mục tiêu: 
- Mở rộng kiến thức về Ngũ Hồ và tìm ra giải pháp bảo vệ Ngũ Hồ.
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ thực tiễn liên quan.
b) Nội dung: HS được yêu cầu làm việc theo hình thức Think-pair-share: Viết 1 bài giới thiệu về Ngũ Hồ và đưa ra những giải pháp bảo vệ Ngũ Hồ hạn chế bị ô nhiễm (khoảng 10 - 15 dòng).
c) Sản phẩm: Câu trả lời trên giấy note và câu trả lời miệng của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ HS làm việc theo hình thức Think-pair-share.
+ GV yêu cầu từng HS lấy giấy note, bút. Xem thông tin trong link sau:
hoặc quét mã QR sau: 
Viết 1 bài giới thiệu về Ngũ Hồ và đưa ra những giải pháp bảo vệ Ngũ Hồ hạn chế bị ô nhiễm (khoảng 10 - 15 dòng).
+ Thời gian viết: 6 phút.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trong 6 phút.
+ GV quan sát, hỗ trợ các HS nếu có khó khăn.
+ Hết giờ, 2 bạn kế nhau chia sẻ theo cặp kết quả của mình trong 1 phút.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Hết thời gian chia sẻ theo cặp, GV gọi 1 số bạn đứng trước lớp chia sẻ bài giới thiệu của mình.
+ Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.
- Kết luận, nhận định: 
+ GV khen ngợi phần trình bày của HS.
+ GV mở rộng thêm về Ngũ Hồ.
IV. RÚT KINH NGHIỆM 
 V. PHỤ LỤC
1/ PHT 
PHIẾU HỌC TẬP
Câu hỏi
Đáp án
Vào năm 2020, người châu Á nhập cư vào Bắc Mỹ chiếm bao nhiêu %?
 .
Từ năm 1990 – 2020, châu lục nào có tỉ lệ người nhập cư vào Bắc Mỹ giảm?
 .
Quốc gia nào nhận người nhập cư lớn nhất thế giới?
 .
Năm 1492, dòng di cư lớn vào Bắc Mỹ từ châu lục nào?
 .
Từ thế kỉ 16 – 19, người dân ở châu lục nào bị cưỡng bức di cư đến Bắc Mỹ làm nô lệ?
 .
Vào thời gian nào Bắc Mỹ thu hút người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới?
 .
Vào thời gian gần đây, người nhập cư vào Bắc Mỹ chủ yếu đến từ khu vực nào?
 .
Các chủng tộc ở Bắc Mỹ? 
 .
Năm 2020, dân số ở Bắc Mỹ là bao nhiêu?
 .
Gia tăng dân số ở Bắc Mỹ chủ yếu là do
 .
2/ Câu hỏi luyện tập
CÂU HỎI
ĐÁP ÁN
Phía Tây của Bắc Mỹ chủ yếu là địa hình gì?
Núi cao
Miền núi Coóc-đi-e có độ cao trung bình bao nhiêu?
– 4000 m
Miền núi Coóc-đi-e có kéo dài bao nhiêu km?
9000 km
Kể tên các đồng bằng ở Bắc Mỹ?
Canada, Lớn, Trung tâm, Duyên hải
Dãy núi A-pa-lat nằm ở phía nào của Bắc Mỹ?
Phía Đông
Kể tên các siêu đô thị ở Bắc Mỹ?
Niu Ioóc, Lốt An-giơ-let.
Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam? 
Lãnh thổ trải dài từ vòng cực Bắc đến khoảng vĩ tuyến 250B
Vì sao khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hóa theo Đông – Tây và độ cao?
Do địa hình có sự thay đổi từ Đông – Tây: núi già, đồng bằng, núi cao.
Kể tên các đới khí hậu ở Bắc Mỹ?
Cực, cận cực, ôn đới, cận nhiệt và nhiệt đới
 Khu vực ven biển Bắc Mỹ có đặc điểm khí hậu như thế nào?
Khí hậu điều hòa, mưa nhiều.
 Khu vực sâu trong lục địa Bắc Mỹ có đặc điểm khí hậu như thế nào?
Biên độ nhiệt năm lớn, khô hạn, mưa ít.
 Nguồn cung cấp nước cho sông ở Bắc Mỹ từ đâu?
Mưa, tuyết và băng tan.
 Tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mỹ chiếm bao nhiêu %?
Gần 83%
 Kể tên các hồ lớn ở Bắc Mỹ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_li_lop_7_hoc_ki_ii.docx