Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Năm học 2021-2022

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Năm học 2021-2022

1. Mục đích, yêu cầu

- Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng.

- Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

2. Nội dung và hình thức hoạt động:

a. Nội dung:

- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường.

- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.

- Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

b. Hình thức hoạt động:

- Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời

- Liên hệ thực tế

2. Chuẩn bị hoạt động:

a. Về phương tiện hoạt động:

- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học

- Các câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường, của lớp trong năm học qua để lớp thảo luận. (cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN để thực hiện phần câu hỏi và đáp án)

- Một vài tiết mục văn nghệ. (Ban văn nghệ của lớp điều khiển)

b. Về tổ chức:

- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp cách tổ chức cuộc thảo luận, nêu mục đích, yêu cầu và nội dung hoạt động; giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án.

- Cán bộ lớp đưa ra nội dung: thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.

- Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.

- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lê Thị Lan; Thư ký: bạn Hà Nguyễn Thu Thảo.

- Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.

 

docx 12 trang Trịnh Thu Thảo 4920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2 / 9 / 2021
Ngày thực hiện: 7 / 9 / 2021
	CHỦ ĐIỂM THÁNG 9	
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Tiết 1:	 “THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC”
1. Mục đích, yêu cầu
- Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng.
- Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường.
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
- Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
b. Hình thức hoạt động:
- Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời
- Liên hệ thực tế
2. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học
- Các câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường, của lớp trong năm học qua để lớp thảo luận. (cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN để thực hiện phần câu hỏi và đáp án)
- Một vài tiết mục văn nghệ. (Ban văn nghệ của lớp điều khiển)
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp cách tổ chức cuộc thảo luận, nêu mục đích, yêu cầu và nội dung hoạt động; giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án.
- Cán bộ lớp đưa ra nội dung: thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
- Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ.
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lê Thị Lan; Thư ký: bạn Hà Nguyễn Thu Thảo.
- Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
3. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động:
- Bạn Lê Thị Lan nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: thầy chủ nhiệm tham gia cuộc họp; giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu thư ký.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Vui bước tới trường” (Nhạc và lời: nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng)
b. Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học:
- Bạn Lê Thị Lan nêu lần lượt các câu hỏi cho các bạn trong lớp thảo luận
- Lớp tổ chức thảo luận theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng sau đó tổ trưởng tập hợp các ý kiến của tổ.
- Từng tổ trưởng trình bày ý kiến của tổ mình.
- Lớp góp ý bổ sung, phân tích lựa chọn và thống nhất đưa ra các ý kiến chung về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ trong năm học này.
- Cuối cùng bạn lớp trưởng tổng kết thảo luận.
c. Văn nghệ
Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn Hà Thảo giới thiệu các bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường.
d. Tích hợp tìm hiểu “Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường”
- GV chia lớp thành hai đội cho HS thảo luận về:
+ Đội 1: tổ 1, 2 thảo luận về nội dung : Vệ sinh cá nhân?
+ Đội 2: tổ 3, 4 thảo luận về nội dung : Vệ sinh môi trường?
- Hai đội trình bày kết quả thảo luận
* Vệ sinh cá nhân: HS đến trường 
- Trang phục phải gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp theo mùa. Mặc đồng phục đúng quy định
- Tóc gọn gàng, nam không để tóc dài không cạo quá ngắn, HS không được nhuộm tóc
- Chân tay phải sạch sẽ, không để móng chân tay dài
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân
* Vệ sinh môi trường
- Các lớp phải vệ sinh lớp học trước giờ truy bài
- Không viết bậy lên bàn ghế
- Dụng cụ vệ sinh lớp học phải để gọn
- Không hái lá bẻ cành cây 
- Không đem đồ ăn đến trường, không vứt rác bừa bãi
- Giữ về sinh chung ở trường học xung quanh nơi ở
4. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học.
Ngày soạn: 19 / 9 / 2021
Ngày thực hiện: 21 / 9 / 2021
Tiết 2: “THI TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG CỦA NHÀ TRƯỜNG”
1. Mục đích, yêu cầu	
- Học sinh được củng cố và khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh của trường.
- Phấn khởi tự hào và phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a. Nội dung:
- Ý nghĩa của tên trường.
- Những truyền thống tốt đẹp của trường
- Những tấm gương dạy tốt: Thầy Tuấn, Thầy Chính, Cô Nguyệt, cô Dương Thu, cô Loan, Cô Thơ ...
- Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường 
b. Hình thức hoạt động:
- Thi hỏi – đáp về truyền thống của trường
- Thi đố vui và văn nghệ 
3. Chuẩn bị hoạt động:
a. Về phương tiện hoạt động:
- Những mẩu chuyện về địa danh mà trường mang tên
- Tấm gương dạy tốt, học tốt của các thầy, cô giáo và các bạn sưu tầm.
- Các bài hát về trường lớp thầy cô và bạn bè
- Câu hỏi và đáp án về truyền thống của trường
b. Về tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động cho cả lớp đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bị các phương tiện hoạt động.
- Lớp thảo luận để thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động.
- Lựa chọn đội hình thi đấu gồm 2 đội đội 1 gồm đại diện của tổ 1 và 2; đội 2 gồm đại diện của tổ 3 và 4. Các thành viên còn lại là các cổ động viên.
- Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lê Thị Lan; Thư ký: bạn Hà Nguyễn Thu Thảo 
- Ban giám khảo: thầy giáo chủ nhiệm và 4 bạn cán sự bộ môn của lớp
- Xây dựng biểu điểm cho từng phần thi.
- Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động:
- Bạn Lê Thị Lan nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: thầy chủ nhiệm tham gia ban giám khảo của cuộc thi.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em”
b. Thi hát tốp ca giữa các tổ:
- Bạn Vũ Thị Huyền Diệu nêu lần lượt các yêu cầu và thể lệ của cuộc thi, cách chầm điểm, thời gian thi của từng phần câu hỏi
- Thi tìm hiểu về truyền thống của trường 
- Bạn Lê Thị Lan lần lượt nêu từng câu hỏi của cuộc thi.
- Các đội phất cờ giành quyền trả lời câu hỏi; nếu đội này chưa trả lời chính xác, đội kia có quyền trả lời lại. Nếu cả 2 đội đều trả lời sai thì mời các cổ động viên trả lời. Nếu không ai trả lời đúng thì mời ban giám khảo giải đáp.
- Bạn Lê Thị Lan nêu từng câu đố vui hoặc tên bài hát sau đó lần lượt mời các cổ động viên trả lời hoặc hát, chú ý dàn đều cho cả 4 tổ. Nếu các cổ động viên không trả lời được thì mời ban giám khảo giải đáp
c. Lồng ghép ATGT:
- Đất nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, ngày nay đang từng bước phát triển, hội nhập với thế giới, đang xây dựng một đất nước giàu mạnh văn minh. Vì thế là học sinh - thế hệ trẻ của đất nước chúng ta cần góp phần xây dựng quê hương đất nước ngày càng vững mạnh và văn minh hơn.
- Khi tham gia giao thông cần tuân thủ những luật định nào?
- HS thảo luận trả lời, bổ sung cho nhau
5. Kết thúc hoạt động:
- Bạn Lê Thị Lan nhận xét chung sau đó công bố kết quả của từng phần thi giữa các tổ.
- Giáo viên chủ nhiệm lên tặng quà cho đội thắng cuộc, động viên khen ngợi tinh thần tham gia cuộc thi của các bạn học sinh.
Ngày soạn: 3 / 10 / 2021
Ngày thực hiện: 5 / 10 / 2021
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tiết 3: 	 “LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA: TIẾT HỌC TỐT”
Mục đích, yêu cầu
- Học sinh hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó; từ đó học sinh xác định được thái độ học tập đúng đắn, tự rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. 
- Học sinh rèn luyện, kỹ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
- Tiêu chuẩn thi đua trong một tiết học tốt và ý nghĩa, tác dụng của tiết học tốt đó
- Mỗi học sinh cần phải làm gì và làm như thế nào để lớp có được 1 tiết học tốt. 
- Đăng ký thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy”.
Hình thức hoạt động:
Các tổ, cá nhân giao ước thi đua
Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện; Văn nghệ xen kẽ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các bản đăng ký giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể:
+ Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà:	92%
+ Giữ kỷ luật trật tự trong giờ học:	95%
+ Số điểm tốt đạt được trong tuần:	50 điểm
+ Mỗi bạn trong mỗi giờ học giơ tay phát biểu ý kiến ít nhất 1 lần
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Lễ giao ước thi đua” để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động.
Phân công giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động như: Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu; Xây dựng chuẩn thang điểm đánh giá.
Phân công bạn La Hoàng Việt là người điều khiển thảo luận
Phân công thư ký lớp ghi biên bản.
Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Nhiệm vụ của học sinh: Thực hiện các yêu cầu được giao
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Lê Lan nêu lý do và giới thiệu đại biểu: thầy chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em”
Thảo luận:
Bạn Huyền Diệu lần lượt nêu các chỉ tiêu phấn đấu của lớp và các biện pháp thực hiện để lớp thảo luận
Cả lớp phát biểu ý kiến, thảo luận từng chỉ tiêu, từng biện pháp cụ thể và lấy biểu quyết thể hiện sự quyết tâm của cả lớp.
Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp.
Giao ước thi đua:
Lớp trưởng nêu thể lệ giao ước thi đua và lần lượt mời các tổ trưởng thay mặt tổ mình lên giao ước thi đua.
Bản giao ước thi đua của tổ đã có chữ ký của các tổ viên. tổ trưởng khi lên giao ước thi đua cần nêu rõ nội dung, các chỉ tiêu phấn đấu chung của tổ, của các tổ viên, các biện pháp thực hiện và xin giao ước thi đua với lớp.
Tổ trưởng giao ước thi đua xong có thể mời một tổ viên của mình lên đọc giao ước thi đua cá nhân.
Sau khi các tổ trưởng giao ước thi đua xong, bạn lớp trưởng trình bày tóm tắt “Chương trình thi đua của lớp” gồm các chỉ tiêu cụ thể và học tập, về rèn luyện đạo đức và đề xuất một số biện pháp thực hiện.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn Phương giới thiệu các bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường.
Kết thúc hoạt động:
GVCN động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này
Ngày soạn: 17 / 10 / 2021
Ngày thực hiện: 19 / 10 / 2021
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
Tiết 4:
HỘI VUI HỌC TẬP
I. Mục đích, yêu cầu
Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945
Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục học sinh thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
Nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước ta, ý nghĩa tác dụng của thư Bác Hồ đối với học sinh.
Vui văn nghệ: các bài hát về Bác Hồ và thiếu nhi.
2. Hình thức hoạt động:
Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư của Bác Hồ.
III .Chuẩn bị hoạt động:
1. Về phương tiện hoạt động:
Ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa
Câu hỏi và đáp án
Một số tiết mục văn nghệ
2. Về tổ chức:
a. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu mục đích, yêu cầu nội dung, và cách tiến hành chủ đề.
b. Phân công chuẩn bị:
Mỗi bạn có một bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945.
Cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN chuẩn bị 4 câu hỏi dành cho 4 tổ nhằm trao đổi, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác Hồ và chuẩn bị đáp án. Các tổ bốc thăm nhận câu hỏi để chuẩn bị trước.
Mọi thành viên trong mỗi tổ đều phải tham gia chuẩn bị câu trả lời. Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện đứng lên trả lời.
Cử ban giám khảo: Thầy giáo chủ nhiệm và cán bộ lớp
Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công tổ 1 Trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn.
c. Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các yêu cầu được giao
IV. Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Lê Lan nêu lý do và giới thiệu đại biểu: thầy chủ nhiệm tham gia cuộc họp
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh”
Trao đổi thảo luận:
Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận về ý nghĩa và nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý kiến không đọc báo cáo đã viết sẵn mà dùng lời nói để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên.
Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp cùng trao đổi, thảo luận; Sau mỗi vấn đề được nêu lên lớp phó phụ trách học tập cùng phối hợp với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi.
Bạn lớp trưởng tóm tắt lại nội dung các vấn đề đạt được sự nhất trí cao của các bạn
Với những vấn đề khó có thể nhờ thầy giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn Hà Thảo giới thiệu các bài hát ca ngợi Bác và tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam.
4. Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia buổi thảo luận đồng thời động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này để xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác đối với thế hệ mai sau của đất nước.
Ngày soạn: 29 / 10 / 2021
Ngày thực hiện: 01 / 11 / 2021
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Tiết 5: LỄ ĐĂNG KÝ THI ĐUA : “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ”
Mục đích, yêu cầu
Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với các em.
Học sinh có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt, tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô; rèn luyện kỹ năng trao đổi ý kiến và các kỹ năng khác trong học tập.
Kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Trao đổi và tìm hiểu về công lao và tình cảm của thầy cô đối với học sinh.
Phát động và đăng ký thi đua giành hoa điểm tốt kính đang thầy cô; Vui chơi ca múa
Hình thức hoạt động:
Thảo luận; tìm hiểu Lễ đăng ký thi đua ; Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Sưu tầm các bài viết, truyện kể, thơ ca ngợi tấm lòng vì HS thân yêu của thầy cô giáo.
Câu hỏi để học sinh trao đổi và thảo luận; Một số tiết mục văn nghệ
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
Gợi ý và hướng dẫn cho cán bộ lớp và chi đội.
Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lê Thị Lan ; Thư ký: bạn Hà Nguyễn Thu Thảo
Phân công tổ 1 Trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Nhiệm vụ của học sinh:
Các tổ trao đổi và viết đăng ký thi đua tuần học tốt theo chủ đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô ”. Nội dung đăng ký nên ngắn gọn cụ thể theo 2 chỉ tiêu:
+ Kỷ luật giờ học 
+ Số điểm tốt đạt được của cá nhân trong tổ và của cả tổ 
Họp tổ phân công công việc: sưu tầm tranh ảnh, thơ, truyện, văn nghệ 
Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:
+ Mỗi điểm 9,10 là 1 bông hoa
+ Mỗi điểm 1, 2, 3, 4 bị trừ đi 1 bông hoa.
+ Kết thúc mỗi tuần sẽ căn cứ vào số hoa điểm tốt của mỗi tổ để xếp thi đua tuần của các tổ.
+ Các cá nhân được phân công công việc phải có ý thức làm thật tốt phần việc của mình
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Lê Thị Lan nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: thầy chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng đại diện ban phụ huynh lớp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cô giáo em”
Thảo luận “Công ơn của thầy cô”:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu các câu hỏi liên quan đến chủ đề thầy cô giáo cho các bạn tham gia thảo luận theo tổ và đại diện các tổ đứng lên trả lời.
Học sinh phát biểu ý kiến, trao đổi, thảo luận nhằm khắc sâu nhận thức về “Tình nghĩa thầy trò”, “Công ơn của thầy cô giáo”.
Bạn lớp trưởng tổng kết ý kiến của các bạn trong lớp.
Trong quá trình thảo luận có thể xen kẽ những tâm sự của học sinh về những kỷ niệm cũ của học sinh đối với các thầy cô giáo cũ của các em.
Đăng ký thi đua “Tuần học tốt”:
Bạn lớp trưởng lần lượt nêu mục đích, yêu cầu, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần học tốt.
Đại diện các tổ lần lượt lên đăng ký thi đua.; Thư ký ghi chỉ tiêu thi đua lên bảng
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Vũ Khánh Vân giới thiệu các bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
e. Tích hợp tuyên truyền những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
- Bạn lớp trưởng đọc bản tin tuyên truyền những điều cần biết về bệnh đau mắt đỏ
- Thảo luận những điều cơ bản cần biết về bệnh đau mắt đỏ
+ Đau mắt đỏ là gì?
+ Triệu chứng của bệnh?
+ Bệnh có thể lây lan bằng cách nào?
+ Bệnh có thể gây ra những hậu quả gì?
+ Cách phòng tránh?
+ Cách phòng bệnh?
+ Cách xử lí khi đang có dịch?
- Các tổ thay nhau trình bày kết quả thảo luận
Kết thúc hoạt động:
Giáo viên chủ nhiệm cảm ơn tình cảm mà các em học sinh đã giành cho các nhà giáo nói chung và giáo viên trong lớp nói riêng. Thầy mong các em nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao trong kỳ thi hết học kỳ I tới đây và đó chính là món quà quý nhất mà các em tặng thầy cô.
Ngày soạn: 14 / 10 / 2021
Ngày thực hiện: 16 / 11 / 2021
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Tiết 6: TỔ CHỨC KỈ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 - 11
Mục đích, yêu cầu
Giúp học sinh hiểu thêm nội dung, ý nghĩa các bài hát về thầy cô giáo và về mái trường thân yêu.
Giáo dục học sinh thái độ, tình cảm yêu quý và biết ơn vâng lời thầy cô.
Rèn luyện kỹ năng và phong cách biểu diễn văn nghệ 
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Hát, múa, đọc thơ, kể chuyện... theo chủ đề “Thầy cô và mái trường thân yêu”
Hình thức hoạt động:
Biểu diễn cá nhân, tập thể
Mời thầy cô cùng tham gia
Trưng bày tập san kỉ niệm 20/11
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Các tiết mục văn nghệ.
Cây “Hoa dân chủ” với các bông hoa yêu cầu hát, đọc thơ, kể chuyện 
Phấn, bảng, lọ hoa Trang trí
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Nêu ý nghĩa, nội dung và định hướng hoạt động cho học sinh.
Hội ý cán bộ lớp cùng cán bộ Đội để phân công công việc cụ thể:
+ Phân công người điều khiển chương trình: bạn Lê Thị Lan; Thư ký: bạn Hà Nguyễn Thu Thảo.
+ Phân công tổ 2 Trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
+ Phân công các tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ của tổ mình
+ Phân công các bạn viết giấy mời và đi mời các thầy cô giáo dạy lớp mình
+ Phân công cán bộ lớp chuẩn bị cây hoa dân chủ và các yêu cầu trong mỗi bông hoa
Nhiệm vụ của học sinh:
Thực hiện các công việc được giao.
Tiến hành hoạt động:
Khởi động:
Bạn Lê Thị Lan nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: thầy chủ nhiệm tham gia cuộc họp cùng các thầy cô bộ môn.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em vui bước đến trường”
Văn nghệ:
 Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Hà Thảo giới thiệu các bài hát ca ngợi tình cảm yêu thương, quý trọng thầy cô giáo của các em học sinh.
Trong phần “Hái hoa dân chủ” bạn nào thực hiện đúng yêu cầu trong mỗi bông hoa sẽ được trao phần thưởng, nếu ai không thực hiện được yêu cầu thì phải nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp.
c. Trưng bày:
- Các tổ trưng bày tập san kỉ niệm ngày 20/11 cho cả lớp và các thầy cô xem triển lãm tập san của các nhóm đã chuẩn bị
Kết thúc hoạt động:
Lớp trưởng thay mặt lớp cảm ơn các thầy cô giáo đã tham dự cuộc vui với các em đồng thời cảm ơn các thầy cô đã tận tình dạy dỗ các em nên người, hứa cố gắng học tốt để không phụ công lao của thầy cô giáo.
Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến: nhận xét kết quả hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 20/11

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_7_nam_hoc_2021_2022.docx