Giáo án Địa Lý Lớp 9 - Tiết 45, Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lê

Giáo án Địa Lý Lớp 9 - Tiết 45, Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lê

I/ Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức:

- Thấy được sự giảm sút của TN biển đảo. Sự ô nhiễm vùng nước biển ven bờ và phương hướng chính để bảo vệ TN, MT biển.

- Có ý thức bảo vệ TN, MT biển đảo.

2. Kĩ năng:

- Kết hợp lý thuyết với thực tiễn

3. Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ môi trường

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường biển.

III/ Tiến trình tổ chức bài mới:

1.Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

docx 7 trang bachkq715 4670
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa Lý Lớp 9 - Tiết 45, Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Thị Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 16/4/2020
Tiết 45 - Bài 39
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ
VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN – ĐẢO (tiếp theo)
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Thấy được sự giảm sút của TN biển đảo. Sự ô nhiễm vùng nước biển ven bờ và phương hướng chính để bảo vệ TN, MT biển.
- Có ý thức bảo vệ TN, MT biển đảo.
2. Kĩ năng:
- Kết hợp lý thuyết với thực tiễn
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Tranh ảnh về ô nhiễm môi trường biển.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Sự giảm suta TN và ô nhiễm MT biển đảo
- Em hãy nêu 1 số NN làm giảm sút TN biển ở nước ta?
- Nêu 1 số NN làm ô nhiễm MT biển đảo?
- Hậu quả của ô nhiễm MT biển?
III. Bảo vệ TN, MT biển đảo
1. Sự giảm sút TN và ô nhiễm MT biển đảo
a. Sự giảm sút TN biển
- DT rừng ngập mặn giảm nhanh
- DT rạn san hô giảm
- Nguồn lợi hải sản bị giảm sút (về kích thước, mức độ tập trung), nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng
b. Ô nhiễm MT biển đảo
- Nguyên nhân:
+ Chất thải sinh hoạt, phân bón, thuốc bảo vệ TN, nước thải CN theo sông suối đổ ra biển.
+ Khai thác vận chuyển dầu khí
- Hiện trạng: Vùng nước biển ven bờ bị ô nhiễm. Nhiều cảng và cửa sông hàm lượng dầu trong nước biển vượt quá xa giới hạn cho phép (HP: 10 lần, Sầm Sơn: 2 lần, Thuận An 4 lần, Vũng Tàu 2-3 lần, Cửa Lò 1,5 lần)
- Hậu quả: suy giảm SV biển, ảnh hưởng đến du lịch biển
HĐ2: Các phương hướng chính để bảo vệ TN, MT biển đảo
- Cần phải là gì để bảo vệ TN, MT biển đảo
2. Các phương hướng chính để bảo vệ TN, MT biển đảo
- Điều tra, đánh giá tiềm năng SV biển
- Đầu tư khai thác hải sản xa bờ
- Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn
- Bảo vệ, cấm khai thác san hô
- Bảo vệ à ptr’ nguồn lợi hải snaj
- Phòng chống ô nhiếm MT biển đảo
4. Củng cố bài học:
- Nêu NN, hiện trạng, hậu quả của TN, MT biển đảo
- Phương hướng khắc phục
- Đọc ghi nhớ
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc bài, làm BT
- Chuẩn bị bài sau: Bài 40 – Thực hành Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu ngành công nghệ dầu khí
Ngày soạn 20/5/2020
Tiết 46- Bài 44: Thực hành
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN.
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ 
CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hs có khả năng phân tích MQH nhân quả giữa các thành phần TN. Từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường TN
2. Kĩ năng:
- Vẽ biểu đồ cơ cấu KT và phân tích biểu đồ
3. Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Bản đồ TN Hà Nội
- Bảng số liệu về cơ cấu ngành KT của HN trong 1 số năm
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên các ngành CN quan trọng của HN và 1 số sản phẩm tiêu biểu của từng ngành
3. Bài mới:
a. Phân tích MQH giữa các thành phần TN:
- Ảnh hưởng của ĐH đến KH, sông ngòi: ĐB mưa ít hơn MN, độ dốc sông nhỏ
- Ảnh hưởng của KH đến sông ngòi
- Ảnh hưởng của địa hình và khí hậu đến thổ nhưỡng
- Ảnh hưởng của ĐH, KH và thổ nhưỡng đến SV
b. Vẽ biểu đồ cơ cấu KT. Phân tích sự biến động trong cơ cấu KT của địa phương
- Dựa vào bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO NGÀNH KT CỦA HÀ NỘI TRONG
GIAI ĐOẠN 2009 – 2015 (đvị: %)
Năm
Ngành
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Nông – Lâm –NN
CN – XD
Dịch vụ
6,2
41,5
52,3
5,8
41,8
52,4
5,9
41,7
53,0
5,5
41,5
53,0
4,9
41,7
53,4
4,7
41,6
53,7
4,5
41,5
54,0
Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành KT theo GDP của Hà Nội
	+ HS chọn dạng biểu đồ thích hợp
	+ Nêu cách vẽ
	+ Một HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở
- Dựa vào biểu đồ HS nx về thay đổi tỉ trọng giữa các khu vực KT qua các năm. Từ đó rút ra xu hướng ptr’ của nền KT
4. Củng cố bài học:
- GV nhắc lại MQH giữa các thành phần TN
- Sự chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tích cực
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại từ đầu học kì II theo các CH ở cuối bài, xem lại các bảng số liệu, lược đồ trong SGK để chuẩn bị Ktra HK II
Ngày soạn 26/5/2020
Tiết 47
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Học sinh cần ôn tập lại toàn bộ kiến thức của HS đã học qua từ đầu học kì II. 
- GV hướng dẫn cho HS nắm được các kiến thức trọng tâm của chương trình để cho HS có kiến thức vững chắc để bước vào kì thi học kì II. 
2. Kĩ năng:
- Phân tích, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập cá nhân, làm việc nhóm
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Hệ thống các câu hỏi, bài tập.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Ôn tập theo đề cương 
Câu 1. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội của đồng bằng sông Cửu Long và tác động của chúng tới sự phát triển kt-xh?
- Đặc điểm: đông dân; ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa.
- Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa; thị trường tiêu thụ lớn.
- Khó khăn: mặt bằng dân trí chưa cao (dẫn chứng).
Câu 2. Trình bày tình hình sản xuất nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước.
- Lúa được trồng ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang,Đồng Tháp,Sóc Trăng và Tiền Giang.
- Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình so với cả nước (năm 2002) 
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài,dừa,cam,bưởi 
- Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long.
- Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
- Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm ,cá xuất khẩu phát triển mạnh
- Nghề rừng giữ vai trò quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và tren bán đảo Cà Mau
Câu 3. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ các vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ san hô ngầm và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Phòng chống ô nhiễm bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ.
Câu 4. Hãy cho biết ý nghĩa của sông Mê Công đối với đồng bằng sông Cửu Long
- Là nguồn nước tự nhiên dồi dào cung cấp cho sản xuất và đời sống
- Hằng năm bồi đắp phù sa cho đồng bằng, mở rộng vùng đất mũi Cà Mau.
- Là tuyến đường giao thông thủy quan trọng giữ Việt Nam với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công.
- Mùa nước lên có tác dụng thau chua, rửa mặn cho những vùng đất phèn, mặn.
- Cung cấp nguồn thủy sản phong phú và nơi nuôi trồng thủy sản thuận lợi.
- Hình thức du lịch trên sông, du lịch miệt vườn rất hấp dẫn và phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.
 Câu 5. Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh sự đầu tư của nước ngoài?
- Đây là vùng kinh tế phát triển rất năng động.
- Là vùng dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất - nhập khẩu
- Có nhiều lợi thế về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Là vùng đông dân, nguồn lao động dồi dào
- Có cơ sở hạ tầng được xây dựng vào loại tốt nhất trong cả nước
- Là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước
- Là vùng có nhiều ưu đãi cho các dự án đầu tư nước ngoài
Câu 6. Tình hình sản xuất công nghiệp ở ĐNB thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất?
- ĐNB xây dựng nền công nghiệp độc lập tự chủ
- Khu vực CN-XD tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực thực phẩm
- Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao
- Thành phố HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở ĐNB
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức đã học
- Chuẩn bị đồ dùng học học tập cho bài kiểm tra cuối kì

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dia_ly_lop_9_tiet_45_bai_39_phat_trien_tong_hop_kinh.docx