Giáo án Địa Lý Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Quân cư - Đô thị hoá - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hoà

Giáo án Địa Lý Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Quân cư - Đô thị hoá - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hoà

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

1.1 Kiến thức:

 + So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.

 + Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.

 + Biết một số siêu đô thị trên thế giới.

1.2. Kĩ năng:

 + Đọc bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên thế giới để nhận bết sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.

 + Xác định trên bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên thế giới vị trí của một số siêu đô thị.

1.3. Thái độ:

 + Thấy được mối quan hệ giữa quần cư và đô thị hoá và một vài dấu hiệu của đô thị hoá.

2. Mục tiêu phát triển năng lực

 + Năng lực tự chủ và tự học

 + Năng lực làm việc nhóm

 + Năng lực giải quyết vấn đề

 + Năng lực quan sát

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của GV

 + Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài

 + Bản đồ các siêu đô thị Thế giới.

 + Tranh ảnh về quần cư nông thôn và đô thị, các siêu đô thị.

 + Hình 3.1; 3.2 SGK trang 10.

 

docx 3 trang bachkq715 7810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa Lý Lớp 7 - Tiết 3, Bài 3: Quân cư - Đô thị hoá - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Cộng Hoà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2 – Tiết 3
BÀI 3
BÀI 3: QUẦN CƯ - ĐÔ THỊ HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
1.1 Kiến thức: 
	+ So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị về hoạt động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
	+ Biết sơ lược quá trình đô thị hóa và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
	+ Biết một số siêu đô thị trên thế giới.
1.2. Kĩ năng:
	+ Đọc bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên thế giới để nhận bết sự phân bố các siêu đô thị trên thế giới.
	+ Xác định trên bản đồ, lược đồ các siêu đô thị trên thế giới vị trí của một số siêu đô thị.
1.3. Thái độ:
	+ Thấy được mối quan hệ giữa quần cư và đô thị hoá và một vài dấu hiệu của đô thị hoá.
2. Mục tiêu phát triển năng lực
	+ Năng lực tự chủ và tự học
	+ Năng lực làm việc nhóm
	+ Năng lực giải quyết vấn đề
	+ Năng lực quan sát
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
	+ Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
	+ Bản đồ các siêu đô thị Thế giới.
	+ Tranh ảnh về quần cư nông thôn và đô thị, các siêu đô thị.
	+ Hình 3.1; 3.2 SGK trang 10.
2. Chuẩn bị của HS
	+ Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Dẫn nhập (3’)
Em đang sống ở nông thôn hay đô thị? Quần cư nông thôn và đô thị có gì khác nhau? Siêu đô thị và đô thị hoá là gì? Bài học này sẽ giúp các em giải đáp những câu hỏi này?
2. Tiến trình dạy học (35’)
TT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực hình thành
I. Quần cư nông thôn và quần cư đô thị
- Có hai kiểu quần cư chính là quần cư nông thôn và quần cư thành thị.
- Ở nông thôn: mật độ dân số thường thấp, hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. 
- Ở đô thị: mật độ dân số rất cao, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.
Hoạt động 1. Tìm hiểu về quần cư nông thôn và quần cư đô thị
+ Giới thiệu thuật ngữ "Quần cư"
+ Quan sát hình 3.1 và 3.2 cho biết: mật độ dân số, nhà cửa đường sá ở nông thôn và thành thị có gì khác nhau?
+ Hãy cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế giữa nông thôn và đô thị?
+ GV nhận xét
Xu thế ngày nay là số người sống ở các đô thị ngày càng tăng.
Thời gian: 19’
+ Chú ý lắng nghe
+ Trả lời: 
Nông thôn chủ yếu là nông nghiệp, lâm ngư nghiệp; đô thị chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ ) 
 (ở nông thôn sống tập trung thành thôn, xóm, làng, bản còn ở đô thị tập trung thành phố xá ) 
+ NL quan sát
+ NL tự học
II. Đô thị hoá. Các siêu đô thị 
 - Ngày nay, số người sống trên các đô thị đã chiếm khoảng một nửa dân số thế giới và có xu thế ngày càng tăng. 
- Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành siêu đô thị.
- Sự tăng nhanh dân số, các đô thị, siêu đô thị làm ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ, nhà ở, y tế, học hành cho con người.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thế nào là đô thị hóa. Các siêu đô thị
+ Đô thị xuất hiện trên trái đất từ thời kì nào?
+ Đô thị phát triển mạnh nhất vào khi nào?
+ Quan sát lược đồ 3.3 và trả lời: Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới từ 8 triệu dân trở lên? 
+ Châu nào có siêu đô thị nhất? Có mấy siêu đô thị? Kể tên? 
+ Tỉ lệ dân số đô thị trên thế giới từ thế kỉ XVIII đến năm 2000 tăng thêm mấy lần? 
Thời gian: 16’
 + Từ thời kì Cổ đại: Tquốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã là lúc đã có trao đổi hàng hoá
+ Thế kỉ XIX là lúc công nghiệp phát triển. 
Quá trình phát triển đô thị gắn liền với phát thương mại, thủ công nghiệp và công nghiệp.
+ Quan sát và trả lời: Có 23 siêu đô thị
+ Châu Á có 12 siêu đô thị. Phần lớn các siêu đô thị ở các nước phát triển.
+ Tăng thêm hơn 9 lần
+ NL làm việc nhóm
3. Củng cố: (5 Phút)
Giáo viên hệ thống hóa lại các kiến thức trọng tâm
Nêu sự khác nhau cơ bản giữa quần cư đô thị và quần cư nông thôn?
Tại sao nói đô thị hóa là một xu thế tiến bộ nhưng đô thị hoá tự phát lại có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội? 
4. Dặn dò: (2 Phút)
Làm bài tập 2 SGK trang 12.
Soạn bài 3 trong tập bản đồ bài tập thực hành địa lí 7.
Nghiên cứu trước bài 4 thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_7_tiet_3_bai_3_quan_cu_do_thi_hoa_nam_hoc.docx