Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm - Năm học 200-2021 - Nguyễn Vũ Khanh

Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm - Năm học 200-2021 - Nguyễn Vũ Khanh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. 1. Kiến thức:

- Biết vị trí đới nóng trên bản đồ tự nhiên thế giới.

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của Môi trường xích đạo ẩm.( nhiệt độ , lượng mưa cao quanh năm có rừng rậm xanh quanh năm ) .

1.2. Kỹ năng :

- Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt của rừng rậm xích đạo quanh năm .

- Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đọan văn mô tả và qua ảnh chụp

1.3. Thái độ :

GD học sinh ý thức bảo vệ mơi trường .

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 Năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục đích giao tiếp, tổ chức và thuyết phục khác

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :

1. Giáo viên

- Giáo án

- Bản đồ các môi trường địa lí trên trái đất.

- Một số tranh ảnh rừng rậm, rừng ngập mặn, lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng.

2. Học sinh

-Xem trước bài 5.

- Dụng cụ học tập, SGK, vở soạn.

III. TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:

*Kiểm tra: Không

 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)(1’)

 Trên Trái Đất người ta chia thành : đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh . Môi trường xích đạo ẩm là môi trường thuộc đới nóng, có khí hậu nóng quanh năm và lượng mưa dồi dào. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển phong phú và đa dạng . Đây là nơi có diện tích rừng rậm xanh quanh năm rộng nhất thế giới . Bài học hôm nay giúp các em hiểu được điều đó .

Giảm tải

 

docx 6 trang sontrang 4420
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lý Lớp 7 - Bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm - Năm học 200-2021 - Nguyễn Vũ Khanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai : CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ
Chương I : MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG.
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG
Tuần 03 : Tiết CT: 05 Ngày dạy: 22,23/09/ 2020
	Chủ đề: Bài 5 : 
ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. 1. Kiến thức: 
- Biết vị trí đới nóng trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của Môi trường xích đạo ẩm.( nhiệt độ , lượng mưa cao quanh năm có rừng rậm xanh quanh năm ) .
1.2. Kỹ năng :
- Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt của rừng rậm xích đạo quanh năm .
- Nhận biết được môi trường xích đạo ẩm qua một đọan văn mô tả và qua ảnh chụp 
1.3. Thái độ : 
GD học sinh ý thức bảo vệ mơi trường .
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực biểu hiện thông qua việc xác định mục đích giao tiếp, tổ chức và thuyết phục khác
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên 
- Giáo án
- Bản đồ các môi trường địa lí trên trái đất.
- Một số tranh ảnh rừng rậm, rừng ngập mặn, lược đồ các kiểu môi trường trong đới nóng.
2. Học sinh 
-Xem trước bài 5.
- Dụng cụ học tập, SGK, vở soạn.
III. TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 
*Kiểm tra: Không
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)(1’)
 Trên Trái Đất người ta chia thành : đới nóng, đới ôn hoà và đới lạnh . Môi trường xích đạo ẩm là môi trường thuộc đới nóng, có khí hậu nóng quanh năm và lượng mưa dồi dào. Thiên nhiên ở đây tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống phát triển phong phú và đa dạng . Đây là nơi có diện tích rừng rậm xanh quanh năm rộng nhất thế giới . Bài học hôm nay giúp các em hiểu được điều đó . 
Giảm tải 
Bài
Trang
Nội dung điều chỉnh
Hướng dẫn thực hiện
Bài5.Đới nóng . Môi trường xích đạo ẩm 
19
Câu hỏi 4 phần câu hỏi và bài tập 
Không yêu cầu học sinh làm 
 2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt 
Hoạt động 1(13’)
Mục tiêu: HS nắm được vị trí và đặc điểm của đới nóng
GV Treo lược đồ lên và hướng dẫn HS sử dụng.
? Quan sát lược đồ 5.1 va lược đồ trên bảng hãy xác định vị trí của đới nóng?
HS lên xác định vị trí của đới nóng
GV Dựa vào hai đường vĩ tuyến 30oB và 30oN (đới nóng nằm giữa hai chí tuyến nên gọi là đới nóng nội chí tuyến).
? Hãy so sánh tỉ lệ diện tích đới nóng với diện tích đất nổi trên Trái Đất ? 
HS Đới Nóng chiếm moat phần rất lớn diện tích (1/2 diện tích)
? Hãy kể tên 4 đới môi trường đới nóng ?
HS: à
GV nói thêm môi trường hoang mạc có cả ở đới ôn hoà 
Kết luận: GV chốt kiến thức 
Hoạt động 2 : (26’)
Mục tiêu:HS nêu được đặc điểm khí hậu và cảnh quan đặc trưng của môi trường XĐ ẩm 
GV chỉ vị trí Xingapo trn bản đồ, phân tích hình 5.2 để tìm ra những điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm qua nhiệt độ và lượng mưa .
Hướng dẫn cho HS đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa .
GV: Chia lớp thnh 4 nhĩm thảo luận: (4p)
* Nhĩm 1 v 3: Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ Xingapo có đặc điểm gì ?
HS Đường nhiệt độ ít dao động và ở mức cao trên 25oC Þ nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm từ 25oC - 28oC , biên độ nhiệt mùa hạ và mùa đông thấp khoảng 3oC ). 
* Nhóm 2 và 4: Lượng mưa cả năm khoảng bao nhiêu ? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra sao ? Sự chênh lệch giữa tháng thấp nhất và cao nhất là bao nhiêu milimét ?
 HS trung bình từ 1.500mm - 2.500mm/năm, mưa nhiều quanh năm, tháng thấp nhất và cao nhất hơn nhau 80mm.
GV Nói thêm: nhiệt độ ngày đêm chênh nhau hơn 10o , mưa vào chiều tối kèm theo sấm chớp, độ ẩm không khí trên 80% . 
- Môi trường xích đạo ẩm Þ nóng ẩm quanh năm .
GV cho HS quan sát hình 5.3 và 5.4 , nhận xét 
? Rừng có mấy tầng ?
 HS tầng cây vượt tán, tầng cây gỗ cao, tầng cây gỗ cao TB, tầng cây bụi, tầng dây leo, phong lan, tầm gửi, tầng cỏ quyết 
? Tại sao ở đây rừng có nhiều tầng ?
HS: à
* Tích hợp MT 
? Lợi ích của rừng?
HS: Cung cấp lâm sản, du lịch sinh thái, điều hoà khí hậu 
GV liên hệ giáo dục HS ý thức bảo vệ thiên nhiên: rừng, trồng thêm cây xanh .
? Ở các của sông ven biển chúng ta thường gặp những loại rừng nào?
HS: Rừng ngập mặn.
Kết luận: GV chốt kiến thức
I. Đới nóng :
 - Đới nóng trải dài giữa hai chí tuyến thành một vành đai liên tục bao quanh Trái Đất .
- Gồm có bốn kiểu môi trường : môi trường xích đạo ẩm, môi trương nhiệt đới, môi trường nhiệt đới gió mùa, và môi trường hoang mạc .
II. Môi trường xích đạo ẩm 
1. Khí hậu :
- Môi trường xích đạo ẩm nằm trong khoảng từ 5o B đến 5oN, nắng nóng và mưa nhiều quanh năm (trung bình từ 1.500 mm đến 2.500 mm).
2. Rừng rậm xanh quanh năm 
 - Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển . 
 - Trong rừng có nhiều loài cây, mọc thành nhiều tầng rậm rạp và có nhiều loài chim thú sinh sống .
- Ở các vùng cửa sông ven biển có rừng ngập mặn.
3.Hoạt động luyện tập (3’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt 
Mục tiêu: HS nắm được nội dung cơ bản của bài học 
- Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ? 
- Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ?
Bao gồm có ...
Mục 2
4. Hoạt động vận dụng :(2’) 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt 
Mục tiêu: HS tự làm bài tập sau bài học
Hướng dẫn HS làm bài tập 3 trang 18
HS theo dõi 
5. Hoạt động tìm tòi , mở rộng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
****************************
 Tuần 03 : Tiết CT: 06 Ngày dạy: 25/09/ 2020
	Chủ đề: Bài 6 : 
MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.1. Kiến thức: 
- Học sinh biết được vị trí phân bố của môi trường nhiệt đới, đặc điểm khí hậu và các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới.
1.2. Kỹ năng: 
- Nhận biết đặc điểm khí hậu qua biểu đồ tranh ảnh.
- Đọc biểu đồ khí hậu.
- Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên bản đồ.
1.3.Thái độ:
-Ý thức bảo vệ môi trường.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 Năng lực biểu hiện thông qua việc phát hiện và làm rõ được vấn đề 
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC :
1. Giáo viên 
- Giáo án
- Một số ảnh về rừng thưa-Xa-van, nửa hoang mạc.
2.Học sinh 
- Xem trước bài 6.
- Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
III. TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH: 
 * Kiểm tra bài cũ : (5’)
 - Môi trường đới nóng phân bố chủ yếu trong giới hạn của các vĩ tuyến nào? Nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ? 
 - Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm gì ? 
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)(1’)
 Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, lượng mưa càng về gần các chí tuyến càng giảm dần . Khu vực nhiệt đới là một trong những nơi đông dân nhất trên thế giới .
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động của GV - HS 
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(24 phút)
Mục tiêu:HS nêu được đặc diểm khí hậu và vị trí môi trường nhiệt đới
GV Giới thiệu và chỉ trên bản đồ Ma-la-can và Gia-mê-na, quan sát hình 6.1 và 6.2 nhận xét :
? Sự phân bố nhiệt độ và lượng mưa trong năm của khí hậu nhiệt đới như thế nào ?
HS - nhiệt độ dao động mạnh từ 22oC - 34oC và có hai lần tăng cao trong năm vào khoảng tháng 3 đến tháng 4 và khoảng tháng 9 đến tháng 10.
 - các cột mưa chênh lệch nhau từ 0mm đến 250 mm giữa các tháng có mưa và các tháng khô hạn, lượng mưa giảm dần về 2 chí tuyến và số tháng khô hạn cũng tăng lên từ 3 đến 9 háng.
? Hãy cho biết những đặc điểm khác nhau giữa khí hậu nhiệt đới với khí hậu xích đạo ẩm ?
HS Về nhiệt độ : + Nhiệt độ TB các tháng đều trên 22oC.
+ Biên độ nhiệt năm càng gần về chí tuyến càng cao hơn 10oC 
+ Có 2 lần nhiệt độ tăng cao (mặt trời lên thiên đỉnh).
* Về lượng mưa :
+ Lượng mưa TB năm giảm dần về 2 chí tuyến từ 841 mm ở (Ma-la-can) xuống còn 647 mm ở (Gia-mê-na).
+ Có 2 mùa rõ rệt : một mùa mưa và một mùa khô hạn, càng về chí tuyến khô hạn càng kéo dài từ 3 đến 8 hoặc 9 tháng .
? Nêu đặc điểm nổi bật của Khí hậu nhiệt đới.
Kết luận: GV chốt kiến thức 
Hoạt động 2(10 phút)
Mục tiêu: HS nắm được các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới 
GV cho HS quan sát hình 6.3 và 6.4 . 
? Em hãy nhận xét có gì khác nhau giữa xavan Kênia và xavan ở Trung Phi ?Vì sao?
HS xavan Kênia ít mưa hơn và khô hạn hơn xavan Trung Phi => cây cối ít hơn, cỏ cũng không xanh tốt bằng.lượng mưa rất ảnh hưởng tới môi trường nhiệt đới, xavan hay đồng cỏ cao là thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới . 
? Cây cỏ biến đổi như thế nào trong năm ?
HS xanh tốt vào mùa mưa, khô cằn vào mùa khô hạn.
? Mực nước sông thay đổi như thế nào trong moat năm?
HS: à
? Đất đai như thế nào khi mưa tập trung nhiều vào 1 mùa 
HS đất có màu đỏ vàng
? Cây cối thay đổi như thế nào từ xích đạo về 2 chí tuyến 
HS càng về 2 chí tuyến cây cối càng nghèo nàn và khô cằn hơn 
* Tích hợp MT 
? Tại sao diện tích xavan đang ngày càng mở rộng ?
 HS Do lượng mưa ít và xavan, cây bụi bị phá để làm nưong rẫy, lấy củi 
? Tại sao ở nhiệt đới là những nơi đông dân trên thế giới? 
HS khí hậu thích hợp, thuận lợi làm nông nghiệp, 
GV: GD HS ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên
? Một khi diện tích rừng nguyên sinh ngày càng cạn kiệt sẽ dẫn đến hiện tượng gì?
HS: Ô nhiễm môi trường, xói mòn, rửa trôi, lũ lụt .
? Trước tình hình đó chúng ta cần có biện pháp gì để khắc phục?
HS: Tăng cường bảo vệ và trồng thêm rừng, xử lí nghiêm những kẻ chặt phá rừng một cách bừa bãi vì lợi ích cá nhân.
Kết luận: GV chốt kiến thức
1. Khí hậu :
- Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm là nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa (từ 500 mm đến 1500mm) . 
- Càng về gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
2. Các đặc điểm khác của môi trường :
 - Quang cảnh cũng thay đổi từ rừng thưa sang đồng cỏ cao (xavan) và cuối cùng là nửa hoang mạc .
 - Sông ngòi nhiệt đới có hai mùa nước : mùa lũ và mùa cạn .
- Đất feralít đỏ vàng của miền nhiệt đới rất dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ và canh tác hợp lí . 
 - Ở vùng nhiệt đới có thể trồng được nhiều cây lương thực và cây công nghiệp. Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới .
 3.Hoạt động luyện tập : (4p)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt 
Mục tiêu: HS nắm lại đặc điểm cơ bản của bài học 
- Nêu những đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ?
- Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở nhiệt đới đang ngày càng mở rộng ?
Mục 1
Mục 2
4. Hoạt động vận dụng :(1’) 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung cần đạt 
Mục tiêu: HS tự làm bài tập sau bài học 
Hướng dẫn HS làm bài tập 4 trang 22
HS theo dõi 
5. Hoạt động tìm tòi , mở rộng
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_bai_5_doi_nong_moi_truong_xich_dao_am_n.docx